Giải thích ngĩa của từ bằng cách đặt từ vào văn cảnh mà từ xuất hiện
Phương pháp này có ưu điểm là giáo viên không phải giải thích dài dòng mà học sinh vẫn có thể hiểu được nghĩa của từ nhờ dựa vào vốn từ đã có của mình, dựa vào những kết hợp ngôn ngữ đã được các em hiểu nghĩa từ trước để các em rút ra nghĩa của từ cần hiểu. Nhưng cách này lại có nhược điểm là nghĩa của từ dễ bị các em hiểu không đầy đủ vì các em chỉ hiểu một nghĩa nào đó của từ được thể hiện thực hóa trong cách dùng ấy, trong câu văn cụ thể ấy.
d. Giải nghĩa của từ bằng cách đối chiếu, so sánh với những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Cách giải thích này được sử dụng tương đối phổ biến trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học dưới dạng các bài tập điền từ hoặc sắp xếp các từ.
Phương pháp này có ưu điểm là giải thích nghĩa từ ngắn gọn và cho các em biết được những từ nào là từ đồng nghĩa với nhau, giúp các em có được một vốn từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa nào đó để khi cần có thể lựa chọn và sử dụng . Nhưng phương pháp này lại hạn chế ở chỗ dễ giải thích nghĩa của từ một cách luẩn quẩn, dùng từ chưa biết này để giải thích cho từ chưa biết khác. Chính vì thế, nếu như từ đồng nghĩa được sử dụng mà các em lại không hiểu nghĩa thì rút cục các em vẫn không thể nắm được nghĩa của từ cần giải thích. Vì thế khi giải nghĩa từ theo phương pháp này, giáo viên cần chú ý quy từ cần giảng về những từ đồng nghĩa các em đã biết. Có như vậy việc giải thích nghĩa từ theo phương pháp này mới có kết quả.
Như vậy để giải thích nghĩa của từ, chúng ta có nhiều cách khác nhau. Mỗi cách có một cơ sở khoa học riêng, có những điểm mạnh và điểm hạn chế khác biệt. Điều quan trọng là chúng ta phải biết với một từ nhất định nào đó cần phải sử dụng phương pháp nào hoặc phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được mục đích cuối cùng là giúp học sinh vừa hiểu được nghĩa của từ vừa nắm chắc được cả cách dùng của từ đó trong hoạt động giao tiếp.
ch giáo khoa thể hiện qua các bài tập thực hành . Về từ vựng: Bên cạnh các bài tập được cung cấp trong các bài tập đọc theo chủ điểm, học sinh sẽ tăng cường, mở rộng và tích cực hóa vốn từ của mình thông qua hệ thống các bài tập thực hành. Vốn từ được mở rộng một cách có hệ thống theo chủ điểm và tập trung vào một số nội dung chính như sau: + Đơn vị chỉ thời gian: ngày, tháng, năm, năm học + Đơn vị hành chính: xã ( phường), huyện ( quận). + Đồ dùng trong nhà + Đồ dùng học tập. + Việc nhà + Họ hàng + Vật nuôi Còn về từ loại: Học sinh được làm quen và rèn luyện cách dùng ba từ loại quan trọng trong tiếng Việt và cũng là những từ loại có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp ngôn ngữ. Đó là các từ chỉ sự vật( danh từ); các từ chỉ hoạt động, trạng thái ( động từ) và các từ chỉ đặc diểm, tính chất ( tính từ). Về câu: Học sinh được làm quen và thực hành tạo lập lời nói của mình với các kiểu câu trần thuật đơn cơ bản: + Ai là gì? + Ai làm gì? + Ai thế nào? Bên cạnh các kiểu câu đó , học sinh còn được luyện tập cách dùng bộ phận câu để trả lời cho những câu hỏi : + Ai(cái gì, con gì)? + Là gì? + Làm gì? + Thế nào? + Khi nào? + Ở đâu? + Như thế nào? + Vì sao? + Để làm gì? Cùng với các kiểu câu, những dấu chấm, chấm hỏi, chấm than,dấu phẩy cũng được học sinh rèn luyện trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 này. III- CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 Phương pháp dạy học các bài mở rộng vốn từ: Theo hệ thống liên tưởng, để mở rộng vốn từ cho học sinh, giáo viên có thể tiến hành bằng cách cung cấp các từ trái nghĩa, cùng nghĩa, hoặc gần nghĩa cho học sinh theo những đề tài, chủ đề, chủ điểm khác nhau. Giáo viên cũng có thể mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách hướng dẫn các em tìm các từ cùng trường được gợi ra từ những từ cho trước. Ví dụ với từ biển , giáo viên sẽ mở rộng bằng việc hướng dẫn học sinh tìm các từ cùng trường gắn liền với biển . Những từ đó có thể là : sóng, nước, nắng. gió, cát, Giáo viên cũng có thể mở rộng vốn từ cho học sinh theo trường liên tưởng bằng cách chọn ra từ trung tâm, rồi xoay quanh từ trung tâm đó, tìm những tư khác dựa vào những liên tưởng khác nhau. Trong một số trường hợp , giáo viên cũng có thể mở rộng từ cho các em bằng cách ghép tiếng đã cho với một số tiếng khác để tìm ra từ mới nhưng không phải là từ ghép chính phụ (phân nghĩa) mà là từ ghép đẳng lập (hợp nghĩa). Ví dụ với tiếng cho trước là sách, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm từ có chứa tiếng này: sách vở, sách bút, đèn sách,. Bằng cách như vậy, giáo viên đã mở rộng được một số lượng từ khá lớn cho học sinh. Như vậy, để mở rộng vốn từ cho học sinh, giáo viên có thể tiến hành theo những cách khác nhau. Điều quan trọng là sự lựa chọn ấy phải đảm bảo sao cho giờ học diễn ra tự nhiên mà vẫn cung cấp, mở rộng được cho các em những từ ngữ cần thiết theo yêu cầu kiến thức kĩ năng của môn học. Phương pháp dạy học các bài giải thích nghĩa của từ: Một trong những khâu quan trọng của việc dạy từ trong nhà trường phổ thông là việc giải thích nghĩa của từ. Chỉ khi các em hiểu được nghĩa của từ, các em mới có khả năng sử dụng đúng, từ đó tiến đến sử dụng hay một từ nào đấy trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Trong nghĩa của từ, thành phần nghĩa biểu niệm là thành phần cốt lõi, thành phần quan trọng nhất. Vì thế giải thích nghĩa của từ chủ yếu là giải thích nghĩa biểu niệm, giúp các em nắm được đầy đủ nhất nét nghĩa chung và riêng, rộng và hẹp của từ đó. Trên cơ sở học sinh hiểu được nghĩa biểu niệm, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu được nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái cũng như các mối quan hệ giữa nghĩa của từ đang được giải thích với nghĩa của từ khác trong hệ thống hay trong những lời nói cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp giải thích nghĩa của từ cho học sinh theo hướng trên: a. Giải thích nghĩa của từ bằng cách cho học sinh trực tiếp tiếp xúc với sự vật, hành động, tính chất hoặc xem hình ảnh trên sách báo, trên màn hình những sự vật hiện tượng mà từ đó biểu thị . b. Cách giải thích này thường chỉ thích hợp và phát huy được tác dụng tích cực đối với những từ có nghĩa cụ thể , tức là những từ mà nghĩa của nó có thể minh họa bằng hiện vật mang tính trực quan có thể cảm nhận được nhờ dựa vào năm giác quan của con người. Phương pháp này có ưu điểm là giúp các em hiểu nghĩa của từ một cách nhanh chóng, chính xác, trực quan nhưng lại hạn chế ở chỗ chỉ có hiệu quả đối với một số từ ngữ nhất định c. Giải thích ngĩa của từ bằng cách đặt từ vào văn cảnh mà từ xuất hiện Phương pháp này có ưu điểm là giáo viên không phải giải thích dài dòng mà học sinh vẫn có thể hiểu được nghĩa của từ nhờ dựa vào vốn từ đã có của mình, dựa vào những kết hợp ngôn ngữ đã được các em hiểu nghĩa từ trước để các em rút ra nghĩa của từ cần hiểu. Nhưng cách này lại có nhược điểm là nghĩa của từ dễ bị các em hiểu không đầy đủ vì các em chỉ hiểu một nghĩa nào đó của từ được thể hiện thực hóa trong cách dùng ấy, trong câu văn cụ thể ấy. d. Giải nghĩa của từ bằng cách đối chiếu, so sánh với những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Cách giải thích này được sử dụng tương đối phổ biến trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học dưới dạng các bài tập điền từ hoặc sắp xếp các từ. Phương pháp này có ưu điểm là giải thích nghĩa từ ngắn gọn và cho các em biết được những từ nào là từ đồng nghĩa với nhau, giúp các em có được một vốn từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa nào đó để khi cần có thể lựa chọn và sử dụng . Nhưng phương pháp này lại hạn chế ở chỗ dễ giải thích nghĩa của từ một cách luẩn quẩn, dùng từ chưa biết này để giải thích cho từ chưa biết khác. Chính vì thế, nếu như từ đồng nghĩa được sử dụng mà các em lại không hiểu nghĩa thì rút cục các em vẫn không thể nắm được nghĩa của từ cần giải thích. Vì thế khi giải nghĩa từ theo phương pháp này, giáo viên cần chú ý quy từ cần giảng về những từ đồng nghĩa các em đã biết. Có như vậy việc giải thích nghĩa từ theo phương pháp này mới có kết quả. Như vậy để giải thích nghĩa của từ, chúng ta có nhiều cách khác nhau. Mỗi cách có một cơ sở khoa học riêng, có những điểm mạnh và điểm