SKKN Phát huy năng lực chủ động sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Địa lí thông qua một số phương pháp dạy học tích cực tại Trường THPT Nghi Lộc 2

SKKN Phát huy năng lực chủ động sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Địa lí thông qua một số phương pháp dạy học tích cực tại Trường THPT Nghi Lộc 2

Một số điểm lưu ý khi sử dụng phương pháp thực địa có hiệu quả thực địa GV đảm bảo những điều kiện sau:

 - GV phải thành thạo các nguyên tắc, yêu cầu, kĩ thuật hướng dẫn HS quan sát, khảo sát, điều tra, phỏng vấn.

 - GV cần xây dựng kế hoạch thực địa chi tiết, đầy đủ (không gian, thời gian và nội dung nghiên cứu).

 - GV cần hiểu rõ nơi sẽ tổ chức thực địa

 - Nơi thực địa phải an toàn, không có cảnh báo nguy hiểm.

 - HS cần có đủ sức khỏe tham gia thực địa

 - Phụ huynh HS phải đồng ý cho HS tham gia thực địa

 - Nhà trường phải đồng ý cho GV tổ thực địa

 Ví dụ: khi dạy chủ đề Địa lí Công nghiệp (Địa lí 12), Chương trình giáo dục môn Địa lí cơ bản có yêu cầu cần đạt: Phân tích được tình hình phát triển phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm, một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp GV nên sử dụng PP điều tra bởi vì:

 Phương pháp điều tra đáp ứng việc hình thành phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học địa lí (biểu hiện: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian) và Tìm hiểu địa lí (Sử dụng các công cụ của Địa lí học); đáp ứng yêu cầu cần đạt: Phân tích được tình hình phát triển phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm, một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tại địa phương.

 

docx 50 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy năng lực chủ động sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Địa lí thông qua một số phương pháp dạy học tích cực tại Trường THPT Nghi Lộc 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch phải xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. 
- Giai đoạn 3: Thực hiện dự án.
+ Thời gian: 1 tuần
+ Địa điểm: Học sinh tự lựa chọn
Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã đề ra.
+ Thu thập thông tin: Học sinh có thể thu thập, tìm kiếm thông tin, bản đồ, tranh ảnh, video clip qua sách, báo, internet...
+ Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng tới làm rõ các vấn đề đã đặt ra trong đề cương, kế hoạch nghiên cứu.
+ Hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị bài trình bày trước lớp.
Giai đoạn 4: Báo cáo, trình bày sản phẩm dự án và đánh giá.
- Thời lượng : 1 tiết
- Địa điểm : tại lớp học
Giới thiệu, trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm của nhóm trước lớp. Sản phẩm là bản báo cáo kết quả nghiên cứu và bài thuyết trình của nhóm. Khuyến khích học sinh trình bày một cách sáng tạo để phát triển các năng lực của các em.
+ Mỗi nhóm cử đại diện lên báo cáo sản phẩm về tiểu chủ đề của nhóm. Các nhóm còn lại lắng nghe, phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn.
+ Giáo viên chốt lại nội dung quan trọng tương ứng với nội dung của mỗi nhóm.
+ Học sinh chủ động ghi lại nội dung chính của chủ đề.
 Ví dụ 2 : Chương trình địa lí lớp 12, có thể tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ theo dạy học dự án Trong chuyên đề “Thiên tai và biện pháp phòng chống” (Địa lí lớp 12, , Chương trình giáo dục môn Địa lí 2018), 
PP dạy học dựa trên dự án đáp ứng các YCCĐ trong chuyên đề này.
 - HS dễ dàng thu thập dữ liệu và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam.
GV có thể vận dụng PP dạy học dựa trên dự án theo các giai đoạn như sau:
 - Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án: GV đề xuất dự án học tập: Tìm hiểu thiên tai và biện pháp phòng chống để đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình.
+ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS, cụ thể:
Nhóm 1: Trình bày được quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân, phân loại thiên 
tai.
Nhóm 2: Trình bày được một số thiên tai và nơi thường xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, các thiên tai khác); phân tích được nguyên nhân, hậu quả của mỗi loại và xác định được các biện pháp phòng chống.
Nhóm 3: Liên hệ, tìm hiểu được về một thiên tai cụ thể tại địa phương (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp).
Nhóm 4: Thu thập được tranh ảnh, số liệu, video clip,... để trưng bày một số chủ đề về thiên tai ở nước ta.
Nhóm 5: Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng về thiên tai và các biện pháp phòng chống.
+ Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc: xác định mục đích của chuyến khảo sát; lựa chọn địa điểm khảo sát mang tính điển hình; dự kiến công việc và xác định phương pháp tiến hành.
 Giai đoạn 2: Thực hiện dự án: HS làm việc nhóm theo kế hoạch:
+ Thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau (nhất là với nhóm 1, 2 và 4).
+ Khảo sát thực tế và tìm hiểu được về một thiên tai cụ thể tại địa phương (đối với nhóm 3).
+ Tập hợp dữ liệu để viết báo cáo.
Giai đoạn 3: Đánh giá dự án
 + HS báo cáo sản phẩm trước lớp, GV và các nhóm khác đặt vấn đề trao đổi thêm với nhóm tác giả.
 + Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm. GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm.
 Như vậy qua hai ví dụ với dạy học dựa trên dự án đã đáp ứng các yêu câu cần đạt khi dạy chuyên đề Thiên tai và biện pháp phòng chống. Qua ví dụ trên có thể thấy, HS sẽ hình thành được thành phần năng lực: Nhận thức khoa học địa lí (cụ thể là Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí), Tìm hiểu địa lí (cụ thể là Khai thác Internet phục vụ môn học), Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học (cụ thể là Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn), và từ đó góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực chủ động , sáng tạo từ người học.
3.3. Phương pháp trực quan
 Quan niệm Dạy học trực quan là cách thức mà GV sử dụng những PTTQ làm công cụ hỗ trợ HS hình thành năng lực và phẩm chất.
Phương tiện trực quan là tất cả những phương tiện được sử dụng trong quá trình dạy học giúp chuyển biến nội dung hình thành mục tiêu dạy học.
 Trong dạy học địa lí, GV sử dụng các phương tiện trực quan để tổ chức hoạt động học tập nhằm hình thành các biểu tượng cụ thể về sự vật, hiện tượng địa lí, hình thành khái niệm địa lí thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của người học. Nhờ vậy, học sinh có thể nhận diện các khái niệm, giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí, các mối quan hệ nhân quả địa lí một cách chính xác và đầy đủ.
 Là việc giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt được hiệu quả cao.
 * Cách tiến hành
 - Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt và mục đích của việc sử dụng PP dạy học trực quan.
GV dựa vào yêu cầu cần đạt của chủ đề đã được quy định trong chương trình môn học . Bên cạnh đó GV cần xác định rõ mục đích của việc sử dụng PTTQ là để hướng dẫn HS khai thác tri thức, chứ không đơn thuần chỉ dùng PTTQ để minh họa cho bài giảng của GV.
 Bước 2: GV lựa chọn loại phương tiện trực quan phù hợp với yêu cầu cần đạt.
Với mỗi yêu cầu cần đạt bất kì, có thể có một hoặc nhiều PTTQ phù hợp. Do đó, GV cần căn cứ thêm vào tình hình thực tế của trường, địa phương và khả năng của bản thân và của HS để đưa ra lựa chọn PTTQ thích hợp nhất.
 - Bước 3: Định hướng nội dung cần khai thác từ PTTQ.
Một PTTQ có thể bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có nội dung phù hợp yêu cầu cần đạt nhưng cũng có nội dung không hoặc ít có liên quan. Do đó, GV cần định hướng cho HS tập trung vào các nội dung theo yêu cầu cần đạt, đảm bảo việc khai thác tri thức từ PTTQ đạt hiệu quả cao.
 - Bước 4: Tổ chức hoạt động cho học sinh khai thác tri thức từ PTTQ.
Khi thực hiện, GV cần hướng dẫn để HS phân tích làm rõ được các nội dung mà PTTQ ấy muốn biểu đạt. Từ đó, GV có thể đặt các câu hỏi gợi mở để HS trả lời, nhận xét và dần dần đạt được phẩm chất và năng lực như dự kiến ban đầu
Lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan.
 + Lựa chọn PP dạy học trực quan phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học, sử dụng đúng thời điểm và đủ mức độ.
 + Phối hợp linh hoạt các phương tiện trực quan và phối hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác để phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh.
 + Khi nêu ra các tài liệu trực quan cần phải phân tích, giảng giải và rút ra kết
 luận một cách chính xác.
 + Tránh hình thành ở học sinh phương pháp tư duy máy móc.
 + Kết hợp phương pháp trực quan với các phương pháp khác
Một số hình thức của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn Đia lí.
 + Sơ đồ, bản đồ, bảng biểu, tranh ảnh, phim video, số liệu thống kê.
 + Màn hình, máy chiếu.
 + Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
 + Có thể tổ chức tham quan dã ngoại (nếu có điều kiện) trong tiết thực hành ngoại khóa..
 - Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bản đồ nó có tác dụng hệ thống hóa kiến thức, nắm kiến thức bài giảng tổng quát, khái quát.
 Tranh ảnh, phim video: Là hình ảnh trực quan gây nhiều ấn tượng sâu sắc, tạo ra trạng thái tâm lý tiếp thu nhẹ nhàng, thoải mái, không gây áp lực, ngược lại gây được sự hứng thú, tư duy cho học sinh.. Tất nhiên việc sử dụng tranh ảnh, phim video phải có chọn lọc. Vì tranh ảnh, phim video minh họa đúng nội dung và có tác dụng tốt. Song tranh ảnh nếu thiếu sự chọn lọc sẽ có tác hại xấu.
 Ví dụ khi dạy địa lí 11 Trong chủ đề Hợp chúng quốc Hoa Kì (lớp 11, trang 42,43, Chương trình giáo dục môn Địa lí cơ bản ) có yêu cầu cần đạt: Trình bày được sự phân bố của ngành công nghiệp Hoa Kì. GV nên sử dụng PP dạy học trực quan bởi vì:
 - Phương pháp dạy học trực quan đáp ứng việc hình thành phát triển thành phần NL Nhận thức khoa học địa lí (biểu hiện: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian) và Tìm hiểu địa lí (Sử dụng các công cụ của Địa lí học); đáp ứng yêu cầu cần đạt: Trình bày được sự phân bố của ngành công nghiệp Hoa Kì.
GV có bản đồ công nghiệp Hoa kì để sửdụng. Các bước thực hiện như sau:
 - Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt và mục đích của việc sử dụng phương tiện trực quan.
+ Yêu cầu cần đạt: trình bày được sự phân bố của ngành công nghiệp Hoa Kì.
+ Mục đích của việc sử dụng phương tiện trực quan: hướng dẫn học sinh khai thác tri thức mới từ lược đồ.
 - Bước 2: GV lựa chọn lược đồ “Các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì” để dạy học.
 Hình 6.7. Các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì
 Bước 3: Định hướng nội dung cần khai thác từ lược đồ: HS cần khai thác được những nội dung sau:
+ Các vùng công nghiệp của Hoa Kì: 3 vùng
+ Quy mô và cơ cấu các ngành công nghiệp của Hoa Kì ở 3 vùng
- Bước 4: Tổ chức hoạt động cho học sinh khai thác tri thức từ phương tiện trực quan.
+ Trước hết cần hướng dẫn HS phân biệt 3 vùng công nghiệp của Hoa Kì dựa vào nền màu trên lược đồ.
+ Yêu cầu HS so sánh về số lượng, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm ở 3 vùng công nghiệp Hoa Kì.
+ Từ kết quả so sánh, yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm phân bố công nghiệp của Hoa Kì.
Như vậy, phương pháp dạy học trực quan đã đáp ứng yêu cầu cần đạt: Trình bày được sự phân bố của ngành công nghiệp Hoa Kì. Sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong ví dụ trên, HS sẽ hình thành, phát triển được thành phần năng lực Nhận thức khoa học địa lí và Tìm hiểu địa lí . Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực chủ động , sáng tạo từ người học thông qua các thao tác khai thác các tri thức từ phương tiện trực quan.
 3.4. Phương pháp dạy học trên thực địa.
 Thực địa là phương pháp dạy học trong 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_huy_nang_luc_chu_dong_sang_tao_va_nang_luc_giai_qu.docx