SKKN Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình "Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn" ở trường THPT Hà Huy Tập

SKKN Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình "Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn" ở trường THPT Hà Huy Tập

Công tác sơ kết, tổng kết chương trình của Công đoàn trường THPT Hà Huy Tập chúng tôi theo hai hình thức cơ bản, đó là theo năm học và theo giai đoạn.

Hình thức theo năm học được tổ chức khi kết thúc năm học được tổng kết cùng với các hoạt động khác của Công đoàn trong năm học. Hình thức này được chúng tôi lồng ghép trong các cuộc họp tổng kết các hoạt động năm học của BCH Công đoàn. Các nội dung tổng kết được thực hiện như sau:

+ Tổng kết, đánh giá hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ về các hoạt động chuyên môn đã thực hiện trong năm học.

+ Tổng kết, đánh giá hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ về cơ sở vật chất cho học sinh, cán bộ giáo viên Trường THPT Quỳ Châu.

+ Tổng kết, đánh giá hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ về công tác quản lý của Ban giám hiệu, Chi bộ và của các tổ chức đoàn thể khác.

+ Tổng kết, đánh giá về công tác tổ chức thực hiện chương trình.

+ Tổng kết, đánh giá về công tác truyền thông của chương trình.

 

docx 48 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 185Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình "Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn" ở trường THPT Hà Huy Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu, vùng xa phải ra ở trọ để đi học, phương tiện đến trường, hoàn cảnh gia đình của đa số học sinh Qua tìm hiểu cũng đã nắm được số lượng học sinhlà con hộ nghèo, hộ cận nghèo và những đối tượng được ưu tiên khác.
+ Những khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường: Thông qua Ban giám hiệu và Công đoàn trường THPT Quỳ Châu chúng tôi đã tìm hiểu kĩ những thiếu thốn về các trang thiết bị trong phòng học của nhà trường (hệ thống ánh sáng, bàn ghế, bảng, quạt, các thiết bị khác như: tivi, máy chiếu, hệ thống kết nối interner). Trong các phòng chức năng của nhà trường, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học tin học, phòng học ngoại ngữ chúng tôi cũng tìm hiểu để nắm rõ hơn về điều kiện đảm bảo dạy và học của nhà trường.
+ Những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành nhà trường của Chi bộ, của Ban giám hiệu nhà trường: Thông qua Ban chấp hành chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi cũng đã tìm hiểu được nhiều khó khăn trong công tác quản lý, điều hành nhà trường như: Triển khai các nội dung chuyên môn, xây dụng kế hoạch năm học, kế hoạch bộ môn, kế hoạch phát triển của nhà trường, bên cạnh đó là những khó khăn trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành nhà trường
+ Những khó khăn về chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường: Thông qua Công đoàn Trường THPT Quỳ Châu, chúng tôi nắm được cụ thể chất lượng đội ngũ về số lượng trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn; nắm được số lượng giáo viên từng đạt các danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp; nắm được các thành tích, khen thưởng đã đạt được của giáo viên trong nhà trường; nắm được số lượng giáo viên từ miền xuôi lên công tác tại trường.
+ Những khó khăn trong thực hiện công tác chuyên môn của nhà trường: Thông qua Ban giám hiệu, Công đoàn Trường THPT Quỳ Châu, chúng tôi tìm
hiểu rõ những khó khăn trong triển khai các hoạc động chuyên môn như: Xây dựng kế hoạch của các tổ, nhóm chuyên môn; công tác ôn thi tốt nghiệp THPT, đào tạo học sinh mũi nhọn; triển khai tập huấn cho giáo viên về chương trình GDPT 2018; những khó khăn khi áp dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Tóm lại, khi thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ, đầy đủ những khó khăn, nhu cầu cần hỗ trợ, giúp đỡ của trường cần giúp đỡ thì việc thực hiện chương trình sẽ không hiệu quả, không thiết thực và có thể sai lệch với định hướng của chương trình.
Ảnh 1: Đoàn công tác của Sở, Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An và Trường THPT Hà Huy Tập lên thực hiện tìm hiểu và giúp đỡ Trường THPT Quỳ Châu năm 2021
Xây dựng chương trình phối hợp giữa hai đơn vị thực hiện chương trình một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn
Công tác từ thiện, giúp đỡ các cơ sở giáo dục khó khăn của Trường THPT
Hà Huy Tập do Công đoàn chủ trì trước đây vẫn mang tính chất tự phát, chưa quy mô và bài bản trong triển khai thực hiện, lại thêm sự chi phối của một số yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên kết quả mang lại chưa được như mong muốn. Vì vậy, khi Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An triển khai tổ chức thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”, Công đoàn Trường THPT Hà Huy Tập hết sức quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch chi tiết, bài bản để triển khai thực hiện. Đây là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công hay thất bại của chương trình này.
Dựa trên cơ sở tìm hiểu những khó khăn, những nhu cầu cần hỗ trợ giúp đỡ của Trường THPT Quỳ Châu và trên những điều kiện cụ thể, những thuận lợi của trường mình, Công đoàn Trường THPT Hà Huy Tập đã xây dựng kế hoạch như sau:
Thống nhất giữa hai đơn vị những nội dung quan trọng cần giúp đỡ trong cả quá trình thực hiện chương trình
Đây là những nội dung cốt yếu, cơ bản của chương trình mà Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An đã đề ra, đó là:
Hỗ trợ về có sở vật chất cho học sinh và giáo viên để đảm bảo các điều kiện tối thiểu trong hoạt động dạy và học.
Hỗ trợ về công nghệ thông tin, tài liệu chuyên môn cho cán bộ giáo viên.
Hỗ trợ về đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, tiếp cận chương trình mới.
Hỗ trợ về tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong học sinh, tổ chức các loại hình câu lạc bộ, đội nhóm trong nhà trường.
Ảnh 2: Ban Giám hiệu và BCH Công đoàn hai trường thảo luận xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình.
Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình trong từng năm học
Chúng tôi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình ngay từ đầu năm học và đưa vào trong nghị quyết của Hội nghị Viên chức - Người lao động từng năm học. Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo từng năm học chúng tôi thực hiện như sau:
Dựa trên các nội dung đã thống nhất thực hiện chương trình, trên cơ sở điều kiện thực tế từng năm học (có thể phát sinh nhưng nội dung khác) chúng tôi thống nhất lựa chọn một số nội dung thực hiện đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, hiệu quả phù hợp với tình hình của hai đơn vị trong năm học đó.
Dựa trên kế hoạch hoạt động của hai trường, chúng tôi thống nhất thời gian thực hiện các nội dung đã đề ra. Trong đó thống nhất rõ thời gian triển khai các nội dung cụ thể, kế hoạch tiến hành riêng từng nội dung, cách thức tiến hành trực tiếp hay trực tuyến 
Các nội dung thực hiện trong năm học được giao cụ thể cho từng cá nhân
hay tập thể phụ trách. Mỗi cá nhân hay tập thể sau khi được được giao nhiệm vụ thực hiện đều phải liên hệ với Trường THPT Quỳ Châu để xây dựng các kế hoạch thực hiện riêng nội dung đó nhằm đảm bảo thống nhất với kế hoạch thực hiện chung của hai đơn vị.
Kế hoạch thực hiện chương trình phải được xây dựng từ đầu mỗi năm học, được công khai trước toàn thể viên chức, người lao động trong hai đơn vị đảm bảo “được biết, bàn, làm và kiểm tra”. Được đưa vào Nghị quyết của Hội nghị Viên chức - Người lao động hàng năm.
Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, phối hợp với ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường khi thực hiện chương trình
Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu với Chi bộ nhà trường
Để Chi bộ đưa ra nghị quyết chỉ đạo phù hợp, sát với nhiệm vụ trọng tâm hoạt động của Công đoàn, đặc biệt là việc tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện thì công tác tham mưu hết sức quan trọng. Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” là một chương trình lớn được Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Nghệ An triển khai nên chúng tôi xác định Công đoàn phải chủ động tham mưu với chi bộ, đề xuất các nội dung, chủ trương, giải pháp của tổ chức mình để cấp ủy chi bộ đưa vào nghị quyết. Từ đó chi bộ sẽ lãnh đạo đúng hướng, tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện kế hoạch đề ra. Để việc tham mưu có hiệu quả, Công đoàn trường THPT Hà Huy Tập đã thực hiện các bước như sau:
Bước 1: BCHCĐ xây dựng dự thảo kế hoạch hoạt động chung của chương trình trong cả quá trình và từng giai đoạn, cách thực hiện, sơ kết, tổng kết hoạt động chương trình và những nội dung cần đề xuất, tham mưu với Chi bộ.
Bước 2: Khi tham gia họp Chi bộ, đại diện BCHCĐ tham gia góp ý, đề xuất những nội dung quan trọng về hoạt động của chương trình để Chi ủy Chi bộ điều chỉnh, bổ sung vào Nghị quyết.
Bước 3: Sau khi tiếp thu Nghị quyết của Chi bộ, BCHCĐ họp và bàn bạc và xây dựng kế hoạch hoạt động đúng với sự lãnh đạo của Chi bộ.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường
Với Ban giám hiệu và các đoàn thể khác, BCHCĐ phối hợp nhịp nhàng để
tạo được sự đồng thuận từ nhiều phía nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong thực hiện chương trình.
Phối hợp với Ban giám hiệu: Công đoàn nâng cao công tác phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch, cách thực hiện, sơ, tổng kết hoạt động chương trình. Khi phối hợp, công đoàn phải xác định rõ những trách nhiệm, quyền hạn của mình đến đâu để thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ. Công đoàn xác định rõ những việc do công đoàn quyết định thì chủ động xây dựng kế hoạch hành động, đồngthời tranh thủ mọi ý kiến góp ý từ các cấp quản lý. Còn những việc do hai bên phối hợp thì Công đoàn và Nhà trường cùng bàn bạc để đi đến quyết định chính thức. Tránh tối đa việc “quản lý chồng quản lý” hoặc “bên này tưởng bên kia đã làm” rồi đùn đẩy công việc, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Phối hợp với Ban giám hiệu tập trung vào những nội dung sau:
+ Các nội dung về chuyên môn có thể hỗ trợ, giúp đỡ Trường THPT Quỳ Châu như: Kinh nghiệm quản lý, điều hành nhà trường của Ban giám hiệu; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; kinh nghiệm xây dựng các phong trào thi đua
+ Trên cơ sở Nghị quyết của chi bộ về tổ chức thực hiện chương trình, Công đoàn phối hợp với Ban giám hiệu giao cho ban chỉ đạo thường trực thực hiện chương trình cùng các cá nhân, tập thể phụ trách thực hiện các nội dung giúp đỡ.
Phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường có vai trò rất lớn trong các hoạt động giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, tổ chức các hoạt động đoàn, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh. Với sức trẻ, lòng nhiệt huyết, năng nổ, sáng tạo, sẵn sàng tham gia, cống hiến cho các hoạt động tình nguyện và các hoạt động xã hội khác. Công tác phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên sẽ phát huy được hiệu quả trong tổ chức thực hiện chương trình, tập trung thực hiện các nội dung như sau:
+ Tuyên truyền cho học sinh hiểu rõ về ý nghĩa, nội dung của chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” qua đó giáo dục tinh thần tương thân tương ái cho học sinh, hiểu và biết chia sẻ với những khó khăn của các bạn học sinh vùng miền núi, vùng khó khăn, từ đó giúp thay đổi nhận thức của học sinh, xây dựng trong học sinh tinh thần nhân đạo, tương thân
tương ái, sẵn sàng làm các hoạt động từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn
+ Tổ chức quyên góp ủng hộ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cụ thể như: sách giáo khoa cũ, sách tham khảo cũ, vở, bút sách, máy tính cầm tay, học bổn

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_huy_vai_tro_cua_to_chuc_cong_doan_nham_nang_cao_hi.docx
  • pdfHồ Đức Nam - THPT Hà Huy Tập - Nguyễn Thị Lệ Thủy - Sở giáo dục Nghệ An - Lĩnh vực công đoàn.pdf