SKKN Phương pháp giúp học sinh trường tiểu học An Lộc B ghi nhớ từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh qua một số bài hát tự soạn

SKKN Phương pháp giúp học sinh trường tiểu học An Lộc B ghi nhớ từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh qua một số bài hát tự soạn

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

5.1.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Trước khi áp dụng sáng kiến: “Phương pháp giúp học sinh trường tiểu học

An Lộc B ghi nhớ từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh qua một số bài hát tự soạn”

vào dạy học, thì bản thân tôi đã áp dụng nhiều giải pháp dạy học khác nhau. Tuy

nhiên những giải pháp đó vẫn còn nhiều mặt hạn chế như sau:

- Dạy quá nhiều từ trong một tiết học, chỉ gọi được một số học sinh thực hành vì lớp

học đông. Giáo viên không có thời gian cho học sinh thực hiện các hoạt động khác.

- Khi chơi trò chơi giáo viên chưa bao quát được lớp, hay ồn và gây ảnh hưởng đến

lớp bên cạnh.

- Chưa sử dụng hết đồ dùng dạy học trong tiết học.

- Nhiều học sinh không nhớ được nhiều từ vựng, cũng như các cấu trúc câu đã học.

Dưới đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện trước đó.

dưới đây là những giải pháp mà tôi đã thực hiện

pdf 15 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1707Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giúp học sinh trường tiểu học An Lộc B ghi nhớ từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh qua một số bài hát tự soạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Tiếng Anh) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 8/9/2020 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
5.1.1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
 Trước khi áp dụng sáng kiến: “Phương pháp giúp học sinh trường tiểu học 
An Lộc B ghi nhớ từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh qua một số bài hát tự soạn” 
vào dạy học, thì bản thân tôi đã áp dụng nhiều giải pháp dạy học khác nhau. Tuy 
nhiên những giải pháp đó vẫn còn nhiều mặt hạn chế như sau: 
- Dạy quá nhiều từ trong một tiết học, chỉ gọi được một số học sinh thực hành vì lớp 
học đông. Giáo viên không có thời gian cho học sinh thực hiện các hoạt động khác. 
- Khi chơi trò chơi giáo viên chưa bao quát được lớp, hay ồn và gây ảnh hưởng đến 
lớp bên cạnh. 
- Chưa sử dụng hết đồ dùng dạy học trong tiết học. 
- Nhiều học sinh không nhớ được nhiều từ vựng, cũng như các cấu trúc câu đã học. 
 Dưới đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện trước đó. 
dưới đây là những giải pháp mà tôi đã thực hiện. 
 5.1.1.1. Những giải pháp đã thực hiện: 
2 
Giải pháp 1: Dạy từ mới qua đồ dùng trực quan: 
Ví dụ 1: Khi dạy từ “ruler” (Theme 2- Lesson 3- Grade 3). Giáo viên lấy ra một 
cây thước rồi đặt câu hỏi “What is it?” Học sinh có thể trả lời bằng tiếng Việt. Sau đó 
GV giới thiệu từ và cách đọc. Nếu không có vật thật thì giáo viên có thể sử dụng 
tranh, ảnh minh họa cho “ruler”. 
Ví dụ 2: Giới thiệu các từ: doctor, police officer, singer (Theme 8- Grade 5). 
