SKKN Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana

SKKN Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana

Với phương pháp như đã nêu trên tôi đã lấy đối tượng học sinh làm trung tâm và để cho các em một phần nào đó tự chủ vận động trước kiến thức âm nhạc còn mới lạ với chính mình. Từ đó tôi rút ra được một bài học kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như trong chuyên môn của mình.

 Vì điều kiện thời gian có hạn cùng với năng lực hạn chế của bản thân, những vấn đề đã nói ở trên chắc chắn không thể giải quyết một cách đầy đủ và thoả đáng, bởi vậy tôi mong được sự góp ý của các quý thầy, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể ngày càng hoàn thiện. Còn một khó khăn nữa là điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có phòng bộ môn nên nhiều hoạt động dạy và học còn chưa thực sự sôi nổi đối với môn âm nhạc.

 Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi rút ra được trong quá trình dạy học bộ môn Âm nhạc tại trường PT Dân Tộc Nội Trú THCS Krông Ana và với đối tượng là học sinh cấp II của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, rất mong được sự góp ý của quý cấp lãnh đạo và của các bạn đồng nghiệp để sự nghiệp giảng dạy của tôi ngày càng tốt hơn.

 

doc 40 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã phát triển hơn, tiếp thu từ nhiều nguồn qua các phương tiện thông tin, sinh hoạt âm nhạc ở nhà trường, qua bạn bè, gia đình, xã hội... Cảm thụ và hứng thú nghệ thuật âm nhạc ở lứa tuổi này đa dạng hơn, có em thích hát, thích nghe nhạc, có em thích nhảy múa sáng tác, học nhạc cụ... Đa số học sinh có khả năng nghe và trí nhớ âm nhạc khá phát triển, có thể học thuộc những bài hát có lời ca dài, có thể nghe và gõ lại tiết tấu từ đơn giản dến phức tạp. Song hạn chế lớn nhất của các em là thói quen thụ động trong quá trình học tập trong giờ học âm nhạc cụ thể là phân môn học hát, các em chưa chủ động tìm hiểu bài, mà chỉ trông chờ giáo viên lên lớp hát và hát theo. Đối với các ký hiệu âm nhạc ghi trên bài hát thì các em ít nhớ và tỏ ra lúng túng, năng lực cảm thụ âm nhạc của các em học sinh còn rất hạn chế, thực tế cho thấy vì quá lệ thuộc vào các bài hát trong sách giáo khoa, đây cũng là hạn chế vốn hiểu biết về phân môn học hát trong chương trình, trong giờ học hát có nhiều em bước đầu còn e thẹn, rụt rè không chủ động xây dựng bài.
 Giọng hát học sinh Trung học cơ sở có biểu hiện khác biệt, có em hát được ở âm khu cao trong khi nhiều em chỉ hát được ở âm khu thấp, khó đưa ra một âm vực chung cho giọng hát của học sinh, đặc biệt ở lớp 8, lớp 9. Giai đoạn vỡ giọng (đặc biệt là học sinh nam), tiếng hát không còn trong trẻo nữa mà trầm xuống và hơi khàn. Dạy hát ở giai đoạn này rất cần đến sự tinh tế của phương pháp, điều chỉnh, chọn giọng phù hợp. Thông thường, học sinh lớp 6, 7 hát được những bài có âm vực trong phạm vi quãng 10 thứ. Học sinh lớp 8, 9 âm vực thấp hơn một chút. Thường phải dịch giọng các bài hát so với bản kí âm thì các em mới hát được.
 Đa số học sinh có khả năng tham gia hoạt động âm nhạc mang tính tập thể như hát trong lớp, đồng ca ngoài sân trường. Một số ít có khả năng biểu diễn đơn ca. Cũng có học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ có em hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có em gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc...Nhiều học sinh yêu thích học môn Âm nhạc, nhiều em thích đến trường vì được vui chơi, ca hát. Hứng thú và sở thích âm nhạc của các em không giống nhau, cảm nhận về âm nhạc cũng khác biệt. Năng lực âm nhạc của các em cũng khác nhau, trong lớp thường có cả học sinh khá giỏi, trung bình và học yếu.
 Đây là những nét chung về năng lực âm nhạc của học sinh dân tộc thiểu số nhưng trong mỗi lớp lại có nét riêng biệt và giáo viên cần tìm hiểu về điều này, như vậy mới có thể dạy tốt môn Âm nhạc.
c. Phương pháp dạy Học hát ở trường THCS:
* Mục tiêu của dạy hát:
- Mục tiêu về kiến thức: dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của học sinh, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác giả hoặc đặc điểm riêng của bài hát. Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp học sinh thêm hiểu biết về cuộc sống. Các hình tượng âm nhạc cũng giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em. Bên cạnh đó, dạy hát còn phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn ngôn ngữ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn.
- Mục tiêu về kĩ năng (đây là mục tiêu trọng tâm): dạy hát nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. Dạy hát còn giúp học sinh biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi âm nhạc... 
- Mục tiêu về tình cảm và thái độ: dạy hát nhằm giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích âm nhạc, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học.
 * Quy trình dạy Học hát:
 	 Một số quy trình dạy hát được giới thiệu trong các tài liệu khác nhau, có quy trình rút gọn (3-4 bước), có quy trình chi tiết (8-9 bước). Hiện nay, giáo viên thường dạy hát theo quy trình có 7 bước: 
- Giới thiệu bài hát.
- Tìm hiểu về bài hát.
- Nghe hát mẫu.
- Khởi động giọng.
- Tập hát từng câu.
- Hát cả bài.
- Củng cố, kiểm tra.
 Thực tế, cách dạy Học hát cần hết sức linh hoạt mềm dẻo, nên thứ tự các bước trong quy trình dạy hát không phải là bất di bất dịch, đây chỉ là những hoạt động cần thực hiện khi dạy hát. Các bước 1, 2, 3, 4 không nhất thiết phải thực hiện theo trình tự, có thể đưa bước nào lên trước cũng được. Tuy nhiên nên tiến hành tìm hiểu bài hát trước khi nghe hát mẫu, vì: 
- Bước 1 (Giới thiệu bài hát) do giáo viên thực hiện, bước 2 (Tìm hiểu về bài hát) nên để học sinh hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của các em. Bước 3 lại đến hoạt động của giáo viên (Hát mẫu) là sự đan xen hợp lí, logic. 
- Khi tìm hiểu về bài hát, giáo viên cần giải thích ý nghĩa một số từ khó, ý nghĩa một số câu hát, giúp học sinh hiểu nội dung khi nghe hát mẫu.
- Khi tìm hiểu bài, đôi khi giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu, nghe hát mẫu sẽ giúp các em củng cố tiết tấu vừa luyện tập.
- Giáo viên giới thiệu chỗ khó hoặc đặc điểm riêng của bài hát, học sinh sẽ cảm nhận được điều này khi nghe hát mẫu.
* Kĩ thuật dạy Học hát:
 Kĩ thuật dạy hát của các giáo viên rất phong phú và đa dạng, bởi vì năng lực, kinh nghiệm và điều kiện dạy học của mỗi người rất khác biệt. Sau đây là một số kĩ thuật phổ biến:
- Giới thiệu bài hát: 
 Mục tiêu để học sinh biết tên bài hát, tên tác giả, xuất xứ hoặc nội dung bài hát. Lời giới thiệu hay sẽ gợi nên không khí tích cực và hứng thú học hát của học sinh. Giáo viên có thể chọn một trong những cách giới thiệu sau: Giáo viên thuyết trình; Giáo viên đặt câu hỏi để giới thiệu bài hát; Giáo viên sử dụng tranh ảnh minh họa; Với những bài dân ca hoặc bài hát nước ngoài, giáo viên nên dùng bản đồ, tranh ảnh để giới thiệu thêm về vị trí địa lí, thiên nhiên và đời sống con người ở nơi đó. Đôi khi cũng có thể giới thiệu mở rộng tới một số bài hát khác của cùng tác giả, cùng chủ đề hoặc cùng vùng miền, có thể cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hóa cần thiết khác... 
- Tìm hiểu bài hát: 
 Dạy hát ở trường Trung học cơ sở, tìm hiểu bài hát giúp học sinh hiểu nội dung bài hát, nắm được cấu trúc (chia đoạn, chia câu) và các kí hiệu âm nhạc trong bài. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài hát, giáo viên thường đặt cho các em một số câu hỏi.
- Nghe hát mẫu: 
 Mục tiêu là để học sinh làm quen với giai điệu và có cảm nhận ban đầu về bài hát. Giáo viên cần trình bày bài hát đảm bảo sự chuẩn mực, đem lại đầy đủ cảm xúc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nếu có khả năng giáo viên nên vừa hát vừa kèm theo động tác minh họa sẽ làm cho các em thấy thích thú hơn. Dù có đĩa nhạc, học sinh vẫn thích nghe giọng của chính thầy cô thể hiện bài hát, vì bài hát do giáo viên trình bày không chỉ tác động tới các em bằng giọng hát mà cong bằng cả ánh mắt, điệu bộ, bằng sức cảm hóa trực tiếp của tâm hồn mình mà đĩa nhạc không thể thay thế được.
- Khởi động giọng (luyện thanh):
 Khi khởi động giọng giáo viên cần hướng dẫn học sinh đứng thẳng, tư thế tự nhiên. Giáo viên đàn chuỗi âm ngắn, đơn giản để các em nghe và đọc bằng âm La, Ma, Mô, Mi hoặc nguyên âm A, O, U, I.... với thời gian 1-2 phút, giáo viên chỉ nên dùng một âm hình tiết tấu chung khi khới động giọng.
- Tập hát từng câu:
 Giáo viên đàn câu thứ nhất khoảng 2-3 lần để tất cả học sinh lắng nghe và tự nhẩm theo rồi bắt nhịp để các em tập hát vài lần hòa cùng với tiếng đàn. Tiếp đó giáo viên chỉ định học sinh hát lại câu vừa tập, giáo viên lắng nghe và phát hiện những chỗ sai rồi giúp các em sửa lại. Giáo viên hướng dẫn học sinh tập câu hát tiếp theo tương tự. Sau khi tập xong hai câu, giáo viên nên yêu cầu học sinh hát nối (móc xích) 2 câu với nhau. Các câu còn lại tập tương tự.
- Hát cả bài:
 Khi thực hiện, giáo viên nên đàn giai điệu cho học sinh nghe và nhẩm hát lại toàn bộ bài hát, giúp các em phát hiện chỗ còn sai và tự sửa chữa. Tiếp đó, giáo viên đệm đàn để học sinh hát cả bài một vài lần, sau đó chỉ định cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ hát lại để tiếp tục sửa chỗ còn sai. Hướng dẫn các em cách lấy hơi, thể hiện đúng chỗ ngân, nghỉ trong bài và thể hiện sắc thái , tình cảm của bài hát.
- Củng cố, kiểm tra:
 Giúp học sinh biết trình bày bài hát cho sinh động, hấp dẫn; đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhấn mạnh nội dung bài hát và giáo dục thái độ.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp:
 Với việc áp dụng phương pháp và quy trình giảng dạy trên khi dạy đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số tôi đã có những thành công nhất định trong việc giảng dạy môn Âm nhạc, làm cho các em hăng say, hứng thú học tập tốt ở các môn học khác nữa. Từ đó chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường cũng được nâng cao. Thể hiện rõ nhất là số học sinh của trường được học hát ở trường về mỗi buôn làng, mỗi khu dân cư của các xã đều là những thành viên tích cực của các phong trào văn nghệ quần chúng trong các ngày lễ lớn của đất nước, các ngày kỉ niệm. Các em mang những lời ca, tiếng hát đã học được ở trường để góp phần làm cho phong trào văn nghệ trở nên sôi nổi và có ý nghĩa hơn. 
 Bên cạnh đó, cùng với việc thi đua thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực mà Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động trong toàn ngành, trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc tôi cũng đã mạnh dạn đưa vào một số phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với các em học sinh người dân tộc thiểu số nhằm phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của các em.
b. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp:
* Về nội dung dạy Học hát:
 Đa số học sinh dân tộc thiểu số thích học hát các bài dân ca phổ biến tại địa phương hoặc các bài hát mang âm hưởng dân ca, sáng tác của nhạc sĩ địa phương, sáng tác của các thầy cô trong nhà trường. 
 Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho biên soạn và sử dụng tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Âm nhạc Trung học cơ sở, giáo viên Âm nhạc cần điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh dân tộc thiểu số, theo đó ở những trường khó khăn (chưa có giáo viên chuyên trách dạy Âm nhạc, chưa có điện hoặc chưa có nhạc cụ) chủ yếu dạy học sinh Học hát và Âm nhạc thường thức (những nội dung dễ dạy), còn nội dung Nhạc lí và Tập đọc nhạc chưa thực hiện. Còn ở những trường thuận lợi thì việc dạy học Âm nhạc cần thực hiện tương tự như các nơi khác.
* Về phương pháp dạy Học hát:
 Khi dạy hát cho học sinh ở vùng khó khăn (chưa có giáo viên chuyên trách dạy Âm nhạc hoặc chưa có nhạc cụ) mức độ cần đạt của học sinh là : biết tên tác giả bài hát và tập hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Để đạt được điều đó, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề :
- Học sinh cần đọc kĩ lời ca trước khi học hát, giáo viên giải thích những từ khó và giúp các em từng bước phát âm rõ ràng, chuẩn xác.
- Cần tập trung vào bước tập hát từng câu, giáo viên hướng dẫn để học sinh hát đúng giai điệu của bài hát.
- Giáo viên nên tăng cường chỉ định học sinh khá, giỏi hát mẫu hoặc hỗ trợ cho các em khác.
- Hướng dẫn học sinh tập hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đứng vận động theo nhạc, để tiết học trở nên vui tươi, sinh động hơn.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập dịch lời bài hát từ tiếng Việt sang tiếng mẹ đẻ (1-2 câu hoặc cả bài), rồi tập hát bằng tiếng mẹ đẻ. Nên bắt đầu từ việc dịch 1-2 câu, sau đó tùy vào năng lực của học sinh mà giáo viên hướng dẫn các em dịch cả bài. Giáo viên nên hợp tác, giúp đỡ học sinh trong việc dịch lời bài hát từ tiếng Việt sang tiếng mẹ đẻ, cần đặc biệt tôn trọng ngôn ngữ của các dân tộc cũng như nỗ lực của học sinh trong việc dịch và tập hát lời ca bằng tiếng mẹ đẻ.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh dùng những động tác múa đặc trưng của địa phương để múa phụ họa hoặc vận động theo nhạc.
- Giáo viên có thể kết hợp với các nghệ sĩ, nghệ nhân của địa phương để dạy hát cũng như giáo dục âm nhạc cho học sinh.
* Về phương tiện dạy Học hát:
- Những trường có điều kiện, giáo viên cần khai thác có hiệu quả các phương tiện dạy học Âm nhạc hiện có như : nhạc cụ quen dùng, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án điện tử, các tài liệu tham khảo
- Những trường chưa có điện, giáo viên nên sử dụng những nhạc cụ truyền thống của địa phương để dạy học, ví dụ như : sáo trúc, đàn nhị, đàn bầu, đàn nguyệt Giáo viên và học sinh nên tự chế tạo một số nhạc cụ gõ đơn giản từ chất liệu có sẵn ở địa phương (tre, nứa, viên sỏi, vỏ trai), dùng những nhạc cụ đó để gõ đệm khi học hát.
- Giáo viên cần tìm hiểu và khai thác những nhạc cụ phổ biến của địa phương để nâng cao hiệu quả việc dạy học Âm nhạc.
