Cũng giống như dạy học trực tiếp, trong dạy học trực tuyến cũng cần có những tình huống học tập để phát huy năng lực giải quyết vấn đề của HS, tối đa hoá thời gian hoạt động của HS, tránh thời gian chỉ nghe GV độc thoại. Việc xây dựng các tình huống dạy học trong dạy học trực tuyến thường gắn liền với hoạt
động thảo luận nhóm trong phòng Zoom. Sau khi đưa các tình huống GV sẽ chia nhóm về các phòng riêng để thảo luận, thống nhất. Tình huống có vấn đề thường là những sự việc có tính trái chiều, đối lập, mâu thuẫn hay là hướng đến biện pháp giải quyết vấn đề Tuỳ mục đích của bài học, GV có thể thiết kế, xây dựng cho phù hợp để đạt hiệu quả học tập cao nhất. Sau đây là một số cách làm xây dựng các tình huống dạy học trực tuyến môn Địa Lí:
- Tạo tình huống bằng các hình ảnh, tìm kiếm video trên youtube hoặc tạo video hoạt hình theo ý tưởng của GV bằng phần mềm vyond.
- Chia sẻ các đường link vào ô Chat về các bài báo, tin tức về các vấn đề kinh tế -xã hội, bản tin thời tiết
nước ta tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới. - Hoạt động 3: Luyện tập Tham gia trò chơi ô chữ trên Powerpoint, HS trả lời bằng cách nhanh tay comment vào ô Chat trên Zoom. Sau khi kết nối trực tuyến (thực hiện ở nhà, sau giờ học) - Tìm kiếm các thông tin chính thống ở trên mạng Internet về các bằng chứng pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nộp trên Zalo nhóm lớp. Ví dụ 2: Bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Cách thức ổ chức Trước khi kết nối trực tuyến (thực hiện ở nhà, trước giờ học) -Chuyển video bài giảng lên hệ thống LMS https://youtu.be/U53UB_dpTC0 - Yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời các câu hỏi: Nêu các đặc điểm khái quát về Biển Đông? Những ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta là gì? Những điều em biết, những điều em thắc mắc, muốn biết thêm về ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta? - Sản phẩm trình bày tóm tắt ở dạng sơ đồ tư duy và trả lời các câu hỏi vào vở, nộp bài cho GV trên hệ thống LMS hoặc Padlet Kết nối trực tuyến trong thời gian thực (Nền tảng LMS, liên kết với Zoom) - Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Chia thành 6 phòng hoạt động nhóm trên Zoom (Breakout Rooms), để thảo luận các câu hỏi: 1.Nêu tác động của Biển Đông tới khí hậu nước ta 2. Dựa vào Atlat Địa Lí VN, kể tên các dạng địa hình ven biển nước ta 3. Dựa vào Atlat Địa Lí VN, kể tên các điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở ven biển nước ta 4. Chứng minh biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản 5. Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan nước ta? 6. Nêu một số thiên tai chủ yếu ở vùng ven biển và biện pháp phòng tránh - Hoạt động 2: Luyện tập HS làm câu hỏi trắc nghiệm theo đường link Google form GV gửi vào ô Chat trên phòng Zoom Sau khi kết nối trực tuyến - Bài tập: Biển Đông nước ta thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế nào? (thực hiện ở nhà, sau giờ học) HS nộp bài trên LMS hoặc Padlet. Thiết kế bài giảng Powerpoint có khả năng tương tác cao nhất Mục đích Khi dạy trực tiếp, bài giảng P.P được thiết kế như là một công cụ hỗ trợ cho dạy học (bảng phụ), các slide là các hình ảnh, sơ đồ, bản đồ, biểu đồđể GV hướng dẫn cho HS khai thác kiến thức. Phần chốt kiến thức được giáo viên ghi lên bảng. Khi dạy học trực tiếp, ngôn ngữ cơ thể của giáo viên rất dễ được phát huy, GV có thể chỉ trỏ nhấn mạnh lên các slide, nhìn ánh mắt, sự biểu cảm từ nét mặt có thể nhận thấy được mức độ hiểu bài của HS, từ đó có thể nhấn mạnh thêm các vấn đề, sử dụng thêm bảng nháp. Trong dạy học trực tuyến, bài giảng P.P không chỉ đóng vai trò là bảng phụ nữa, mà phải thể hiện được vai trò của phần bảng chính và phần bảng nháp. Các hoạt động chỉ trỏ, dùng phấn để nhấn mạnh các vấn đề không thể thực hiên được. Vì vậy, việc thiết kế bài giảng P.P trong dạy học trực tuyến cần phải có kĩ thuật để đạt được tính tương tác cao nhất, không thể sử dụng bài giảng P.P dạy trực tiếp cho dạy trực tuyến. Cách tiến hành Thiết kế bài giảng P.P có thể làm theo một số cách sau để tăng được tính tương tác với HS: Chia P.P thành hai nửa, một nửa đóng vai trò là bảng chính, một nửa đóng vai trò là bảng phụ, sử dụng chức năng Layout/two content. Nhấn mạnh các đối tượng, vấn đề trên bản đồ, hình ảnh, bảng biểu bằng công cụ Shapes (line, line arrow, rectangle, oval, arc ) Biến con trỏ chuột thành đèn laser (se tup slide show/laser_pointer color), thành cái thước ảo (pointerStick) hay phóng to kích thước của con chuột (Settings/ease of access/mouse pointer) để chỉ trỏ thu hút sự chú ý của HS vào bài giảng. Vừa viết, vẽ khi trình chiếu hoặc tạo bảng xanh (Developer) để viết khi trình chiếu cũng là cách hay để tăng tính tương tác khi dạy học trực tuyến. Ngoài ra, một số giáo viên còn sử dụng thêm một camera (điện thoại hoặc tải phần mềm hỗ trợ) để quay viết bảng, vừa trình chiếu P.P bằng chế độ một nửa màn hình (browsed by an individual -window). Hoặc, một số giáo viên, sử dụng bảng Gaomon để viết khi dạyCó rất nhiều cách làm sáng tạo khác nhau, việc lựa chọn phải căn cứ vào năng lực công nghệ thông tin của GV và đặc thù của môn học. Ví dụ minh hoạ Tìm hiểu đặc điểm cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta (Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp) GV đặt câu hỏi: kể tên các ngành CN mà em biết? HS trả lời bằng cách giơ tay (reactions). Nhiều HS trả lời, GV viết trực tiếp trên 1/2 P.P đang trình chiếu GV gom các ngành CN thành 3 nhóm, kết luận về đặc điểm thứ nhất của cơ cấu ngành CN nước ta (tạo hiệu ứng trên 1/2 P.P) Hình 2.1. Viết trực tiếp trên P.P khi trình chiếu Tìm hiểu cơ cấu CN theo lãnh thổ (Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp) GV đặt hình 26.2 (Công nghiệp chung) trên 1/2 P.P, đặt câu hỏi: Nhận xét về mức độ tập trung các trung tâm CN ở nước ta? (GV gợi ý bằng cách biến con chuột thành tia laser, phóng to kích thước chuột hoặc dùng thước ảo chỉ vào các khu vực: ĐBSH và vùng phụ cận, Nam Bộ, dọc theo Duyên hải miền Trung) HS nhận xét, GV chốt kiến thức vào 1/2 P.P còn lại. Hình 2.2. Dùng thước ảo khi dạy trực tuyến Tìm hiểu về vùng đất- Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Thiết kế P.P thành hai nửa, một nửa đặt bản đồ hành chính, một nửa để chốt kiến thức. Khi chốt kiến thức, GV có thể vừa nói vừa viết trên bản trình chiếu. Trên bản đồ hành chính, GV sử dụng công cụ Shapes để làm rõ đường biên giới trên đất liền (arc), đường biển (arc), tiếp giáp các quốc gia (rectangle), đảo, quần đảo (oval) Hình 2.3. Sử dụng công cụ Shapes Tối đa hóa hoạt động của HS trong thời gian kết nối thực Không gian mạng sẽ hạn chế rất lớn khả năng tương tác giữa GV với HS và giữa HS với HS vì sự tương tác không chỉ ở lời nói mà còn bằng cả ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, sắc thái biểu cảm Không có sự ồn ào của bối cảnh lớp học, sự im lặng làm cho lớp học trực tuyến trở nên nhàm chán, tẻ nhạt. Thiết bị số còn tiếp tay cho HS giải quyết sự nhàm chán đó bằng cách lướt web, chơi game, nghe nhạcngay trong thời gian học. Để tạo hứng thú cho thời gian dạy học trực tuyến, tăng tương tác trong lớp học thì việc tối đa hoá các hoạt động học tập cho HS là giải pháp tối ưu nhất. Với sự hỗ trợ của công nghệ, các hoạt động tương tác của HS vẫn có thể tổ chức một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả: Hoạt động nhóm Cách thức thực hiện Bằng cách sử dụng tính năng breakout rooms trong Zoom, GV có thể chia lớp học thành các nhóm thảo luận khác nhau, tuỳ mục đích của mình, GV có thể chia: Assign automatically: Cho phép Zoom chia đều những người tham gia vào từng phòng. Assign Manually: Chọn những người tham gia bạn muốn trong mỗi phòng. Let participants choose room: Người tham gia có thể tự chọn và vào phòng phù hợp. Cũng giống như dạy học trực tiếp, khi tiến hành hoạt động nhóm trong dạy học trực tuyến, GV cần lưu ý thực hiện các bước sau: Giao nhiệm vụ phải rõ ràng (nguồn tư liệu, sản phẩm cần nộp) Thời gian thực hiện (cài đặt thời gian trong Breakout rooms close automatically after) Địa chỉ nộp sản phẩm (ô Chat trên Zoom, Zalo, LMS hay Padlet) Để tăng hiệu quả của hoạt động nhóm, GV có thể sử dụng thêm các tính năng trong chia phòng của Zoom: GV di chuyển đến từng phòng để hỗ trợ quá trình thảo luận của các nhóm (Join/returning to main session) Để thúc dục quá trình làm việc của các nhóm HS, GV có thể sử dụng chức năng hiện thị đồng hồ đếm ngược thời gian (Countdown after closing breakout rooms) Ví dụ minh hoạ 1: Bài 16- Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta Bước 1: Giao nhiệm vụ Chia lớp thành 6 nhóm ngẫu nhiên. Dựa vào học liệu và kiến thức đã tự tiếp nhận được ở nhà (trước khi kết nối trực tiếp), trong thời gian 12 phút, hãy hoàn thành các câu hỏi sau trên bản word hoặc chụp ảnh gửi lên Padlet: https://padlet.com/khanhlydtnt1/tle95wlufncgif21 Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL? Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển KT-XH ở ĐBSCL? Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS vào phòng riêng của nhóm trên Zoom để thảo luận và thống nhất về các nội dung đã giao. GV vào phòng thảo luận các nhóm lắng nghe, hỗ trợ các nhóm. HS gửi sản phẩm thông qua link Padle do GV cung cấp. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật, hướng dẫn các em viết nhận xét dưới bài làm (bình luận) của các nhóm. Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV chọn đại diện 3 nhóm chẵn trình bày, GV cho một vài nhóm nhận xét, bổ sung nếu có và tổng hợp kết quả đánh giá của các nhóm trên Zoom. Bước 4: GV kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả thảo luận của các nhóm, chốt kiến thức. Ví dụ minh hoạ 2: Bài 41- Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long Bước 1: Giao nhiệm vụ Chia lớp thành 6 nhóm ngẫu nhiên. Dựa vào học liệu và kiến thức đã tự tiếp nhận được ở nhà (trước khi kết nối trực tiếp), trong thời gian 12 phút, hãy hoàn thành các câu hỏi sau trên bản word hoặc chụp ảnh gửi lên Padlet: https://vi.padlet.com/khanhlydtnt1/Bookmarks Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển KT-XH và môi trường Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh hoạ Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS vào phòng riêng của nhóm trên Zoom để thảo luận và thống nhất về các nội dung đã giao. GV vào phòng thảo luận các nhóm lắng nghe, hỗ trợ các nhóm. HS gửi sản phẩm thông qua link Padle do GV cung cấp. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật, hướng dẫn các em viết nhận xét dưới bài làm (bình luận) của các nhóm. Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV chọn đại diện 3 nhóm chẵn trình bày, GV cho một vài nhóm nhận xét, bổ sung nếu có và tổng hợp kết quả đánh giá của các nhóm trên Zoom. Bước 4: GV kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả thảo luận của các nhóm, chốt kiến thức. Th
Tài liệu đính kèm: