SKKN Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Anh Sơn 2 bằng biện pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện thông qua công tác chủ nhiệm lớp

SKKN Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Anh Sơn 2 bằng biện pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Các nội dung hoạt động tập thể rất phong phú bao gồm nội dung về các hoạt động chính trị xã hội; các hoạt động văn hóa văn nghệ; xây dựng tập thể lớp tự quản; nội dung về hoạt động phong trào của nhà trường, địa phương; nội dung giáo dục hành vi có văn hóa cho học sinh THPT Thông qua các hoạt động này, học sinh trong lớp sẽ tìm được mối liên hệ khăng khít về mặt tinh thần, hỗ trợ nhau về kiến thức và kĩ năng và là cơ hội đặc biệt tốt để học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng, hòa mình vào tập thể lớp.

Chúng tôi đã áp dụng rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh như: tổ chức cho các em thi gói bánh chưng xanh nhân dịp tết nguyên đán; tham gia giải bóng đá, bóng chuyền nam, nữ; tổ chức các trò chơi và đặc biệt, giờ sinh hoạt lớp cuối tuần là giờ sinh hoạt tập thể được tiến hành thường xuyên có giá trị to lớn để giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, thắt chặt tình đoàn kết trong tập thể

Để tiến hành giờ sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần hiệu quả, GVCN phải chuẩn bị kế hoạch kĩ lưỡng, phù hợp theo từng chủ đề. Có thể minh họa kế hoạch đó như sau (phụ lục 5)

Chúng tôi cũng không quên thường xuyên tổ chức đi thăm nhà các bạn, tổ chức các trò chơi để các thành viên có cơ hội hiểu và gắn kết với nhau hơn. Và trong những hoạt động đó luôn quan tâm khích lệ, tạo điều kiện để HSHN được tham gia tích cực nhất có thể.

 

docx 80 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 346Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Anh Sơn 2 bằng biện pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện thông qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng cá nhân. Quán triệt quan điểm, vị trí, vai trò, trách nhiệm làm việc cho đội ngũ cán bộ lớp nói chung và cho từng chức danh nói riêng.Tập huấn cho các em các kĩ năng để phục vụ cho công tác quản lí lớp như: Kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy độc lập, kỹ năng ghi chép số liệu, xử lý số liệu thông tin trong quá trình làm việc, kỹ năng nhận xét, đánh giá; kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng khen chê các cá nhân dưới quyền, các kỹ năng giao tiếp với thầy cô giáo và cấp trên, kĩ năng giao tiếp và giúp đỡ bạn bị khuyết tật. Giáo viên chủ nhịêm nhấn mạnh vai trò của ban cán sự lớp (trong đó quan trọng nhất là lớp trưởng, bí thư) phải là trung tâm đoàn kết trong trong lớp, tuyệt đối thống nhất ý chí và hành động dưới sự chỉ dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Ban cán sự luôn phải nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của lớp học hòa nhập, thường xuyên trao đổi với giáo viên trong việc giúp đỡ các bạn học sinh hòa nhập để kịp thời kèm cặp và cử người kèm cặp; phải đi đầu trong công tác giúp đỡ, yêu thương bạn.
Nếu đội ngũ cán bộ lớp chia bè phái thì tập thể lớp khó để có được sự yêu thương, đoàn kết giữa các thành viên trong lớp. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải phát huy tối đa vai trò của từng cán bộ lớp để qua đó các thành viên đều có ý thức xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Sự đoàn kết nhất trí trong các em sẽ tạo nên một tập thể đoàn kết – yêu thương – trách nhiệm. Chính điều đó là nhân tố cơ bản để các em tiếp thu tri thức, hoàn thiện các năng lực và phẩm chất đạo đức vững vàng tiến lên làm chủ bản thân, làm chủ xã hội.
* Xây dựng nội quy lớp học phù hợp.
Mỗi lớp học cần có nội quy. Các nội quy được coi là nền tảng của một lớp học được quản lý tốt. Các nội quy này đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức tư duy và lên kế hoạch của giáo viên. Các nội quy phải có có ý nghĩa và ngăn cản các vấn đề về hành vi của người học đồng thời lôi cuốn tạo dựng điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động trong lớp học.
Lý do chính để thiết lập các nội quy trong lớp học là để loại bỏ và tránh mọi thắc mắc và hành vi sai trái có thể gây cản trở việc học. Mục đích là để tạo ra một
bầu không khí tích cực và thuận lợi cho việc học tập. Vì thế, nội quy lớp học là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình quản lý lớp học.
Các bước xây dựng nội quy gồm:
Bước 1: GVCN phổ biến cho cả lớp nhiệm vụ của học sinh trong điều lệ trường phổ thông, những quy định của nhà trường đối với học sinh, nội dung chính của năm học; tổ chức lấy ý kiến của học sinh về những nội quy cần có của lớp. Chia học sinh thành những nhóm nhỏ và thảo luận theo các câu hỏi về mong muốn của bản thân khi đến trường? Mong muốn lớp mình như thế nào? Em mong muốn gì ở bạn bè, Thầy Cô? Từng cá nhân sẽ nêu ý kiến, sau đó thống nhất và đưa ra ý kiến chung của nhóm.
Bước 2: Chia sẻ ý kiến giữa các nhóm và thống nhất các ý tưởng
Từng nhóm chia sẻ ý kiến cho cả lớp
Tổng hợp các ý kiến lên bảng hoặc giấy A0
Cả lớp thống nhất ý kiến chung về những điều các em mong muốn về lớp học đoàn kết. yêu thương , tôn trọng, hiệu quả.
Bước 3: Thống nhất nội quy lớp học:
Học sinh viết ra các nguyên tắc hay những quy định mà các em tin rằng có ý nghĩa quan trọng để đạt những mong muốn xây dựng một tập thể trách nhiệm, đoàn kết, yêu thương
Từ các ý kiến của học sinh. GVCN tư vấn, định hướng cùng các em thống nhất nội quy lớp học
Bước 4: Cam kết thực hiện: Tất cả các thành viên cam kết thực hiện nội quy đề ra. Bước 5: Thiết kế, trang trí bảng nội quy, in và treo lên tường lớp học
Kết quả: Mẫu nội quy lớp học (Phụ lục 4)
Quá trình xây dựng nội quy lớp học GVCN cần đặc biệt chú ý hướng dẫn, động viên, khuyến khích học sinh hòa nhập đóng góp và bày tỏ ý kiến, lắng nghe, ghi nhận và khen ngợi các em.Việc tổ chức cho học sinh tham gia xây dựng nội quy lớp học, các em được cung cấp thông tin, được định hướng đúng đắn, được bày tỏ ý kiến của mình, ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng giúp các em hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính mình đề ra. Các em cũng có cơ hội rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định, phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức trách nhiệm cho học sinh. Làm tốt điều này, chúng ta đã khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh, đặc biệt là học sinh hòa nhập. Giúp các em cảm thấy thoải mái trong quá trình thực hiện những quy định đã đề ra của cả lớp
* Giáo dục đạo đức tư cách cho học sinh mọi lúc, mọi nơi
Giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức là nhiệm vụ cốt lõi và có tính chiến lược để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Ở trường THPT, giá trị sống cần thiết đối với học sinh phải hướng đến là hòa bình, hợp tác, khoan dung, yêu thương, khiêm tốn, trung thực, trách nhiệm , tôn trọng và đoàn kết. Muốn xây dựng một lớp học thân thiện, những giá trị này cần được giáo dục thường xuyên với cách thức đa dạng, ở mọi lúc, mọi nơi miễn rằng cần thiết và phù hợp
Nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành cho các em ý thức về các hành vi ứng xử phải phù hợp với lợi ích bản thân, lợi ích tập thể lớp và lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được quy định. Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi cá nhân được thực hiện. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, và các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức. Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này. Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhau của con người.
Nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh là phải gắn liền với thực tiễn sinh động của xã hội, đòi hỏi GV phải đưa những thực tiễn đó vào những giờ lên lớp, vào những hoạt động của lớp để giáo dục các em học sinh. Giáo dục đạo đức cũng cần theo nguyên tắc tập thể thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục; Giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể. Bởi một tập thể lớp có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trí thì sức mạnh của dư luận tích cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành.
Giáo dục đạo đức nên thông qua thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt, biến học sinh thành những đứa trẻ thụ động, sợ sệt, rụt rè. Nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, nhẫn nại, phải có tình thương đối với học sinh một cách sâu sắc, không thể làm qua loa làm cho xong việc. Mọi đòi hỏi đối với học sinh phải giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các em hiểu, để các em tự giác thực hiện.
Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính, trên cơ sở đó mà khắc phục khuyết điểm. Đặc điểm tâm lý của học sinh là thích được khen, thích được thầy, bạn bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình. Nếu giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn nêu cái xấu, những cái chưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ đễ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những
gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để giáo dục các em.
Trong giáo dục đạo đức, giáo viên luôn phải tôn trọng nhân cách học sinh. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với các em là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động viên các em không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em vươn lên cao hơn nữa.
Tôn trọng, yêu thương học sinh nhưng người thầy phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và ngược lại thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do đó người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được.
Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh để từ đó có hình thức, biện pháp thích hợp. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đối với từng em, học sinh gái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp.
Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đứcCho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.
Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần và sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp thuyết phục(Giảng giải về đạo đức, Nêu gương người tốt, Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt) Phương pháp rèn luyện (Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể. Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường, rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích) Phương pháp thúc đẩy (dùng những tác động có tính chất “cưỡng bách đạo đức bên ngoài ”

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_giao_duc_hoa_nhap_cho_hoc_si.docx
  • pdfNguyễn Thị Huê_ Bùi Quang Huy-Trường THPT Anh Sơn 2-Chủ nhiệm.pdf