SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 5B tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu đọc diễn cảm năm học 2018-2019

SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 5B tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu đọc diễn cảm năm học 2018-2019

Giáo viên đọc mẫu diễn cảm

 - Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Phải hoà nhập tâm hồn với nội dung bài đọc, với văn cảnh thì mới có cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp.

 - Đọc mẫu của giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp. Đó là việc thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đó gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.

- Giáo viên đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc “tạo tình huống” cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. Ví dụ: Nghe và phát hiện cách đọc của cô ngừng nghỉ, ngắt nhịp ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào?. Mỗi cá nhân có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo của mình.

 Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, đọc diễn cảm, trước hết người giáo viên phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Để đọc tốt thì người giáo viên luôn coi trọng việc đọc mẫu để từ đó thường xuyên rèn luyện giọng đọc của mình, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn, đọc hay.

 

doc 15 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1200Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 5B tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu đọc diễn cảm năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Bởi vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. 
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, cũng nhiều hạn chế, thì học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Ở các giờ Tập đọc, hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm cũng rất hữu hạn. Giáo viên tiểu học thì còn túng túng khi dạy Tập đọc, đồng thời những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan tâm.
Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới PPDH theo định hướng đổi mới, đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”.
Với mong muốn làm thế nào để học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc có chất lượng là yêu cầu bức thiết của ngành giáo dục hiện nay, vì vậy tôi chọn đề tài “ Phương pháp giúp học sinh lớp 5B trường Tiểu học Võ Thị Sáu đọc diễn cảm” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Thông qua đề tài này, tôi mong muốn được góp phần vào việc dạy nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy - học môn Tiếng việt nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu: là học sinh lớp 5B trường Tiểu học Võ Thị Sáu năm học 2018-2019. 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Tập thể học sinh lớp 5B, Trường tiểu học Võ Thị Sáu- TX Buôn Hồ - Đắk Lắk.
5. Phương pháp nghiên cứu:
 	Tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Tìm hiểu, điều tra, khảo sát chất lượng đọc diễn cảm của lớp để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các em đọc chưa diễn cảm; 
- Tiến hành xây dựng kế hoạch hướng dẫn rèn luyện.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
 Qua quá trình giảng dạy nhiều năm ở Trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ học chiếm một vị trí rất quan trọng, đặc biệt đối với học sinh lớp 5.
 	Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn trong việc rèn đọc diễn cảm của học sinh lớp 5 - qua giờ Tập đọc nói chung và lớp 5B trường tiểu học Võ Thi Sáu nói riêng, tôi thấy có nhiều điều kiện tốt giúp cho việc rèn đọc cho học sinh có kết quả. Đó là về chương trình, trình độ học sinh, sự quan tâm của gia đình, thầy cô và bạn bè ... Mặc dù có thuận lợi như vậy, nhưng trên thực tế tôi thấy khả năng đọc của học sinh không đồng đều, một số em có khả năng đọc rất tốt chỉ là sau khi nghe giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn là các em có thể đọc khá đạt một tác phẩm. Song bên cạnh đó, có những em có khả năng đọc cũng hạn chế mặc dù đã được hướng dẫn tỉ mỉ. Nguyên nhân của tình trạng này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan là do những lỗi sai chung của địa phương khi phát âm và do phương pháp hướng dẫn của giáo viên, nên chưa phù hợp với toàn bộ học sinh. Nguyên nhân khách quan là từ phía học sinh: các em chưa tích cực rèn luyện, chậm trong tiếp thu kiến thức. Từ sự chênh lệch như vậy, với mục tiêu chung đặt ra đối với giáo dục, là phát triển đồng bộ học sinh về các mặt, trên cơ sở bồi dưỡng những học sinh khá giỏi, khuyến khích quan tâm các học sinh yếu, giúp các em đạt trình độ chung. 
 	Từ những suy nghĩ như trên tôi quyết định chọn đề tài này đi vào tìm hiểu việc “ rèn đọc diễn cảm cho học sinh qua giờ tập đọc ở lớp 5”. Tìm ra phương pháp giảng dạy một cách tốt nhất trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và cảm thụ tác phẩm văn học. Đưa các em thâm nhập vào thế giới ngữ điệu của ngôn ngữ văn chương. Từ đó giáo dục cho các em cái hay, cái đẹp, bồi dưỡng những tinh thần đúng đắn đối với thiên nhiên, đất nước con người.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Thuận lợi, khó khăn
 	Học sinh hiếu học, có ý thức rèn luyện. Phong trào giáo dục ở trường Võ Thị Sáu nhiều năm gần đây có nhiều khởi sắc. Cơ sở vật chất đầy đủ, cơ ngơi nhà trường đảm bảo an toàn - xanh - sạch - đẹp.
 Bên cạnh đó vẫn có những khó khăn nhất định. Đó là nhà trường nằm trên địa bàn dân cư là dân góp ở nhiều vùng miền khác nhau cùng sinh sống nên ngôn ngữ mang tính vùng miền cũng rất đa dạng. Cha mẹ các em hầu hết là làm nghề nông, điều kiện kinh tế còn quá khó khăn nên việc quan tâm, chăm lo đến việc học hành, đặc biệt việc quan tâm đến rèn đọc cho con em mình còn nhiều hạn chế, chưa thực sự chú trọng. 
	Chất lượng đọc của học sinh trong nhà trường trong những năm gần đây đã được nâng lên nhưng chưa cao, chưa bền vững. Học sinh chưa có thói quen đọc diễn cảm, còn ngại ngần khi thể hiện một văn bản nghệ thuật nào đó. Cha mẹ và bản thân các em còn xem nhẹ việc đọc diễn cảm, họ cho rằng chỉ cần đọc thông viết thạo là được.
2.2. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
- Thông qua việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh đã làm cho học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp trong văn bản nghệ thuật, để từ đó các em trau dồi ngôn ngữ, yêu thích môn học hơn.
 - Vẫn còn một số học sinh – mặc dù ít vẫn chưa thực sự thích thú lắm trong việc rèn đọc, nhiều khi các em tỏ ra hời hợt loa qua. Vấn đề này cơ bản do phía gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm, phối hợp với nhà trường trong việc rèn luyện cho học sinh.
 - Tôi là giáo viên dạy lớp 5 lâu năm, có giọng đọc khá truyền cảm, qua các bài đọc tôi biết cách tạo hứng thú cho học sinh; nhà trường tạo mọi điều kiện để cho giáo viên.
 - Khi rèn đọc cho học sinh yếu chưa đạt hiệu quả cao.
 	2.3. Các nguyên nhân và yếu tố tác động
	Việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh, đặc biệt học sinh lớp 5 là rất quan trọng. Song trong quá trình thể hiện đề tài vẫn có những yếu tố khá quan trọng tác động, gây ảnh hưởng đến quá trình thực nghiệm của tôi, đó là:
- Do phương ngữ học sinh phát âm sai, đọc không đúng ngữ điệu;
- Do giáo viên khối lớp trước chưa rèn tốt cho các em;
- Do các em thiếu tính kiên nhẫn;
- Do có một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của học sinh.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu cuối cùng của tôi là thông qua các biện pháp và giải pháp này để giúp cho học sinh đọc được diễn cảm nhờ đó cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn bản nghệ thuật; đồng thời giúp cho các đồng nghiệp rút được kinh nghiệm trong việc rèn đọc cho học sinh.
 	3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
3.2.1. Đối với bản thân
 	- Tôi luôn ý thức rằng việc đọc diễn cảm của giáo viên là rất quan trọng, vì nó là mấu để các em học tập và đọc theo. Vì vậy, tôi luôn có ý thức rèn luyện việc đọc diễn cảm cho bản thân nhằm thể hiện việc đọc mẫu cho học sinh được tốt.
 	- Thường xuyên lắng nghe và học hỏi các phát âm giọng của các phát thanh viên trên đài tiếng nói Việt Nam, trên truyền hìnhViệt Nam. 
 	- Ngoài ra tôi còn tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc đọc diễn cảm cho học sinh.
 	- Chú trọng việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong tất cả các giờ học.
 	- Thường xuyên động viên tuyên dương khen ngợi những học sinh có tiến bộ về đọc diễn cảm.
 	3.1.2. Đối với việc rèn đọc 
a. Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo
	Như chúng ta đã biết, việc đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở đó học sinh đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc đúng là phải thể hiện được hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Bởi vậy việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm và việc đó đã thực hiện ở các lớp 1, 2, 3, 4. Đối với học sinh lớp 5 thì việc luyện đọc đúng được rèn luyện như sau: 
* Luyện đọc đúng:
- Trước khi tiến hành luyện đọc, ta chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị chia tạm thời, không phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục của văn bản) nhưng giáo viên phải căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về số chữ, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo lượt và đọc nối tiếp ...
- Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi lần đọc. Học sinh có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ với tâm thế sẵn sàng đọc nối tiếp.
- Để củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 lượt:
+ Lượt 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc đứng và đọc rành mạch.
+ Lượt 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong SGK, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu (việc tìm hiểu nghĩa từ có thể xen kẽ trong qúa trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu học sinh đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.
+ Lượt 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở.
	Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh được thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kĩ năng mới: Đọc diễn cảm.
b. Luyện đọc hay (đọc diễn cảm)
- Đối với loại văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài  (Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường độ và âm sắc, diễn tả đúng nội dung). Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm như thế nào cần phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em, giáo viên không áp đặt học sinh đọc một cách theo khuôn mẫu.
- Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản) khắc phục những cách đọc thiên về hình thức “diễn cảm” của học sinh Tiểu học.
c. Cách thức luyện đọc
	Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động theo các hình thức sau:
- Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc đọc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hoặc đọc theo cặp, theo nhóm).
- Đọc theo phân vai (nhiều học sinh hợp tác đọc theo lời nhân vật mình đóng vai, tham gia các trò chơi luyện đọc).
d. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm trao đổi kĩ năng đọc - hiểu, góp phần năng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm.
	Nắm được nội dung chính của bài sẽ giúp các em xác định giọng đọc chung của đoạn, của bài. Ví dụ: Bài “Hành trình bầy ong”: đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, 
- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung. Có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng. 
d. Giáo viên đọc mẫu diễn cảm
	- Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Phải hoà nhập tâm hồn với nội dung bài đọc, với văn cảnh thì mới có cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp.
	- Đọc mẫu của giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp. Đó là việc thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đó gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.
- Giáo viên đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc “tạo tình huống” cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. Ví dụ: Nghe và phát hiện cách đọc của cô ngừng nghỉ, ngắt nhịp ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào?... Mỗi cá nhân có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo của mình.
	Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, đọc diễn cảm, trước hết người giáo viên phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Để đọc tốt thì người giáo viên luôn coi trọng việc đọc mẫu để từ đó thường xuyên rèn luyện giọng đọc của mình, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn, đọc hay.
 	g. Luyện tập thực hành đọc diễn cảm văn bản học sinh:
	- Tạo điệu kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp, theo nhóm, ...) để rút kinh nghiệm.
- Luyện đọc diễn cảm các câu tiêu biểu trong bài. Cách luyện đọc này tạo điệu kiện cho tất cả học sinh đều được đọc và theo các bước sau:
+ Giáo viên đưa ra câu cần luyện đọc (đã ghi ở bảng phụ);
+ Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu văn đó;
+ Học sinh xác định giọng đọc của câu văn;
+ Học sinh đọc mẫu (hoặc Giáo viên đọc mẫu) – Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc của cô, hoặc của bạn mà mình yêu thích;
+ Học sinh luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn hoặc khổ thơ:
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thể hiện giọng đọc, cách ngắt giọng, nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm trong đoạn hoặc khổ thơ đó rồi cho học sinh luyện đọc theo trình tự các bước: 
+ Giáo viên gọi học sinh có giọng đọc tốt nhất để đọc; Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc;
+ Học sinh luyện đọc theo cặp;
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên hay uốn nắn;
- Học sinh luyện đọc diễn cảm cả bài.
+ Giáo viên tiến hành các bước như trên.
+ Học sinh đọc cá nhân – Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Lưu ý: Đối với những văn bản có từ hai nhân vật trở lên, tổ chức cho học sinh thể hiện giọng đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học sinh đọc phân vai. Rèn cho các em biết thay đổi giọng đọc khi nhập vai các nhân vật trong bài đọc, cụ thể các em phải đọc phân biệt được lời của tác giả và lời của nhân vật; phân biệt được lời của nhân vật khác, ... Giáo viên nên hướng dẫn như sau:
+ Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật;
+ Giáo viên, học sinh chỉ ra từng tính cách của từng nhân vật và xác định giọng đọc phù hợp với từng nhân vật;
+ Giáo viên thực hiện đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng đọc của mình (hoặc có thể gọi học sinh có năng lực đọc tốt thể hiện);
+ Học sinh luyện tập nhiều lần theo hướng dẫn của giáo viên.
h. Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách tổ chức các trò chơi học tập trong giờ Tập đọc
	Để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi để kích thích hứng thú đọc; rèn tư duy linh hoạt; luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin; giáo dục tư tưởng, tính cảm tốt đẹp, ...
	Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn cảm hoặc học thuộc lòng (HTL). Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, giáo viên lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia. Ví dụ: Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo nhóm, tổ), đọc “truyền điện” thi tìm nhanh - đọc đúng, nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc truyện theo vai, thả thơ
	Dưới đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi luyện đọc như sau:
h.1. Thi đọc tiếp sức
	* Chuẩn bị: 1 đồng hồ, SGK, giáo viên dự kiến số nhóm tham gia chơi.
	* Tiến hành:
	- Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu;
- Giáo viên quy định các nhóm có số lượng học sinh bằng nhau;
- Từng nhóm lên bảng đứng thành hàng ngang. Mỗi em cầm một cuốn SGK, mở sẵn trong đó có bài văn sẽ thi đọc.
- Giáo viên hô lệnh: “bắt đầu”, em số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) đọc câu thứ nhất của bài, dứt tiếng cuối cùng câu thứ nhất, em số 2 (cạnh số 1) mới được đọc tiếp câu thứ haiCứ như vậy cho đến em cuối cùng của nhóm. Nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt em số 1, em số 2 đọccho đến hết bài văn thì dừng lại – giáo viên tính và ghi bảng thời gian đọc của mỗi nhóm.
	- Học sinh sẽ bị trừ điểm nếu đọc sai lẫn hay thừa thiếu tiếng trong câu hoặc đọc câu sau khi người trước chưa đọc xong, đọc vượt quá một câu theo quy định.
	- Giáo viên cho từng nhóm thi đọc, tính thời gian của mỗi nhóm cho điểm nhóm “đọc tiếp sức” mỗi câu văn đọc đúng cho một điểm, không cho điểm các trường hợp vi phạm.
	- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chọn và tuyên dương nhóm đọc tiếp sức nhanh nhất, hay nhất.
* Lưu ý: ở tiết Tập đọc một bài thơ, giáo viên nên cho học sinh đọc hai dòng hoặc một câu lục bát. Nếu là tiết Tập đọc – Học thuộc lòng, giáo viên cho thi tiếp sức theo cách trên nhưng học sinh không nhìn SGK.
h.2. Thả thơ
* Chuẩn bị: Giáo viên viết vào phiếu câu thơ đầu (hoặc giữa) ở mỗi khổ thơ, hoặc 1- 2 từ đầu của mỗi câu thơ. Ví dụ bài: Hành trình của bầy ong (Tập đọc – Học thuộc lòng, lớp 5). Giáo viên làm các phiếu như sau:
	Phiếu 1: Với đôi cánh  sắc màu
	Phiếu 2: Tìm nơi  không tên
	Phiếu 3: Bầy ong ... mật thơm
	* Tiến hành: Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu:
	- Mỗi lượt chơi gồm hai nhóm và số người bằng số phiếu mỗi nhóm cử nhóm trưởng, hai nhóm trưởng bốc thăm để giành quyền “thả thơ” trước.
	- Mỗi em trong nhóm cầm 1 tờ phiếu (giữ kín). Giáo viên hô “bắt đầu” nhóm được thả thơ trước cử 1 người thả ra một tờ phiếu cho một bạn nhóm kia. Bạn nhận được phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc câu thơ lục bát) có câu từ ghi trên phiếu. Nếu đọc đúng được tính 1 điểm.
	- Giáo viên tính số điểm của nhóm đọc thuộc thơ. Đổi nhóm chơi tương tự như trên. Giáo viên tính điểm nhóm thứ 2.
	- Kết thúc trò chơi: Giáo viên tuyên dương nhóm đọc tốt, điểm cao.
h.3. Đọc thơ truyền điện
	* Chuẩn bị: Thời điểm chơi cuối tiết Tập đọc – HTL; Hoặc tiết ôn tập HTL. 	
* Tiến hành: 
	- Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu:
- Học sinh 2 nhóm ngồi quay mặt vào nhau.
 - Hai nhóm bắt thăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước.
+ Đại diện nhóm đọc trước là (A) đọc khổ thơ đầu tiên của bài thơ rồi chỉ định thật nhanh “truyền điện” một bạn bất kì (nhóm B). Bạn được chỉ định đọc tiếp khổ thơ thứ 2 của bài. Nếu đọc thuộc được chỉ định một bạn nhóm (A) đọc tiếp khổ thơ thứ 3Cứ như vậy cho đến hết bài.
Ví dụ: Bài “Bầm ơi” (lớp 5)
	 HS A1: Đọc khổ thơ 1
	 HS B1: Đọc khổ thơ 2
HS A2: Đọc khổ thơ 3
Tiếp tục như vậy cho hết bài. Trường hợp học sinh được “truyền điện” chưa thuộc, các bạn nhóm đối diện sẽ hô từ 1 đến 5, nếu không đọc được phải đứng yên tại chỗ bị “điện giật” Lúc đó HS A1 chỉ tiếp HS B2
Nhóm nào có nhiều người phải đứng bị “điện giật” là nhóm thua cuộc. Như vậy, ta thấy tổ chức trò chơi học tập luôn luôn làm cho học sinh hào hứng, say mê tích cực trong học tập, làm cho học sinh ham mê học hơn.
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
	Muốn thực hiện được các giải pháp đã nêu trên được tốt, chúng ta cần phối hợp đồng bộ các giải pháp với nhau, tránh sự rời rạc, thiếu liên kết, chọn biện pháp phù hợp. Vì nếu làm như vậy thì việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh hiệu quả không cao. 
Ví dụ: khi dạy bài: “Chuyện một khu vườn nhỏ” khi luyện đọc diễn cảm ta cần chọn kết hợp giữa luyện đọc phân vai và khai thác giọng đọc thông qua tìm hiểu nội dung. 
3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu phạm vi và kết quả nghiên cứu ( Kết quả khảo nghiệm của năm học 2018 - 2019)
	Để thực hiện giải pháp này, ngay từ đầu năm tôi đã khảo sát việc đọc diễn cảm của học sinh và kết quả như sau:
Lớp
Tổng số HS
Số em đọc chưa đạt yêu cầu
Số em đọc đúng, rõ ràng
Số em đọc diễn cảm tốt
SL
%
SL
%
SL
%
5B
22
15
68,2
5
22,7
2
9,1
Sau khi thực hiện giải pháp đó, kết quả đạt được như sau (cuối năm):
Lớp
Tổng số HS
Số em đọc chưa đạt yêu cầu
Số em đọc đúng, rõ ràng
Số em đọc diễn cảm tốt
SL
%
SL
%
SL
%
5B
22
5
22,7
6
27,3
11
50
 	 Như vậy với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi đưa ra đó thu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn chất lượng đọc diễn cảm của các em được nâng lên.
4. Kết quả thu được
	- Sau khi thực nghiệm, tôi thấy tỷ lệ học sinh đọc diễn cảm được nâng lên đáng kể, học sinh có hứng thú hơn trong khi học phân môn Tập đọc.
	- Học sinh cảm nhận tốt hơn về văn bản nghệ thuật. 
III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: 
Qua nghiên cứu lý luậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_5b_tai_truong_tieu_hoc_vo.doc