SKKN Một số kinh nghiệm trong việctích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường vào dạy các bài học Hóa 9 tại trường THCS Lê Quý Đôn

SKKN Một số kinh nghiệm trong việctích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường vào dạy các bài học Hóa 9 tại trường THCS Lê Quý Đôn

Sử dụng những hiện tượng thực tiễn về môi trường để củng cố kiến thức của bài.

Nêu hiện tượng thực tiễn về môi trường thay cho lời kết bài để củng cố khắc sâu kiến thức đồng thời hình thành ý thức tích cực, tính tự giác trong việc bảo vệ môi trường.

Ví dụ 1.Khi dạy bài 11: Phân bón hóa học

Giáo viên đặt câu hỏi

Câu 1.Vì sao dùng tro bếp bón cho cây trồng ?

Học sinh trả lời

Giáo viên nhận xét và kết luận

Vì tro bếp chứa Kali cacbonat (K¬2¬CO3) cung cấp nguyên tố Kali cho cây.

Giáo dục môi trường: Sử dụng một số chất tự nhiên làm phân bón để cải tạo đất tránh lạm dụng hợp chất hóa học.

 

doc 27 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1169Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việctích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường vào dạy các bài học Hóa 9 tại trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n học sinh vẫn còn những hiện tượng vứt giấy, rác vỏ của các loại bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao sulung tung nơi sân trường, hành lang lớp học, trong công trình măng non, trước cổng trường. Chính các việc làm thiếu ý thức đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan khuôn viên trường học và làm ô nhiễm bầu không khí học tập, giảng dạy, sinh hoạt và vui chơi của các em.Mặc dù, trong thực tế tại trường, hoạt động giáo dục ý thức học sinh bảo vệ môi trường đã được Ban Giám hiệu, thầy cô giáo của trường rất quan tâm, thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, nhưng do các em chưa hiểu được các chất gây ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường, nên các em chưa đề cao ý thức, tinh thần giữ gìn và bảo vệ môi trường mặc dù giáo dục môi trường đang là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Hiện tượng xả rác ở trường
Hiện nay tình trạng bán hàng rong trước cổng trường học vẫn còn nhiều, sau khi ăn xong như một thói quen xấu, các em học sinh có thể dễ dàng xả rác ngay ra cổng trường mà không cần suy nghĩ điều này làm mất cảnh quan trường học.
Mặt khác, ý thức của đa số các cha mẹ học sinh về môi trường sống và bảo vệ môi trường còn hạn chế, họ mới thấy được những lợi ích trước mắt, chưa thấy được những nguy cơ mà thế hệ sau phải gánh chịu.
Trước thực trạng trên, là một giáo viên tôi luôn ý thức được ngoài việc phải giáo dục ý thức cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục thì việc giáo dục qua các bài dạyhoá học cũng rất quan trọng, giúp các em hiểu được các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.Hoá học là một môn khoa học có mối quan hệ mật thiết với các môn Toán, Sinh, Vật lý đồng thời có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội.Bộ môn Hóa học giúp học sinh từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường. Hiểu được những kiến thức cơ bản về môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cũng như các tác nhân hoá học ảnh hưởng đến môi trường. Để tạo hứng thú học tập hơn đối với môn học, giúp các em hiểu được mối quan hệ giữa các kiến thức trong bài học và kiến thức ngoài cuộc sống xung quanh học sinh, từ đó hình thành ở học sinh ý thức bảo vệ môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường và biết cách nhận biết các chất gây ô nhiễm môi trường.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát điều travới 100 học sinh khối 9 cuối năm học 2016 - 2017 bằng hình thức trắc nghiệm để nắm bắt thông tin về mức độ hiểu biết các chất hoá học gây ô nhiễm môi trường và ý thức bảo vệ môi tường của học sinh.
PHIẾU 1
Câu 1. Khí Cacbon đioxit có phải là nguyên nhân chính gâyhiệu ứng nhà kính không?
Có 	B.Không
Câu 2. Theo em khói xe máy có làm ô nhiễm môi trường không?
Có 	 B. Không
Câu 3. Khí Lưu huỳnh đioxit có phải là nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa axit?
A. Có B. Không 
Câu 4. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt                B. Bột lưu huỳnh 
Câu 5.Em có nghĩ đồ hộp, bao bì nilon, vỏ chai nhựa là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? 
A. Có B. Không 
PHIẾU 2
Câu 1.Em thấy một vài bạn đang xả rác trong sân trường. Em sẽ làm gì?
Mặc kệ B.Tham gia C. Nhắc nhở 
Câu 2. Bạn đã bao giờ bỏ rác không đúng nơi quy định chưa?
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng
C. Hiếm khi D. Chưa bao giờ
Câu 3. Theo em bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
Giáo viên B. Học sinh C. Cha mẹ D. Toàn xã hội 
Câu 4.Em đã làm gì để bảo vệ môi trường ?
A. Trồng cây B. Không xả rác 
C. Đi xe đạp D. Tất cả phương án trên
Câu 5. Nếu em được mời tham gia một buổi tuyên truyền về bảo vệ môi trường em có tham gia không?
Có B. Không 
Qua quá trình khảo sát thực tiễn, tôi thu được bảng kết quả như sau:
PHIẾU 1
Số câu
A
B
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Câu 1
35
35%
65
65%
Câu 2
40
40%
60
60%
Câu 3
28
28%
72
72%
Câu 4
53
53%
47
47%
Câu 5
36
36%
64
64%
PHIẾU 2
Số câu
A
B
C
D
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Câu 1
42
42%
36
36%
22
22%
Câu 2
48
48%
25
25%
15
15%
12
12%
Câu 3
20
20%
29
29%
33
33%
18
18%
Câu 4
21
21%
27
27%
29
29%
23
23%
Câu 5
45
45%
55
55%
Qua kết quả khảo sát phiếu 1 và phiếu 2 cho ta thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về các chất hoá học gây ô nhiễm môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh còn thấp. Là giáo viên ta phải có biện pháp gì để giúp học sinh được trang bị thêm các kiến thức hóa học về môi trường? Đó cũng chính là lý do tôi đi tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp để thông qua nội dung bài học,giúp học sinh hiểu được các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường và ý thức bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.
CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ
Khi tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào bài giảng môn Hoá học cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nội dung lồng ghép phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Phân phối thời gian hợp lí, nên lấy những ví dụ ngắn gọn hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh.
 - Nội dung tích hợp giáo dục môi trường phải phù hợp với chủ đề, nội dung của bài học.
Để tích hợp được nội dung bảo vệ môi trường vào bài dạy giáo viên cần phải thu thập tư liệu như tranh ảnh, phóng sự ...nhưng phải chọn lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ sử dụng. Tuy nhiên không phải bài nào cũng phù hợp để tích hợp, do đó giáo viên phải nghiên cứu kĩ từng nội dung của bài.
Sau khi đã có kế hoạch và lựa chọn được tư liệu phù hợp, việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất. Nhưng lưu ý vẫn đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung bài học, liên hệ đến thực tế hoá học và môi trường,giáo viên không nên đưa quá nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời nội dung bài học,...
Qua nhiều năm giảng dạy tôiđã rút ra một số kinh nghiệm tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào các bài học để giúp học sinh hiểu được các chất hoá học nào gây ô nhiễm môi trường, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Giải pháp 1: Đặt tình huống có vấn đề khi vào bài mới.
Nêu hiện tượng thực tiễn về môi trường thay cho lời mở bài để kích thích trí tò mò của học sinh. Phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy. Làm cho học sinh cố gắng tìm tòi kiến thức trong bài để giải thích hiện tượng mà giáo viên nêu ra, qua đó học sinh nhớ bài lâu hơn, đặc biệt những kiến thức bảo vệ môi trường, từ đó mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Ví dụ. Khi dạy Bài 18 : Nhôm 
Giáo viên đặt câu hỏi: Ở Đăk Nông có nhà máy Nhân Cơ khai thác quặng Bô-xít để sản xuất kim loại nào? Theo em trong quá trình sản xuất có gây ô nhiễm môi trường không?
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét và kết luận.
Bùn đỏ tràn vào ruộng lúa
Giáo dục môi trường: Khai thác Bô-xít sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vùng đất bazan ở đây, do đó không thể phát triển được các loại cây công nghiệp. Khai thác Bô-xít sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường,khí hậu sẽ khô nóng, hạn hán kéo dài, lũ lụt thường xuyên xẩy ra hơn, chất sút, chất kiềm này rất nguy hiểm khi tiếp xúc có thể bịtuột tay, tuột chân.Ngoài ra trong quá trình khai khoáng sẽ làm gia tăng hiệu ứng nhà kính và thải ra các chất chứa kim loại nặngkhông phân huỷ, một độc chất rất có hại cho sức khỏe con người cũng như các loại cây trồng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Giải pháp 2: Sử dụng những hiện tượng thực tiễn về môi trường để củng cố kiến thức của bài.
Nêu hiện tượng thực tiễn về môi trường thay cho lời kết bài để củng cố khắc sâu kiến thức đồng thời hình thành ý thức tích cực, tính tự giác trong việc bảo vệ môi trường.
Ví dụ 1.Khi dạy bài 11: Phân bón hóa học
Giáo viên đặt câu hỏi
Câu 1.Vì sao dùng tro bếp bón cho cây trồng ?
Học sinh trả lời 
Giáo viên nhận xét và kết luận
Vì tro bếp chứa Kali cacbonat (K2CO3) cung cấp nguyên tố Kali cho cây.
Giáo dục môi trường: Sử dụng một số chất tự nhiên làm phân bón để cải tạo đất tránh lạm dụng hợp chất hóa học.
Câu 2.Giáo viên đặt câu hỏi : Vào những ngày nắng nóng khi đi ngang ao, hồ, sông suối bẩn chúng ta thường ngửi thấy mùi khai. Theo em nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trên? Em hãy nêu cách khắc phục ?
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét và kết luận.
	Khi nước ở ao, hồ, sông, suối, bị ô nhiễm bởi chất thải hữu cơ giàu đạm từ phân bón hóa học, nước thải sinh hoạt ... lượng urê sinh ra nhiều. Nên khi trời nắng urê bị phân hủy gây ra mùi khai.
	Giáo dục môi trường: Bón nhiều phân bón hóa học và nước thải từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt thải ra các ao hồ sông suối làm ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Cần ngăn chặn tình trạng trên.
Ví dụ 2.Khi dạy bài 3: Tính chất học hóa học của Axit
Giáo viên đặt câu hỏi.
Câu 1.Để kiểm tra tình trạng gây ô nhiễm môi trường của một khu công nghiệp Tâm Thắng tại huyện Cư Jút người ta lấy mẫu đất xung quanh khu công nghiệp đó để phân tích.Kết quả phân tích cho thấy đất có PH=5. Nguyên nhân nào đã làm cho đất chua?Phải xử lí đất chua đó như thế nào?
HS thảo luận nhóm trả lời .
GV nhận xét và kết luận: PH= 5 môi trường Axit
Trong khí thải ở khu công nghiệp có:
CO2 + H2O → H2CO3
4NO2 + O2 +2H2O → 4HNO3
SO2 + H2O → H2SO3
SO3+ H2O → H2SO4
→ gây mưa axit
Cách khắc phục: Bón vôi cho đất
Câu 2.Cây Cẩm Tú Cầu thường cho hoa màu trắng.Khi được trồng nơi đất có tính axit, Cẩm Tú Cầu sẽ cho hoa màu xanh.Ngược lại, nơi đất có tính bazơ lại cho hoa màu hồng. Đoàn khảo sát môi trường, trồng Cẩm Tú Cầu gần khu công nghiệp Hoà Phú thấy cho ra hoa màu xanh.Hỏi
a. Đất có tính chất gì?
b. Nguyên nhân gây ra hệ quả đó
c.Em hãy đưa ra giải pháp khắc phục đất tại nơi đó
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét và kết luận.
a. Đất bị chua
b. Do mưa axit 
c. Bón vôi tôi
Do chất thải của khu công nghiệplàm cho đất bị chua, khí thải của khu công nghiệp là nguyên nhân gây mưa axit. Mưa axit làm hỏng cây cối mùa màng, còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lởbề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử. Đối với con người có thể gây ra các bệnh về hen suyễn, viêm phế quản, bệnh hô hấp và bệnh tim. 
Giáo dục môi trường: Phải xử lí khí thải, chất thải các nhà máy trước khi xả thải ra môi trường.
Ví dụ 3.Khi dạy bài 20: Hợp kim Sắt: Gang, Thép 
Giáo viên đặt câu hỏi: Những khí thải (CO2, SO2,  )trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích.Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.
Học sinh trả lời.
GV nhận xét và kết luận
CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ Trái đất tăng dần, băng ở Nam Cực, Bắc Cực tan nhanh có thể nhấn chìm nhiều thành phố, làng mạc ven biển.
SO2 là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa Axit, pH thấp làm cho động thực vật bị chết, phá huỷ các công trình xây dựng
V2O5
to
2SO2 + O2 2SO3
SO3 + H2O H2SO4
SO2 + H2O H2SO3
* Để chống ô nhiễm các khí trên có thể dùng các biện pháp sau:
- Trồng nhiều cây xanh trong khu vực dân cư cạnh nhà máy để làm giảm khí CO2.
- Xây dựng hệ thống xử lí khí thải, thu hồi SO2 thải ra.
Hình ảnh khí thải của nhà máy, lò gạch.
Giáo dục môi trường: Những khí thải của quá trình luyện gang, thép gây ô nhiễm môi trường. Cần có biện pháp xử lý chống ô nhiễm môi trường ở các nhà máy, lò luyện gang, thép.
Ví dụ 4.Khi dạy bài 26: Bài Clo
Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao Clo được sử dụng để khử trùng nguồn nước?
HS trả lời: 
GV nhận xét, kết luận
Cl2 + H2O HCl + HClO 
HClO có tính oxi hoá mạnh nên phá hoại hoạt tính của Enzin trong vi sinh vật làm cho sinh vật chết.
Giáo dục môi trường: Dùng Clo sát trùng nguồn nước bị ô nhiễm.
Ví dụ5. Khi dạy bài 36: Metan
Giáo viên đặt câu hỏi: Khí Biogas là gì?
Học sinh trả lời.
Giáo viênnhận xét, kết luận.
Khí Biogas hay khí sinh học là hỗn hợp khí Metan (CH4) và một số khí khác phát sinh từ sự phân huỷ các vật chất hữu cơ.
Giáo dục môi trường: Xử lý chất thải chăn nuôi góp phần xử lý môi trường tại chỗ ở nông thôn.
Ví dụ 6. Tên bài dạy: Bài 28: Các Oxít của Cacbon 
Giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao việc sử dụng than để nấu ăn, nung gạch ngói, nung vôi gây ô nhiễm môi trường? Em hãy nêu biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường?
HS trả lời :
GV nhận xét, kết luận
	Khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi đều sinh ra CO2, CO, SO2(vì trong than có cả lưu huỳnh). Những khí này đều ảnh hưởng không tốt cho con người, gây độc, gây mưa axit, gây hiệu ứng “nhà kính” làm biến đổi khí hậu...
Để giảm thiểu những tác hại đó nên xây lò nung vôi, gạch ngói ở nơi xa dân cư, đông thời trồng cây xanh đế hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí Oxi.

Sử dụng năng lượng mặt trời hạn chế gây ô nhiễm môi trường
Giáo dục môi trường: Hàm lượng các oxit của Cacbon trong không khí lớn gây ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính,..
Giải pháp 3: Tích hợp vào từng nội dung cụ thể của bài học.
	Các vấn đề về môi trường như đất, nước, không khí,...Đang được nhắc đến hằng ngày trên thông tin đại chúng. Các vấn đề như rác thải, khí thải, nước sinh hoạt, nước thải của các nhà máy công nghiêp, khói bụi từ các phương tiện giao thông,đang gây ra những biến đổi bất thường của khí hậu hiện nay.Giáo viên có thể tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh vào phần tính chất vật lý, ứng dụng, sản xuất của một số chất. Ngoài việc thu hút sự chú ý của học sinh và bài học, còn góp phần nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường, giúp cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa kiến thức bài học và kiến thức thực tiễn.
Ví dụ 1.
Khi dạy Bài 2: Một số oxít quan trọng-Lưu huỳnh đioxít - Phần I: Lưu huỳnh đioxít có những tính chất gì? 
GV đặt câu hỏi: Hãy giải thích quá trình tạo thành mưa axit? Và nêu những tác hại mà mưa axit gây ra.	
HS thảo luận trả lời
GV nhận xét, kết luận 
Mưa axit gây tổn hại cho các công trình bằng tượng đá, cây cối.
Giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy...) có chứa các khí SO2, NO, NO2,Các khí này tác dụng với Oxi và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. 
- Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm hư hỏng các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Ngày nay, hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này.
Giáo dục môi trường: Lưu huỳnh đioxít là chất khí độc, gây ô nhiễm không khí, mưa axít,... cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Ví dụ 2.Khi dạy bài 28: Các oxit của cacbon –Phần II - Cacbon đioxit 
Giáo viên đặt câu hỏi: Hiện nay chúng ta nghe cụm từ hiệu ứng nhà kính rất nhiều trên mạng truyền thông, sách báo,...Vậy theo em hiệu ứng nhà kính là gì ? Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng trên? Cách khắc phục.
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét, kết luận.
Khí thải từ nhà máy Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Giải thích:Khí cacbonic (CO2) trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại (tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 A0 đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 A0 bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái đất làm cho Trái đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC.
Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Ngày nay hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” trở thành một vấn đề có ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, băng ở hai cực tan ra, khí hậu biến đổi thất thường...
Cách khắc phục: Trồng nhiều cây xanh, có biện pháp xử lý khí thải, rác thải trước khi thải ra môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định,...
Giáo dục môi trường: CO2 gây ô nhiễm môi trường đặc biêt gây hiệu ứng nhà kính, cần có biện pháp giảm thiểu lượng khí CO2 sinh ra trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, giao thông vận tải hiện nay.
Giải pháp 4:Xây dựng câu hỏi, bài tập với nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Giáo viên có thể xây dựng hệ thống các câu hỏi với nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Khi cho học sinh làm bài tập củng cố kiến thức giáo viên có thể cho thêm các bài tập này để khắc sâu kiến thức cho học sinh đồng thời giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.Trong quá trình giải bài tập, học sinh phải phân tích, tổng hợp, tìm tòi ra nội dung bài giải nhờ đó có thể khắc sâu trong tư tưởng của các em.
Ví dụ 1. Khi dạy bài Bài 2: Một số oxít quan trọng-Lưu huỳnh đioxít - Phần củng cố 
Bài tập: Một nhà máy nhiệt điện mỗi ngày đêm thải ra khí quyển 80 tấn SO2. Hỏi cần có bao nhiêu m3 dung dịch Ca(OH)2 0,0005 M để xử lí toàn bộ lượng SO2 trong khí thải đó?
Học sinh vận dụng tính chất hoá học của SO2 để giải bài tập.
Giáo viên nhận xét, kết luận: Cần hạn chế lượng khí thải SO2 để góp phần bảo vệ môi trường.
Giáo dục môi trường: Lưu huỳnh đioxít là chất khí độc, gây ô nhiễm không khí.
Ví dụ 2. Khi dạy bài 7: Tính chất hóa học của bazơ 
GV đưa ra bài tập :
Nước thải của một nhà máy có pH < 7. Thí nghiệm cho thấy rằng cứ 10 lít nước thải cần dùng 2g Ca(OH)2để trung hòa. Cứ mỗi giờ nhà máy thải ra 200.000 lít nước thải.
a.Tính lượng Ca(OH)2 cần dùng để trung hòa lượng nước thải trong mỗi giờ.
b.Tính lượng CaO cần dùng để trung hòa nước thải trong mỗi ngày. Biết nhà máy hoạt động trong 48 giờ.
Học sinh trả lời 
a. 10 lít nước thải cần 2g Ca(OH)2. 
200.000 lít nước thải cần 40000 g Ca(OH)2
b.2h cần dùng 30270g CaO. 
48h cần dùng 60540 g CaO
Giáo viên nhận xét và kết luận
Giáo dục môi trường: Lưu huỳnh đioxít là chất khí độc, gây ô nhiễm không khí.
Giáo dục môi trường: Ca(OH)2 được dùng để xử lý nước thải.
Giải pháp 5: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinhthông qua các hình ảnh và video lồng ghép vào bài học.
Bên cạnh việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào từng nội dung bài học cụ thể, từng hoạt động dạy học. Giáo viên có thể cho học sinh xem những hình ảnh hoặc đoạn video về hoá học và môi trường. Thông thường, một đoạn phim hoá học và môi trường tuy dung lượng ngắn, không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo truyền tải được đầy đủ thông tin đến học sinh. Nổi bật nhất là các phim về ô nhiễm môi trường, tác hại do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra cho môi trường và cách khắc phục.
Để kiểm tra nhận thức của học sinh sau khi xem phim, giáo viên nên đưa ra hệ thống các câu hỏi có liên quan để học sinh trả lời. Sau khi phân tích, tổng hợp nội dung trả lời của học sinh, giáo viên rút ra nội dung chính của vấn đề đồng thời gợi mở các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường.
Ví dụ. Tên bài dạy: Phân bón hoá học
+ Giáo viên có thể trình chiếu một số hình ảnh lạm dụng bón phân hoá học, thuốc trừ sâu quá nhiều gây hậu quả ô nhiễm môi trường. Qua các hình ảnh em hãy nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu ?
+ Các tác hại của phân bón:
- Phân bón đi vào nguồn 

Tài liệu đính kèm:

  • docHoàng Thị Sáu.doc