Xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội quy trong công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Yêu cầu các khối lớp thực hiện nghiêm túc quy định vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ theo đúng quy định của ngành hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Có kiểm tra đột xuất và định kỳ. Qua đó động viên, khen gợi các giáo viên thực hiện tốt, đôn đốc nhắc nhở các giáo viên còn thực hiện chưa tốt cần khắc phục ngay. Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn chín, uống sôi, biết vứt rác đúng nơi quy định.
Yêu cầu Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp với thực tế của địa phương mình: Thực đơn phải cân đối giữa các nhóm chất(chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) đảm bảo số lượng và chất lượng của xuất ăn phù hợp với từng độ tuổi. Thường xuyên thay đổi cách chế biến để kích thích trẻ ăn ngon miệng. Yêu cầu nhà bếp thực hiện đúng quy trình bếp ăn một chiều, thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.
Thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, rút kinh nghiệm từ Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú, các cô tổ nuôi dưỡng, các giáo viên trực tiếp chăm sóc ăn, ngủ cho trẻ về việc chế biến xuất ăn, giờ ăn, công tác vệ sinh, chăm sóc ăn ngủ cho trẻ hàng ngày. Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
Vận động phụ huynh học sinh san lấp khu vườn sau trường tạo vườn rau sạch cho giáo viên và trẻ ăn hàng ngày, vườn cây ăn quả. Khuyến khích cán bộ, giáo viên trồng rau sạch trong trường và cung cấp nguồn rau sạch cho nhà bếp tăng thu nhập cho mỗi cán bộ, giáo viên. Xây khu chăn nuôi tận dụng thức ăn còn dư thừa để tăng gia nhằm cải thiện bữa ăn cho trẻ.
- Về giáo dục :
Thực hiện đúng chương trình quy định của bộ giáo dục và đào tạo ở các độ tuổi, biên chế nhóm, lớp theo đúng điều lệ trường mầm non. Yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên cần thực hiện nhiệm vụ của mình. Chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy. Chỉ đạo Phó Hiệu trưởng lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động chuyên môn, kế hoạch năm, tháng tuần. Sau đó tổ chức sinh hoạt chuyên môn với hội đồng giáo viên thông qua kế hoạch và thống nhất chương trình giảng dạy. Phó Hiệu duyệt kế hoạch bài giảng 2 lần/ tháng xây dựng mạng hoạt động theo từng chủ đề, lên kế hoạch khai thác triệt để nội dung bài dạy. Giáo viên phải xây dựng kế hoạch tuần, hàng ngày.
Mỗi giáo viên đổi mới phương pháp dạy học“ Lấy trẻ làm trung tâm” cô là người hướng dẫn, gợi mở dựa trên hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà đưa ra nội dung bài dạy phù hợp, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Kết quả đã có nhiều tiết dạy hay trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
Ngoài ra yêu cầu đối với giáo viên tăng cường hoạt động ngoài trời, đi dạo đi thăm tạo cho trẻ có cơ hội khám phá tìm tòi và trải nghiệm thực tế. Giúp trẻ mạnh dạn hơn trong cuộc sống, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, trẻ khỏe mạnh.
c và tinh thần của các đồng chí cán bộ, giáo viên cần phải được xác định rõ ràng, được đánh giá một cách nghiêm túc và khách quan. Cử giáo cán bộ, giáo viên đi học tập các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ nhận thức. Thường xuyên quan tâm đến việc phát triển Đảng viên trong chi bộ cơ quan. Tổ chức hội nghị cán bộ công chức triển khai nhiệm vụ năm học của ngành học, của huyện, của Tỉnh. Xây dựng quy chế hoạt động của nhà trường. Phát động các phong trào thi đua trong năm học. Ngoài ra tổ chức công đoàn phát động các phong trào thi đua của công đoàn. Sau mỗi đợt tổ chức có đánh giá xếp loại. Qua đó đánh giá được ý thức học tập, nhận thức của giáo viên. Đưa phần nhận thức tư tưởng chính trị vào đánh giá thi đua. Từ đó mỗi cán bộ, giáo viên có ý thức tinh thần trách nhiệm hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng tập thể nhà trường hoạt động theo “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong đó mỗi cán bộ, giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giải pháp 2: Xây dựng các kế hoạch hoạt động: Căn cứ váo tình hình nhà trường tôi xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, hàng tuần để thực hiện dần các chỉ tiêu, mức phấn đấu. Nội dung của kế hoạch đầy đủ, chi tiết đúng thực tế, đảm bảo được sự phát triển của nhà trường, mang tính khoa học. Triển khai phổ biến kế hoạch giao chỉ tiêu cho từng cán bộ, giáo