SKKN Phương pháp giúp học sinh phát hiện và sử dụng phép so sánh trong tiết học Luyện từ và câu ở Lớp 3

SKKN Phương pháp giúp học sinh phát hiện và sử dụng phép so sánh trong tiết học Luyện từ và câu ở Lớp 3

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1 Cơ sở lí luận

Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện.

Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn con người. Trong đó biện pháp tu từ

so sánh góp một phần không nhỏ làm nên điều này.

Phép tu từ so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh

mẽ nhằm tạo nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn tác

dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu

cảm. So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo

và tế nhị. Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái

kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được phổ biến trong1

thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm

nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm

phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý

Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh. Đối với học sinh

tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng thì việc phát hiện và sử dụng phép

so sánh để viết văn là khó và trừu tượng với các em.

Xuất phát từ mục đích cần đạt được của môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân

môn luyện từ và câu cùng với thực tế dạy học. Tôi đã trăn trở, nghiên

cứu“Phương pháp giúp học sinh phát hiện và sử dụng phép so sánh trong tiết

học Luyện từ và câu ở lớp 3”.

pdf 13 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1766Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giúp học sinh phát hiện và sử dụng phép so sánh trong tiết học Luyện từ và câu ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm 
phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý 
Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh. Đối với học sinh 
tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng thì việc phát hiện và sử dụng phép 
so sánh để viết văn là khó và trừu tượng với các em. 
Xuất phát từ mục đích cần đạt được của môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân 
môn luyện từ và câu cùng với thực tế dạy học. Tôi đã trăn trở, nghiên 
cứu“Phương pháp giúp học sinh phát hiện và sử dụng phép so sánh trong tiết 
học Luyện từ và câu ở lớp 3”. 
 5.2 Thực trạng 
 * Thuận lợi: 
- Giáo viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp 3 
- Tài liệu phục vụ giảng dạy (sách tham khảo, sách nghiệp vụ,) khá đầy đủ. 
- Hàng năm, nhà trường thường tổ chức các buổi thao giảng chuyên để để đồng 
nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 
 * Khó khăn: 
- Lớp học đông, giáo viên không đủ thời gian để giúp từng em có thể sửa lỗi một 
cách chi tiết và tỉ mỉ. 
- Học sinh phần lớn không được gia đình chú trọng việc nuôi dưỡng tâm hồn, 
bồi dưỡng, làm giàu vốn từ cho bản thân từ bé dẫn đến vốn từ của các em rất 
hạn chế. 
 * Tính mới: Giúp học sinh phát hiện và sử dụng phép so sánh trong phân 
môn Luyện từ và câu nói riêng và trong Tiếng Việt lớp 3 nói chung góp phần 
phát triển kỹ năng học Tiếng Việt cho học sinh . 
Tìm được những sự vật, hình ảnh được so sánh với nhau trong các câu 
văn, câu thơ, nêu được hình ảnh so sánh mà mình thích và lý do vì sao thích 
hình ảnh đó. Từ đó nói, viết được câu có hình ảnh so sánh 
 Chỉ ra được một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học sinh phát 
hiện và sử dụng phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3. 
 5.3 Nội dung của sáng kiến : 
5.3.1. Tìm hiểu thực trạng việc dạy học sinh phát hiện và sử dụng phép 
so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3. 
Về chương trình và sách giáo khoa, sách giáo viên: 
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 nói chung và phân môn Luyện từ và câu 
nói riêng, phép tu từ so sánh không có bài dạy riêng về lý thuyết mà chỉ có 
những bài tập để học sinh vận dụng thực hành về từ và câu khá phong phú và đa 
dạng về kiểu loại nhằm giúp học sinh nhận diện các kiến thức đơn giản, chứ 
không có sự tổng thể về mặt lý thuyết. Trong khi đó, ở sách giáo viên hầu như 
chỉ đưa ra đáp án bài tập, chứ chưa hướng dẫn cách hiểu, cách làm. 
* Các dạng bài tập trong nội dung dạy học so sánh: Mỗi tuần gồm có 9 tiết 
Tiếng Việt, trong đó chỉ có một tiết dành cho phân môn Luyện từ và câu. 
2 
Các mục tiêu về “so sánh” được thực hiện trong 10 tiết ở tuần 1, 3, 5, 9, 10, 
15, 18 của học sinh kỳ 1 với 22 bài tập khác nhau. Nội dung “so sánh” được dạy 
kèm với các nội dung khác. Có bài chỉ dạy một nội dung về so sánh (bài 5) 
nhiều bài kết hợp với các nội dung khác như: 
So sánh được dạy cùng nội dung ôn kiểu câu: “ Ai là gì?” trong 4 tiết; “Ai 
làm là gì?” trong 2 tiết; Danh từ chỉ (sự vật) trong 4 tiết. 
* Bài tập nhận diện phân tích: Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh dựa 
trên ngữ liệu đã cho sẵn, học sinh nhận biết được “ phép so sánh”, các sự vật, sự 
việc được so sánh các từ ngữ, hình ảnh được sử dụng để so sánh. Đồng thời học 
sinh phải chỉ ra được sự giống nhau giữa các sự vật, sự việc được “so sánh” với 
nhau, nhằm đạt được mục tiêu của phép tu từ so sánh. 
* Bài tập cấu trúc: Là dạng bài tập yêu cầu học sinh tạo lập các hình ảnh, 
các câu văn, thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh dựa trên ngữ liệu có sẵn 
hoặc một phần do học sinh phải tự tạo lập. 
* Bài tập sáng tạo: Có 1 bài: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi 
viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh: Bài 3/ 126- Tuần 15. 
Hệ thống ngữ liệu được sử dụng trong nội dung dạy học so sánh phong phú 
và tiêu biểu. Trong số 24 bài tập có: 10 bài sử dụng ngữ liệu văn xuôi; 3 bài sử 
dụng cả thơ và văn xuôi; 10 bài sử dụng thơ; 1 bài sử dụng kênh hình. 
Về phía giáo viên: 
 Do đặc trưng của phân môn Luyện từ và câu nói chung và việc dạy học 
giúp các em phát hiện và sử dụng phép so sánh nói riêng như đã nói ở trên .Dẫn 
đến giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học nhằm 
kích thích được sự hứng thú, say mê học tập của học sinh.Tạo cho các em cơ hội 
học tập, chia sẻ và hợp tác để nắm chắc kiến thức. Bên cạnh đó việc đọc tài liệu 
tham khảo, mở rộng cho vốn hiểu biết của giáo viên thời gian chưa có nhiều 
,cho nên giáo viên còn khó khăn, lúng túng trong việc tìm kiếm các tài liệu tham 
khảo để vận dụng vào dạy học có hiệu quả. 
Về phía học sinh: 
 Phép tu từ so sánh là nội dung dạy học mới được đưa vào chương trình lớp 
3. Đây là một nội dung rất khó, mang tính trừu tượng. Trong khi đó tư duy nhận 
thức của học sinh lớp 3 là tư duy trực quan cụ thể. Các em có thể nhận diện 
(tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, đặc điểm so 
sánh được nói đến trong câu ( đoạn văn), thơ hoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm 
nhận một cách chung chung. Các em sẽ gặp khó khăn khi vận dụng đặt câu (nói, 
viết) có dùng phép so sánh vì vốn từ còn ít chưa có thói quen và biết cách quan 
sát, nhận xét sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống nhau. Bởi vậy 
câu văn của các em chỉ mang những nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi 
cảm, gợi tả.Với mô hình trường học mới việc các em tự học, cùng hợp tác chia 
sẻ, tìm kiếm thông tin và sự hỗ trợ của bạn của thầy chưa mạnh dạn, chưa tự tin 
vì thế càng khó khăn hơn cho HS lớp 3. 
3 
5.3.2. Một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học sinh phát 
hiện và sử dụng phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 
3.2.1. Để giảng dạy tốt về phép so sánh, giáo viên cần nắm được khái 
niệm cơ bản sau: 
- So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc có nét tương đồng, có dấu 
hiệu chung nào đó nhằm tăng sức gợi cảm hoặc diễn tả một cách hình ảnh đặc 
điểm của sự vật, sự việc. 
- Trong thực tế có 2 loại so sánh là so sánh tu từ và so sánh lý luận. So sánh 
tu từ còn gọi là so sánh hình ảnh. 
Ví dụ: 
Ông trăng tròn sáng tỏ. 
Soi rõ sân nhà em. 
Trăng khuya sáng hơn đèn. 
Ôi Ông trăng sáng tỏ. 
 ( Trần Đăng Khoa) 
- Mục đích của việc so sánh tu từ nhằm diễn tả hình ảnh, đặc điểm của sự 
vật, sự việc một cách sinh động và gợi cảm. 
- So sánh lý luận nhằm mục đích xác lập được sự tương đương giữa 2 đối 
tượng. 
Ví dụ: Hà My cũng học giỏi như Lê Hoàng. 
Trong quá trình dạy phép tu từ so sánh, giáo viên cần giúp học sinh phân 
biệt rõ ràng 2 loại so sánh trên để tránh sự nhầm lẫn, khi nhận biết cũng như tạo 
lập các hình ảnh tu từ trong văn nói cũng như văn viết. 
- So sánh có 2 dạng đó là so sánh đồng loại và so sánh khác loại. So sánh 
đồng loại là so sánh giữa người với người, sự vật với sự vật. 
Ví dụ: 
Trăm cô gái tựa tiên sa 
Tóc bà trắng như cước 
So sánh khác loài là so sánh giữa vật với người, so sánh cái cụ thể với cái 
trừu tượng. 
Ví dụ: 
Công cha như núi thái sơn. 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
Có rất nhiều từ ngữ được sử dụng làm yếu tố thể hiện quan hệ so sánh: 
Như, tựa như, là, bao nhiêu, bấy nhiêu, giống, giống như, chẳng khác gì, 
4 
Có 2 kiểu so sánh là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng (hay 
còn gọi là so sánh hơn kém). 
So sánh ngang bằng dùng các từ so sánh: như, là, tựa, như thể,. 
Ví dụ: 
Nhìn từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cành hoa lấp ló 
trong cây. 
Cũng có khi so sánh ngang bằng không dùng từ so sánh mà dùng dấu câu 
như dấu hai chấm, dấu gạch ngang. 
Ví dụ: 
Đồng ruộng: vựa thóc thơm. 
 ( Em yêu Tổ quốc Việt Nam- Phạm Hổ) 
Hay: Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. 
 ( Trần Đăng Khoa) 
So sánh không ngang bằng dùng các từ so sánh: hơn, kém, chẳng bằng . 
Ví dụ: 
 Những ngôi sao thức ngoài kia. 
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. 
 ( Trần Quốc Minh) 
3.2.2. Sử dụng đồ dùng hợp lý: 
Các kiến thức trong phân môn Luyện từ và câu nói chung, trong dạy học 
phát hiện và sử dụng phép so sánh nói riêng được cung cấp qua hệ thống bài tập 
nên áp dụng nguyên tắc trực quan trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết 
nhưng phải hợp lý và tránh lạm dụng. Khi lên lớp sau khi đã yêu cầu học sinh 
làm bài tập cá nhân hoặc theo nhóm, tôi đã dùng giấy khổ to, bảng giấy để yêu 
cầu học sinh ghi lại nội dung bài tập. Dùng bảng giấy để hoạt động cả lớp cùng 
chia sẻ, cùng tìm ra cái đúng, cái sai để hiểu bài hơn. Đặc biệt ngày nay, công 
nghệ thông tin đang phát triển, chúng ta có thể áp dụng trong dạy phát hiện và 
sử dụng phép so sánh bằng cách đưa ra các hình ảnh động để học sinh cảm nhận 
rõ sự giống nhau và khác nhau giữa sự vật với sự vật. Từ đó, các em sẽ dễ dàng 
so sánh sự vật một cách chính xác, chắc chắn giờ học sẽ sinh động và hiệu quả. 
Tuy nhiên, giáo viên cần phải biết sử dụng khéo léo đối với từng bài tập không 
quá lạm dụng quá nhiều hình ảnh. Quan trọng là đưa hình ảnh ra lúc nào cho 
hợp lý đừng cắt đứt dòng suy nghĩ của học sinh mà lại tạo hứng thú cho các em 
khi học luyện từ và câu. 
Ngoài ra, trong quá trình dạy học tôi đã thiết kế và sử dụng phiếu học tập 
nhằm giúp các em được hoạt động theo nhóm theo yêu cầu của phiếu bài tập để 
các em tìm kiếm thông tin và làm bài tập để chủ động nắm chắc bài học.Đồng 
thời cũng tạo tính tự giác, tự rèn luyện và trong các giờ Luyện từ và câu, ta có 
5 
thể sử dụng nhiều đồ dùng dạy học khác nhau để giờ học thêm sinh động, hấp 
dẫn, không tẻ nhạt, phối hợp sử dụng phù hợp các đồ dùng dạy học một cách 
linh hoạt. Có như vậy giờ học mới đạt được hiệu quả như mong muốn. 
3.2.3. Lựa chọn phương pháp dạy học sinh phù hợp 
Có nhiều phương pháp để dạy Luyện từ và câu lớp 3. Tuy nhiên, khi dạy 
nội dung so sánh ta thường hay sử dụng phương pháp cơ bản: Cho học sinh làm 
bài tập thực hành, từ bài tập để các em rút ra được nội dung bài học. Việc bố trí 
học sinh ngồi theo nhóm đối tượng là rất quan trọng. Tùy theo từng đối tượng để 
giáo viên quan sát, giúp đỡ khi các em tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía bạn và thầy. 
Trong các bài tập của sách Tiếng Việt lớp 3, các câu văn, thơ được trích dẫn đều 
thuộc loại so sánh tu từ ( so sánh hình ảnh) nhằm diễn tả sự vật đó có hình ảnh 
một cách sinh động và gợi tả. Đối với học sinh lớp 3 việc liên hệ thực tế và phép 
liên tưởng của các em còn rất hạn chế dẫn đến việc dạy phép tu từ so sánh sẽ rất 
khó thành công nếu không có sự hổ trợ của thầy.Trực quan cũng là một phương 
pháp tháo gỡ cho học sinh khi các em gặp khó khăn trong việc liên tưởng. 
Ví dụ: 
Trong thực tế cuộc sống có em vẫn chưa hề nhìn thấy cánh diều, có em sẽ 
khó khăn khi liên tưởng (dấu hỏi) với “Vành tai nhỏ” hoặc “Những chùm dừa” 
với hình ảnh “ Đàn lợn con” nằm quây quanh bụng mẹ. Bởi vậy trực quan tranh 
hoặc hình ảnh động về cánh diều, vành tai hay cây dừa sai quả.. sẽ góp phần 
đắc lực, giúp các em dễ dàng nhận thấy các hình ảnh so sánh đó thật chính xác, 
sinh động và gợi tả. 
 Tuy nhiên, có những hình ảnh so sánh không thể dùng hình ảnh trực quan 
để giảng giải vì nó thuộc kiểu so sánh khác loại ( so sánh cái cụ thể với cái trừu 
tượng). 
 Ví dụ: 
 Công cha nghĩa mẹ như núi cao, biển rộng. 
Với những kiểu so sánh như thế nếu học sinh tìm kiếm sự giúp đỡ giáo viên 
cần giúp học sinh tìm đúng từ ngữ dùng để so sánh, các hình ảnh dùng để so 
sánh. Nếu học sinh vần chưa hiểu giáo viên cần mô tả để học sinh hình dung 
tưởng tượng ra đặc điểm giống nhau giữa cái cụ thể và trừu tượng ấy (ý nói công 
ơn sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo của cha giành cho con như trời cao, biển 
rộng, mà trời thì rất cao chẳng ai với tới còn biển rất rộng, không bao giờ cạn 
nước,...).Từ đó các em hiểu bài hơn. 
Hoặc: 
 Lời ru có gió mùa thu 
 Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về 
Những ngôi sao thức ngoài kia 
 Cũng chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. 
 Đêm nay con ngủ giấc tròn 
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
6 
Hình ảnh so sánh mẹ là ngọn gió, ngọn gió này là ngọn gió mà mẹ đã tạo 
ra nó không phải là ngọn gió trời. Ngọn gió ngập tràn tình yêu thương của mẹ đã 
làm cho con được ngủ ngon lành với những giấc mơ đẹp khi con còn nhỏ, truyền 
sức mạnh cho con thêm vững tâm nghị lực khi con lớn lên. luôn luôn ở bên con 
chia sẻ, động viên khi con gặp khó khăn để con cảm thấy sung sướng và hạnh 
phúc suốt cả cuộc đời. 
Giáo viên cần nắm vững và tích cực vận dụng đổi mới phương pháp dạy 
học khi dạy Luyện từ và câu. Để học sinh tự thực hành luyện tập làm các bài tập, 
để làm quen khám phá kiến thức. 
Ví dụ: Bài Luyện từ và câu. Tuần 3/24 
Sau khi học sinh luyện tập, tìm được các hình ảnh so sánh trong những khổ 
thơ sau: 
a) Mắt hiền sáng tựa vì sao. 
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. 
b) Em yêu nhà em. 
Hàng xoan trước ngõ. 
Hoa xao xuyến nở. 
Như mây từng chùm. 
Giáo viên cho các em bước đầu cảm nhận thấy trong mỗi hình ảnh, so sánh 
các sự vật được so sánh với nhau đều có những nét tương đồng (đặc điểm giống 
nhau) chẳng hạn: Ở ví dụ trên nét tương đồng là đôi mắt hiền từ trong sáng của 
Bác và ánh sáng của vì sao đã soi rỏ bóng đêm. Hay là những chùm hoa xoan 
khi nở với màu tím dịu dàng khe khẽ lay động và những áng mây nhẹ trôi trên 
bầu trời xanh thẳm.Đó chính là những nét tương đồng mà HS cần khám phá khi 
sử dụng phép so sánh. 
Ở bài tập 2 sau khi các em tìm được các từ chỉ sự vật được so sánh trong 
những câu trên: tựa, là, như (có thể thay bằng những từ khác: tựa như, giống 
như, y như). 
Giáo viên sau khi giúp HS tìm được các hình ảnh so sánh cần có những câu 
hỏi gợi ý để học sinh tiếp tục khám phá và hiểu bài hơn như: 
Trong mỗi hình ảnh so sánh trên thường có mấy sự vật được so sánh với 
nhau? 
Các sự vật được so sánh có những đặc điểm như thế nào với nhau? (ngang 
bằng, giống nhau) ta thường dùng những từ chỉ sự so sánh nào? ( là, tựa, như, 
bằng,...). 
Trong mỗi giờ học, giáo viên cần lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học 
phù hợp, nhằm kích thích được tính chủ động, sáng tạo và gây hứng thú học tập 
7 
cho học sinh, như dạy học cá nhân, học theo nhóm, học với cả lớp để tránh sự 
nhàm chán của học sinh. 
Ví dụ: Bài 3/126 Tuần 15. 
Quan sát các cặp sự vật trong tranh viết ra những câu văn có hình ảnh so 
sánh các sự vật trong tranh. Tôi đã yêu cầu: 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm ra đặc điểm giống nhau của từng cặp 
sự vật. Sau khi học sinh thảo luận xong, các em tự hoàn thành bài vào vở của 
mình, các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Nếu chưa hoàn thiện giáo viên có thể 
bổ sung thêm 
Tuy nhiên, tùy theo nội dung bài dạy, đối tượng học sinh, điều kiện dạy 
học mà giáo viên có thể sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp và hình thức tổ 
chức dạy học phù hợp để giờ học sinh động và đạt hiệu quả cao nhất. 
3.2.4. Đa dạng hóa hệ thống bài tập: 
Khi xây dựng hệ thống bài tập, giáo viên cần phải chú ý đến tính mục tiêu 
của bài tập. Căn cứ vào mục tiêu bài học, giáo viên có thể xây dựng một số bài 
tập như sau: 
 Bài tập nhận diện. 
Ví dụ: 
 Gạch một gạch dưới sự vật được so sánh, 2 gạch dưới sự vật dùng để so 
sánh: 
Lá lựu dày và nhỏ lấp lánh như thủy tinh. 
Sau cơn mưa, cảnh vật như thêm một sức sống mới. 
+ Điền các bộ phận thích hợp của các phép so sánh dưới vào sơ đồ. 
a) Chiếc xà lan xám giống như con bọ đất. 
b) Những quả dưa hấu như những đàn heo con nằm sưởi nắng. 
Sự vật 1 Đặc điểm Từ so sánh sánh Sự vật 2 
Chiếc xà lan xám giống như con bọ đất 
+ Đánh dấu x vào ô trống trước những câu có sử dụng phép so sánh: 
Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng. 
Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. 
- Bài tập cấu trúc: 
+ Bài tập điền từ ngữ ( cho trước hoặc không cho trước). 
Ví dụ: 
Điền từ so sánh ( là, tựa, như) vào chổ trống trong mỗi câu cho phù hợp: 
Đêm ấy trời tối đen . như mực. 
8 
Trăm cô gái đẹp ..tiên sa. 
Ví dụ: 
Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật, để mỗi dòng sau thành câu có hình ảnh so sánh: 
Tiếng suối ngân nga như 
Mặt trăng tròn vành vạnh như 
- Bài tập tạo cách nói so sánh trên ngữ liệu cho trước. 
Ví dụ: 
Hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt lại những câu văn dưới đây sao 
cho sinh động: 
Tán Bàng che bóng mát. 
Tóc Bà bạc trắng. 
- Bài tập cảm thụ: 
Bước đầu học sinh làm quen việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của biện pháp tu 
từ so sánh qua việc diễn đạt những cảm nhận, rung động của bản thân khi đọc 
đoạn văn, khổ thơ hay. 
Ví dụ: 
Bông cúc là nắng làm hoa 
Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng 
Lúa chín là nắng của đồng 
Trái thị, trái hồng là nắng của cây. 
(Lê Hồng Thiện) 