Giáo viên sử dụng các hình ảnh về bệnh viện, sở cảnh sát, nhà hát để đoán được nghề 
nghiệp liên quan đến những nơi muốn giới thiệu. 
Ví dụ 3: Giới thiệu các bộ phận cơ thể (Theme 3 – Grade 4), GV vừa chỉ vào 
các bộ phận như đầu, mắt, tai và đọc “head, eyes, ears”. Học sinh sẽ dễ dàng hiểu đó 
chính là tên tiếng anh của các bộ phận đó. 
Giải pháp 2: Sử dụng ngôn ngữ đã học: 
 Học sinh sẽ dựa vào từ đã học và hiểu biết cơ bản để đoán ra nghĩa của từ qua 
định nghĩa của giáo viên. Thủ thuật này tạo cho học sinh sự tò mò và có nhu cầu tham 
gia vào quá trình học tập đồng thời rèn kỹ năng nghe cho học sinh vừa giúp học sinh 
ôn từ cũ học từ mới. 
 Ví dụ 1: Dạy từ “Elephant” 
 + Giáo viên: It is very big and it has a long nose. What is it? 
 + Học sinh: Is it an elephant? 
 + Giáo viên: Yes! 
 Ví dụ 2: Dạy từ “Snake” 
 + Giáo viên: It’s small. It’s very long. What’s is it? 
 + Học sinh: Is it a snake? 
 + Giáo viên: Yes! 
Giải pháp 3: Sử dụng các trò chơi ngôn ngữ giúp củng cố từ vựng đã học: 
 Giúp học sinh nhớ ngay được các từ vựng hay cấu trúc, tôi đã sử dụng cách lặp 
lại đơn giản bằng trò chơi vui nhộn, nó có thể xua tan sự buồn tẻ của giờ học thay vào 
đó là tạo ra môi trường học tập vui vẻ làm tăng sự hứng thú của học sinh đối với việc 
học, khiến các em luôn sẵn sàng tham gia giờ học. 
 Sau đây là những trò chơi tôi đã sử dụng nhằm củng cố và tăng vốn từ cho học 
sinh: 
 * Trò chơi Bingo: 
 * Trò chơi Crossword (Trò chơi ô chữ) 
 * Trò chơi Matching (Trò chơi ghép nối) 
 * Trò chơi Slap the board (Trò chơi Đập bảng) 
 * Trò chơi Jumbled words (Trò chơi sắp xếp chữ cái) 
 * Trò chơi What’s missing? (Trò chơi Phát hiện từ còn thiếu) 
5.1.2. Tính mới của sáng kiến: 
 - Qua thời gian 5 năm giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường tiểu học An Lộc B tôi 
nhận thấy rằng tâm lý ở lứa tuổi này các em đều yêu thích ca hát, vũ điệu vận động, 
điều đó đã được chứng minh ở các tiết âm nhạc. Do đó để giúp cho việc học Tiếng 
Anh của học sinh trở nên hứng thú và việc học nhẹ nhàng hơn, tôi chọn đề tài 
“Phương pháp giúp học sinh trường tiểu học An Lộc B ghi nhớ từ vựng và mẫu 
câu Tiếng Anh qua một số bài hát tự soạn” để áp dụng vào dạy học. Khi áp dụng 
3 
sáng kiến này vào dạy học tôi nhận thấy rằng: Tiết học Tiếng Anh đã trở nên hứng 
thú, cuốn hút, các em học sinh tiếp thu được kiến thức một cách chủ động và sử dụng 
ngôn ngữ đạt hiệu quả hơn. Thứ hai, các bài hát được sử dụng trong tiết dạy sẽ củng 
cố lại cả hai mặt ý nghĩa cũng như hình thức của từ. Nắm chắc các đặc điểm từng 
mẫu câu. Điều đó sẽ giúp các em đạt kết quả học tập tốt ở từng học kỳ, từng năm học. 
Ngoài ra, các bài hát này còn được sử dụng để giải trí nhằm tạo sự vui tươi, hưng 
phấn học tập cho các em hay để dạy minh họa cho những tiết học về từ vựng, trọng 
âm, tiết tấu, và một số điểm ngữ pháp Tiếng Anh, giúp các em dễ thuộc bài hơn. Qua 
đó, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, yêu thích cái đẹp của văn hoá ngôn ngữ nước 
ngoài nói chung và cái hay của môn học Tiếng Anh nói riêng, giúp các em hình thành 