hạn chế khác biệt. Điều quan trọng là chúng ta phải biết với một từ nhất định nào đó cần phải sử dụng phương pháp nào hoặc phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được mục đích cuối cùng là giúp học sinh vừa hiểu được nghĩa của từ vừa nắm chắc được cả cách dùng của từ đó trong hoạt động giao tiếp. 3) Phương pháp dạy học các bài rèn luyện kĩ năng sử dụng từ: Chỉ có thể đánh giá đúng vốn từ vựng cá nhân của học sinh và khả năng nắm nghĩa của từ khi giáo viên đưa học sinh vào hoạt động giao tiếp, hay nói một cách khác đi là đưa vốn từ các em có được vào sử dụng. Học sinh có khả năng giao tiếp tốt trong mọi tình huống học tập, sinh hoạt, vui chơi là những học sinh phát triển về ngôn ngữ, trong đó có từ ngữ. Bởi vậy, việc rèn kĩ năng sử dụng từ vừa là tích cực hóa vốn từ cho học sinh, vừa là giúp các em học tập cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ. Để rèn luyện kỹ năng sử dụng từ, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp chính sau: Điền từ vào chỗ trống: Đây là loại bài tập rèn luyện cho các em sử dụng từ đúng nghĩa. Loại bài tập này cung cấp cho các em một số từ ngữ cần thiết hoặc yêu cầu các em tự tìm rồi sau đó điền vào chỗ trống trong cụm từ, hay trong câu hay trong đoạn văn. Cần chú ý loại bài tập này không chỉ thực hiện cho việc điền các thực từ mà còn điền cả những quan hệ từ nữa. Bởi lẽ việc luyện tập điền các quan hệ từ như vậy sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em phát triển tư duy, nói năng, viết lách được rõ ràng mạch lạc . Đặt câu Loại bài tập này có thể chia nhỏ thành 2 loại: loại viết thêm từ để hoàn chỉnh câu và loại dùng từ và tự đặt câu. Cả hai loại này đều nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng dùng từ cho học sinh. Việc sử dụng loại bài tập nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của giáo viên và mục đích luyện tập. Dựng đoạn: Dựng đoạn là một loại bài tập tương đối khó với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng. Muốn xây dựng đoạn văn học sinh phải có ý, phải sắp xếp ý theo một trình tự mạch lạc, phải viết đúng ngữ pháp câu, phải biết liên kết các câu thành một đoạn văn, một văn bảnQua dạng bài tập này giúp các em có năng lực tổ chức ngôn ngữ, trong đó có việc sử dụng từ của các em. IV- QUY TRÌNH SOẠN GIẢNG LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2: 1) Kiểm tra bài cũ: có thể thực hiện một số việc như sau: - GV có thể thực hiện yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học ở tiết trước, cho VD minh hoạ. - GV gọi học sinh làm bài tập ở tiết trước(yêu cầu HS khác nhận xét, chữa bài) - GV kiểm tra chấm bài làm trong vở của một số học sinh. Nhận xét rút kinh nghiệm. 2) Dạy bài mới : Tuỳ loại bài ,GV có thể tiến hành dạy bài mới theo đủ hoặc thêm, bớt, điều chỉnh trật tự ba bước sau : 1. Giới thiệu bài. Giáo viên có thể dựa vào phần bài cũ để dẫn dắt giới thiệu sang bài mới, hoặc cũng có thể giới thiệu trực tiếp 2. Hướng dẫn làm bài tập. Giáo viên cho học sinh nhắc lại một số kiến thức có liên quan, rồi tổ chức cho HS làm các bài tập theo các hình thức trao đổi nhóm, thi đua giữa các nhóm, cá nhân. (Tùy theo từng dạng bài cụ thể , theo đặc thù của lớp giáo viên vận dụng hình thức và phương pháp dạy học cho phù hợp – như đã nêu ở mục III). Cần lưu ý các vấn đề sau: + Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập. + Chữa mẫu cho học sinh một phần hoặc 1 bài để hướng dẫn cách làm(nếu cần). + Hướng dẫn học sinh làm vào vở (bảng con, bảng phụ, bảng nháp,) + Hướng dẫn HS nêu kết quả, chữa bài tập và tự kiểm tra kết quả luyện tập. + Chốt nội dung kiến thức của bài. 3. Củng cố dặn dò.Cần làm rõ hai yêu cầu sau: + GV nhận xét tiết học, nhấn mạnh những điều cần nhớ về nội dung, kiến thức, kĩ năng. + GV nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết học sau. Bài dạy minh họa: Luyện từ và câu TỪ CHỈ TÍNH CHẤT. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO? MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI I. Mục tiêu: - Bước đầu hiểu từ trái nghĩa. Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt những câu đơn giản theo kiểu: Ai
Tài liệu đính kèm: