SKKN Nhà trường và công đoàn phối hợp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Trường Tiểu học

SKKN Nhà trường và công đoàn phối hợp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Trường Tiểu học

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng của công tác

Đảng, công tác Chính trị được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị. Thông qua thi

đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người

và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn

chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên.

Trong thời gian qua, công tác thi đua, khen thưởng tại Trường Tiểu học

An Lộc, thị xã Bình Long đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần

quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Qua phong

trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, đội ngũ cán bộ, giáo viên phát huy tối đa năng

lực, phẩm chất, năng động, sáng tạo trong công tác. Đồng thời, qua hoạt động thi2

đua, khen thưởng còn là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ

giáo viên. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.

Nhưng có một thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong phong trào thi

đua và công tác khen thưởng của nhà trường hiện nay vẫn còn một số tồn tại,

hạn chế.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên và với những kinh nghiệm trong công tác

kiêm nhiệm là chủ tịch công đoàn cơ sở của mình tôi chọn đề tài “Nhà trường

và công đoàn phối hợp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại

Trường Tiểu học An Lộc A, thị xã Bình Long ”. Và đây cũng chính là “Tính

mới” của sáng kiến.

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1574Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nhà trường và công đoàn phối hợp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 công 
đoàn phối hợp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại Trường 
Tiểu học”. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra 
sáng kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( Quản lý ) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 20.3.2020 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
Công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng của công tác 
Đảng, công tác Chính trị được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị. Thông qua thi 
đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người 
và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn 
chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên. 
Trong thời gian qua, công tác thi đua, khen thưởng tại Trường Tiểu học 
An Lộc, thị xã Bình Long đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần 
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Qua phong 
trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, đội ngũ cán bộ, giáo viên phát huy tối đa năng 
lực, phẩm chất, năng động, sáng tạo trong công tác. Đồng thời, qua hoạt động thi 
2 
đua, khen thưởng còn là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ 
giáo viên. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ 
chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. 
Nhưng có một thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong phong trào thi 
đua và công tác khen thưởng của nhà trường hiện nay vẫn còn một số tồn tại, 
hạn chế. 
Xuất phát từ thực trạng nêu trên và với những kinh nghiệm trong công tác 
kiêm nhiệm là chủ tịch công đoàn cơ sở của mình tôi chọn đề tài “Nhà trường 
và công đoàn phối hợp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng tại 
Trường Tiểu học An Lộc A, thị xã Bình Long ”. Và đây cũng chính là “Tính 
mới” của sáng kiến. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
5.2.1 Thực trạng của vấn đề: 
Đảng ta khẳng định rõ trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước 
những thời cơ và thách thức to lớn, công tác thi đua, khen thưởng càng có vị trí, 
vai trò hết sức quan trọng, cần tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh coi:"Thi 
đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng 
con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục 
hàng ngày". Vì vậy thi đua, khen thưởng không những là động lực mà còn là 
công cụ để quản lý của Nhà nước. 
Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của 
một vấn đề, là hai nhân tố hữu cơ của một quá trình đem lại một kết quả. Nếu thi 
đua là gieo trồng thì khen thưởng là thu hoạch. 
Như vậy, thi đua và khen thưởng bổ sung, hỗ trợ nhau. Thi đua là động 
lực thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần sáng tạo, nỗ lực vươn lên 
hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Từ việc tổng kết thi đua, lựa chọn ra 
tập thể và cá nhân tiêu biểu để khen thưởng. Do đó trở thành một khâu trong 
việc đánh giá kết quả của phong trào thi đua. Khen thưởng chính xác, kịp thời, 
có tác dụng động viên, giáo dục và nêu gương tốt trong xã hội, đồng thời cổ vũ 
phong trào thi đua phát triển lên tầm cao mới. Ngược lại, nếu khen thưởng 
không đúng, sẽ làm mất tác dụng và giảm ý nghĩa của thi đua. 
Chính vì những nguyên nhân trên đòi hỏi người đứng đầu cần phải tìm ra 
những phương pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng công tác thi đua. Và 
để nâng cao chất lượng công tác thi đua cần thể hiện tốt những việc sau: 
5.2.2 Các giải pháp thực hiện 
3 
Một là: tăng cường nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi 
đua, khen thưởng trong xây dựng đơn vị. 
Tiếp tục thực hiện NQ29- NQ-TW ngày 04/01/2013 của BCH -TW Đảng 
khóa XI “ về đổi mới căn bản-Toàn diện Giáo dục & Đào tạo đáp ứng yêu cầu 
công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo về 
“Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí 
Minh’’ theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với thực 
hiện có hiệu quả cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, 
tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” và phong trào “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Tăng cường nền nếp, kỷ cương, 
nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Chú 
trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công 
dân đối với xã hội, cộng đồng cho học sinh. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các 
phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện nhà trường. 
Hai là: tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học 
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đẩy mạnh phong trào thi 
đua tại nhà trường. 
Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư số 
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về việc ban hành Quy định đánh giá học 
sinh tiểu học (Thông tư 30) và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 
22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học 
ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ 
trưởng Bộ GDĐT (Thông tư 22). 
Tiếp tục triển khai áp dụng phần mềm Vnedu, các sổ sách điện tử theo 
Thông tư 30, Thông tư 22. 
Duy trì 10 buổi/tuần cho học sinh của 14 lớp từ tháng 8 năm 2018 (dạy 
sáng 4 tiết chiều 3 tiết ). GVCN chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 
buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau: Học sinh được tự học có sự 
hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành nội dung học tập tại lớp. Tổ chức cho 
học sinh tham gia các môn học/hoạt động giáo dục tự chọn, tham gia các hoạt 
động xã hội, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, câu lạc bộ, hoạt động ngoại 
khoá,...BGH từng bước khắc phục để số lượng học sinh trên lớp đúng theo quy định 
trường đạt chuẩn quốc gia 35 HS/ Lớp. 
Ba là: nâng cao vai trò trách nhiệm trong hoạt động của hội động thi 
đua khen thưởng. 
4 
Nhà trường phối kết hợp với hội đồng thi đua khen thưởng triển khai kịp 
thời các văn bản quy định về công tác thi đua của các cấp, để toàn thể cán bộ 
giáo viên nhân viên nắm và thực hiện theo quy định. 
Hàng năm nhà trường kết hợp công đoàn tổ chức hội nghị CB, CC, VC ký 
kết giao ước thi đua vào đầu năm học. Trên cơ sở đó, tất cả cán bộ giáo viên, 
nhân viên xác định được mức phấn đấu và chỉ tiêu thi đua của mỗi cá nhân và 
của đơn vị. Ban thi đua của nhà trường có nhiệm vụ chỉ ra những điểm mạnh, 
yếu của từng tổ, từng cá nhân để động viên, khuyến khích các tổ, các cá nhân 
đăng ký thi đua ít nhất là bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu đạt được của năm trước. 
Vào đầu mỗi năm học phải thành lập Hội đồng Thi đua, Khen thưởng 
trong nhà trường, hội đồng Thi đua, Khen thưởng bao gồm: Bí thư chi bộ, hiệu 
trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách Đội, tổ khối trưởng 
và các giáo viên chủ nhiệm, do hiệu trưởng làm chủ tịch hội đồng. Hội đồng Thi 
đua, khen thưởng làm việc định kỳ 2 lần/ năm học và họp đột xuất khi thấy cần 
thiết theo triệu tập của chủ tịch hội đồng. Hội đồng Thi đua khen thưởng phải 
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đặc biệt cần coi trọng lựa chọn 
cán bộ phụ trách thư ký thủ tục hồ sơ lưu trữ hằng năm, cần chọn những cán bộ 
có uy tín, năng lực nhanh nhạy, có hiểu biết sâu sắc về công tác Thi đua, khen 
thưởng và biết thể thức văn bản theo quy định. 
Bốn là: đẩy mạnh công tác phát hiện, xây dựng điển hình tiên tiến và 
tuyên truyền nêu gương các điển hình tiên tiến. 
Nhà trường kết hợp chặt chẽ giữa thi đua với khen thưởng “thi đua là gieo 
trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời 
sẽ động viên, giáo dục và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Cần 
nhanh chóng biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt bằng cách kịp thời 
khen thưởng, động viên khuyến khích bằng vật chất hoặc tinh thần nhằm phát 
triển cái tốt để lấn át cái xấu, nhằm xây dựng con người mới, làm cho phong trào 
thi đua của trường ngày một đi lên. 
Nhà trường chú trọng việc phát hiện và và bồi dưỡng các cá nhân, tổ khối 
tiêu biểu, xuất sắc để làm nòng cốt cho phong trào thi đua đồng thời đẩy mạnh 
công tác tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa trong 
phong trào thi đua của nhà trường. Luôn tạo cơ hội cho giáo viên tích cực, chủ 
động trong công việc của mình và tự khẳng định mình. Tạo môi trường thân ái, 
dân chủ để giáo viên vui tươi, tự giác, tâm huyết, say mê, sáng tạo và sẵn sàng 
cống hiến, làm cho cô và trò cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày 
vui”. Quan tâm, tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao 
chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sư phạm, tự đổi mới 
5 
phương pháp dạy học để tham gia thi và đạt giải trong hội thi giáo viên giỏi các 
cấp. 
Năm là: tổ chức sơ, tổng kết, bình công, báo công và khen thưởng 
những tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua. 
Đây là biện pháp rất quan trọng, không thể thiếu trong tổ chức thi đua 
nhằm đánh giá đúng thành tích, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện 
phong trào thi đua. Trong quá trình khen thưởng phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo 
chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo đúng nguyên tắc và đạt được các yêu cầu: 
Chính xác, dân chủ, kịp thời, công khai, xây dựng được tinh thần đoàn kết phấn 
khởi, nêu cao tính tự phê bình và phê bình, đánh giá đúng người, đúng việc, 
tránh chủ quan, đơn giản, tranh công, đổ lỗi. Vấn đề mấu chốt trong công tác sơ, 
tổng kết phong trào thi đua là đúc rút tìm ra được những kinh nghiệm hay, chọn 
được tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc, đồng thời khen thưởng đúng mức để 
động viên mọi người phấn đấu thực hiện tích cực hơn nữa. 
* Thực hiện việc bình xét thi đua cuối năm đúng quy trình: 
Đây là một bước quan trọng để đánh giá xếp loại CB, GV trong năm học. 
Cần xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ và thật sự tôn trọng giúp nhau 
hoàn thành nhiệm vụ nhưng phải đảm bảo quy trình cơ bản sau: 
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp với các tiêu chí về 
phẩm chất nhà giáo, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng môi trường 
giáo dục, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội và sử dụng 
ngoại ngữ, tin học cũng như áp dụng trong dạy học; 
Bước 2: Nhà trường tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên 
môn với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên; 
Bước 3: Hiệu trưởng thực hiện đánh giá và thông báo kết quả dựa trên cơ 
sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực 
hiện nhiệm vụ của giáo viên đó. 
Thực hiện công văn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 01 tháng 10 
năm 2018 quy định để đánh giá xếp loại CB, GV theo các mức độ với cấp độ 
tăng dần: mức chưa đạt, mức đạt, mức khá, mức tốt. 
Cuối cùng Hội đồng thi đua, khen thưởng nhà trường căn cứ vào xếp loại 
cả năm và những thành tích cụ thể khác như: Kết quả chất lượng học sinh, chất 
lượng giáo viên trong năm qua; giờ giấc dạy học công tác theo quy định, việc 
hoàn thành các loại hồ sơ sổ sách của CB-GV trong năm. Các thành tích khác 
ngoài nhà trường như tham gia các hội thi của các cấp tổ chức được công nhận 
hoặc đạt giải. Sau đó đối chiếu với tiêu chuẩn các danh hiệu để bình bầu những 
6 
CB, GV đạt các danh hiệu Lao động Tiên Tiến, Chiến sĩ Thi đua cơ sở. Và làm 
thủ tục hồ sơ theo quy định (Biên bản, tờ trình, danh sách) đề nghị công nhận 
các danh hiệu lên Hội đồng thi đua khen thưởng Phòng giáo dục và đào tạo. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Phương pháp này có thể áp dụng cho Công đoàn cơ sở Trường Tiểu học 
An Lộc A và các đơn vị trường học trong toàn địa bàn thị xã Bình Long. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
- Trong công tác thi đua luôn coi trọng chất lượng và hiệu quả công việc, 
thúc đẩy công tác chuyên môn, không đánh giá cảm tính mang bệnh thành tích. 
Tham mưu với Nhà trường khen thưởng thỏa đáng, phát hiện động viên kịp thời 
những điển hình gương người tốt việc tốt, đồng thời theo dõi giúp đỡ hoặc nhắc 
nhở, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm. Định kì tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm 
ghi nhận, đánh giá chính xác, công bằng các hoạt động. 
- Xác định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân. BCH 
công đoàn cần phải làm việc nhiệt tình, phân công trách nhiệm rõ ràng, coi trọng 
dân chủ, tôn trọng tiếp thu ý kiến đoàn viên; có bản lĩnh, đấu tranh bảo vệ quyền 
và lợi ích chính đáng cho đoàn viên. 
- Công đoàn cùng tham mưu trong việc xây dựng kế hoạch năm học. Phát 
động và tổ chức cho toàn bộ cán bộ đoàn viên tham gia xây dựng kế hoạch, 
thống nhất về chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp. Tham gia thi GV giỏi trường, 
GVCN giỏi thị xã , thao giảng, dự giờ.. 
- Trên cơ sở kế hoạch và những góp ý của đoàn viên, Công đoàn cần chủ 
động trao đổi bàn bạc cùng Nhà trường xây dựng: cam kết thi đua và cam kết 
thực hiện. 
- Cần tạo không khí cởi mở, thẳng thắn, trung thực, công khai; xây dựng 
tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, tránh các biểu hiện bất hòa trong nội bộ Nhà 
trường. 
Có thể khẳng định trong việc triển khai, tổ chức thực các nhiệm vụ, nếu 
có sự chỉ đạo đúng đắn của Chi bộ, có sự phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu, 
nếu biết phát huy vai trò quan trọng của Công đoàn trong việc phát động, triển 
khai các phong trào thi đua thì nội bộ sẽ luôn đoàn kết, nhất trí và cộng đồng 
trách nhiệm, chất lượng giáo dục của Nhà trường sẽ luôn ổn định và được nâng 
cao. 
Ngoài ra, Nhà trường và công đoàn cần phối hợp để có được sự tham gia 
tích cực, nhiệt tình của các công đoàn viên. Từ đó tạo động lực cho các hoạt 
7 
động phong trào ngày càng lớn mạnh hơn, góp phần chung vào sự phát triển của 
tổ chức công đoàn cũng như phong trào chung của Nhà trường. 
8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 
a./ Kết quả đạt được: 
Trong năm học 2019-2020 : Tổng số CB,GV,CNV là 47/42 nữ. Các 
phong trào của nhà trường đã đạt được những kết quả như sau : 
TT NỘI DUNG CHỈ TIÊU KẾT QUẢ 
Ghi 
chú 
I Đánh giá XLVC 
Hoàn thành Xuất 
sắc 
20/47 tỉ lệ 42,5 % 28/47 tỉ lệ đạt 60% 
 Hoàn thành Tốt 26/47 tỉ lệ 53,3 % 
19 /47 tỉ lệ đạt 
40 % 
 Chưa hoàn thành 1/47 tỉ lệ là 4,2 % Không 
II 
XẾP LOẠI 
CHUẨN NNGV 
80% Loại XS ; 
20% Loại Khá 
 87% loại XS ;13% 
loại Khá. 
 90% loại XS ;10% 
loại Khá. 
III 
CHỈ TIÊU 
CHUNG 
1 
Đạt lao động tiên 
tiến : 80 % trở lên 
43/47 tỉ lệ 91,4% 
47/47 tỉ lệ đạt 100 
% 
2 
Giáo viên chủ 
nhiệm giỏi 
24/ 29 tỉ lệ 82.7 % 
24/ 29 tỉ lệ đạt 82,7 
% 
3 Giáo viên dạy giỏi : 
 Cấp trường : 35/39 tỉ lệ 89.7 % 
 CấpTX 
CấpTX Không tồ 
chức thi 
CấpTX Không tồ 
chức thi 
 Cấp Tỉnh 
Cấp Tỉnh Không tồ 
chức thi 
Cấp Tỉnh Không 
tồ chức thi 
4 Giáo viên CN giỏi : 
 Cấp trường : 25/29 tỉ lệ 86,2.% 25/29 tỉ lệ 86,2% 
 Cấp thị xã 8/10 tỉ lệ 80 % Không tổ chức thi 
 Cấp Tỉnh 
Không tồ chức thi 
Không tồ chức thi 
5 Chiến sĩ thi đua cơ 7 7 
8 
sở 
6 
Chiến sĩ thi đua 
Tỉnh 
Không Không 
7 Sáng kiến 31/37: Tỉ lệ :83,7% 
28/37: Tỉ lệ :75,6 
% ( Cấp thị xã) 
8 
Làm ĐDDH : 1 
cái có chất lượng/ 
GV/ năm 
 Đạt 
9 
Sử dụng ĐDDH 
95 % số tiết dạy 
 Đạt 
10 Sản phẩm sáng tạo Đạt 
11 
Thao giảng khối : 6 
tiết/GVCN/năm, 
 4 tiết/GVBM/năm 
(ứng dụng CNTT) 
 Đạt 
12 
Thao giảng toàn 
trường : 
1tiết/khối/năm ( ứng 
dụng CNTT ) 
 Đạt 
13 
Dự giờ : 20 
tiết/GVCN/năm, 
16 tiết /GVBM/năm, 
 Đạt Đạt 
14 
Trường: TiênTiến 
Xuất sắc 
Tiên tiến xuất sắc 
Tỉnh khen 
Tiên tiến xuất sắc 
Tỉnh khen 
15 Chi bộ Đảng 
Hoàn thành tốt 
nhiệm vụ 
Hoàn thành xuất 
sắc nhiệm vụ 
16 Công đoàn : Vững mạnh xuất sắc 
Vững mạnh xuất 
sắc 
- Số người tham gia các đợt học tập tìm hiểu, đăng ký thực hiện các nội 
dung, các phong trào thi đua do Liên đoàn lao động thị xã phát động đạt 100% 
- Số CBGV-CNV đạt “ nếp sống văn minh cá nhân” : đạt 100%. 
- Kết quả xếp loại cơ quan “ Văn minh- An toàn- Sạch đẹp” : đạt 100%. 
b./ Bài học 
Để nâng cao hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng tại nhà trường thì 
cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong việc tham gia các phong 
trào thi đua. 
Tích cực tuyên truyền công tác thi đua để mỗi giáo viên nhận thức được 
phong trào của nhà trường là trách nhiệm không của riêng ai mà mỗi cá nhân 
phải đồng lòng góp sức mình vào công tác thi đua của nhà trường. Cùng nhau 
9 
xây dựng nhà trường ngày một phát triển hơn, nâng tầm cao mới phù hợp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. 
Bản thân giáo viên phải tích cực tự học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 
để nâng cao năng lực chuyên môn. Tích cực tham gia vào các hoạt động thao 
giảng, dự giờ thăm lớp để học hỏi rút kinh nghiệm. Thực hiện tốt ngày, giờ công 
lao động và quy chế chuyên môn, nghiên cứu và chuẩn bị đồ dùng đầy đủ trước 
khi lên lớp. Nội dung kiến thức trong bài soạn phải phù hợp với trình độ tiếp thu 
của trẻ từng độ tuổi và điều kiện thực tế của địa phương. 
Giáo viên phải luôn tự đổi mới phương pháp dạy học, chuẩn bị tốt các đồ 
dùng trực quan sinh động, các phương pháp trình chiếu để gây sự chú ý thu hút 
lôi cuốn học sinh vào các hoạt động đem lại hiệu quả tốt nhất. 
Nhưng mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy 
cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. Sáng kiến của tôi cũng vậy. Tuy tôi đã rất cố 
gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được 
sự đóng góp ý kiến chân tình của Hội đồng sáng kiến ! Xin lắng nghe ý kiến chỉ 
bảo của cấp trên để tôi có thể tích góp được những sáng kiến quý báu về việc 
thực hiện: “Nhà trường và công đoàn phối hợp nâng cao chất lượng công tác thi 
đua, khen thưởng tại Trường Tiểu học An Lộc A ”. 
.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu 
(nếu có): 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
10 
............................................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_nha_truong_va_cong_doan_phoi_hop_nang_cao_chat_luong_co.pdf