viên, từng bộ phận. Giúp các bộ phận, tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân, tổ và duyệt kế hoạch đó. Sau khi duyệt kế hoạch tôi phải xem xét nội dung các kế hoạch đó đã đảm bảo chưa cần bổ xung nội dung gì cho kế hoạch đó. Nhất là kế hoạch tổ có tổ chưa sâu tôi đã chỉ ra cho họ hiểu là: hoạt động của tổ chuyên môn cần đi sâu vào nội dung chuyên môn như: Giáo án bài giảng của giáo viên, phương pháp tổ chức các hoạt động, tổ chức chuyên đề Chỉ đạo từng vấn đề, từng công việc, lấy điểm, xây dựng điểm, để lấy kinh nghiệm chỉ đạo chung toàn trường. Xây dựng lớp điểm của từng khối từ đó nhân ra các lớp đại trà. Nhiệm vụ của tôi là tổ chức, chỉ đạo các quá trình thực hiện kế hoạch. Đồng thời thường xuyên kiểm tra đôn đốc, uốn nắn, bổ xung điều chỉnh kế hoạch kịp thời, tạo điều kiện để kế hoạch thực hiện cân đối và toàn diện. Thường xuyên phối hợp với các đoàn thể phát động các đợt thi đua liên tục: 20/11; 22/12; 8/3; 26/3sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nội dung kế hoạch. Hàng tháng họp HĐSP một lần để nhận định, đánh gía công tác tháng trước và triển khai kế hoạch công tác tháng sau, nội dung cuộc họp phải được chuẩn bị trước một cách kỹ càng đánh gía cụ thể từng việc làm của mỗi cán bộ, giáo viên. Công tác tháng sau tôi căn cứ vào nội dung kế hoạch xây dựng để giao nhiệm vụ cho từng cá nhân. Trên cơ sở được bàn bạc và thống nhất và cùng nhau thực hiện. Tổ chức hội nghị cán bộ công chức theo đúng tinh thần công văn hướng dẫn của PGD&ĐT huyện Yên Lạc. Báo cáo kế hoạch của nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể để có sự hỗ trợ đắc lực giúp nhà trường hoàn thành kế hoạch. Như vậy tôi cũng thấy được việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch có ý nghĩa quyết định trong việc biến kế hoạch thành hiện thực. *Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. - Chăm sóc nuôi dưỡng: Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về chăm sóc, nuôi dưỡng cho 100% cán bộ, giáo viên, cô cấp dưỡng trong nhà trường. Cử các đồng chí đó theo học các lớp chế biến dinh dưỡng cho trẻ mầm non do Sở, Phòng tổ chức. Tổ chức hội thi nấu ăn như hội thi “Cô đầu bếp giỏi, nữ công gia chánh” tới tất cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường với nội dung chế biến các món ăn cho trẻ mầm non. Qua hội thi khen thưởng các giáo viên, nhân viên có những món ăn chế biến ngon, phù hợp với trẻ mầm non, đảm bảo chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các món ăn. Chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đề ra các chỉ tiêu cần đạt về số lượng, chất lượng, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Vào đầu năm học, nhà trường họp phụ huynh thống nhất về chế độ ăn cho trẻ. Sau đó mời các nhà cung cấp thực phẩm có uy tín, địa chỉ tin cậy, giá cả hợp lý đến làm hợp đồng cung cấp thực phẩm với nhà trường theo các ngày trong tuần, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Yêu cầu các nhóm, lớp thực hiện tốt chuyên đề Vệ sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm ngay từ đầu năm học để trẻ có thói quen và kỹ năng vệ sinh, biết cách tự phục vụ bản thân. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội quy trong công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Yêu cầu các khối lớp thực hiện nghiêm túc quy định vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ theo đúng quy định của ngành hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Có kiểm tra đột xuất và định kỳ. Qua đó động viên, khen gợi các giáo viên thực hiện tốt, đôn đốc nhắc nhở các giáo viên còn thực hiện chưa tốt cần khắc phục ngay. Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn chín, uống sôi, biết vứt rác đúng nơi quy định. Yêu cầu Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp với thực tế của địa phương mình: Thực đơn phải cân đối giữa các nhóm chất(chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) đảm bảo số lượng và chất lượng của xuất ăn phù hợp với từng độ tuổi. Thường xuyên thay đổi cách chế biến để kích thích trẻ ăn ngon miệng. Yêu cầu nhà bếp thực hiện đúng quy trình bếp ăn một chiều, thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý. Thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, rút kinh nghiệm từ Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú, các cô tổ nuôi dưỡng, các giáo viên trực tiếp chăm sóc ăn, ngủ cho trẻ về việc chế biến xuất ăn, giờ ăn, công tác vệ sinh, chăm sóc ăn ngủ cho trẻ hàng ngày. Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Vận động phụ huynh học sinh san lấp khu vườn sau trường tạo vườn rau sạch cho giáo viên và trẻ ăn hàng ngày, vườn cây ăn quả. Khuyến khích cán bộ, giáo viên trồng rau sạch trong trường và cung cấp nguồn rau sạch cho nhà bếp tăng thu nhập cho mỗi cán bộ, giáo viên. Xây khu chăn nuôi tận dụng thức ăn còn dư thừa để tăng gia nhằm cải thiện bữa ăn cho trẻ. Về giáo dục : Thực hiện đúng chương trình quy định của bộ giáo dục và đào tạo ở các độ tuổi, biên chế nhóm, lớp theo đúng điều lệ trường mầm non. Yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên cần thực hiện nhiệm vụ của mình. Chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy. Chỉ đạo Phó Hiệu trưởng lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động chuyên môn, kế hoạch năm, tháng tuần. Sau đó tổ chức sinh hoạt chuyên môn với hội đồng giáo viên thông qua kế hoạch và thống nhất chương trình giảng dạy. Phó Hiệu duyệt kế hoạch bài giảng 2 lần/ tháng xây dựng mạng hoạt động theo từng chủ đề, lên kế hoạch khai thác triệt để nội dung bài dạy. Giáo viên phải xây dựng kế hoạch tuần, hàng ngày. Mỗi giáo viên đổi mới phương pháp dạy học“ Lấy trẻ làm trung tâm” cô là người hướng dẫn, gợi mở dựa trên hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà đưa ra nội dung bài dạy phù hợp, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Kết quả đã có nhiều tiết dạy hay trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Ngoài ra yêu cầu đối với giáo viên tăng cường hoạt động ngoài trời, đi dạo đi thăm tạo cho trẻ có cơ hội khám phá tìm tòi và trải nghiệm thực tế. Giúp trẻ mạnh dạn hơn trong cuộc sống, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, trẻ khỏe mạnh. *Giải pháp 4: Công tác bồi dưỡng chuyên môn. Tôi luôn xác định công tác bồi dưỡng chuyên môn là một nhiệm vụ trọng tâm cần thiết cho cán bộ, giáo viên. Trên thực tế trình độ giáo viên của nhà trường còn thiếu hụt và điểm yếu của giáo viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp. Các nội dung bồi dưỡng được phân cụ thể cho cán bộ và giáo viên cốt cán truyền đạt và hướng dẫn. Tôi bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung đầu năm học 2017-2018 như sau: Bài 1: Tuyên truyền về đạo đức tấm gương Hồ chí Minh. Bài 2: Một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018. Bài 3: Biện pháp quản lý lớp học trường mầm non đạt hiệu quả. Giao cho 2 đồng chí P.Hiệu trưởng, TTCM bồi dưỡng CNTT và vệ sinh dinh dưỡng ATTP. Các đồng chí cán bộ, giáo viên đã được trao đổi trong khi học tập. Yêu cầu BGH dự giờ đủ theo quy định đối với giáo viên sau khi dự giờ phân tích ngay mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm cần phát huy và chỉnh sửa kịp thời những tồn tại trong tiết dạy trên quan điểm góp ý nhẹ nhàng, tế nhị, tạo bầu không khí thoải mái đối với giáo viên được đánh giá dự giờ. Không gây ức chế cho giáo viên khi được dự giờ đánh giá. Chỉ đạo các tổ bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ mình, thông qua các tiết dự giờ lẫn nhau. Giáo viên cần trao đổi phương pháp dạy học, về thiết kế bài dạy, về đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ. Trao đổi kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thu thập được từ sách báo, tài liệu tập san của ngành. Giáo viên trao đổi những vướng mắc nảy sinh trong quá trình giảng dạy hoặc thông qua dự giờ phát hiện được tồn tại. Đặc biệt đi sâu vào vấn đề mà giáo viên cho là khó. Từ đó đưa ra được những phương pháp, biện pháp giúp giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn. *Giải pháp 5: Bồi dưỡng qua hoạt động chuyên đề: Chuyên đề là một hình thức bồi dưỡng chuyên môn trực tiếp trên cơ sở là tổ chức các hoạt động cho trẻ. Chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quan tâm đầu tư cho những tiết dạy chuyên đề, tránh khoán trắng cho giáo viên tự tổ chức. Trên cơ sở nhiệm vụ năm học có kế hoạch xây dựng chuyên đề phù hợp với yêu cầu của đơn vị, đúng mục tiêu của ngành đề ra. Chọn những giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn có khả năng tổ chức chuyên đề đạt kết quả cao để dạy. Đi sâu vào chuyên đề sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyên đề giáo dục phát triển vận động. Khuyến khích giáo viên soạn giảng giáo án điện tử E.learning, truy cập mạng Internet lựa chọn hình ảnh đẹp đưa vào bài soạn. Chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường- trường học thân thiện học sinh tích cực,
Tài liệu đính kèm: