SKKN Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phần Âm nhạc địa phương Đăk Lăk

SKKN Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phần Âm nhạc địa phương Đăk Lăk

Có thể nói đây của là 1 phương pháp quan trọng trong quá trình dạy học âm nhạc. Giáo viên phải là người nắm vững khả năng học tập của từng em sau đó xây dựng đôi bạn cùng tiến. Cho các em học tập và thực hành hát từ bạn của mình. Tôi sẽ cho các em học sinh khá, giỏi ngồi cạnh những em yếu hơn. Hướng dẫn để các em có thể kèm cặp và chỉnh sửa lẫn nhau. Những em học sinh yếu hơn giáo viên sẽ trực tiếp hướng dẫn. Sau đó phân chia từng đối tượng cụ thể theo từng mức độ.

 Đối với những em học sinh khá, giỏi giáo viên sẽ cho các em chủ động các hoạt động học tập. Sau khi học hát xong sẽ cho các em khá, giỏi đi kiểm tra các bạn, sau đó trực tiếp sửa sai và hát cùng với những bạn chưa thực hiện được. Đồng thời giáo viên cũng giao cho những học sinh khá, giỏi làm mẫu các cách gõ đệm của bài hát, hoặc sáng tạo những điệu múa cơ bản của các bài hát.

 Đối với những em học sinh có lực học trung bình, yếu, kém ngoài việc được bạn hướng dẫn, giáo viên sẽ là người trực tiếp hướng dẫn, sửa sai cho các em. Cho các em thực hiện những câu hát ngắn, dễ trước sau đó tăng dần tốc độ. Thường xuyên động viên, khen ngợi để các em có động lực học tập.

 

doc 29 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phần Âm nhạc địa phương Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17: Học hát: Bài Đến trường ( Dân ca Ê Đê )
Tuần 31: Học hát: Bài Chiriria ( Dân ca Ê Đê )
Lớp 2:
Tuần 12: Câu chuyện âm nhạc: Câu chuyện về chiếc trống H’ Gơr.
Tuần 33: Học hát: Bài Em đi đến trường ( Đồng dao Hrê )
Lớp 3:
Tuần 17: Học hát: Bài Vui mùa mai vàng ( Dân ca Ba Na )
Tuần 32: Học hát: Bài Dòng suối buôn em ( Từ Đức Minh ). Câu chuyện âm nhạc: Y Mon – Nghệ sĩ của buôn làng.
Lớp 4: 
Tuần 15: Học hát: Bài Lên nương ( Dân ca Gia Rai ). Câu chuyện âm nhạc: Nghệ sĩ Vũ Lân với cây sáo vỗ.
Tuần 32: Học hát: Bài Đêm trăng trên buôn mới ( Kpa Ylăng )
Lớp 5:
Tuần 16: Học hát: Bài Âm vang tiếng cồng buôn em (Nguyễn Ngọc Châu)
Tuần 32: Học hát: Bài Buôn Ma Thuật quê hương em ( Huỳnh Ngọc La Sơn ). Câu chuyện âm nhạc: Cồng chiêng Tây Nguyên – Kiệt tác văn hóa nhân loại.
	Các bài hát nằm trong biên soạn của tài liệu dạy – học Âm nhạc địa phương tỉnh Đăk Lăk. Ngoài những bài hát bài hát mà các tác giả viết về Tây Nguyên còn có rất nhiều bài hát dân ca của các dân tộc sống ở Tây Nguyên. Cho nên, trước hết giáo viên phải giúp các em cảm nhận được cái hay qua giai điệu của từng bài hát. Các bài hát dân ca địa phương Đăk Lăk lời bài hát thường khó hát và khó nhớ hơn vì vậy khi hướng dẫn các em thực hiện giáo viên có thể vừa kết hợp nhạc cụ chiêng Đinh hoặc sử dụng đàn Organ mô phỏng tiếng đàn Tơ – Rưng. Như vậy sẽ giúp các em dễ hát và nhanh nhớ lời hơn. Các quãng âm của các bài dân ca cũng rộng hơn vì vậy giáo viên cần làm mẫu cụ thể kết hợp với nhạc cụ. Đồng thời hướng dẫn cho các em so sánh các ngũ âm của từng loại dân ca khác nhau. 
