SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận-Ngữ văn 11, ban cơ bản

SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận-Ngữ văn 11, ban cơ bản

A. MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Ngữ văn là một trong

những yêu cầu căn bản, có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược đổi mới

phương pháp giáo dục ở nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học đã được xác

định rõ trong Luật giáo dục, các Nghị quyết của Trung ương (Nghị quyết Trung

ương 4 khóa VII; Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII); được cụ thể hoá trong

các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tinh thần chung là Phương pháp giáo

dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học

sinh; Bồi dưỡng phương pháp tự học, làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận

dụng kiến thức vào thực tiễn.

Tại Hội nghị Trung ương VIII khoá 11, trên cơ sở phân tích chính xác,

khách quan những mặt hạn chế, tồn tại, yếu kém của ngành giáo dục như

“Chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, thi cử, đánh giá chất

lượng lạc hậu, đổi mới chậm, lúng túng; Hệ thống giáo dục còn nặng lí thuyết,

nhẹ thực hành” ( Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phá triển kinh tế -

xã hội 5 năm - 2011 – 2015), Trung ương đã ra nghị quyết về đổi mới căn bàn,

toàn diện giáo dục, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Muốn vậy, phương pháp dạy học phải “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp

đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến

khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng,

phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học

tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

pdf 64 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1158Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận-Ngữ văn 11, ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cố và khắc 
sâu về kiến thức dạy học của chủ đề. 
- Quy trình tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động tình nguyện 
+ Bước 1: Xác định mục đích của hoạt động 
+ Bước 2: Lên kế hoạch hoạt động: thời gian, địa điểm, cách thức tham gia; 
công cụ hỗ trợ hoạt động; dự kiến sản phẩm cần đạt sau hoạt động 
+ Bước 3: Thực hiện kế hoạch 
+ Bước 4: Đánh giá về hoạt động và rút ra bài học cho bản thân 
2.3.5. Hoạt động khảo sát, điều tra 
Khảo sát các loại rác được học sinh cho vào lò đốt trong trường học 
Thông qua hoạt động điều tra khảo sát để có tư liệu phục vụ cho học tập, 
học sinh có thể có thêm các kênh thông tin nhằm hoàn thành các dự án học tập, 
nghiên cứu. 
Để thực hiện hoạt động này, cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh như sau: 
Bước 1: Xác định mục đích hoạt động (thu thập thông tin gì? Để làm gì? ) 
Bước 2: Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát: Nội dung, cách thức, 
phương pháp, phương tiện, thời gian, đối tượng 
Bước 3: Tiến hành điều tra, khảo sát 
Bước 4: Xử lí số liệu (bằng phần mềm máy tính) 
Bước 5: Phân tích số liệu điều tra và rút ra kết luận. 
 26
Hoạt động điều tra, khảo sát thường được áp dụng trong trường hợp học 
sinh có nhu cầu xây dựng các dự án khoa học kĩ thuật, dự án vận dụng kiến thức 
liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
2.4. Sử dụng một số kĩ thuật dạy học. 
2.4.1. Kĩ thuật động não 
- Là kĩ thuật nhằm huy động những ý tưởng mới, độc đáo về một chủ đề 
của các thành viên trong nhóm. Không hạn chế ý tưởng, cũng không đánh giá, 
phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng các của thành viên 
2.4.2. Kỹ thuật tia chớp 
- Kĩ thuật tia chớp là kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhanh để xử lí tình 
huống nhằm cải thiện không khí trầm lặng, buồn tẻ, nặng nề trong lớp học, 