và phát triển nhân cách, các kĩ năng toàn diện hơn. Đặc biệt hơn, giải pháp mới này 
đã khắc phục được những mặt hạn chế của giải pháp cũ. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
5.2.1. Nội dung: 
- Chuẩn bị bài hát. 
- Phương pháp tiến hành. 
+ Dạy học sinh hát các bài hát Tiếng Anh tự soạn. 
+ Áp dụng các hình thức hát khác nhau. 
+ Thi biểu diễn bài hát theo nhóm, cặp. 
- Những ví dụ minh chứng cho các giải pháp trên. 
5.2.2. Tổ chức thực hiện sáng kiến: 
5.2.2.1. Chuẩn bị bài hát: 
 Gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng trong 
một giờ dạy, đòi hỏi ở giáo viên lòng nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi sáng tạo, dành 
nhiều thời gian nghiên cứu và giảng dạy. Chính vì vậy, giáo viên cần đọc thêm sách 
báo, nghiên cứu kĩ các vấn đề mình sắp thực hiện. 
 Soạn ra những bài hát ngắn có giọng điệu vui tươi, rộn ràng, theo giai điệu 
quen thuộc, dễ bắt chước để dạy cho các em. Sau khi đã soạn được lời và lồng ghép 
với giai điệu của bài hát thì tôi tiến hành việc ứng dụng các bài hát này vào trong bài 
giảng của mình ở cuối mỗi tiết học có cung cấp ngữ liệu mới, mà cụ thể là cuối tiết 
thứ nhất hoặc cuối tiết thứ hai trong mỗi bài để củng cố kiến thức. Đôi khi ở đầu mỗi 
tiết học sau, để gây hứng thú và cũng để giúp các em nhớ lại những kiến thức đã học 
ở tiết trước, tôi cũng cho các em hát lại các bài hát này. 
 Để tạo ra được những bài hát karaoke theo ý mình tôi đã tự mày mò, tìm tòi và 
học hỏi trên các phần mềm Karafun Studio 1.20 và Windows movie maker 2.6, để tạo 
ra được một bài hát theo ý muốn phù hợp với học sinh. 
5.2.2.2. Phương pháp tiến hành: 
 Dạy học sinh học hát các bài hát tiếng Anh tự soạn: 
4 
- Trước khi dạy học sinh hát, tôi luôn thực hiện các bước sau: 
+ Làm quen với giai điệu bài hát: Cho các em nghe giai điệu của bài hát từ hai đến ba 
lần để các em quen với giai điệu. Các giai điệu được chọn phù hợp với lời bài hát 
Tiếng Anh. 
+ Đọc lời bài hát: Tôi giải thích sơ bộ về lời bài hát, hát mà hiểu rõ nội dung thì sẽ 
làm cho học sinh thích thú và nhớ lâu hơn, sau đó tôi cho học sinh đọc lời bài hát thật 
trôi chảy. 
+ Ghép lời bài hát với giai điệu: Cho học sinh nghe từng câu và hát theo, sau đó hát 
cả bài. 
Hầu hết các bài hát này các em nhớ rất nhanh vì lời bài hát chính là các câu 
Tiếng Anh các em vừa được học trong phần bài mới, còn giai điệu lại chính là giai 
điệu của những bài hát các em đã rất quen thuộc trong phân môn âm nhạc, hoặc bài 
hát Tiếng Anh cho thiếu nhi. Ví dụ như bài hát: Kìa con bướm vàng, Twinkle twinkle 
little star, If you happy and you know it, Chúc mừng sinh nhật, Đếm sao, London 
bridge is falling down, soạn lời trên nền nhạc có sẵn xong thì tôi tự chèn thêm các 
hình ảnh minh họa vào bài hát để minh họa với lời. 
 Áp dụng các hình thức hát khác nhau: 
 Khi các em đã thuộc toàn bộ bài hát, tôi tổ chức cho các em hát với nhiều hình 
thức khác nhau nhằm tăng hiệu quả sử dụng của bài hát. Các em có thể hát theo hình 
thức hát đuổi, hát bè, hát đơn ca, hát tốp ca. Các hình thức hát này tạo cho các em sự 