	Để thực hiện dạy các bài hát địa phương một cách có hiệu quả giáo viên cần xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học và được chuyên môn nhà trường phê duyệt nội dung. Nắm vững và thực hiện qui trình dạy một bài hát dân ca cần thực hiện theo các bước như sau:
	Bước 1: Giới thiệu bài hát:
	Về áp dụng những kĩ thuật trong dạy các bài hát dân ca địa phương Đăk Lăk ở bước giới thiệu bài hát, tôi thường dùng bản đồ, tranh ảnh để giới thiệu vị trí địa lý và đời sống của các đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. Việc sử dụng hình ảnh trực tiếp sẽ hấp dẫn học sinh và mang lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích. Giáo viên cũng cần phải giới thiệu và giải thích được cho học sinh về làn điệu và xuất xứ của bài hát mà các em đang được học. Ngoài ra, giáo viên có thể cho các em xem một số video có các điệu múa đặc trưng của dân tộc ở Tây Nguyên, một số nhạc cụ hoặc nét văn hóa đặc trưng của dân tộc đó sau đó dùng lời để giới thiệu vài nét ngắn gọn về bài hát, nội dung, xuất xứ hoặc một số nét về tác giả soạn lời cho làn điệu mà các em đang học.
	Ví dụ: Ở tiết 17, khi dạy bài hát “ Vui mùa mai vàng” dân ca Ba Na, tôi đã sử dụng máy chiếu cho các em quan sát và nêu vị trí trên bản đồ những nơi sinh sống chủ yếu của người Ba Na như tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk. Cho các em xem hình ảnh về người dân tộc Ba Na, đàn Tơ – rưng của người Ba Na, giới thiệu thêm cho các em biết vị anh hùng Đinh Núp thường gọi là Anh hùng Núp cũng mang dòng máu của người dân tộc Ba Na.
	 Hình ảnh về người dân tộc Ba na
	Đàn Tơ – rưng của người Ba na
	Đinh Núp ( 1914 – 1999) là người dân tộc Ba na
Bước 2: Nghe hát mẫu: 
Giáo viên sẽ là người trực tiếp trình bày bài hát địa phương kết hợp đàn giai điệu của bài hát. Sưu tầm băng đĩa hình, thông tin trên mạng Internet để cho các em xem các bài hát trên đĩa hình, giới thiệu cho các em biết được về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của các đồng bào dân tộc sống Tây Nguyên.
 Ví dụ: Khi dạy bài hát: “Lên nương” sau khi hát mẫu giáo viên cho các em xem một vài động tác múa của dân tộc Gia Rai, cho học sinh xem hình ảnh trang phục của dân tộc Gia Rai. 
	Trang phục nam, nữ của người Gia Rai
Bước 3: Tìm hiểu bài hát, giải thích từ khó, đọc lời ca:
 	Trước khi học hát, giáo viên giới thiệu về cao độ, trường độ, thang âm có trong trong bài. Chia bài hát thành những câu hát ngắn, giáo viên hướng dẫn, đánh dấu chỗ cần lấy hơi, những chỗ luyến, láy, giải thích các từ khó, các từ đệm, từ địa phương...
Ví dụ: Giải thích một số từ ngữ mang tiếng địa phương trong bài hát để học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của các từ như: Trong bài hát “Hái rau” – Dân ca Ê Đê từ lá eng, rau hia, rau poong, rau pang: một số lá, rau ở Tây Nguyên, mí: mẹ
Bước 4: Khởi động giọng:
Trước khi học hát các dân ca địa phương của Đăk Lăk, giáo viên cho học sinh khởi động giọng bằng cách đọc thang âm là ngũ cung của dân ca Tây Nguyên để các em biết được sơ lược về âm hưởng của bài dân ca, có thể cho các em luyện tập hơi thở với các nguyên âm a, u, ô, i
	Ví dụ: Khi dạy bài hát “Chi ri ria” – Dân ca Ê Đê tôi sẽ cho học sinh luyện thanh theo điệu trưởng với các ngũ cung Rê – Sol – La – Si – Rê theo nguyên âm a. Việc sử dụng mẫu âm này vừa giúp học sinh bước đầu được nghe âm hưởng của bài hát, ngoài ra còn giúp các em được tiếp xúc với ngũ cung của dân ca Ê Đê để học bài hát dễ dàng hơn.
Bước 5. Dạy hát:
Với nhiều đối tượng khác nhau có thể hát đúng cao độ, trường độ đã khó, để các em biết thể hiện tình cảm và các một số chỗ luyến, láy, lướt, ngân dài lại càng khó hơn. Điều này yêu cầu người giáo viên phải hướng dẫn kĩ cho học sinh hát được chuẩn xác các bài hát dân ca Tây Nguyên, từ đó có những kỹ năng ca hát nhất định.
Khi tập hát từng câu, giáo viên nên hạn chế dùng đàn diễn đạt mà cần phải hát mẫu nhiều hơn (nghĩa là phải diễn đạt bằng chính giọng hát của mình) để giúp học sinh hát đúng những chỗ khó, tiếng luyến láy, ngân nghỉ, âm vực khó, cũng như thể hiện sắc thái đặc trưng của bài hát.
	 Ở một số câu hát cần sự luyến, láy, lướt, ngân thì giáo viên dành nhiều thời gian tập luyện hơn. Sau khi giáo viên hát mẫu xong, có thể cho một số em hát tốt, có năng khiếu hát lại, nếu có chỗ chưa đúng thì sửa luôn để cả lớp cùng nghe và nhận biết. Cũng vì có câu hát dài ngắn không đều, nên khi dạy từng câu, có những câu phải dạy khá kĩ các em mới hát đúng giai điệu, cũng như những tiếng hát luyến. 
Ví dụ: Bài Đến trường, câu hát “ Nắng ban mai trên làng buôn em,em tung tăng theo bạn đến trường” là câu hát dài và có tiếng hát lướt : “làng” tôi thường cho học sinh tập hát nhiều lần, kĩ hơn so với các câu khác. Ngoài ra, tôi cũng hướng dẫn các em cách lấy hơi 2 lần, lần 1 ở đầu câu và lần 2 ở giữa câu hát.
Khi dạy hát, để nghe các em hát như thế nào và sửa sai giáo viên không hát cùng với học sinh. Lúc các em hát lại câu hát thì giáo viên đệm đàn và lắng nghe để sửa sai và sửa những chỗ chưa đúng các em.
Trong quá trình tập hát giáo viên cần luôn nhắc nhở các em thể hiện đúng tính chất, sắc thái, tình cảm của bài hát, làn điệu dân ca. Hướng dẫn các em tư thế ngồi hát và cách lấy hơi, mở khẩu hình.
Bước 6. Luyện hát:
Sau khi đã học bài hát giáo viên cho các em ôn luyện bài hát vừa được học. Điều này không chỉ giúp cho học sinh nhanh thuộc bài, hát chính xác mà còn nâng cao kỹ năng thể hiện tình cảm, sắc thái của bài dân ca địa phương Đăk Lăk. Giáo viên tổ chức nhiều hình thức luyện tập để tiết học thêm sinh động, giúp các em có thể thuộc bài hát ngay trên lớp. 
Hướng dẫn học sinh cách hát các bài hát kết hợp với gõ đệm theo 3 cách: Phách, nhịp, tiết tấu lời ca. Tùy thuộc vào nhịp độ của từng bài hát mà giáo viên lựa chọn cách gõ đệm phù hợp với bài hát. Đồng thời, giáo viên làm mẫu những động tác cơ bản của các dân tộc như Ba Na, Ê Đê... Từ những động tác cơ bản cũng khuyến khích các em có thể biểu diễn  bài hát được học theo cách riêng của mình, và khi nhận thấy học sinh nào biểu diễn tốt, giáo viên sẽ chọn em đó hướng dẫn cho cả lớp làm lại theo mình. Với cách làm này, giúp các em học sinh tiếp nhận các bài hát ở mức độ trọn vẹn nhất, phát huy được khả năng cảm nhận tốt nhất về các bài hát địa phương. Giúp các em học hỏi thêm về phong cách, và động tác biểu diễn các bài hát địa phương Đăk Lăk, đồng thời rèn luyện cho các em tính mạnh dạn, tự tin và tích cực sáng tạo trong biểu diễn.
Biện pháp này giúp học sinh tiếp nhận các bài dân ca ở mức độ trọn vẹn nhất, phát huy được khả năng cảm nhận tốt nhất về dân ca cho các em. Giúp các em học hỏi thêm về phong cách, và động tác biểu diễn các bài dân ca. Giáo dục được các em tính mạnh dạn tự tin và tích cực, sáng tạo trong biểu diễn . 
Ví dụ: Khi học xong bài hát: “ Em đi đến trường” – Đồng dao H Rê giáo viên bình chọn ra 3 em làm ban giám khảo, sau đó tổ chức thi đua giữa cá nhóm. Yêu cầu các nhóm hát bài hát kết hợp với vận động phụ họa, múa các động tác cơ bản của dân tộc Ba Na. Chính các em học sinh sẽ tự luyện tập và đánh giá các bạn của mình. Sau khi ôn hát giáo viên trực tiếp nhận xét và đánh giá kết của từng tổ. Tuyên dương những tổ làm tốt, sửa sai kịp thời với những bạn hát và vận động chưa chính xác.
Bước 7. Củng cố, kiểm tra: 
Phần củng cố, luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều càng giúp học sinh cảm thụ, cảm nhận, hiểu được cái hay,cái đẹp của bài hát, làn điệu dân ca mà các em đang hát. Ở phần củng cố giáo viên nêu rõ tính chất đặc trưng của dân ca Tây Nguyên để các em ghi nhớ và thể hiện đúng tính chất của bài hát được học. Cụ thể như:
Dân ca Gia Rai: Giai điệu của dân ca Gia Rai thường nồng nàn, mạnh mẽ, sâu đậm, thiết tha, vui buồn tột cùng, dễ đi sâu vào lòng người. Thường được tiến hành theo quãng 5 đúng đi xuống liền bậc (Sol-Pha-Mi-Đô). Sự tiến hành của các giai điệu có thể thay đổi nhưng tiết tấu thì ít khi thay đổi.
Dân ca Ba Na: Dân ca Ba Na có tính chất thiết tha, nồng nàn nhưng không bước đến tột cùng của tình cảm do dùng nhiều quãng 4 ( Si-Mi hay Mi-Si). Giai điệu Ba Na có tính bình ổn, ít có đột biến, thường là những khúc nhạc ngắn, nhịp điệu đơn giản.. Dân ca Ba Na cũng đem cảm giác lắng dịu, êm đềm.
Dân ca Ê Đê: Dân ca Ê Đê thường được trình bày ở điệu trưởng với thang âm ngũ cung quen thuộc ( Re – Sol – La – Si – Re), những quãng nửa cung chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện tạo nên sự biến đổi giai điệu một cách nhẹ nhàng nhưng rất ấn tượng, kết hợp cả hai yếu tố trữ tình và mạnh mẽ, dàn trải và nhịp điệu. Dân ca Ê Đê có 2 thể hát chính là hát nói (Kứt) và hát có giai điệu (Muynh), sau này có sự xuất hiện của điệu Ei rei là sự biến dạng của lối hát có giai điệu (hát đối đáp).
Khi nắm bắt được những nét khái lược về đặc trưng của dân ca Tây Nguyên, việc lựa chọn và đưa vào phần dạy những bài hát địa phương tự chọn hay giới thiệu dân ca Tây Nguyên trong những buổi ngoại khóa của giáo viên sẽ có sức thuyết phục hơn. Điều quan trọng là thông qua một bài dân ca cụ thể, giáo viên sẽ giới thiệu được cái hay, cái đẹp của một nền văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên
 Ví dụ: Sau khi học xong bài hát “Vui mùa mai vàng” – Dân ca Ba Na: Các em thấy được sự tha thiết, nồng nàn nhưng không tới mức tột cùng của tình cảm là đặc trưng rất riêng của dân ca Ba Na, từ đó các em thêm yêu các làn điệu dân ca và thêm yêu mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ.
  Phương pháp 2: Phân loại đối tượng học sinh:
	Có thể nói đây của là 1 phương pháp quan trọng trong quá trình dạy học âm nhạc. Giáo viên phải là người nắm vững khả năng học tập của từng em sau đó xây dựng đôi bạn cùng tiến. Cho các em học tập và thực hành hát từ bạn của mình. Tôi sẽ cho các em học sinh khá, giỏi ngồi cạnh những em yếu hơn. Hướng dẫn để các em có thể kèm cặp và chỉnh sửa lẫn nhau. Những em học sinh yếu hơn giáo viên sẽ trực tiếp hướng dẫn. Sau đó phân chia từng đối tượng cụ thể theo từng mức độ. 
	Đối với những em học sinh khá, giỏi giáo viên sẽ cho các em chủ động các hoạt động học tập. Sau khi học hát xong sẽ cho các em khá, giỏi đi kiểm tra các bạn, sau đó trực tiếp sửa sai và hát cùng với những bạn chưa thực hiện được. Đồng thời giáo viên cũng giao cho những học sinh khá, giỏi làm mẫu các cách gõ đệm của bài hát, hoặc sáng tạo những điệu múa cơ bản của các bài hát.
	 Đối với những em học sinh có lực học trung bình, yếu, kém ngoài việc được bạn hướng dẫn, giáo viên sẽ là người trực tiếp hướng dẫn, sửa sai cho các em. Cho các em thực hiện những câu hát ngắn, dễ trước sau đó tăng dần tốc độ. Thường xuyên động viên, khen ngợi để các em có động lực học tập.
Ví dụ: Khi học bài hát “ Đêm trăng trên buôn mới” lớp 4 – Nhạc và lời: Kpa Y lăng, trước tiên tôi sẽ sắp xếp để các em có giọng hát tốt, phát âm chuẩn ngồi gần những em học sinh hát chưa chuẩn cao độ để các em có sự hỗ trợ về cảm âm, giọng hát của những bạn hát tốt hơn. Phân chia theo bàn, nhóm, tổ để các em hát được bài hát. Sau đó sẽ cho các nhóm kiểm tra chéo lẫn nhau. Cuối cùng sẽ tổ chức thi đua giữa các nhóm, thành lập ra ban giám khảo của cuộc thi (giám khảo là các em học sinh). Như vậy các em sẽ vừa hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát vừa tự tin, chủ động trong hoạt động học tập.
Phương pháp 3: Dạy âm nhạc thường thức kết hợp với giới thiệu các nhạc cụ đặc trưng của Tây Nguyên
	Mỗi một lớp học, phần âm nhạc địa phương đã có sự hướng dẫn phân chia theo mức độ học tập cho các em. Ngoài học các bài hát địa phương, dân ca của Tây Nguyên các em còn có những câu chuyện kể về những nhạc sĩ có tên tuổi ở Tây Nguyên, câu chuyện về những nhạc cụ của người dân Tây Nguyên hay những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc ít người ở Tây Nguyên ( hát Ei – Rei, lễ hội cồng chiêng...). Vì vậy, để đạt hiệu quả trong phần dạy học âm nhạc thường thức giáo viên cần đi đủ trình tự các bước, cụ thể như sau:
 	Bước 1: Kể chuyện âm nhạc: Đối với phần kể chuyện giáo viên cần phải nắm vững nội dung câu chuyện và kể theo cách của mình. Khi kể chuyện chú ý đọc diễn cảm kết hợp với sử dụng hình ảnh để các em khắc sâu được nội dung câu chuyện. Kể câu chuyện 2 lần, lần 1 kể đầy đủ, lần thứ 2 kể tóm tắt kết hợp với hình ảnh.
Bước 2: Học sinh kể chuyện: Sau khi được nghe câu chuyện, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung vừa nghe tùy theo năng lực diễn đạt của các em. Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi để giúp học sinh khắc sâu nội dung của câu chuyện. Khi trả lời xong các câu hỏi học sinh đã ghi nhớ được nội dung câu chuyện, giáo viên treo tranh rồi yêu cầu một số em khá, giỏi kể lại câu chuyện.
Bước 3: Giới thiệu nhạc cụ của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên
Sau khi nghe xong nội dung câu chuyện, giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh về các loại nhạc cụ cần giới thiệu. Ghi âm sẵn âm thanh của các nhạc cụ cho học sinh nghe, có thể hướng dẫn về cách sử dụng cơ bản của loại nhạc cụ cần giới thiệu.
Ví dụ: Tuần 32 – Lớp 5: Học hát: Bài Buôn Ma Thuột quê hương em -Câu chuyện âm nhạc: “ Cồng chiêng Tây Nguyên – Kiệt tác văn hóa nhân loại” ở lớp 5, sau khi học xong bài hát, tổ chức các hoạt động kể chuyện giáo viên có thể giới thiệu những hình ảnh về Cồng chiêng Tây Nguyên, một di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận. Giáo dục các em yêu quí và bảo vệ di sản văn hóa cồng chiêng. Đồng thời cho các em xem 1 đoạn video diễn tấu cồng chiêng của đội nghệ dân Ê Đê tại Buôn Trấp.
Đội chiêng ở Buôn Trấp
	Trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên
	 Bộ cồng chiêng của người đồng bào Ê Đê
Phương pháp 4: Đưa âm nhạc địa phương vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học:
Để việc học hát các bài hát âm nhạc địa phương đạt hiệu quả cao, ngoài những bài hát được phân phối trong các tiết học bản thân tôi còn đưa âm nhạc địa phương kết hợp với các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh. Cách thực hiện cụ thể như sau:
+ Vào các tiết sinh hoạt tập thể của nhà trường sau khi sinh hoạt các chủ điểm của nhà trường xong, tôi thường chọn một bài hát có giai điệu và lời ca dễ ghi nhớ để tập luyện cho học sinh toàn trường. Sau đó cho học sinh xung phong lên biểu diễn. Như vậy, các em vừa thuộc thêm một bài hát địa phương vừa tự tin khi trình bày bài hát. Thay đổi hình thức tổ chức vào mỗi tuần (ví dụ: Tuần 1 các em sẽ được học hát, tuần 4 các em được biểu diễn các bài hát địa phương đã học, tuần 8: giáo viên tổ chức trò chơi, nội dung câu hỏi xoay quanh tìm hiểu về Tây Nguyên như: (Dân ca Ê Đê có giai điệu như thế nào? Em hãy nêu tên những dân tộc sống ở Tây Nguyên? Người Tây Nguyên có những lễ hội, nét văn hóa đặc trưng gì?...)
+ Tuyên truyền các bài hát địa phương qua các buổi phát thanh măng non của trường: Tại trường của tôi, chương trình phát thanh măng non luôn được chú trọng, mỗi tuần đều có một buổi phát thanh măng non, đây chính là dịp tốt nhất để học sinh cả trường cùng có cơ hội để thưởng thức các bài hát địa phương Đăk Lăk. Sau nội dung của buổi phát thanh măng non, tôi sẽ cho học sinh nghe một bài hát địa phương Đăk Lăk. Thường xuyên thay đổi hình thức trình bày để tránh sự nhàm chán cho học sinh.
Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh nghe hát, thay đổi hình thức nghe như tuần này sẽ cho học sinh nghe bài hát “ Gọi lúa” – Dân ca Mơ Nông bằng băng đĩa, tới tuần sau sẽ cho một em học sinh trình bày bài hát H’ren lên rẫy – Sáng tác Nguyễn Cường, tới tuần kế tiếp sẽ cho một nhóm gồm 5 em thể hiện bài hát “ Em nhớ Tây Nguyên “ – Nhạc và lời: Văn Tấn – Trần Quang Huy. Như vậy, các em vừa được nghe nhiều bài hát dưới nhiều hình thức, vừa thích thú, vừa có ý thức thi đua học tốt, yêu thích và mong muốn được thể hiện các bài hát địa phương.
+ Phối hợp với nhà trường, đội thiếu niên, đoàn thanh niên tổ chức các cuộc thi như: Thi hát dân ca, Thi vẽ tranh, Em yêu Tây NguyênThông qua các cuộc thi này sẽ làm tăng vốn hiểu biết của các em về mảnh đất Tây Nguyên, các em biểu diễn tự tin các bài hát địa phương. Cách tổ chức các cuộc thi có thể thể thực hình bằng nhiều hình thức như:
- Thi hát dân ca: Tổ chức các cuộc thi hát dân ca bằng nhiều hình thức. Thực hiện tổ chức thi giữa các nhóm, các tổ, các lớp. Sau đó lựa chọn những tiết mục đặc sắc để tham gia cuộc thi ở cấp trường. Ở cuộc thi cấp trường lên kế hoạch, thể lệ cụ thể sau đó gửi về từng lớp. Khuyến khích các em thể hiện các bài hát dân ca địa phương Đăk Lăk. Thông qua việc tổ chức cuộc thi giúp cho giáo viên đánh giá được qua trình học tập của học sinh và cũng là dịp để giáo viên xem lại kết quả giảng dạy của mình. Đồng thời giáo dục học sinh tính mạnh dạn, tự tin trên sân kháu, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tiếp xúc với một chương trình biểu diễn có qui mô rộng hơn. 
Ví dụ: Ở tiết học 18, 35 tận dụng phân phối chương trình là tiết Tập biểu diễn các bài đã học tôi tổ chức cho học sinh thi hát các bài hát địa phương đã được học. Chia lớp thành 2 nhóm thi, sau đó cho các em bốc thăm các bài hát đã học. Sau cuộc thi giáo viên nhân xét, đánh giá, động viên các tiết mục của các em đã biểu diễn và lựa chọn những tiết mục xuất sắc để tham gia hội thi cấp trường. 
Thi vẽ tranh: Nhằm giúp các em hiểu biết và ghi nhớ các nét văn hóa của người Tây Nguyên, ngoài phần học hát, tôi thường kết hợp với đội thiếu niên và đoàn thanh niên tổ chức cuộc thi vẽ tranh về chủ đề Tây Nguyên, phổ biến nội dung thi: yêu cầu học sinh vẽ các cảnh đẹp của Tây Nguyên, vẽ các nhạc cụ đặc trưng của người Tây NguyênCác bài thi nộp về sau đó, lựa chọn bài vẽ có nội dung xuất sắc tổ chức trao giải và tuyên dương vào buổi chào cờ đầu tuần. Qua cuộc thi, các em vừa có thêm kiến thức về Tây Nguyên, vừa hứng thú, tạo môi trường học tập thoải mái, có ý thức học tập tốt hơn.
IV. Tính mới của giải pháp:
Trong những năm thực hiện chương trình âm nhạc địa phương, tôi nhận thấy việc các em học âm nhạc địa phương của các em còn thụ động, các em thường tiếp thu kiến thức một chiều: giáo viên hát mẫu, học sinh hát theo một cách khô cứng, các em chỉ hát đúng lời nhưng còn không đúng giai điệu. Chưa tự tin khi hát các bài hát địa phương, các kiến thức về văn hóa của người Tây Nguyên còn hạn hẹp. Nhưng khi áp dụng các phương pháp mới các em học sinh đã chủ động hơn trong các hoạt động học tập trên lớp. Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca các bài hát dân ca, địa phương Đăk Lăk, tự tin hơn khi trình bày các bài hát. Các em có thể tự thực hiện hát kết hợp với nhảy các điệu nhảy cơ bản của một số dân tộc như Ê Đê, Ba Na mà không cần hướng dẫn của giáo viên, một số em học sinh có năng khiếu từ những động tác múa cơ bản được hướng dẫn, các em đã sáng tạo thêm những điệu múa được phát triển từ điệu múa cơ bản.Các em hiểu biết hơn về mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.Với việc thành công từ những phương pháp dạy hát địa phương đó bản thân sẽ tiếp tục thực hiện những phương

Tài liệu đính kèm:

  • docHuyền. SKKN 18-19 - TH-TQT.doc