 a. Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giả ở đoạn thơ trên có gì 
độc đáo? 
 b. Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình cảm tác giả dành cho thiên nhiên? 
 c. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ cảm nghĩ của em về cái hay, cái đẹp ở đoạn 
thơ trên 
- Bài tập vận dụng sáng tạo: 
Ví dụ 1: 
Quan sát bức tranh và sử dụng biện pháp so sánh để nói về bức tranh đó ( từ 
4 đến 5 câu). 
Ví dụ 2: 
Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một bạn học sinh trong lớp trong đó sử 
dụng biện pháp so sánh để câu văn thêm sinh động. 
Đây là dạng bài khó chỉ nên dùng cho đối tượng học sinh khá, giỏi. 
Tóm lại: Dạy Luyện từ và câu nói chung, dạy về so sánh ( các biện pháp tu 
từ khác nói riêng) là để học sinh hiểu biết cách dùng từ, đặt câu chính xác, biết 
9 
nói, viết những câu văn hay, đúng ngữ pháp. Qua đó, giúp các em hiểu thêm và 
yêu Tiếng Việt, thấy được sự phong phú của tiếng mẹ đẻ, từ đó các em sẽ yêu 
thích học Tiếng Việt hơn. Để đạt được điều đó, giáo viên cần linh hoạt khi vận 
dụng phương pháp phối hợp với dạy các phân môn khác của Tiếng Việt như Tập 
đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, 
5.4. Khả năng áp dụng của Sáng kiến: Với Sáng kiến “Phương pháp giúp 
học sinh phát hiện và sử dụng phép so sánh trong tiết học Luyện từ và câu ở lớp 
3”., tôi đó áp dụng tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu và thu được kết quả rất khả 
quan. Sáng kiến này cũng có thể áp dụng cho tất cả các lớp 3 ở các trường Tiểu 
học để góp phần nâng cao chất lượng học sinh trong học tập phân môn này . 
6. Những thông tin cần được bảo mật : không có 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 
 Để rèn luyện cho các em có được một số kỹ năng phát hiện và sử dụng 
phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 làm tiền đề để học tốt các 
lớp trên người giáo viên cần: 
Một là : Giáo viên phải tích cực trong đầu tư nghiên cứu sách giáo khoa và 
các sách tham khảo, chương trình môn học để tìm được cấu trúc các bài dạy, yêu 
cầu cần đạt để chủ động lựa chọn phương pháp dạy phù hợp cho từng bài. 
Hai là: Tích cực đổi mới phương pháp dạy học.Trọng tâm là hướng vào 
học sinh để các em tự khám phá, tự trãi nghiệm, tự tìm tòi và tìm kiếm sự giúp 
đỡ của bạn, của thầy khi cần thiết. Thông qua bài tập thực hành để học sinh nắm 
được kiến thức, hiểu và vận dụng tốt .Giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức 
tổ chức dạy học. 
Ba là: Từ tình hình, đặc điểm của học sinh, giáo viên phân loại đối tượng, 
thiết kế những nội dung, câu hỏi phù hợp với từng nhóm đối tượng, có như vậy 
mới phát huy vai trò tự học của học sinh và đưa lại hiệu quả dạy học cao. 
Trên đây là một số việc làm của bản thân tôi, đã góp phần nâng cao hiệu 
quả dạy học phân môn Luyện từ và câu với nội dung giúp học sinh phát hiện và 
sử dụng phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Tuy nhiên trong 
quá trình tìm hiểu và viết sáng kiến này, chắc chắn không thể tránh khỏi những 
hạn chế. Rất mong được sự đóng góp trao đổi ý kiến của các bạn đồng nghiệp để 
sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
8.1 Kết quả 
Sau khi thực hiện các biện pháp, nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học sinh 
nhận biết và sử dụng phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; tôi thấy học 
sinh của lớp tôi hiểu bài, làm bài khá tốt, các em học sinh khá, giỏi đã viết được 
câu văn có hình ảnh so sánh chính xác ,hay và sinh động. Trong các bài Tập làm 
10 
văn học sinh đã biết vận dụng để viết câu có hình ảnh so sánh. Qua đợt khảo sát 
cuối kỳ 1 về môn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_giup_hoc_sinh_phat_hien_va_su_dung_phep_so.pdf