hứng thú và ham thích đối với môn học. Các em sẽ không cảm thấy nhàm chán vì 
phải hát các bài hát theo một hình thức giống nhau. 
 Thi biểu diễn bài hát theo nhóm, cặp: 
 Tôi cũng tổ chức cuộc thi hát kèm theo múa phụ họa để tìm ra đội nào biểu 
diễn bài hát hay nhất. Nhóm nào hát đúng, hát hay, sáng tác được điệu múa hay và 
phù hợp với lời bài hát hơn thì sẽ được nhận phần thưởng. Hoạt động này giúp các 
em phát huy tính sáng tạo cũng như sự tự tin, chủ động trong học tập. 
5 
 Khi ứng dụng các bài hát vào quá trình thực tế giảng dạy của mình, tôi nhận 
thấy rằng học sinh của tôi ghi nhớ các từ mới và câu thông qua bài hát nhanh hơn rất 
nhiều so với việc ghi nhớ chỉ bằng hình thức hội thoại theo nhóm. Hơn thế nữa, các 
em còn có thể nhớ được kiến thức lâu hơn. Điều này đã giúp cho quá trình sử dụng 
ngôn ngữ Tiếng Anh trong giao tiếp của các em được thuận lợi hơn, nhanh hơn và 
hiệu quả hơn nhiều. Đặc biệt là các em đã mạnh dạn và tự tin hơn khi được thực hành 
hội thoại với các bạn. Các em không còn sợ sai khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Thậm 
chí nhiều em học sinh còn hỏi đáp với nhau bằng Tiếng Anh ngoài giờ học trên lớp 
như giờ ra chơi và giờ về. 
5.2.3. Ví dụ minh chứng cho các giải pháp trên: 
Và dưới đây là một số bài hát tôi đã tự soạn và áp dụng trong quá trình giảng dạy 
trong năm học qua đối với lớp ba, lớp bốn, lớp năm. 
Example 1: School. 
Nội dung bài học: Học về các môn học, hỏi và trả lời về thời khóa biểu trong 
tuần. 
Tên bài hát: What subjects do you have? 
Phổ nhạc theo bài hát: Con heo đất 
Lời tự soạn: 
What subjects do you have? 
What subjects do you have? 
i a i a 
I have Art, P.E 
I have Art, P.E 
i a i a 
I have Maths and English 
I have Maths and English 
6 
i a i a 
I have Vietnamese 
And I have Music 
I have six subjects today i a 
What about you, Nam? 
What about you, Mai? 
What about you, Phong? 
So what subjects do you have today? 
I have Maths, science today 
I have Maths, science today. 
Example 2: Numbers. 
Nội dung bài học: học về số lượng, hỏi và trả lời về hình dáng, mẫu câu phép 
cộng 
Tên bài hát: How many... How many? 
Phổ nhạc theo bài hát: If you happy and you know it. 
Lời tự soạn: 
How many, how many shapes can you see? 
How many, how many shapes can you see? 
I can see two stars 
And I can see three circles 
Two stars plus three circles is five. 
Example 3: Clothes. 
Nội dung bài học: học về quần áo, hỏi và trả lời về các mẫu câu về màu săc, 
chủ sở hữu quần áo. 
Tên bài hát: My clothes 
Phổ nhạc theo bài hát: Family finger 
Lời tự soạn: 
This is my cap 
This is my cap 
It’s orange 
It’s so cute, It’s so cute 
7 
This is my cap 
Are these your shoes? 
Are these your shoes? 
Yes, they are 
They’re my shoes 
They’re my shoes 
They’re blue 
Whose watch is this? 
Whose watch is this? 
It’s my watch 
Is this your watch? 
Is this your watch? 
Yes, it is. 
Example 4: Time. 
Nội dung bài học: học về các tháng trong năm, hỏi và trả lời về ngày sinh nhật. 
Tên bài hát: When your birthday? 
Phổ nhạc theo bài hát: Trái đất này là của chúng mình. 
Lời tự soạn: 
January, February 
March, April, May and June 
And August, September, October 
December, When’s your birthday 
It’s in June 
My Birthday is in June. 
Example 5: Sports and leisure. 
Nội dung bài học: học về các hoạt động, hỏi và trả lời khả năng của mình. 
Tên bài hát: What can you do? 
Phổ nhạc theo bài hát: kìa con bướm vàng. 
Lời tự soạn: 
8 
What can you do? 
What can you do? 
I can skip, I can skip 
I can skip all day long 
I can skip all day long 
With my friends, with my friends. 
Example 6: Work. 
Nội dung bài học: Học về nghề nghiệp, nói về ước muốn nghề nghiệp trong 
tương lai 
Tên bài hát: What do you want to be? 
Phổ nhạc theo bài hát: Nắng sớm. 
Lời tự soạn: 
My father is a doctor 
He works at the hospital 
He helps sick people everyday 
I want to be a doctor like dad. 
Ngoài ra đối với lớp một, lớp hai các em mới bắt đầu làm quen với Tiếng Anh 
thì tôi soạn theo hình thức như sau: 
 Example 1: Family. 
Nội dung bài học: Học từ vựng về chủ đề gia đình. 
Tên bài hát: The family song 
Lời tự soạn: 
Mẹ em, em gọi là Mother 
Mẹ yêu hai tiếng Mama 
Còn cha em gọi là Father 
Ở nhà gọi yêu Papa! 
“Chị, em” em gọi là Sister 
“Anh, em trai” có Brother 
Nhà em em gọi là Family 
Vì mọi người luôn bên nhau. 
Example 2: Colour. 
9 
Nội dung bài học: Học từ vựng về chủ đề màu sắc. 
Tên bài hát: The colour song. 
Lời tự soạn: 
Màu cam ta gọi là Orange 
Vàng tươi ta có Yellow 
Màu tím như sim là Purple 
Còn lại màu nâu là Brown 
Hồng Pink Black Đen màu xanh Blue 
Đừng quên xanh lá Green Green 
Màu trắng trắng White màu xám xám Gray 
Còn lại màu đỏ là Red. 
Example 3: Career. 
Nội dung bài học: Học từ vựng về chủ đề Nghề nghiệp. 
Tên bài hát: The career song. 
Lời tự soạn: 
Thầy cô em gọi là Teacher 
Thợ may thì có Tailor 
Nhìn thấy phi công là Pilot 
Thợ chụp hình photographer. 
Còn đây, bác sĩ là Doctor 
Đừng quên y tá là Nurse 
Ca sĩ hát hay là Singer 
Tài xế là Driver. 
Example 4: Vehicle. 
Nội dung bài học: Học từ vựng về chủ đề xe cộ. 
Tên bài hát: The vehicle song. 
Lời tự soạn: 
Oh! Motorbike – thì là xe máy! 
Nhớ ngay! 
Xe đạp là Bike 
10 
Còn xe hơi là Car! C - A –R 
Máy bay là Airplane 
Khác với tàu hỏa là Train! 
Kìa xe tay ga gọi là Scooter! 
Xe buýt là Bus 
Xe tải là Truck! 
Example 5: Season 
Nội dung bài học: Học từ vựng về chủ đề mùa trong năm. 
Tên bài hát: The season song. 
Lời tự soạn: 
Mùa trong năm gọi là Season 
Mùa đông lạnh lắm Winter 
Hạ sang nắng ươm vàng Summer 
Mùa hè chờ em vui chơi! 
Mùa thu có thể gọi là Autumn 
Hoặc Fall, sao cũng Okay 
Mùa xuân Tết đong đầy trong tay 
Gọi thầm mùa xuân là Spring! 
 5.2.4. Những ưu điểm của giải pháp mới. 
- Các em đã có thể hỏi đáp với nhau trong các bài hội thoại với nhiều câu hơn, 
sử dụng câu chính xác hơn và nhất là tình trạng trả lời sai câu hỏi đã giảm đi đáng kể. 
- Tôi có thể sử dụng tốt các trang thiết bị dạy học hiện đại giúp cho hoạt động 
trong tiết học diễn ra một cách nhẹ nhàng và sinh động hơn. 
- Có thể áp dụng rộng rãi, có tính khả thi cao. 
- HS năng động, sáng tạo và có hứng thú hơn vào tiết học. 
- Giáo viên vừa rèn cho học sinh phản xạ nghe- hiểu- nói Tiếng Anh trong lớp, 
đồng thời học bài qua các bài hát có giai điệu quen thuộc cũng là cách khắc sâu kiến 
thức hơn cho các em. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng cho học sinh khối 1, 
2, 3, 4, 5 của trường Tiểu học An Lộc B – Thị Xã Bình Long – Tỉnh Bình Phước. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
11 
7.1. Đối với nhà trường: 
- Để tăng hiệu quả, nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên có phòng học 
cách âm tốt sao cho ít bị ảnh hưởng đến những lớp xung quanh. 
 - Tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên dạy Tiếng Anh tiểu học được tham 
gia bồi dưỡng về kiến thức công nghệ thông tin, cách thức khai thác các phần mềm và 
trang website phục vụ dạy và học Tiếng anh trên mạng. 
7.2. Đối với giáo viên: 
- Cần giúp học sinh nắm bắt và vận dụng kĩ năng ngôn ngữ trong quá trình giao 
tiếp một cách hiệu quả và linh hoạt. Khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh 
thường xuyên hơn ở lớp và ở nhà. 
- Khen thưởng và tuyên dương trước lớp những em có năng khiếu, có tiến bộ 
và tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần 
thường xuyên giúp đỡ, động viên các em còn yếu kém và kịp thời sửa các lỗi sai cho 
các em một cách nhẹ nhàng để các em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc 
ngại nói Tiếng Anh hoặc trở nên lười học môn này. 
- Cần tổ chức, yêu cầu học sinh vận dụng và sử dụng Tiếng Anh đơn giản hàng 
ngày với bạn bè cùng lớp, với giáo viên hoặc người thân biết Tiếng Anh, và kiểm tra 
việc thực hiện của học sinh vào tuần học tiếp theo. 
- Không ngừng học hỏi hoàn thiện hơn về lĩnh vực phần mền ứng dụng công 
nghệ thông tin vào giảng dạy. 
7.3. Đối với học sinh: 
- Học sinh có ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia tiết học. 
- Chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học phải nghiêm túc, có sự hợp tác với giáo 
viên trong tiết học. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
theo ý kiến của tác giả: 
8.1. Kết quả của sáng kiến: 
 Qua việc áp dụng các bài hát ngắn tự soạn có lồng vào nội dung bài học trong 
quá trình giảng dạy Tiếng Anh tại khối lớp 3 và khối lớp 5 của trường Tiểu học An 
Lộc B năm học 2020-2021, tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập 
của học sinh trong các tiết học Tiếng Anh. Sau mỗi tiết học tôi thường hỏi học sinh 
“Các con có thích bài hát cô vừa dạy không? Con thích nhất những điểm nào?” thì tôi 
nhận được những câu trả lời thật khích lệ. Hầu như cả lớp đồng thanh la lên: “Thưa 
cô, con rất thích”. Có em thích điệu múa bài hát. Có em nói lại thích âm nhạc của bài 
hát. Có em thích lời của bài hát vì sau khi ra chơi, tôi thấy các em vừa đi vừa hát 
nghêu ngao theo nội dung bài hát vừa học. Sự thích thú của các em còn thể hiện rõ 
trong từng giờ học hát. Các em cố gắng thể hiện mình bằng cách hát thật to, hoặc 
ngân nga theo từng nốt nhạc du dương của bài hát. Những học sinh nhút nhát cũng 
muốn thể hiện mình, mỗi khi đến Môn Tiếng Anh có học hát các em lại sẵn sàng 
12 
xung phong lên lớp biểu diễn. Các em đã có nhiều tiến bộ ở môn tiếng anh. Tuy kết 
quả chưa thật cao nhưng những tiến bộ bước đầu giúp tôi cố gắng nổ lực hơn trong 
công tác. 
Dưới đây là kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
tôi đã thực hiện trên học sinh khối 3. 5 trong năm học 2020-2021: 
 Kết quả học sinh khối 5: 
Thời gian 
Tổng số 
học sinh 
khối 5 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
Cuối năm 
 học 
2019-2020 
 65 
 SL % SL % SL % 
 47 
 72,3% 
 14 
21,5% 
 4 
6,2% 
Cuối học kì 
I năm 
2020-2021 
 65 
 53 
81,5% 
 12 
18, 5% 
 0 
 0 
13 
 Kết quả học sinh khối 3: 
Thời gian 
Tổng số 
học sinh 
khối 3 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
Cuối năm 
 học 
2019-2020 
 47 
 SL % SL % SL % 
 32 
 68,1% 
 13 
27,6% 
 2 
4,3% 
Cuối học kì 
I năm 
2020-2021 
 47 
 37 
78,7% 
 10 
21,3% 
 0 
 0 
 Qua bảnh số liệu trên cho thấy sau khi áp dụng sáng kiến “Phương pháp 
giúp học sinh trường tiểu học An Lộc B ghi nhớ từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh 
qua một số bài hát tự soạn” thì số học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành có sự tiến 
bộ rõ rệt, và giảm số học sinh chưa hoàn thành. 
Ngoài ra tôi nhận thấy rằng: 
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. 
- Một số em học sinh đã thuộc các từ mới ngay tại lớp học. 
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt. 
- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn 
giản. Những học sinh khá, giỏi có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn. 
Tóm lại tôi thực hiện đề tài này chỉ là một phần trong tiết học, tuy nhiên nó 
đóng vai trò rất quan trọng cho việc thực hành mẫu câu, việc đối thoại có trôi chảy, 
lưu loát hay không đều phải phụ thuộc vào việc nhớ từ vựng. Nhưng để thực hiện 
giảng dạy tốt một tiết học, không chỉ cần có sự đầu tư vào bài giảng, vào các bước lên 
lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của học sinh. Do vậy tôi 
đã đưa ra một số yêu cầu đối với học sinh như: Chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học phải 
nghiêm túc và qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ 
và kết quả thu được rất đáng mừng. Số học sinh đọc kém, ít nhớ từ vựng, viết chậm 
trong lớp giờ đã giảm xuống rất nhiều chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt. 
14 
Những giờ học Tiếng Anh rất hăng say đọc, không những đọc to, rõ ràng mà nhiều 
em còn có thể nhớ từ vựng rất giỏi khi chỉ vừa mới học xong bài. Và bước đầu tiên 
vào học môn Tiếng Anh đã khởi sắc. Cũng là yếu tố quan trọng để giúp các em học ở 
phần các chương trình khác nhau. 
8.2 Bài học sau khi áp dụng sáng kiến. 
 Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi đã rút ra được những bài học như sau: 
- Không nên thiết kế quá nhiều từ vựng trong một bài hát tự soạn. 
- Không nên giới thiệu đơn điệu là ghi ngay bài hát lên bảng mà không có lời dẫn. 
- Không nên soạn những từ vựng học sinh chưa được học (nên chọn những ngôn từ, 
cấu trúc cơ bản d

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_giup_hoc_sinh_truong_tieu_hoc_an_loc_b_ghi.pdf