SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua hoạt động nhóm

SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua hoạt động nhóm

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

*Tình trạng của giải pháp đã biết:

Hiện nay, trên tinh thần đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của

học sinh, rất nhiều giáo viên đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học.

Trong quá trình tham gia thảo luận nhóm, học sinh học được tính hòa

nhập, chia sẻ để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chủ động. Học sinh biết chia

sẻ công việc một cách bình đẳng, biết cách giao việc cho nhau và có trách nhiệm đối

với công việc của mình cũng như cả nhóm. Đồng thời, thông qua hoạt động thảo luận

nhóm sẽ tập cho các em kĩ năng làm việc theo nhóm, giúp các em tự tin hơn, có kinh

nghiệm trong quản lí, tổ chức làm việc theo nhóm, đặc biệt là tính năng động. Bên

cạnh đó, thảo luận nhóm còn kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm, cải

thiện mối quan hệ thầy- trò (thầy nói - trò nghe). Từ đó, giáo viên có được thông tin

phản hồi từ học sinh, đồng thời tăng cường mối giao cảm thầy trò, khiến cho giờ học2

trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào

giảng dạy ở trường tiểu học là phù hợp với xu thế chung về đổi mới phương pháp dạy

học mà ngành giáo dục nước ta đã đề ra.

Thế nhưng trong thực tiễn vì giáo viên chưa chú ý về kỹ năng và phương pháp

tổ chức nên vẫn chưa phát huy hết được hiệu quả của phương pháp này. Có nhiều giáo

viên sử dụng phương pháp này còn mang tính “hình thức”, bởi vì rất nhiều lí do khác

nhau. Lí do có thể xuất phát từ giáo viên, từ học sinh, cũng có thể từ cơ sở vật chất .

Từ những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu.

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 3619Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua hoạt động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sự nhàm chán cho học sinh khi tham gia các hoạt động 
học tập thì ta nên vận dụng kết hợp nhiều phương pháp trong cùng một tiết học. Ngoài 
ra chúng ta cần phải đổi mới bản thân phương pháp đó : Đối với phương pháp thảo 
luận nhóm chúng ta nên sử dụng nhiều hình thức chia nhóm khác nhau để gây được sự 
hứng thú cho học sinh trong học tập ta có thể chia nhóm ngẫu nhiên hoặc cố định. 
Thông thường giáo viên thường chia nhóm theo tổ để đỡ tốn thời gian di 
chuyển. Điều đó cũng thuận lợi đối với những tiết có nội dung dài. Thế nhưng cứ chia 
nhóm mãi như thế sẽ gây ra sự nhàm chán cho học sinh. Từ sự nhàm chán sẽ dẫn đến 
hoạt động nhóm không tích cực. 
Trong qua trình dạy học tôi cũng thường xuyên sử dụng phương pháp thảo luận 
nhóm. Ở những tiết khác nhau, tôi đã sử dụng các cách chia nhóm khác nhau để tránh 
sự nhàm chán cho học sinh. Tôi xin được giới thiệu một vài cách chia nhóm sau: 
 Gọi số: 
Nếu cần chia lớp làm 4 nhóm thì giáo viên sẽ cho các em đếm lần lượt từ 1 đến 
4 (theo hàng ngang hoặc dọc) sau đó yêu cầu những em có cùng số ngồi thành 1 nhóm 
 Chia theo biểu tượng : 
- Giáo viên chuẩn bị một số biểu tượng (ví dụ: cam, lê, táo  thỏ, mèo, cá ) 
cùng với sĩ số học sinh. 
- Cho học sinh bốc thăm (tổ trưởng các tổ đem đến cho bạn bốc thăm). 
- Những học sinh có cùng biểu tượng ngồi cùng một nhóm. 
Với cách chia nhóm này học sinh sẽ cảm thấy thoải mái vui vẻ. 
 Chia nhóm theo màu sắc : 
Giáo viên phát cho mỗi em 1 mảnh giấy màu. Sau đó, giáo viên cho học sinh có 
phiếu cùng màu ngồi với nhau (nhóm cùng màu) hoặc cho học sinh có phiếu khác màu 
ngồi cùng với nhau (nhóm khác màu). 
 4
 Chia nhóm theo số: 
Giáo viên có sẵn những thẻ số theo sĩ số học sinh. Ví dụ lớp có 42 em thì làm 
các thẻ số từ 1 đến 42. Phát cho mỗi em một thẻ ngẫu nhiên. Muốn chia lớp thành 7 
nhóm thì giáo viên yêu cầu 6 số gộp thành một nhóm. Giáo viên ấn định sẵn vị trí của 
các nhóm. 
Ví dụ: 
Sau khi có lệnh họp nhóm các em sẽ chạy đến vị trí của nhóm mình. 
Hoặc: Lớp có 42 học sinh, giáo viên muốn chia lớp thành 7 nhóm thì giáo viên yêu cầu 
điểm số từ 1- 6 lần lượt đến hết. Giáo viên ấn định sẵn vị trí của các nhóm. Các em có 
số 1 vào nhóm 1, số 2 vào nhóm 2,tương tự đến nhóm 7. 
 Chia nhóm đôi: 
- Giáo viên dùng ký hiệu (N2 ) 2 em ngồi cạnh nhau sẽ thảo luận yêu cầu giáo 
viên đề ra. 
- Cách chia nhóm này rất thuận lợi có ưu điểm là đỡ tốn thời gian cho học sinh 
di chuyển. 
 Tùy theo nội dung bài ta có thể thành lập nhóm xuất phát hoặc nhóm 
chuyên sâu. 
- Nhóm xuất phát: Là nhóm gồm những học sinh có trách nhiệm cùng nhau tìm 
hiểu 1 vấn đề, 1 số thông tin đầy đủ, trong đó mỗi học sinh có trách nhiệm thu thập 1 
phần của thông tin. 
Ví dụ: giáo viên cho học sinh quan sát nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong 
hình : 
Học sinh A Cây Mít 
Học sinh B Cây Sả. 
Học sinh C Cây Thanh Long 
Học sinh D Cây Dừa 
- Nhóm chuyên sâu là nhóm gồm những học sinh có nhiệm vụ nắm vững phần 
thông tin ở nhóm xuất phát. 
Như vậy 1 học sinh sẽ nhận nhiệm vụ từ nhóm xuất phát đến nhóm chuyên sâu trao 
đổi, thảo luận thu thập thông tin, rồi trở lại nhóm xuất phát để truyền đạt lại thông tin 
cho cả nhóm. 
Dù chia nhóm theo kiểu nào thì điều giáo viên đặc biệt chú ý là số lượng không 
quá đông vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thảo luận. 
5.2.2. Phân công trách nhiệm trong nhóm và phương tiện hỗ trợ 
Bên cạnh việc chia nhóm sinh động, ngẫu nhiên thì cách tổ chức nhóm giáo 
viên cần lưu ý. Bởi vì tổ chức không khéo thì sẽ không đạt được kết quả như mình 
mong muốn. Mỗi em trong nhóm đều phải có trách nhiệm trong nhóm mình. Việc 
phân công trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm là do chính nhóm đó đề xuất và 
thống nhất. Trong nhóm phải xác định các thành phần: nhóm trưởng, thư kí, báo cáo 
viên, các thành viên của nhóm. 
1 – 6 7 - 12 13 - 18 19 - 24 25 - 30 31 -36 37 - 42 
 5
+ Trưởng nhóm : quản lí, chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động. 
+ Thư kí : Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất. 
+ Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm. 
+ Người theo dõi về thời gian. 
Trách nhiệm này không phải cố định mà phải được thay đổi luân phiên sau mỗi 
lần sinh hoạt nhóm hoặc định kỳ do giáo viên hoặc tổ quy định. Nghĩa là mỗi thành 
viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo cáo viên. 
Để tránh tình trạng một em luôn làm một nhiệm vụ, không phát huy được tính 
tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần cho học sinh thay phiên đóng vai các 
thành phần trên. Có như vậy năng lực cá nhân mỗi học sinh sẽ được phát huy. 
Bên cạnh xác định thành phần của nhóm, phương tiện dạy học cũng hỗ trợ tích 
cực cho hoạt động nhóm. Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ những phương tiện phục vụ 
cho hoạt động nhóm. Những phương tiện cần thiết như phiếu học tập, tranh ảnh, vật 
thật  Đối với phiếu giao việc cần rõ ràng, ngắn gọn để học sinh dễ hiểu. Đối với học 
sinh tiểu học kỹ năng ghi chép còn chậm cho nên vai trò của thư ký cũng khá quan 
trọng. Một trong những lí do dẫn đến nhóm làm việc không đủ thời gian cho thảo luận 
nhóm đó là thư kí ghi chậm. Vì những lí do trên giáo viên cần phải hướng dẫn cách ghi 
như thế nào cho ngắn gọn đầy đủ. 
 Ví dụ: Với yêu cầu “Hãy quan sát các hình vẽ trong sách giáo khoa trang 26, 27, 
bạn hãy viết tên các đồ dùng” (Đồ dùng trong gia đình – TNXH lớp 2) Nếu giáo viên 
để các em tự ghi sẽ dẫn đến tình trạng viết dài, lủng củng không rõ ràng, tốn thời gian. 
Khi dạy bài này tôi phát cho mỗi nhóm 1 phiếu giao việc: 
 Bằng gỗ Bằng sứ hoặc thủy tinh Bằng nhựa 
(chất dẻo) 
Sử dụng điện 
Theo cách này tôi nhận thấy các em làm việc rất hiệu quả, ghi chép nhanh, trình 
bày lại khoa học. 
5.2.3. Nội dung và thời gian thảo luận 
a. Nội dung: 
Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên hiểu 
rõ về nhiệm vụ cụ thể của tổ mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu; nếu cần 
giáo viên có thể giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm, kiểm tra thử một vài 
thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ được giao hay chưa. Giáo viên cần gợi 
 6
ý cho các nhóm để các bạn lâu nay ít được phát biểu, ít được đề đạt ý kiến của mình có 
quyền đưa ra câu trả lời trước nhất. 
Chọn nội dung hoạt động nhóm thường là nội dung có nhiều ý, nội dung trọng 
tâm, có tính tư duy, học sinh ở mức đạt chuẩn, dưới chuẩn khó giải quyết. Cần đưa ra 
những câu hỏi mở, nhưng nội dung mà đòi hỏi phải có sự hợp tác của cá nhân, có 
những ý kiến khác nhau để từ đó đi đến thống nhất, kết luận. Có như vậy không khí 
thảo luận của nhóm mới sôi nổi. Tuy nhiên câu hỏi không nên quá khó đối với các em, 
phải vừa sức phù hợp với trình độ học sinh cả nhóm. Có thể dành cho học sinh chưa 
đạt chuẩn những nội dung dễ hơn đơn giản hơn để các em hoàn thành nhiệm vụ của 
mình nhưng vẫn đảm bảo thời gian quy định. Nội dung thảo luận có thể giống hoặc 
khác nhau. 
b. Thời gian: 
Một mặt hạn chế khi chia nhóm ngẫu nhiên là mất thời gian. Để khắc phục 
nhược điểm này giáo viên cần sắp xếp bàn ghế trong phòng học phù hợp, sắp xếp chỗ 
ngồi hợp lý để khi di chuyển đỡ tốn thời gian. 
Bàn ghế cần kê để học sinh ngồi hướng mặt vào nhau tạo sự tập trung, thân 
thiện trong học tập. Cách sắp xếp này khuyến khích học sinh nói với nhau, nhìn và 
nghe được nhau, hợp tác với nhau trong công việc. 
Giữa các nhóm phải có lối đi cho giáo viên và học sinh dễ dàng di chuyển, tạo 
điều kiện thuận lợi cho giáo viên theo dõi và sự hoạt động của các nhóm. 
Ngoài việc sắp xếp bàn ghế GV có thể khuyến khích các em hình thành nhóm 
nhanh (tránh mất thời gian) bằng cách: 
Giáo viên phát cho các nhóm, mỗi nhóm 1 tấm thẻ. Nhóm nào ổn định trước sẽ 
giơ sao lên. Giáo viên tuyên dương nhóm ấy. Vì đặc điểm của học sinh là thích được 
khen cho nên em nào cũng cố gắng khẩn trương hình thành nhóm. Áp dụng biện pháp 
này tôi nhận thấy việc hình thành nhóm đạt hiệu quả, khắc phục được tình trạng học 
sinh lê mề, chậm chạp gây mất thời gian. 
Trong hoạt động nhóm cần quy định thời gian cụ thể. Tuyên dương kịp thời 
những nhóm hoàn thành nhiệm vụ mà vẫn đảm bảo thời gian. Động viên kịp thời 
những nhóm làm chậm, giúp đỡ uốn nắn kịp thời nhất là những học sinh nhút nhát, tự 
ti. 
 Thời gian thảo luận có thể căn cứ vào nội dung thảo luận cũng như đặc điểm 
lớp học. 
5.2.4. Chú trọng vai trò của học sinh đặc biệt là nhóm trưởng 
Học sinh thảo luận nhỏ đủ nghe trong nhóm, không cãi và ồn ào, đi lại trong 
lớp, khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận nhanh chóng quay về vị trí và tiếp tục chú 
ý theo dõi để tiếp thu kiến thức hoặc bổ sung thêm ý kiến 
Trước khi thảo luận nhóm về một vấn đề (một nội dung cần phân tích, giải 
thích) nên cho mỗi cá nhân trong nhóm tự ghi ý kiến riêng vào giấy nháp riêng rồi 
đưa ra thảo luận thống nhất ý kiến đúng. 
 7
Khi có lệnh thảo luận phải nhanh chóng vào vị trí, phải biết dựa vào sách giáo 
khoa, kiến thức cũ đã học, biểu đồ, bài tập, câu hỏi để bàn bạc thảo luận. 
Các thành viên trong nhóm phải chủ động chất vấn, đặt câu hỏi nghi vấn, phản 
biện với nhóm để tìm hiểu sâu sắc cặn kẽ mọi vấn đề thảo luận. 
Nhóm trưởng phải là người chuẩn bị nội dung: Phải xác định đúng mục tiêu của 
phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu và cung cấp tài 
liệu cho từng thành viên, phân công nhiệm vụ cho từng người và bố trí chỗ ngồi các 
thành viên cho hợp lý để các thành viên trình bày nội dung của mình. 
 Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm bằng cách 
tạo một bầu không khí vào đề một cách sinh động, chân tình và thật sự thoải mái. 
 Trong buổi thảo luận: Người nhóm trưởng phải điều động được tất cả 
các thành viên tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng 
nghe, khuyến khích các người rụt rè, ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi và 
quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo luận. Khai thác nội dung 
bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn 
trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo 
luận. 
Nói chung, nhóm trưởng là người quan trọng, để lựa chọn một học viên làm 
nhóm trưởng thì người dạy phải biết quan sát thái độ và cách làm việc của từng HS để 
lựa chọn. Như vậy, nhóm trưởng là người đạo diễn, điều khiển buổi thảo luận của 
nhóm,... phải thể hiện tốt vai trò của mình để kích thích các thành viên hoạt động 
nhưng không phải nhóm trưởng là người quyết định thành công cho việc thảo luận của 
nhóm. 
 Ở nhiều trường hợp nhưng không phải là tất cả, trong nhóm cần có một người 
ghi biên bản, ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước cả lớp. 
Nhóm trưởng phải tôn trọng tất cả các ý kiến của các thành viên trong nhóm, 
phải làm sao (giảng giải, phân tích) cho các học sinh khác trong nhóm hiểu được 
vấn đề và có thể thay mặt nhóm lên trình bày trước lớp. 
Học sinh cần được luân phiên nhau làm “trưởng nhóm” và “thư kí”, luân phiên 
nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
5.2.5. Vai trò của giáo viên 
 Giáo viên là người chủ đạo, phải biết giao việc cho nhóm và cho từng thành 
viên trong nhóm. Có như vậy từng học sinh mới hiểu được nhiệm vụ của mình cần 
làm. Khi mỗi học sinh hiểu được nhiệm vụ cụ thể các em sẽ tham gia thảo luận tích 
cực hơn. 
 Cần đưa ra quy định cụ thể trong khi thảo luận: Người nói phải có người nghe, 
phải bàn bạc trao đổi, nhóm trưởng kết luận, thư kí ghi. 
Giáo viên cần hướng dẫn hoạt động cho từng học sinh thông qua nhóm. Giao 
việc tỉ mỉ, rõ ràng cho nhóm và cho từng cá nhân. Học sinh chưa đạt chuẩn có hoàn 
cảnh khó khăn cần quan tâm đặc biệt. Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo 
 8
viên theo dõi tổng quát, phát hiện và hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời uốn nắn, 
điều chỉnh những lệch lạc của học sinh. Giáo viên phải hạn chế đến mức thấp nhất việc 
nói của mình trong khi các em đang hoạt động nhóm. Nếu cần, giáo viên cho cả lớp 
dừng lại để tập trung chú ý nghe giáo viên hướng dẫn thêm. Trong quá trình quan sát 
các nhóm làm việc, người giáo viên phải phát hiện các sai lầm mà các nhóm mắc phải 
khi tham gia nhóm, những sai lầm mang tính điển hình và chưa được sửa chữa để cuối 
phần thảo luận nhóm giáo viên có nhận xét, góp ý. Ngoài những vấn đề mà các thành 
viên nhóm thảo luận tổng kết để báo cáo thì giáo viên phải đặt thêm những câu hỏi bổ 
sung để phát huy tính tích cực hoạt động của nhóm (câu hỏi này không phải chỉ dành 
cho nhóm trưởng trả lời mà là các nhóm viên có liên quan). 
 Đối với những nhóm chưa thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tích cực, 
giáo viên đến gần và cùng tham gia, làm mẫu cho học sinh. Khi học sinh gặp khó 
khăn, giáo viên đưa ra những gợi ý cần thiết như liên hệ những kiến thức đang trao đổi 
với những kiến thức học sinh đã được học, tạo ra mối quan hệ giữa kiến thức mới và 
những kiến thức học sinh đã biết, đã trải nghiệm. 
Giáo viên cần chú ý quan tâm đến hoạt động của các học sinh thụ động trong 
nhóm, đặc biệt là trong quá trình các em tự học, giúp các em hiểu bài để các em tự tin 
hơn khi trao đổi với bạn cùng bàn và với nhóm. Với các học sinh tích cực, giúp các em 
khắc sâu và mở rộng kiến thức bằng những câu hỏi phụ nhằm định hướng cho các em 
nâng cao kiến thức. 
Cần khuyến khích các em chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau đề xuất thắc 
mắc hỏi khi chưa thấy thật hiểu về một vấn đề nào đó. Để làm được điều đó giáo viên 
cần tuyên dương kịp thời những học sinh giúp đỡ bạn trong thảo luận, cùng những học 
sinh đưa ra câu hỏi mang tính sang tạo. Khuyến khích các em cùng tham gia để mỗi 
người đều đưa ra ý kiến. Biết lắng nghe ý kiến của nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành 
nhiệm vụ. Mọi người cảm thấy thoải mái khi phân tích và nói một cách chân thành 
những điều mình suy nghĩ. Để làm được điều đó thì sau mỗi lần hoạt động nhóm giáo 
viên cho các em nhận xét về thái độ hợp tác của nhóm. Từ đó có hướng điều chỉnh phù 
hợp. 
 Điều chúng ta cần chú ý là cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kết quả 
thảo luận là kết quả chung của cả nhóm, là sự đóng góp tích cực của các thành viên. 
Dù các em thảo luận thành công hay không thì giáo viên cũng cần có một nhận xét 
mang tính tích cực. Trân trọng mọi ý kiến của các em. Động viên, khuyến khích các 
em làm tốt hơn đừng tạo áp lực cho các em. Điều đó sẽ giúp các em cảm thấy mạnh 
dạn, tự tin hơn ở các bước tiếp theo. Giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà nhóm đã 
trình bày một lần nữa khẳng định lại ý kiến của nhóm để nhóm cần bổ sung ý kiến hay 
không. Nhấn mạnh các khái niệm, các ý quan trọng của bài học. Giáo viên tóm tắt, 
tổng hợp, liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự để nêu bật được nội 
dung bài học. 
 Để khắc phục tình trạng học sinh trong nhóm chỉ biết rõ nội dung của nhóm, 
không quan tâm đến nội dung các nhóm khác. Giáo viên cần tổ chức cho các nhóm 
 9
đánh giá lẫn nhau. Nhận xét bổ sung cho nhóm bạn, nêu lại những gì nhóm bạn đã 
trình bày. Từ đó các em sẽ phải quan tâm đến những vấn đề của nhóm bạn. 
 Một yêu cầu đặt ra cho giáo viên ở hầu hết các phương pháp là phải linh động, 
kịp thời, xử lí phù hợp những tình huống xảy ra ngoài dự kiến để tiết học đảm bảo 
được mục tiêu và thời gian qui định. 
Thảo luận nhóm có những em chưa tích cực hoạt động. Biện pháp tôi đã áp 
dụng để giúp các em tích cực hơn trong môn Tập đọc như sau: Thông thường trong 
phần luyện đọc có phần “Đọc đoạn trong nhóm” Ở phần này tôi thường cho các em 
đọc nhóm 2 hoặc 3 trong vòng 2 hoặc 3 phút (Tùy theo nội dung bài). Ban đầu quan 
sát tôi nhận thấy có những nhóm học sinh đọc nhanh, xong các em ngồi chơi. Trong 
khi đó nhóm học sinh chưa đạt chuẩn vẫn còn đọc.Tôi đã đặt ra yêu cầu: Nhóm nào 
đọc được bao nhiêu lượt thì bỏ vào hộp giấy bấy nhiêu hạt đậu (GV phát sẵn cho học 
sinh- các em tự giữ). Sau khi thảo luận giáo viên kiểm tra xem nhóm nào đọc được 
nhiều lượt hơn sẽ được tuyên dương. Với cách này em nào cũng hăng hái đọc không 
có tình trạng ngồi chơi. Nhưng lưu ý có trường hợp học sinh đọc bỏ quãng để tính cho 
nhiều lượt. Thỉnh thoảng giáo viên kiểm tra bằng cách gọi nhóm đọc nhiều lượt đọc 
trước lớp để kiểm tra tốc độ đọc xem có phù hợp với số lượt đọc mà các em báo cáo 
không. Giáo viên cần nhắc nhở các em, khi các em báo cáo chưa đúng thực trạng. 
Để thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên phải lưu ý rèn một số kĩ năng 
cơ bản sau đây: 
- Kĩ năng giao tiếp, tương tác trẻ với trẻ. 
+ Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng. 
+ Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác. 
+ Biết ngắt lời một cách hợp lí. 
+ Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối. 
+ Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục. 
- Kĩ năng tạo môi trường hợp tác: Đây là sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết giữa các 
thành viên. 
- Kĩ năng xây dựng niềm tin: Đây là kỹ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng 
học sinh có khó khăn về học. 
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Đây là kỹ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ 
dễ gây mất lòng nhau .Vì thế, trong thảo luận cần tránh những từ ngữ như đúng, sai mà 
cần thay vào đó những cụm từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lí hơn 
5.2.6. Trình bày kết quả thảo luận 
Giáo viên có thể thay đổi vị trí trình bày. Không nhất thiết lúc nào các em cũng 
lên bục giảng trình bày. Có thể chọn 4 bức tường làm địa điểm cho các nhóm trưng 
bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
 10
Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóng 
vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ tocó thể do một người thay mặt nhóm trình bày, có thể 
nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau. 
Trước khi cho đại diện nhóm trình bày, giáo viên cần nêu lại vấn đề để cả lớp 
tập trung lắng nghe. Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến khích các 
em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhóm bạn vừa trình bày. 
Cao hơn nữa là tập cho học sinh đặt vấn đề, nêu câu hỏi tạo tình huống phản biện. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luân phiên thay đổi báo cáo viên trong nhóm. 
Ban đầu, những học sinh có năng lực trình bày lưu loát sẽ báo cáo kết quả, sau đó luân 
chuyển để em nào cũng được trình bày, nhằm rèn cho các em năng lực trình bày trước 
đám đông, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. 
Để báo cáo viên có thể trình bày rõ kết quả làm việc của nhóm, nhóm phải tổ 
chức tập huấn trước, khi đó các em sẽ đưa ra các tình huống giả định khi nhóm bạn 
phát biểu ý kiến để chuẩn bị các phương án tranh luận góp ý. Giáo viên cần dự kiến 
trước các tình huống trả lời của học sinh để có thể xử lí tốt các kết luận. 
Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. 
Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho 
những hoạt động sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có: Tinh thần thái độ làm 
việc của các thành viên trong quá trình thảo luận; Kết quả thực hiện nhiệm vụ được 
giao; Kĩ năng trình bày kết quả hoặc giải thích chất vấn trước lớp; Sự luân phiên vai 
trò của thành viên trong nhóm. 
5.2.7. Một số kĩ thuật cơ bản của phương pháp dạy học thảo luận nhóm 
Trong dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần phối hợp một số kĩ 
thuật dạy học như: trình bày 1 phút, viết tích cực, nghe tích cực, các mảnh ghép, khăn 
trải bàn, chúng em biết 3Sự linh hoạt, phối hợp nhuần nhuyễn các kĩ thuật dạy học 
góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh nhằm nâng cao hiệu 
quả giảng dạy. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Các biện pháp này có thể áp dụng cho các môn học ở các lớp trong bậc tiểu học 
và các lớp học ở bậc học cao hơn. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Lớp học với sĩ số 30-42 học sinh, bàn ghế rời hai chỗ ngồi, giáo viên nắm vững 
các phương pháp dạy học tích cực, học sinh được học nhóm thường xuyên. 
8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 
a. Kết quả đạt được: 
 11
a/ Kết 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao_cua_hoc_sinh_t.pdf