* Thực nghiệm : 
 (Áp dụng những phương pháp đổi mới vào một tiết dạy cụ thể có giáo án minh họa kèm theo)
c. Mối quan hệ giữa biện pháp và giải pháp
Đề tài " Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana " phải thực hiện hai giải pháp. Các giải pháp phải thực hiện theo trình tự từ phương pháp phù hợp, đến phương tiện dạy học hỗ trợ rồi đến kỹ thuật dạy hát đễ mang lại tiết học hát đạt hiệu quả cao nhất.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
 Qua quá trình áp dụng những phương pháp mới vào việc giảng dạy phân môn Học hát của mình, tôi nhận thấy mức độ yêu thích và tiếp thu của học sinh đã được nâng lên một cách rõ rệt. Việc áp dụng các phương pháp mới đã tạo hiệu quả cao và tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
 Lâu nay ở trường THCS chúng ta vẫn tiến hành dạy hát theo phương pháp truyền thống, đó là dạy truyền miệng từng câu hát ngắn theo lối móc xích, giáo viên hát mẫu rồi học sinh hát theo. Trừ trường hợp ở vùng khó khăn không có điện ta mới áp dụng phương pháp như thế, còn ở những vùng có điều kiện trong giờ Âm nhạc giáo viên phải sử dụng nhạc cụ thành thạo trong tiết dạy của mình. Hơn nữa, khi bước vào dạy bài hát, giáo viên cần dành một vài phút cho học sinh luyện thở, luyện âm thanh như một hoạt động khởi động giọng và luyện tai nghe để chuẩn bị vào bài. Trong quá trình học hát giáo viên cần giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa hát và nói, khi hát âm thanh được phát ra phải có độ ngân, mỗi âm vang lên đều đặn nhưng phải rõ và đẹp. Có thể đàn giai điêụ cho học sinh nghe đồng thời luyện cách ghi nhớ và đệm theo giai điệu khi các em đã thuộc bài. Để tránh cho học sinh hát sai theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì có một số biện pháp sau:
+ Động viên tất cả học sinh đều làm việc.
+ Tìm nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của học sinh, có thể lồng ghép phương pháp trình chiếu
+ Học âm nhạc với tinh thần học vui- vui học, tổ chức các trò chơi âm nhạc nhỏ trong tiết học.
+ Tận dụng âm thanh của tiếng đàn, giọng hát, chú trọng trong việc tổ chức cho học sinh thực hành.
 Từ thực tiễn trên tôi còn thấy đối với các em học sinh là người dân tộc thiểu số khi ra các dạng bài tập như dịch lời bài hát (đặc biệt là dân ca) sang tiếng mẹ đẻ, hoặc đặt lời mới trên nền giai điệu của bài hát dân ca có sẵn các em tham gia rất tích cực và sôi nổi. Đặc biệt khi cho các em lên trình bày những bài hát mà các em đã dịch sang tiếng mẹ đẻ của mình, các em rất vui sướng, vì lòng tự hào dân tộc được tôn vinh và bên cạnh đó các em còn có cơ hội được tìm hiểu thêm về các dân tộc anh em cùng sinh sống trong trường học của mình, kết quả là giờ học rất sôi nổi và thân thiện. Tôi thấy đây là một điều nên làm đối với giáo viên Âm nhạc ở các trường có học sinh là người dân tộc thiểu số. Vì như vậy vừa giúp các em học sinh nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới, vừa phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Với ý nghĩa sâu xa hơn là giúp các em gìn giữ được tiếng nói của dân tộc mình trong thời đại mà hiện nay đang dần bị mai một, và trên thực tế hiện nay có rất nhiều em học sinh người dân tộc thiểu số không còn nói hoặc viết được tiếng của dân tộc mình nữa.
 Sau đây, tôi xin được giới thiệu một số bài làm dịch sang tiếng mẹ đẻ của các em học sinh dân tộc thiểu số lớp 6 – Trường PT Dân Tộc Nội Trú Huyện 
Krông Ana sau khi học xong tiết 13 – Học hát bài Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa).
 ĐI CẤY – PÂY ĐĂM
Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen. 
(Khửn chùa ẻo nâng ngả sen, khửn chùa ẻo nâng ngả sen).
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng.
(Kin khẩu bằng t’en pây đăm nâ ư hai).
Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng.
(Slam slí a mì giản đuổi chăng, mì khỏa đuổi chăng).
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.
(Tím t’en hâu cooi liêu hai noọc thềm).
Chơi trăng ngoài thềm í rằng cầu cho.
(Liêu hai noọc thềm í rằng kì hử).
Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.
(Kì hử chang ún, êm êm lểm noọc êm).
- Bài làm của Nhóm học sinh dân tộc Tày, Nùng.
 ĐI CẤY – NAO PLA
Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen. 
(Đĭ Chùa pleh sa mnga krĭ, đĭ Chùa pleh sa mngă krĭ).
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng.
(Hoă êsei hŏng pui kơ đen nao pla mngač mlan).
Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng.
(Tlâu pă mniê êra mâu bi kơ čah hong mâu bĭng găp hong).
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.
(Čuh pui kâu srăng hlăp mlan ti adring).
Chơi trăng ngoài thềm í rằng cầu cho.
(Hlăp mlan ti adring i răng kwưh akâo ).
Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.
(Kwư akâo hlăm mđao, êdăp êdăp vĭt mtluôn êngao êdăp).
- Bài làm của Nhóm học sinh dân tộc Ê Đê.
 ĐI CẤY – PÂY ĐẲM
Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen. 
(Khưn chùa hắc một ngà sen, khưn chùa hắc một ngà sen).
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng.
(Kin khẩu pờn tèn pây đẳm phã siêng).
Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng.
(Sam si cua mi hẹn huồm chăng, mí cua huồm chăng).
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.
(Tay tèn hâu sẽ ín trăng noọc thềm).
Chơi trăng ngoài thềm í rằng cầu cho.
(Ín trăng noọc thềm í cạ cầu hơ).
Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.
(Cầu hơ cuông ún, êm êm mà noọc êm).
- Bài làm của Nhóm học sinh dân tộc Thái.
 Sau khi áp dụng các phương pháp đổi mới vào trong quá trình dạy học môn Âm nhạc, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng, đối chứng và thu được kết quả như sau: Học sinh ngày càng mạnh dạn hơn trong thực hành âm nhạc, yêu thích ca hát và có thái độ đúng đắn với loại hình nghệ thuật này. Số học sinh khá, giỏi bộ môn âm nhạc ngày càng tăng, số học sinh yếu giảm, có thể năng khiếu chưa phát triển tốt nhưng học sinh tích cực hơn trong học tập và chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt.
Chúng tôi tiến hành điều tra 4 lớp của trường với số lượng là 152 HS. Kết quả thu được như sau (xem bảng tổng hợp):
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HỌC TẬP BỘ MÔN ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH SAU KHI ÁP DỤNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP VỚI HS DÂN TỘC THIỂU SỐ
Nội dung điều tra
Câu hỏi
Kết quả
Thái độ, tinh thần học tập bộ môn Âm nhạc. 
(Vấn đề 1)
Em có thích học môn Âm nhạc không?
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
120/152
(79%)
22/152
(14,5%)
10/152
(6,5%)
0/152
(0%)
Nhận thức của HS về đổi mới phương pháp học hát phù hợp với HS dân tộc thiểu số. 
(Vấn đề 2)
Em có thích thầy (cô) áp dụng phương pháp dạy học hát như hiện tại không?
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
135/152
(88,8%)
12/152
(7,9%)
05/152
(3,3%)
0/152
(0%)
* Kết quả học tập môn Âm nhạc năm học 2016 - 2017:
LỚP
SĨ SỐ
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
6
39
39 (100 %)
7
41
41 (100 %)
8
38
38 (100 %)
9
38
38 (100%)
Một số hình ảnh thực tế trên lớp các tiết học hát và kiểm tra
Tiết Kiểm tra trình bày theo nhóm của lớp 8 năm học 2017 2018
Một tiết học hát ở lớp 8
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
Vai trò của âm nhạc đối với đời sống con người đã được khẳng định là vô cùng quan trọng. Là một giáo viên Âm nhạc, hơn ai hết tôi nhận thức rất rõ điều này. Nhưng không thể chỉ có trình độ chuyên môn thôi, mà tình yêu âm nhạc, niềm đam mê với nghề mới giúp tôi đem những chân trời mới lạ trong từng câu hát đến với những học sinh thân yêu. Đó chính là tài sản quý giá mà mỗi người
giáo viên phải trau dồi và gìn giữ.
 Trong bộ môn Âm nhạc thì phân môn học hát là phân môn quan trọng bởi ca hát vốn là nhu cầu của con người, phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nó còn đem đến cho các em những cảm xúc chân thật và ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của các em. Qua những n

Tài liệu đính kèm:

  • docSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Tran Thi Ngoc Tu).doc