thông qua đó, thu thập thông tin phản hồi để cải thiện tình trạng giao tiếp và 
không khí học tập trong lớp học. 
- Ví dụ: Dạy bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận, giáo viên đặt vấn 
đề, áp dụng kỹ thuật tia chớp để lấy ý kiến nhanh của học sinh. Có thể áp dụng 
kĩ thuật như sau: 
Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi: Vận dụng các thao tác lập luận đã học để 
bày tỏ quan niệm của anh chị về một bài thơ hay? 
Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu nhanh, ngắn gọn. Mỗi 
học sinh chỉ nêu một ý kiến. 
Bước 3: Giáo viên cùng học sinh thảo luận để khẳng định các ý kiến đúng: 
- Nội dung sâu sắc 
+ Cảm xúc chân thực 
+ Tình cảm sâu sắc 
+ Tư tưởng tiến bộ, nhân văn 
- Hình thức sáng tạo 
+ Thể loại 
+ Từ ngữ 
+ Hình ảnh 
+ Nhịp. 
+ Biện pháp tu từ 
- Dấu ấn phong cách riêng 
- Hài hoà thống nhất giữa nội dung và hình thức 
 27
Từ các ý kiến của học sinh, giáo viên kết lận về hoạt động bằng câu hỏi: 
Khi ta bày tỏ quan niệm về bài thơ hay, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của thơ hay, 
cần phải sử dụng thao tác lập luận nào? Vận dụng các thao tác lập luận trong văn 
nghị luận để viết bài văn bàn luận về ý kiến trên. 
2.4.3. Kĩ thuật trình bày 1 phút 
- Là kĩ thuật tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại kiến thức đã học và đặt câu 
hỏi về những điều mình băn khoăn bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng 
với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi và câu trả lời do học sinh đưa ra sẽ giúp họ 
củng cố quá trình học tập của mình. 
- Cách tiến hành: 
+ Giáo viên đặt câu hỏi (giữa hay cuối tiết học): Điều quan trọng nhất mà 
các em được học hôm nay là gì? Theo các em vấn đề gì quan trọng nhất mà các 
em chưa được giải đáp? 
+ Học sinh suy nghĩ, viết ra giấy. 
+ Mỗi học sinh trình bày trước lớp thời gian 1 phút về những điều mà các 
em đã được học và những câu hỏi, vấn đề mà các em khúc mắc, muốn tìm hiểu 
tiếp hay muốn được giải đáp. 
2.4.4. Kĩ thuật hỏi chuyên gia 
- Thành lập nhóm “chuyên gia” về một chủ đề nhất định. 
- Các “chuyên gia” nghiên cứu, thảo luận về những tư liệu liên quan đến 
các chủ đề mình được giao 
- Nhóm chuyên gia ngồi lên phía trên lớp học để làm nhiệm vụ tư vấn cho 
lớp 
- Trưởng nhóm chuyên gia điều khiển buổi “tư vấn”, mời các bạn trong lớp 
đặt câu hỏi rồi mời “chuyên gia” giải đáp câu hỏi. 
Có rất nhiều kĩ thuật dạy học nhưng trên đây là những kĩ thuật dạy học tôi 
đã áp dụng khá hiệu quả trong quá trình giảng dạy bởi nó phù hợp với đặc trưng 
bộ môn, các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, trình độ học 
sinh... 
2.4.5. Kĩ thuật bản đồ tư duy 
- Bản đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý 
tưởng hay kết quả làm việc của nhóm/ cá nhân về một chủ đề 
- Cách thực hiện: Hướng dẫn học sinh làm theo tiến trình sau: 
+ Viết tên chủ đề/ ý tưởng ở trung tâm 
 28
+ Từ chủ đề, ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi 
nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan 
xoay quanh ý tưởng trung tâm 
+ Từ những nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung 
của nhánh chính đó. Tiếp tục như vậy cho đến tầng phụ tiếp theo. 
- Kĩ thuật bản đồ tư duy nên áp dụng sau mỗi bài học để học sinh khắc 
sâu hơn kiến thức. Bản đồ tư duy có thể do cá nhân hay nhóm thực hiện 
Học sinh thảo luận và thiết kế sơ đồ tư duy 
2.4.6. Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”: 
- Mục đích: giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức 
- Tiến hành: 
+ Giáo viên nêu chủ đề 
+ Đặt câu hỏi về chủ đề, yêu cầu 1 học sinh trả lời 
+ Đặt câu hỏi tiếp mời học sinh khác trả lời 
Quá trình hỏi và trả lời kết thúc khi giáo viên quyết định dừng hoạt động 
2.5. Sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học 
2.5.1. Khai thác và sử dụng SGK một cách hợp lí 
SGK là một phương tiện cung cấp thông tin cơ bản, thông dụng đối với cả 
giáo viên và học sinh trong dạy học. Một số GV phổ thông hiện nay xem SGK 
Ngữ văn là tài liệu chuẩn mực, khoa học nhất nên khi thiết kế giáo án chỉ sử 
dụng hệ thống ngữ liệu và các câu hỏi gợi ý từ SKG. Một số khác lại không chú 
ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng SGK, chưa có quy trình khoa học để 
hướng dẫn học sinh làm việc với SGK một cách hệ thống, cho nên học sinh chưa 
biết cách, chưa coi trọng việc làm việc với SGK để lĩnh hội tri thức. Cả hai 
trường hợp trên nêu trên đều có không phát huy sự chủ động, sáng tạo, năng lực 
 29
tự học của học sinh. Muốn học sinh có các kĩ năng sử dụng SGK như kĩ năng 
làm việc với kênh chữ, kênh hình (khi thác thông tin từ tranh ảnh, sơ đồ, bảng 
biểu,), kĩ năng vận dụng thông tin đã đọc, đã học, giáo viên cần thực hiện theo 
các hoạt động: 
Bước 1: Thiết kế hoạt động làm việc với SGK cho học sinh 
+ Xác định mục tiêu bài học/ hoạt động 
+ Xác định nội dung 
+ Xác định hoạt động làm việc với SGK: Khai thác thông tin từ kênh chữ, 
kênh hình hay vận dụng thông tin? 
+ Thiết kế câu hỏi, bài tập 
+ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động cho học sinh theo mẫu: 
Mục tiêu Nội dung Cách tiến hành 
(Câu hỏi, bài tập) 
Thời điểm 
(trước khi 
học/sau khi 
học) 
Hình thức 
thực hiện (tại 
lớp/ ở nhà) 
Bước 2: Tổ chức hoạt động làm việc với SGK cho học sinh 
+ Định hướng hoạt động (có thể là giáo viên hoặc học sinh) 
+ Học sinh làm việc với SGK (cá nhân hoặc nhóm) 
+ Trình bày kết quả 
Bước 3: Giáo viên tổng kết hoạt động và rút ra kết luận. 
- Đánh giá kết quả làm việc của học sinh 
- Kết luận 
2.5.2. Sử dụng tranh ảnh, vi deo, các tài liệu khai thác từ nguồn internét 
- Tư liệu phong phú từ internet vừa hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình 
thiết kế hoạt động dạy học, vừa giúp học sinh thực hiện hiệu quả các hoạt động 
học tập. 
- Giáo viên cần biết khai thác nguồn thông tin và hướng dẫn kĩ năng khai 
thác thông tin từ internet cho học sinh. 
- Các bước tiến hành: 
+ Xác định mục tiêu, nội dung chủ đề dạy học, phương pháp, hình thức dạy 
học 
+ Định hướng các nguồn tư liệu cần khai thác để phục vụ cho bài học 
 30
+ Tiến hành khai thác nguồn thông tin: tài liệu, tranh ảnh, vi deo trên 
mạng: Tìm địa chỉ, chọn nội dung, download, chụp, cắt, ghép, chỉnh sửa, biên 
tậpcho phù hợp với bài học. Lưu nội dung và địa chỉ cần sử dụng cho bài học. 
+ Sắp xếp dữ liệu vào bài giảng 
+ Cung cấp các thông tin, địa chỉ mình khai thác trên cho học sinh. 
2.5.3. Sử dụng các phầm mềm, ứng dụng, thiết bị hỗ trợ dạy học, các 
phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. 
- Các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ thiết kế dạy học và quá trình dạy học có 
vai quan trọng đặc biệt, góp phần tạo hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả 
việc học cho học sinh. Do vậy, giáo viên cần có kĩ năng sử dụng các phần mềm 
này. 
- Cần sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng, hỗ trợ đắc lực cho dạy 
học chủ đề “Thao tác lập luận”: Microsoft Word; PowerPoint/; MindArchitect 
1.0.1 (Vẽ sơ đồ tư duy); ProShow Gold (tạo vi deo); Xilisoft Video Converter 
Ultimate (cắt, ghép, nối, đổi đuôi vi deo); phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng 
elearning Adobe Presenter 
2.6. Chú trọng hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá 
- Kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (những yêu 
cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của học sinh); dựa vào kế 
hoạch thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của Tổ, Nhóm chuyên môn đã 
được nhà trường phê duyệt. 
- Áp dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật, hình thức đánh giá khác nhau để 
thu thập thông tin nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, toàn diện. 
+ Kiểm tra viết, kiểm tra miệng; tự luận; trắc nghiệm. 
+ Kĩ thuật đánh giá: quan sát; ghi chép; đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời; phân 
tích, phản hồi 
+ Đánh giá qua các bài trình bày miệng, viết nhận xét, bài thu hoạch, lập sơ 
đồ học tập, xử lí tình huốngcủa học sinh. 
+ Đánh giá thông qua Phiếu đánh giá năng lực của học sinh 
- Đánh giá chính xác, trung thực. Nếu đánh giá cao hơn năng lực thực tế 
của học sinh có thể sẽ triệt tiêu động lực học tập ở người học. Nếu quá khắt khe 
trong đánh giá, giáo viên không những không thấy được sự tiến bộ của người 
học mà còn khiến cho tâm lí, tình cảm, cảm xúc của họ bị ức chế; không tạo 
được hứng thú và sự tích cực, chủ động, sáng tạo của người học 
- Đánh giá kịp thời, vì sự tiến bộ của người học. Nếu đánh giá không kịp 
thời sẽ không động viên, khích lệ được sự tiến bộ của học sinh và cũng không 
 31
giúp họ kịp thời sửa chửa sai sót, khắc phục hạn chế, phát huy điểm mạnh của 
bản thân. 
- Đánh giá cả quá trình, xem đánh giá là một phương pháp dạy học. Không 
chú trọng đánh giá kiến thức mà chú trọng đánh giá tình cảm, thái độ, năng lực 
học sinh, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để giải 
quyết các vấn đề thực tiễn. Phải chú ý đặc biệt tới vấn đề đánh giá năng lực tư 
duy sáng tạo của học sinh. 
- Kết hợp đánh giá thường xuyên và định kì; đánh giá định tính (nhận xét, 
khen, khuyến khích, động viên) và định lượng (cho điểm); đánh giá trong và 
đánh giá ngoài (tự đánh giá của bản thân học sinh; đánh giá học sinh với học 
sinh; đánh giá của giáo viên với đánh giá của gia đình và cộng đồng). 
 - Xây dựng được ma trận đề và biên soạn đề kiểm tra theo định hướng 
phát triển phẩm chất, năng lực. Yêu cầu: 
● Ma trận đề: 
+ Đảm bảo chuẩn kiến thức - kĩ năng. 
+ Cân đối phù hợp giữa các mức độ nhận thức theo các cấp độ của tư duy 
từ thấp đến cao: Nhận biết, thông hiểu; vận dụng. Trong đó, nhận biết và thông 
hiểu tỉ lệ từ 40 - 50%. Còn vận dụng (thấp và cao) từ 50 - 60%. 
+ Hợp lí giữa kiến thức - kĩ năng. 
 ● Đề kiểm tra: 
+ Thể hiện được các nội dung của ma trận. 
+ Hình thức đa dạng. 
+ Đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu. 
+ Kết hợp hợp lí giữa kiến thức, kĩ năng. 
+ Tăng cường các đề kiểm tra “yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để 
học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã 
hội”. 
 32
III. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “THAO 
TÁC LẬP LUẬN” THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC, SÁNG 
TẠO CỦA HỌC SINH. 
 CHỦ ĐỀ “THAO TÁC LẬP LUẬN” (NGỮ VĂN 11, BAN CƠ BẢN) 
 THỜI LƯỢNG: 10 TIẾT 
A. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ DẠY HỌC 
1. Kiến thức 
1.1. Ngữ văn: 
- Hiểu được mục đích, yêu cầu của các thao tác lập luận phân tích, so sánh, 
bác bỏ, bình luận 
- Biết cách phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận một vấn đề xã hội hoặc 
văn học 
- Hiểu được sự cần thiết và cách kết hợp các thao tác giải thích, chứng 
minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản. 
1.2. Môn lịch sử : Hiểu được lịch sử, nhân vật lịch sử, các cuộc cách mạng, phát 
kiến trong lịch sử ; các nhà sử học, văn học trong các thời kì. 
1.3 Địa lí: Tích hợp kiến thức về dân số, sự gia tăng dân số, môi trường và tài 
nguyên thiên nhiên, môi trường và sự phát triển bền vững 
1.4. Giáo dục công dân: Củng cố, nâng cao kiến thức về trách nhiệm của công 
dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại; với xây dựng đạo đức, lối sống, giữ 
gìn và phát huy truyền thống, phong tụccủa cộng đồng, dân tộc, nhân loại. 
1.5. Công nghệ: Tích hợp với kiến thức về công nghệ, cụ thể là quy trình phát 
triển của sản xuất, kĩ năng nghề nghiệp để đặt giải quyết xây dựng dự án khoa 
học kĩ thuật. . 
1.6. Các hoạt động giáo dục : Nâng cao hiểu biết về các vấn đề An toàn giao 
thông, Pháp luật, Bảo vệ môi trường, tình yêu, tình bạn 
=> Kiến thức liên môn đạt được qua bài học : giúp học sinh kết nối kiến 
thức làm văn nghị luận với kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác của lĩnh vực văn 
học và các lĩnh vực khác như lịch sử dân tộc, thế giới, khoa học công nghệ, môi 
trường, pháp luật, đời sống. Từ việc nhận thức vai trò, trách nhiệm của cá nhân 
với cộng đồng, xã hội, học sinh rút ra được bài học cho bản thân trong cuộc sống 
và có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 
2. Về kĩ năng 
2.1. Ngữ văn 
 33
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận 
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập các đoạn văn hoặc văn bản có sử dụng thao tác 
lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận 
- Rèn kĩ năng sử dụng thao tác lập luận trong xây dựng dự án khoa học kĩ 
thuật ; trình bày vấn đề, phát biểu, tranh luận 
2.2. Lịch sử: Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, đánh giá sự vật, hiện tượng 
trong tiến trình phát triển. 
2.3. Địa lí: 
- Đọc bản đồ, khai thác thông tin từ bản đồ. 
- Rèn kĩ năng xứ lí và phân tích số liệu, biểu đồ 
2.4. Giáo dục công dân 
- Phân tích, tổng hợp, liên hệ thự tế 
- Rèn kĩ năng trở thành một tuyên truyền viên chủ trương, chính sách, pháp 
luật của Đảng, Nhà nước đối với mọi người. 
2.5. Công nghệ : Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả của ứng 
dụng các thành tựu khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề nóng bỏng, cấp 
thiết của nhân loại hiện nay như dịch bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm môi trường, 
biến đổi khí hậu 
=> Kĩ năng liên môn đạt được qua bài học : 
- Rèn kĩ năng thu thập, chọn lọc, phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin đa 
chiều, phức tạp ở nhiều lĩnh vực 
- Vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực để viết các bài văn nghị 
luận văn học, nghị luận xã hội ; thực hiện các bài báo cáo, thuyết trình theo chủ 
đề ; xây dựng một dự án học tập, khoa học kĩ thuật 
- Rèn kĩ giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo 
2.6. Các hoạt động giáo dục 
Kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn đề về An toàn giao thông, Pháp luật, 
Bảo vệ môi trường, tình yêu, tình bạn 
3. Thái độ 
3.1. Môn Ngữ văn: 
- Có thái độ hứng thú khi đánh giá, xây dựng các văn bản nghị luận 
- Có ý thức học hỏi, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm học tập, vận dụng các 
thao tác lập luận 
 34
- Biết trân trọng sản phẩm nghị luận của mình tạo lập và người khác. 
- Có thái độ công bằng, khách quan khi nhìn nhận, đánh giá các vấn đề của 
đời sống và văn học 
- Có ý thức thuyết phục người khác ủng hộ những điều tốt, điều thiện, phê 
phán những biểu hiện sai trái lệch lạc so với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. 
3.2. Môn lịch sử: Bồi dưỡng tinh thần, khát vọng, ý chí vươn lên, say mê học 
tập, nghiên cứu khoa học, phát huy truyền thống của gia đình, nhà trường, địa 
phương và đất nước, có những cống hiến xứng đáng cho tiến trình đi lên của lịch 
sử. 
3.3. Môn Địa lí: Hứng thú, nghiêm túc tìm hiểu mối quan hệ giữa mật thiết giữa 
môn Địa lí và Ngữ văn ở các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, khí hậu,Có ý 
thức phân tích, bình luận, bác bỏ hành động, ứng xử có tác động tiêu cực đến tài 
nguyên, môi trường, khí hậu 
3.4. Môn công nghệ: Hứng thú tìm hiểu mối tìm hiểu kiến thức thành tựu công 
nghệ và các văn bản nghị luận, chính luận, tích cực vận dụng kiến thức lĩnh vực 
công nghệ để nâng cao hiểu biết và định hướng nghề cho tương lai. 
3.5. Môn Giáo dục công dân: 
- Có ý thức trách nhiệm cao đối với gia đình, cộng đồng, xã hội 
- Có niềm tin vào chủ trương, chính sách, Đường lối của Đảng, Nhà nước ; 
biết tôn trọng pháp luật, có lối sống lành mạnh. 
- Có thái độ hứng thú, chủ động, tích cực tìm hiểu và gắn kết kiến thức của 
Giáo dục công dân và văn nghị luận, từ đó xây dựng văn bản dạng viết hay dạng 
nói đúng quy trình, thể hiện chính kiến riêng nhưng không trái đạo đức, pháp 
luật. 
- Có ý thức vận dụng kiến thức Ngữ văn, địa lí, công dânđể xây dựng đời 
sống tâm hồn, tinh thần, trí tuệ lành mạnh, đóng góp cho gia đình và cộng đồng. 
3.6. Các hoạt động giáo dục 
- Có ý thức và thái độ hứng thú, say mê nghiên cứu khoa học 
- Tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế như hoạt động cộng 
đồng như tình nguyện, nhân đạo, bảo vệ môi trường,... 
- Có ý thức tích cực trong học tập, rèn luyện để trở thành người tốt, có ích 
cho gia đình, cộng đồng, đất nước, nhân loại 
=> Trên cơ sở đó, phát triển các phẩm chất, năng lực chủ yếu sau : 
+ Bồi dưỡng tình cảm yêu nước ; trách nhiệm công dân; chăm chỉ học tập, 
trải nghiệm thực tiễn; say mê nghiên cứu khoa học ; sống trung thực, nhân ái. 
 35
+ Phát triển các năng lực : 
● Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các thao tác lập luận trong văn 
nghị luận 
● Năng lực giải quyết những tình huống được đặt ra trong chủ đề. 
● Năng lực tự chủ, tự học 
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: trình bày vấn đề; thảo luận, tranh luận để 
giải quyết một số vấn đề trong văn học hoặc trong đời sống. 
● Năng lực ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ. 
B. BẢNG MÔ TẢ CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT 
TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 
Thấp Cao 
- Nêu được khái 
niệm của các 
thao tác lập luận 
phân tích, so 
sánh, bác bỏ, 
bình luận 
- Nêu được mục 
đích, yêu cầu 
của các thao tác 
lập luận 
- Nêu được các 
các phân tích, so 
sánh, bác bỏ, 
bình luận 
- Nhận diện 
được các thao 
tác lập luận 
được sử dụng 
trong văn bản 
- Trình bày 
được vai trò, tác 
dụng của việc 
vận dụng kết 
hợp các thao tác 
- Hiểu được các 
vấn đề văn học 
và đời sống 
được đặt ra 
trong đoạn văn, 
văn bản nghị 
luận 
- Hiểu được vai 
trò của các thao 
tác lập luận 
phân tích, so 
sánh, bác bỏ, 
bình luận trong 
văn nghị luận 
- Hiểu được vai 
trò, tác dụng của 
việc vận dụng 
kết hợp các thao 
tác nghị luận 
trong đoạn văn, 
bài văn nghị 
luận 
Lấy được ví dụ 
các đoạn văn có 
có sử dụng thao 
tác chính là phân 
tích hoặc so 
sánh; bác bỏ 
hoặc bình luận 
- Lấy được ví dụ 
tiêu biểu về đoạn 
văn, bài văn có 
sử dụng kết hợp 
các thao tác lập 
luận giải thích, 
chứng minh, 
phân tích, so 
sánh, bác bỏ, 
bình luận 
- Phân tích, so 
sánh, đánh giá 
được các vấn đề 
văn học, đời 
sống. 
- Viết các đoạn văn 
phát triển ý cho 
trước, có sử dụng 
thao tác chính là phân 
tích hoặc so sánh; bác 
bỏ hay bình luận 
- Vận dụng kết hợp 
các thao tác lập luận 
để viết đoạn văn phát 
triển ý cho trước 
- Vận dụng kết hợp 
các thao tác lập luận 
để viết bài văn nghị 
luận văn học, nghị 
luận xã hội. 
- Vận dụng các thao 
tác lập luận để trình 
bày, tranh luận, phản 
bác 
- Vận dụng hiểu biết 
về các thao tác lập 
luận để xây dựng dự 
án nghiên cứu khoa 
học. 
 36
nghị luận trong 
văn nghị luận 
- Bình luận văn học; 
Bình luận xã hội; 
tham gia diễn thuyết 
trước lớp, trường,. 
- Sưu tầm các tác 
phẩm văn nghị luận, 
chính luận. 
C. CÂU HỎI, BÀI TẬP 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao_cua_hoc_sinh_t.pdf