SKKN Một vài biện pháp làm tốt công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng

SKKN Một vài biện pháp làm tốt công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển của toàn xã hội. Do đó, nhà trường phải có mối quan hệ mật thiết với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, với ngành; phải huy động được sự chung tay góp sức về mọi mặt của toàn xã hội vì mục tiêu "Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch là thành công bước đầu, vì bất cứ công việc gì muốn có kết quả tốt thì phải có kế hoạch cụ thể. Từ thực tiễn đã làm và kết quả đạt được trong 2 năm học qua, tôi nhận thấy rằng để làm tốt công tác PCGDTH cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

- Thực hiện tốt công tác điều tra huy động trẻ ra lớp, nắm chắc số liệu trong địa bàn để huy động học sinh ra lớp 100% đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công của công tác PCGDTH.

- Thực hiện tốt công tác tổng hợp, xử lý số liệu, đây là việc làm cũng không kém phần quan trọng vì nếu làm tốt công tác điều tra huy động nhưng việc tổng hợp, xử lý số liệu không chính xác sẽ sai số khi tổng hợp và nhập dữ liệu vào phần mềm.

- Thực hiện tốt công tác quản lý số liệu và quản lý hồ sơ PCGDTH, việc làm này có ý nghĩa thiết thực trong việc lưu trữ hồ sơ có giá trị lâu dài.

 

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2380Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp làm tốt công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác PCGDTH đề ra những giải pháp nhằm chỉ đạo, quản lý công tác PCGDTH trong nhà trường đạt hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ
	Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác phổ cập ở trường trong những năm qua, đánh giá thực trạng công tác PCGD của nhà trường. Nêu ra những giải pháp tích cực để chỉ đạo, quản lý công tác PCGD của nhà trường qua các việc làm cụ thể. Nêu được kết quả thực hiện trong 03 năm học, năm học 2015-2016; 2016-2017 và năm học 2017-2018. 
3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác PCGDTH của trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng huyện Krông Ana năm học 2015-2016; năm học 2016-2017 và học kì I năm học 2017-2018. 
4. Giới hạn của đề tài
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 01/2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp khảo sát, điều tra biểu mẫu, số liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
II. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
	Như chúng ta đã biết, bậc tiểu học có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các nhà trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh được phát triển toàn diện. Ở đó, mọi trẻ em trong độ tuổi đi học của bậc học đều có quyền được học tập, giao tiếp trong môi trường thân thiện, yêu thương; được gia đình và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện nhiệm vụ học tập và đội ngũ làm công tác giáo dục trong các trường tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo Luật giáo dục đã đề ra.
	Phổ cập giáo dục Tiểu học là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước, nhằm góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mọi trẻ em trong độ tuổi đi học đều có quyền học tập, được gia đình và toàn xã hội chăm lo tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện nhiệm vụ học tập. Chính vì vậy, những người làm công tác quản lý giáo dục phải luôn quan tâm đến việc đổi mới công tác quản lý, duy trì kết quả PCGDTH, nâng cao chất lượng PCGDTH mà trước hết là nâng cao chất lượng giáo dục hằng năm.
Căn cứ vào quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Từ cơ sở lý luận trên và qua thực tiễn nhiều năm tại đơn vị, từ khi tham gia chỉ đạo công tác PCGDTH đến nay tôi rất băn khoăn trăn trở về công tác PCGDTH đóng một vai trò quan trọng, trong công tác chỉ đạo, quản lý tôi đã có những cách làm, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác này.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
	Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng được Ban chỉ đạo PCGD thị trấn Buôn Trấp giao nhiệm vụ phụ trách địa bàn dân cư thôn I và buôn Êcăm. Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn xác định rõ công tác phổ cập giáo dục là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm nâng cao dân trí, góp phần đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. PCGDTH là nền tảng vững chắc thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
	2.1. Thuận lợi
	Về công tác điều tra trình độ văn hóa nhân dân, thống kê báo cáo số liệu để nắm chắc số trẻ trong độ tuổi phải phổ cập tiểu học, huy động trẻ trong độ tuổi phải phổ cập ra lớp đã được cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường tổ chức điều tra đúng thực tế, ghi chép rõ ràng, quản lý khoa học.
	Ban chỉ đạo PCGD nhà trường đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
	Về chất lượng PCGDTH: Nói đến chất lượng giáo dục phải nói đến các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; nói đến yếu tố con người. Từ người quản lý, người dạy, người làm công tác ở môi trường giáo dục cho đến người học. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của đội ngũ trường đã có những chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất được tăng cường, thiết bị dạy học được đầu tư. Kết quả giáo dục ngày càng nâng cao. Công tác PCGDTH đã được triển khai và thực hiện nhiều năm đã đạt kết quả nhất định.
	2.2. Khó khăn
	Dân cư trên địa bàn thường xuyên biến động do tình trạng nhập khẩu, tách khẩu số trẻ trong độ tuổi biến động nên công tác điều tra còn bị động. Đặc biệt, vẫn còn một số trẻ chuyển khẩu đến hoặc nhờ khẩu sau điều tra nên khó khăn cho công tác huy động ra lớp.
	Việc giáo viên đi điều tra từng hộ gia đình tính chính xác chưa cao, còn xảy ra những trường hợp trùng tên, trùng họ hoặc thông tin ghi trên phiếu điều tra không đầy đủ.
	Dữ liệu trên phần mềm so với danh sách theo dõi của nhà trường chưa trùng khớp còn xảy ra như: khi thì thiếu, khi thì thừa.
	Qua 3 năm phụ trách công tác PCGDTH tôi đã tìm những biện pháp thích hợp nhất để tổ chức và thực hiện có kết quả nhất về mảng điều tra, báo cáo thống kê về PCGDTH đến chất lượng PCGDTH tại đơn vị. Đây là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, là một trong những biện pháp góp phần thực hiện xây dựng các tiêu chí của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia gắn với việc thực hiện "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong giai đoạn hiện nay.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp
 Quản lí công tác PCGD là một trong những nội dung quản lí hết sức phức tạp trong nhà trường. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương, của nhà trường chủ yếu đi sâu vào phân tích, lí giải thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện PCGDTH tại trường. Từ đó, đề ra một số biện pháp thích hợp để có thể áp dụng trong trường, từng bước đưa công tác PCGD của nhà trường vào quy củ và có chất lượng hơn. Cụ thể tập trung vào các giải pháp chính như sau:
Thứ nhất: Cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác PCGD ở trường Tiểu học.
Thứ hai: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên,  nhân viên phụ trách công tác PCGD.
Thứ ba: Tổ chức quản lí hồ sơ, nắm bắt số liệu hiệu quả, khoa học và có kế hoạch.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Qua những năm phụ trách công tác PCGD của nhà trường bản thân tôi đã có những giải pháp sau:
	* Giải pháp về công tác điều tra, huy động trẻ ra lớp
	Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục và phương pháp giảng dạy không ngừng được đổi mới, các trường trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp nói chung và trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng nói riêng đều là trường trọng điểm của huyện Krông Ana, tất cả các hoạt động của các trường đều là lá cờ đầu của Ngành giáo dục. Công tác phổ cập giáo dục cũng được các trường quan tâm và làm tốt. Trong đó mảng điều tra, huy động trẻ ra lớp là một bước quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công tác này, vì vậy trong quá trình thực hiện tôi đã suy nghĩ vạch ra các bước cụ thể và tham mưu cho lãnh đạo nhà trường lên kế hoạch tổng điều tra trình độ văn hóa nhân dân và tôi đã phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
	* Phân công nhiệm vụ đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: Địa bàn trường tôi được giao phụ trách chia ra 10 xóm, mỗi xóm phân công từ 3 đến 4 giáo viên. Trong số đó có một số giáo viên công tác ở trường thường trú ở địa bàn nên tôi bố trí các đồng chí này làm nhóm trưởng nên rất thuận lợi cho việc điều tra, nắm bắt số liệu. Tùy theo tình hình thực tế của từng xóm, mỗi xóm đều có giáo viên phụ trách và xóm trưởng địa phương cùng phối kết hợp điều tra. Trước khi tổ chức điều tra, nhà trường đã liên hệ với Trưởng ban chỉ đạo phổ cập giáo dục địa phương để bàn kế hoạch tổ chức cuộc họp giữa Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục 10 xóm trên địa bàn và giáo viên được phân công để phân công nhiệm vụ cụ thể.
	Trong quá trình điều tra, yêu cầu giáo viên phải liên hệ với cán bộ thôn và những người phụ trách các xóm trong thôn để nắm được tổng số hộ phải điều tra, đặc điểm sinh hoạt của nhân dân xóm đó. Đặc biệt là phải đi thực tế xuống các hộ gia đình để có cái cụ thể về đối chiếu với tổng số của từng xóm đã cung cấp; tuyệt đối không dừng lại ở chỗ chỉ đến nhà xóm trưởng hoặc cộng tác viên dân số để lấy số liệu. Có như vậy mới ghi chép chính xác theo yêu cầu của việc điều tra; ghi đầy đủ không bỏ qua cột nào và phải có minh chứng cụ thể. Bởi sai sót bất cứ cột nào cũng gặp khó khăn trong quá trình xử lý số liệu, báo cáo thống kê và huy động trẻ ra lớp.
	Từ sổ điều tra, giáo viên ghi qua phiếu, từ phiếu lên danh sách theo độ tuổi, từ danh sách cập nhật lên phần mềm phổ cập, trở về khâu thống kê số liệu báo cáo tổng hợp từng xóm trên toàn địa bàn quản lý vào sổ theo dõi phổ cập.
	Mỗi năm học, trong kỳ nghỉ hè, tổ chức cho cán bộ, giáo viên điều tra bổ sung; trước khi bước vào năm học mới, rà soát kết quả điều tra bổ sung, đối chiếu giữa danh sách và sổ điều tra; chú ý hơn đến trẻ 6 tuổi và các đối tượng có nguy cơ bỏ học giữa chừng như học sinh lưu ban, học sinh khuyết tật học hòa nhập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn... để huy động 100% số trẻ phải phổ cập ra lớp. 
	* Đối với nhân viên văn phòng: Bản thân tôi đã cùng với nhân viên văn thư phụ trách công tác tổng hợp số liệu PCGDTH. Để thực hiện tốt công việc này, tôi đã giao cho văn thư theo dõi số học sinh chuyển đi, chuyến đến, số học sinh lưu ban hằng năm, có sổ theo dõi diễn biến tình hình học sinh từng tháng hằng năm, sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, cập nhật thời gian đi, đến, nơi đến, năm, lớp lưu ban... từ đó làm căn cứ để ghi vào sổ đăng bộ của nhà trường. (Ghi đầy đủ theo yêu cầu của sổ vì thiếu cột nào cũng gây khó khăn cho quá trình kiểm tra, đối chiếu, ghi nhận kết quả của các nhà quản lý). 
	Trước khi bước vào mỗi năm học mới, tôi yêu cầu các nhóm điều tra rà soát kết quả điều tra bổ sung, đối chiếu giữa danh sách và sổ điều tra; Liên hệ với trường THCS Lương Thế Vinh và trường Mầm non Hoa Phượng trên cùng địa bàn để đối chiếu số trẻ 6 tuổi, trẻ 11 tuổi và thông tin học sinh THCS, khi cần nhờ đến chính quyền địa phương, các hội đoàn thể để giúp đỡ và huy động trẻ em ra lớp. Riêng sổ theo dõi phổ cập cần ghi rõ nơi ở, sổ đăng bộ phải có số phổ cập, sổ phổ cập phải có số đăng bộ của từng trẻ đã đến trường. Các loại sổ này luôn được lãnh đạo nhà trường kiểm tra và ký khóa sổ hằng năm; riêng sổ theo dõi phổ cập phải được lãnh đạo kiểm tra và ký khóa vào tháng 9 hằng năm trước khi lên thống kê.
	* Giải pháp về công tác cập nhật phiếu điều tra trình độ văn hóa
	Bộ phiếu điều tra trình độ văn hóa phải được bảo quản, ghi chép, cập nhật cẩn thận, chính xác. Đầu mỗi năm học bắt buộc phải phải điều tra trình độ văn hóa bổ sung, đảm bảo không bỏ sót hộ nào hoặc thành viên nào trong hộ. Muốn vậy cán bộ phụ trách địa bàn phải kết hợp chặt chẽ với cán bộ thôn, buôn bảo đảm việc thay đổi nhân, hộ khẩu nào cũng được cập nhật đặc biệt là trình độ văn hóa của các thành viên. Sau đó, việc ghi chép vào phiếu phải tỉ mỉ, cẩn thận, tránh tẩy xóa và việc ghi chép tên chủ hộ đảm bảo đúng quy định từ lớn đến nhỏ. Việc đối chiếu trình độ văn hóa trên phiếu điều tra và các loại danh sách như: danh sách lớp, sổ đăng bộ danh sách người cùng độ tuổi là hết sức cần thiết tránh trường hợp không khớp, sai trình độ thì rất khó khăn cho công tác tổng hợp. 
 	* Giải pháp về công tác tổng hợp, xử lý số liệu
Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên trách phổ cập trước khi tiến hành điều tra xử lý số liệu. Phần mềm tổng hợp số liệu, sổ điều tra trình độ văn hóa nhân dân, sổ theo dõi phổ cập do Phòng Giáo dục và Đào tạo cung cấp thống nhất chung cho các trường trên địa bàn huyện. Sau khi giáo viên đi điều tra và nộp sổ điều tra, danh sách độ tuổi trong điều tra về lại cho Tổ nghiệp vụ. Cán bộ chuyên trách phổ cập bổ sung danh sách tất cả các độ tuổi. Số học sinh chuyển đi và chuyển đến phải lên danh sách chuyển đi và chuyển đến phải được cập nhật vào sổ theo dõi phổ cập giáo dục; Tất cả các danh sách được thiết lập và có chữ ký của Trưởng Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục nhà trường. 
Để làm tốt việc tổng hợp và xử lý số liệu tôi đã thành lập Tổ nghiệp vụ gồm giáo viên tin học, văn thư và 01 giáo viên là người địa phương. Sau khi các tổ điều tra cập nhật số liệu lên phần mềm, tôi yêu cầu tổ nghiệp vụ kiểm tra thật kĩ số liệu. Số trẻ phải phổ cập trong địa bàn phải luôn luôn bằng tổng số học sinh đang học trong trường cộng với số trẻ đi học nơi khác, cộng trẻ chuyển đến, trừ đi số trẻ nơi khác đến học, trừ trẻ chuyển đi, trẻ chết và trẻ khuyết tật nặng không ra lớp được. Mọi khâu đều phải kiểm tra, sử dụng phép thử nhanh trước khi nhập máy để tránh làm lỗi công thức ở phần mềm. Việc điều tra, thống kê, tìm minh chứng có sự cộng tác của giáo viên, nhân viên chuyên trách phổ cập của trường và sự chỉ đạo, theo dõi, giám sát của lãnh đạo nhà trường.
 	* Giải pháp về công tác quản lý số liệu và quản lý hồ sơ PCGDTH 
	Để thực hiện tốt công tác quản lý số liệu trẻ phải phổ cập trong địa bàn và lập hồ sơ lưu trữ có giá trị lâu dài, tôi suy nghĩ rằng: nhiệm vụ đầu tiên của người làm công tác PCGDTH là phải có kế hoạch tổng điều tra sau 5 năm và điều tra bổ sung hằng năm để nắm chắc số liệu cần tập trung huy động ra lớp đồng thời làm căn cứ cho việc lập kế hoạch phát triển trường lớp theo từng giai đoạn cụ thể. Kế hoạch phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành gắn với nội dung thi đua của từng cá nhân và tập thể.
 	Hồ sơ gồm: Sổ điều tra trình độ văn hóa nhân dân (10 xóm/2 thôn, trong đó lưu ý đến diễn biến học tập của từng trẻ, nơi học, tình trạng khuyết tật...) do từng giáo viên đảm nhiệm theo phân công hằng năm; sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến; sổ theo dõi tình hình học sinh; sổ theo dõi kiểm tra, đánh giá học sinh; sổ đăng bộ; sổ theo dõi phổ cập; tổng hợp các danh sách minh chứng (danh sách học sinh chuyển đi, chuyến đến; danh sách trẻ khuyết tật; danh sách học sinh của trường hằng năm; danh sách các độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi; danh sách học sinh trong thôn, buôn đi học nơi khác; danh sách học sinh nơi khác đến học...); các số liệu thống kê hằng năm; hồ sơ báo cáo kết quả PCGDTH theo từng thời điểm kiểm tra hằng năm; hồ sơ lưu công văn, văn bản có liên quan đến việc chỉ đạo thực hiện công tác PCGDTH kẹp theo từng cấp (từ cao đến thấp), theo từng thời gian (từ cũ đến mới) và hồ sơ lưu quyết định công nhận đạt chuẩn hằng năm được lưu theo từng năm, mỗi năm một hộp riêng do nhân viên văn thư phụ trách. Tất cả các việc làm trên đều có sự theo dõi, đôn đốc của Hiệu trưởng. Hiện nay, 100% các trường đều ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện công tác thiết lập hồ sơ, quản lý và lưu trữ có tính lâu dài. Vì vậy, hồ sơ PCGDTH được lưu trữ đầy đủ ở một thư mục riêng trên máy tính theo từng năm. Tránh tình trạng làm mất số liệu và phải làm lại từ đầu.
 	Tổ chức điều tra chu đáo, phân công trách nhiệm rõ ràng, cộng vào đó sự quan tâm sâu sát của Hiệu trưởng, hàng năm đơn vị huy động được 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp đúng thời gian quy định và không có tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
	* Công tác lập báo cáo, phương hướng công tác của năm, giai đoạn.
	Hàng năm, dựa trên các số liệu thống kê đã có, người phụ trách cần tham mưu cho Ban chỉ đạo để lập các báo cáo thống kế, phương hướng năm và theo từng giai đoạn. Nội dung của báo cáo cần thể hiện rõ những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại, hạn chế (theo mẫu của cấp trên)., đề ra phương hướng, kế hoạch cụ thể. Trong đó, phương hướng, kế hoạch không nên dài dòng mà cụ thể là những chỉ tiêu, số liệu, kết quả đạt được và cách khắc phục những tồn tại.
	* Công tác tham mưu, phối hợp.
	Hàng năm người phụ trách công tác PCGD của nhà trường phải có kế hoạch tham mưu cho Ban chỉ đạo cấp xã (thị trấn) kiện toàn lại Ban chỉ đạo phổ cập của nhà trường. Từ đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên về nhiệm vụ phổ cập giáo dục để nâng cao hiệu quả nhiệm vụ được giao. Ngoài việc hoàn thành hệ thống hồ sơ sổ sách công tác phổ cập GDTH thì việc tham mưu, phối hợp rất quan trọng bởi hiệu quả, chất lượng công việc không phải dựa trên giấy tờ mà là những kết quả từ kế hoạch đã đề ra qua việc tham mưu mang lại.
	3.3. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
	Yếu tố quyết định cho sự thành công của công tác PCGDTH đó là sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ có trách nhiệm của các đoàn thể, ban ngành,... trong địa phương, sự đồng tình của cha mẹ học sinh và nhân dân. Bên cạnh đó là nỗ lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường trong công tác dạy và học, nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục.
	Với những việc đã làm trong công tác PCGDTH, đơn vị tôi tuy là một trong những đơn vị khó khăn, đa số là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số nhưng đơn vị đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi, nhiều năm được công nhận đơn vị đạt PCGDTH mức độ I và năm 2017 đã đạt PCGDTH mức độ II.
	Là đơn vị nhiều năm liền làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp, không có sai sót đáng tiếc về hồ sơ PCGDTH, không phải mất nhiều công sức của bộ phận làm hồ sơ, được tiếp cận với các đoàn kiểm tra công nhận đơn vị đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 của huyện và của Phòng Giáo dục & Đào tạo và được đánh giá là đơn vị thực hiện tốt công tác điều tra, báo cáo, thống kê, xử lý số liệu, minh chứng cụ thể, giải trình thông suốt của cán bộ chuyên trách phổ cập, hồ sơ của các cấp chỉ đạo về công tác phổ cập cũng được lưu trữ đầy đủ, khoa học dễ tìm và được cấp trên đánh giá cao. Đặc biệt là biết kết hợp với các hội đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã huy động được trẻ em khuyết tật ra lớp, duy trì sĩ số học sinh... Kết quả đó nhờ sự tuyên truyền vận động của đội ngũ thầy cô giáo; từng cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng thấy rõ hơn vai trò trách nhiệm của mình để tự giác tham gia điều tra, huy động trẻ ra lớp, thiết lập hồ sơ báo cáo thống kê hằng năm.
Kết quả cụ thể như sau:	
KẾT QUẢ PCGD KHI CHƯA ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
KẾT QUẢ PCGD KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Kết quả đạt được năm 2014:
- Huy động trẻ 6 tuổi ( sinh 2009 ) vào học lớp 1 năm học 2014-2015: 51/51 đạt tỷ lệ : 100 % . 
- Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học : 46/58 đạt tỷ lệ: 79,3%; 
- Số trẻ em còn lại trong độ tuổi đang học các lớp Tiểu học: 12. 
Kết quả đạt được năm 2016:
- Trẻ 11 tuổi đã hoàn thành chương trình tiểu học: 49/53 em, đạt tỉ lệ: 92,4%
- Trẻ 11 tuổi đang học trong trường TH: 4/53 em, đạt tỉ lệ: 7,6%.
- Trẻ đến 14 tuổi hoàn thành CTTH: 181/ 193 đạt tỉ lệ: 93,8%
- Số trẻ khuyết tật có khả năng học tập: 04 được tiếp cận GD: 04 Tỉ lệ: 100%
Kết quả đạt được năm 2015:
- Huy động trẻ 6 tuổi ( sinh 2009 ) vào học lớp 1 năm học 2015-2016: 47/47 đạt tỷ lệ : 100 % 
- Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học : 34/46 đạt tỷ lệ: 74%; 
- Số trẻ em còn lại trong độ tuổi đang học các lớp Tiểu học: 12. 
Kết quả đạt được năm 2017:
- Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 60/60 đạt tỉ lệ: 100%
- Trẻ 11 tuổi hoàn thành CTTH: 42/45 đạt tỉ lệ: 93,3%
- Trẻ 11 tuổi đang học ở tiểu học: 3/45 đạt tỉ lệ: 6,7%
- Trẻ đến 14 tuổi hoàn thành CTTH: 179/ 188 đạt tỉ lệ: 95,2%
	III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
	Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển của toàn xã hội. Do đó, nhà trường phải có mối quan hệ mật thiết với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, với ngành; phải huy động được sự chung tay góp sức về mọi mặt của toàn xã hội vì mục tiêu "Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch là thành công bước đầu, vì bất cứ công việc gì muốn có kết quả tốt thì phải có kế hoạch cụ thể. Từ thực tiễn đã làm và kết quả đạt được trong 2 năm học qua, tôi nhận thấy rằng để làm tốt công tác PCGDTH cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Thực hiện tốt công tác điều tra huy động trẻ ra lớp, nắm chắc số liệu trong địa bàn để huy động học sinh ra lớp 100% đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công của công tác PCGDTH.
- Thực hiện tốt công tác tổng hợp, xử lý số liệu, đây là việc làm cũng không kém phần quan trọng vì nếu làm tốt công tác điều tra huy động nhưng việc tổng hợp, xử lý số liệu không chính xá

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN PHỔ CẬP.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTRANG BÌA.doc