SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5

Tôi chia lớp thành 5 nhóm (từ 5- 7 thành viên), đặt tên cho mỗi nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về nội dung năm bức tranh trong sách giáo khoa và đoán thứ tự các bức tranh trước khi nghe (2 phút). Sau đó, tôi gọi đại diện các nhóm trình bày về nội dung các bức tranh (mỗi nhóm một bức tranh), cho các nhóm đoán thứ tự tranh, ghi kết quả lên bảng.

While- listening:

Tôi yêu cầu các nhóm lắng nghe câu chuyện (2-3 lần) thật cẩn thận, thảo luận, đánh số thứ tự cho các bức tranh. Tiếp theo, tôi mời đại diện các nhóm lên bảng viết câu trả lời của nhóm mình bên cạnh câu trả lời dự đoán ban đầu và so sánh.

Tôi mở đĩa cho học sinh nghe lại một lần nữa để chốt và sửa đáp án của các nhóm.

Post- listening:

Sau mỗi lần đưa ra đáp án, tôi sẽ hỏi các em lí do tại sao lại chọn phương án như thế và yêu cầu các nhóm giải thích. Cuối cùng, tôi gọi một vài học sinh nêu lại nội dung câu truyện (dựa vào thứ tự các bức tranh), nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt hơn.

Tôi yêu cầu các nhóm thảo luận để kể lại câu truyện (nếu còn thời gian). Gọi các nhóm lên trình bày (mỗi bạn kể một nội dung), yêu cầu nhóm khác nhận xét lời kể, giọng kể, phát âm

 

doc 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3386Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc tập thì mỗi giáo viên sẽ tìm cho mình những cách dạy phù hợp cho từng phần dạy làm sao đó mục đích cuối cùng là học sinh cảm thấy hứng thú học, hợp tác vui vẻ, nắm được bài và vận dụng được kiến thức. 
Ngoài ra, để hoạt động nhóm có hiệu quả, ngay từ các tiết học đầu tiên tôi xây dựng cho các em một số nguyên tắc, cụ thể:
Nguyên tắc 1: Biết lắng nghe.
Nguyên tắc 2: Biết hỗ trợ, chung sức và chia sẻ.
Nguyên tắc 3: Có trách nhiệm.
Nguyên tắc 4: Có sự thấu hiểu và biết tôn trọng lẫn nhau.
Nguyên tắc 5: Thái độ làm việc nghiêm túc, có tính thuyết phục.
b.3. Các hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình dạy học
Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của môn học. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên chỉ là người hướng dẫn. Nhưng để có một tiết học sôi nổi, đúng nghĩa, các hoạt động nhóm linh hoạt, đạt được hiệu quả tốt thì trước đó, khi soạn giáo án, chuẩn bị bài trước khi đến lớp giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều như: Xác định rõ mục đích bài học, lên kế hoạch hoạt động nhóm, chuẩn bị đồ dùng học tập (tranh ảnh, phiếu học tập, bài giảng trình chiếu) mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm tốt, có lòng yêu nghề và sự kiên nhẫn mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh.
Bản thân tôi, qua thời gian giảng dạy, dự giờ, học hỏi đồng nghiệp cũng như tham gia các buổi tập huấn chuyên môn về phương pháp dạy học, nghiên cứu các tài liệu liên quan đã rút ra được một số kĩ năng tổ chức và sử dụng hoạt động nhóm đối với học sinh lớp 5 như sau:
b.3.1. Hoạt động nhóm đôi (theo cặp) – pair work.
Đây là hình thức hai người trao đổi với nhau (có thể là hai bạn ngồi kế bên hoặc không gần nhau, có thể là thầy với trò nhằm tránh sự lặp lại nhàm chán) để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các tình huống, học sinh sẽ giúp đỡ nhau một cách tích cực. Hình thức này tôi thường sử dụng trong việc luyện đọc từ mới, mẫu câu, luyện đọc bài hội thoại ngắn, viết những câu trả lời ngắn, luyện kĩ nói hoặc kiểm tra bài cũ.
Hoạt động theo nhóm đôi thường không mất thời gian tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi, không gây ồn ào hay lộn xộn mà vẫn huy động được học sinh làm việc cùng nhau. Vì vậy đây là hình thức nhóm mà tôi thường chọn.
Ví dụ: Kiểm tra bài cũ. 
Tôi thấy hầu hết các giáo viên thường gọi một vài học sinh lên bảng hoặc viết các từ mới và mẫu câu đã học vào giấy kiểm tra để kiểm tra xem học sinh về nhà có học bài không. Nhưng với bản thân, tôi thường kiểm tra các em bằng việc cho các em chơi trò chơi hoặc tạo tình huống giao tiếp.
Sau khi học xong Unit 16: Where’s the post office ? Học sinh đã nắm được câu hỏi, trả lời về cách chỉ đường, cách sử dụng phương tiện giao thông để đi đến một nơi nào đó. Để kiểm tra việc nắm kiến thức bài học, tôi tạo cho các em 1 tình huống như sau: Em đang trên đường đi học về thì gặp một vị khách nước ngoài. Chú (cô) ấy muốn hỏi em đường lên thành phố Buôn Ma Thuột và làm cách nào để đến đó. Em hãy giúp họ nhé ! Sau đó, tôi mời một số cặp ngẫu nhiên lên bảng đóng vai và thực hành.
Foreigner: Excuse me? Where’s the Buon Ma Thuot City ?
Pupil: It’s .
Foreigner: How can I get there ?
Pupil: You can .
Foreigner: Thanks you very much.
Pupil: You’re welcome.
Hoặc: Khi dạy phần 1. Look, listen and repeat (Unit 1:What’s your address ?-Lesson 2)
Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh nghe, đọc toàn bài, học từ mới, hoạt động cuối cùng của phần 1 là học sinh đóng vai Trung và Quân thực hành bài hội thoại. 
- Tôi nêu yêu cầu: Bây giờ cô muốn các bạn sẽ làm việc theo nhóm đôi, đóng vai Bạn Trung và bạn Quân để thực hành bài hội thoại (yêu cầu học sinh đổi vai trong quá trình luyện tập). Tôi sẽ chia theo cách đơn giản nhất là cho hai bạn ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp. (Nếu có thời gian, tôi cho học sinh di chuyển và chọn bạn đọc của mình nhưng cần chú ý đến đối tượng học sinh cho phù hợp.)
Tiếp theo, tôi giới hạn thời gian thực hành (2-3 phút), sau đó cho học sinh tự phân vai và thực hành.
Học sinh: Lần lượt đóng vai Trung và Quân để thực hành.
Trong quá trình học sinh luyện tập, tôi quan sát lớp, đến từng cặp để kiểm tra việc thực hành và có sự trợ giúp khi học sinh cần, đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh còn đọc yếu.
“Time up”, tôi ra hiệu hết giờ và cho học sinh quay lại chỗ ngồi của mình; Yêu cầu các em chú ý lắng nghe phần thực hành của các bạn và đưa ra nhận xét.
Thông thường, các giáo viên khác sẽ cho học sinh đứng tại chỗ, cầm sách đọc theo cặp. Tuy nhiên, để thay đổi không khí tiết học và kích thích sự hứng thú của các em, tôi sẽ gọi các cặp di chuyển lên trước lớp để thực hiện yêu cầu (có nhiều cách để gọi các cặp thực hành: Gọi các cặp vừa thực hành cùng nhau (cặp đóng); Gọi một thành viên của cặp này thực hành cùng một thành viên của cặp khác (cặp mở)). Tôi khuyến khích các em không mang theo sách giáo khoa (vì nếu cầm sách đọc thì đó giống hoạt động đọc hơn là hoạt động giao tiếp). Nếu trong quá trình thực hiện bị quên lời thoại, tôi yêu cầu các em nhìn lời thoại trên màn hình (hoặc tôi gợi ý nếu không dạy bằng giáo án điện tử).
Khi các cặp thực hành xong, tôi yêu cầu học sinh nhận xét về cách phát âm, ngữ điệu cũng như cử chỉ, thái độ của từng cặp và cá nhân từng bạn.
Cuối cùng, tôi đưa ra lời nhận xét tổng quát nhất, dùng những lời khen thưởng kịp thời cho các cặp hay cá nhân thực hành tốt, động viên những cá nhân thực hành chưa tốt và khuyến khích các em cố gắng cho những phần thực hành sau.
Như vậy, nếu giáo viên yêu cầu học sinh tự luyện đọc bài thoại theo hình thức cá nhân thì một số em sẽ không tập trung vì các em có thể không biết đọc hết toàn bài; Nhưng khi các em được đóng vai cùng bạn, có sự chia sẻ và hướng dẫn của bạn mình, cùng với sự cạnh tranh giữa các cặp, các em sẽ cùng cố gắng và giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ của mình được giao.
Ví dụ: Khi dạy phần 2. Point and say (Unit 2- Lesson 1. I always get up early. How about you?), dạy mẫu câu về thói quen làm việc hằng ngày.
Sau khi dạy từ mới và hướng dẫn các em cách sử dụng mẫu câu. Để giúp các em hiểu và nắm vững kiến thức bài, giáo viên thường cho học sinh thực hành mẫu câu theo các tình huống cho sẵn trong sách giáo khoa và luyện nói tự do theo thói quen hằng ngày của chính bản thân các em. 
Tôi yêu cầu lớp làm việc theo cặp (hai bạn ngồi cạnh nhau), hỏi và trả lời về thói quen hàng ngày dựa vào bốn bức tranh a, b, c và d ở sách giáo khoa trong vòng 3 phút. Trước khi ra hiệu cho học sinh bắt đầu, để chắc chắn tất cả các em đều hiểu yêu cầu, tôi làm mẫu cùng với một học sinh khá, hoặc cho hai học sinh khá thực hành với nhau bức tranh a. Sau đó các cặp sẽ luyện tập ba bức tranh còn lại.
Học sinh: Đổi vai hỏi và trả lời mẫu câu: 
A: What do you do .?
B: I always/ usually/ often/ sometime..
Tôi quan sát, đi đến từng cặp và hỗ trợ các em (nếu cần thiết). Hết 3 phút, tôi ra hiệu lệnh hết giờ, yêu cầu học sinh quay lại, chú ý lắng nghe các bạn thực hành và đưa ra nhận xét. Sau đó gọi các cặp (cặp đóng hoặc cặp mở) thực hành. Ở hoạt động này, tôi cũng khuyến khích các em không cầm sách đọc mà yêu cầu các em quay mặt lại với nhau, luyện nói như hai người đang nói chuyện. Các học sinh khác quan sát, lắng nghe và đưa ra lời nhận xét. Khi học sinh tự nhận xét xong, tôi đưa ra lời nhận xét tổng quát, nêu ra ưu điểm và tồn tại của các em, đồng thời động viên, khuyến khích các em cho những lần thực hành sau. 
Cuối cùng, tôi kết hợp dạy phần 3. Let’s talk, yêu cầu các em hỏi các bạn trong lớp về thói quen hàng ngày. Ở hoạt động này, tôi cho học sinh ra khỏi vị trí, đi vòng quanh lớp, chọn 2- 3 bạn bất kì để luyện tập để tránh sự nhàm chán khi phải ngồi một chỗ và làm cặp chỉ với một người. Lúc này, nhiệm vụ của tôi là phải quan sát và bao quát lớp thật cẩn thận để phát hiện những học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp hoặc chỉ làm qua loa cho xong nhiệm vụ.
Như vậy, tôi đã tạo ra cho các em một môi trường để giao tiếp. Từ đó các em sẽ cảm thấy hứng thú học khi được vận động, đồng thời các em sẽ thấy tự tin hơn khi mình đã thực hành thành thạo mẫu câu đã học.
 Đối với những bài nghe đơn giản như: 2. Listen and circle a or b. Then say the sentences aloud. (Unit 2 – Lesson 3. I always get up early. How about you ?)
	Trước khi cho học sinh nghe và khoanh đáp án, tôi yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi (hai học sinh ngồi gần nhau) thảo luận, đoán đáp án cho bài nghe. Khi học sinh dự đoán xong, tôi gọi đại diện một vài nhóm đọc dự đoán trước lớp, giáo viên ghi lên bảng để so sánh trước và sau khi nghe.
Tiếp theo, tôi cho học sinh nghe (2 lần) và khoanh đáp án. Khi nghe xong đại diện các nhóm sẽ đọc câu cả lời của mình trước khi nghe lại và sửa đáp án. Sau tôi cho học sinh nghe lại bài nghe 1 lần, nêu đáp án, so sánh với đáp án của các nhóm trước và sau khi nghe. Tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng và động viên các nhóm chưa có câu trả lời đúng. 
Cuối cùng, tôi cho học sinh nghe lại bài nghe và yêu cầu học sinh đọc to.
Ở dạng bài nghe này, học sinh cũng có thể làm việc cá nhân, tuy nhiên bản thân tôi nhận thấy, một số em không chịu hoạt động khi được giao nhiệm vụ vì kĩ năng nghe của các em chưa tốt. Khi được yêu cầu làm cặp với bạn, các em sẽ tự bảo nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình nghe. Như vậy các em sẽ hứng thú hơn, không tự ti vì sợ sai và sẽ hoàn thành bài nghe tốt hơn.
Ngoài ra, ở các dạng bài tập ngắn và đơn giản như; matching, unscramble the words, complete the sentences, chúng ta có thể sử dụng hình thức làm việc nhóm đôi.
Nói tóm lại: Làm việc theo nhóm đôi (cặp) là hình thức tổ chức hoạt động nhóm đơn giản nhất mà giáo viên thường xuyên sử dụng trong các tiết học của mình. Mặc dù đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Không những không mất quá nhiều thời gian để phân nhóm, không quá lộn xộn, ồn ào mà nó còn giúp giáo viên dễ kiểm soát lớp, biết được tình hình học tập của từng học sinh; Giúp các em hình thành được các phản xạ tự nhiên, giúp đỡ nhau trong học tập, tăng tính thân thiện và tăng sự tự tin khi nói, học sinh ít có cơ hội để ỷ lại cho các bạn khác khi thực hiện nhiệm vụ.
 b.3.2. Hoạt động theo nhóm lớn – group work.
	Như đã nói ở trên, việc phân nhóm tùy thuộc vào nhiều yếu tố về tâm lý, phẩm chất, năng lực của học sinh. Có nhiều hình thức phân nhóm lớn: nhóm ba, nhóm bốn, nhóm sáu, nhóm theo bàn, dãy bàn tùy thuộc vào lượng kiến thức, yêu cầu của bài đề ra. Đối với hình thức hoạt động nhóm này, giáo viên thường sử dụng để làm những bài tập có lượng kiến thức nhiều, nhiều câu hỏi (bài đọc hiểu), bài tập khó (sắp xếp câu, đoạn văn, hoàn thành đoạn văn hay các bài viết về các chủ đề), trong các trò chơi, dạy các phần chant, sing, project
	Hoạt động theo nhóm lớn mang tính chất tập thể, thi đua nên sẽ kích thích sự sáng tạo và nỗ lực ở từng cá nhân các em để góp phần cho thành công của cả nhóm; Nhiệm vụ của bài học sẽ được giải quyết nhanh hơn, chính xác hơn, học sinh hiểu sâu kiến thức và nhớ bài lâu hơn
* Hoạt động theo nhóm 3 hoặc nhóm 4 học sinh:
Ví dụ : 
Sau khi hướng dẫn các em nghe phần 3. Listen to the story – Lesson 3 (Unit 14: What happened in the story ?)
 tôi thấy hầu hết các giáo viên thường cho học sinh nghe và đọc lại theo đĩa, hoặc gọi một vài em học tốt đọc lại bài. Tuy nhiên, bản thân tôi sẽ cho học sinh làm việc theo nhóm 3, đóng vai các nhân vật trong câu truyện (bao gồm: người dẫn truyện, nhân vật Cáo và nhân vật Quạ) để thực hành kể lại câu chuyện. 
Đối với câu truyện này, khi phân nhóm tôi sẽ căn cứ vào số lượng câu của mỗi nhân vật để phân vai, vì thế tôi chọn mỗi nhóm gồm: một bạn đọc tốt làm nhân vật dẫn chuyện, một bạn có học lực trung bình đóng nhân vật Cáo và một bạn có lực học yếu hơn đóng nhân vật Quạ. Trong quá trình luyện tập trong nhóm, tôi khuyến khích các em đổi vai, yêu cầu các bạn học tốt hướng dẫn những bạn khác luyện các phần truyện còn lại.
Khi thời gian luyện tập của các em kết thúc, tôi gọi lần lượt từng nhóm (1- 3 nhóm) lên bảng, cho các em đóng vai các nhân vật, sử dụng những đồ dùng mà tôi đã chuẩn bị sẵn trước khi lên lớp (một mũ đội đầu hình chú Quạ, một mũ hình chú Cáo và một miếng thịt bằng giấy) để kể chuyện. Khi kể, tôi yêu cầu học sinh kết hợp thể hiện những cử chỉ, điệu bộ của Cáo và Quạ, sử dụng ngữ điệu khi nói để tăng thêm sự hấp dẫn cho câu truyện, thu hút sự chú ý của học sinh ở dưới lớp.
Tiếp theo, tôi yêu cầu các học sinh khác so sánh và nhận xét về tiết mục của các nhóm đã thể hiện (về ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, giọng kể, mức độ kể lưu loát). Cuối cùng, tôi nhận xét, động viên và khen thưởng nhóm, cá nhân thực hiện tốt nhất, đồng thời khích lệ khuyến khích các em khác cho những hoạt động tiếp theo.
Như vậy, thay vì yêu cầu một vài học sinh đọc lại câu chuyện một cách nhàm chán, tôi đã tạo ra một hoạt động đầy hứng thú và sáng tạo cho cả lớp được luyện tập, qua đó giúp các em được phát huy khả năng của mình, đồng thời hiểu và nhớ lâu hơn nội dung câu truyện. 
Khi dạy phần 1. Look, listen and repeat (Unit 1 – Lesson 1; Unit 4 – Lesson 1; Unit 5 – Lesson 1; Unit 11- Lesson 2 – Tiếng Anh 5) tôi có thể tổ chức hoạt động nhóm 3 hoặc 4, tùy vào số lượng nhân vật trong bài. Các bước tổ chức tương tự với hoạt động nhóm đôi.
* Hoạt động theo nhóm 5 học sinh trở lên
 - Đối với kĩ năng đọc hiểu
Khi dạy bài đọc hiểu với nội dung dài, nhiều nhiệm vụ tương đối khó như: 
tôi cho học sinh ngồi theo nhóm đã phân công từ trước (đối với mô hình học VNEN), hoặc chia nhóm theo bàn, dãy bàn với số lượng 4 - 5 nhóm và khoảng 5 - 7 thành viên/nhóm, tùy theo sĩ số lớp và đặt tên cho mỗi nhóm. Các bước tổ chức hoạt động cụ thể như sau:
	Pre- reading: 
Tôi phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập có dạng như sau:
Healthy foods/ drinks
Unhealthy foods/ drinks
yêu cầu các nhóm viết tên các loại đồ ăn/ thức uống tốt và không tốt cho sức khỏe (2 phút). Thời gian kết thúc, các nhóm trưởng dán câu trả lời lên bảng, cử đại diện nhóm trình bày.
Sau khi các nhóm trình bày xong, tôi chốt câu trả lời và dẫn các em vào bài học chính.
While- reading: 
Tôi yêu cầu học sinh nêu nhiệm vụ của bài (gồm hai nhiệm vụ: 1- Match the headings with the paragraphs và 2- Answer the questions).
Tôi nhấn mạnh lại nhiệm vụ và hướng dẫn các em cách làm bài. Tiếp theo, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số từ mới trong các đoạn văn để giúp các em dễ dàng hơn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ. Sau đó, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Đối với dạng bài tập này, để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đem lại hiệu quả, tôi sẽ yêu cầu nhóm 1 và nhóm 2 thực hiện nhiệm vụ 1: Match the heading with the paragraphs; Nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 thực hiện nhiệm vụ 2: Answer the questions. Các nhóm nhận nhiệm vụ và hoàn thành vào phiếu học tập khoảng 6-8 phút.
Nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên (Nhiệm vụ 1: 2 bạn sẽ đọc 1 đoạn văn và tìm ra tiêu đề thích hợp nhất; Nhiệm vụ 2: Mỗi bạn đọc bài và trả lời 1 câu hỏi, sau đó viết câu trả lời ra giấy, thư kí sẽ tổng hợp và ghi kết quả vào phiếu học tập.). Trong quá trình làm bài, các thành viên trong nhóm sẽ hỗ trợ nhau nếu như mình hoàn thành xong nhiệm vụ sớm.
Trong khi học sinh làm bài, tôi quan sát thái độ và tiến độ làm việc của các nhóm, có sự giúp đỡ, giải thích khi cần thiết. 
Post- reading:
Khi hết giờ, tôi ra hiệu lệnh, yêu cầu các nhóm dừng thảo luận và quay lại vị trí. Tôi cho các nhóm gắn phiếu học tập lên bảng, cử đại diện các nhóm lên trình bày bài làm của mình yêu cầu các nhóm so sánh kết quả. Cuối cùng, tôi chữa bài, chốt lại các câu trả lời, nhận xét và liên hệ thực tế trong cuộc sống. Nếu có thời gian, tôi cho các nhóm đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc để các nhóm khác trả lời nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài của các nhóm. Tôi có thể trao một phần thưởng nhỏ để khích lệ các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời đưa ra những lời khen, lời nhận xét tích cực và khéo léo đưa ra những điểm chưa tốt để học sinh cố gắng và thấy hứng thú cho những hoạt động sau.
Như vậy, đối với dạng bài tập đọc hiểu như trên, nếu giáo viên cho học sinh làm cá nhân thì tôi chắc chắn rằng một số em sẽ không hợp tác và không hứng thú học vì lượng kiến thức nhiều, khá khó so với lực học các em. Hơn nữa, nếu một cá nhân làm hết cả hai nhiệm vụ trả lời hết các câu hỏi cùng một lúc sẽ rất mất thời gian. Từ đó, hiệu quả của bài học sẽ không cao. Qua hoạt động này ta thấy, giáo viên đã vô tình tạo cho các em một môi trường học tập sôi nổi, đầy hứng thú, có sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy quá trình học tập, học sinh có sự tương hỗ lẫn nhau, biết giúp đỡ nhau trong học tập. Đồng thời, đó cũng là thời gian để giúp các em có thể luyện kĩ năng nghe (nghe các bạn đọc câu trả lời để góp ý), kĩ năng nói (nói ra ý kiến của mình), kĩ năng đọc (đọc bài để tìm câu trả lời) và kĩ năng viết (viết câu trả lời vào phiếu học tập). Khi các em tự đọc, tự hiểu, tự trả lời được các nhiệm vụ các em nhớ lâu hơn kiến thức, từ đó hiệu quả học tập sẽ được nâng cao.
- Đối với kĩ năng nghe 
Thông thường, đối với kĩ năng nghe, giáo viên thường cho học sinh làm việc cá nhân hoặc nhóm đôi. Nhưng theo quan điểm của bản thân, đối với các bài nghe dài, nhiều thông tin gây nhiễu hay dạng bài nghe điền từ, giáo viên nên cho học sinh nghe theo nhóm để các em hỗ trợ nhau trong quá trình nghe.
Khi dạy bài nghe: 4. Listen and number (Unit 14- Lesson 1: What happened in the story?)
Đây là bài nghe một câu chuyện mới, lượng từ và câu khá nhiều nên nếu cho học sinh nghe và hoàn thành yêu cầu theo hình thức làm cá nhân hoặc nhóm đôi thì sẽ rất khó cho các em mà vốn dĩ kĩ năng nghe là một kĩ năng khó. Với bài tập này tôi sẽ tổ chức như sau:
Pre- listening:
Tôi chia lớp thành 5 nhóm (từ 5- 7 thành viên), đặt tên cho mỗi nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về nội dung năm bức tranh trong sách giáo khoa và đoán thứ tự các bức tranh trước khi nghe (2 phút). Sau đó, tôi gọi đại diện các nhóm trình bày về nội dung các bức tranh (mỗi nhóm một bức tranh), cho các nhóm đoán thứ tự tranh, ghi kết quả lên bảng.
While- listening:
Tôi yêu cầu các nhóm lắng nghe câu chuyện (2-3 lần) thật cẩn thận, thảo luận, đánh số thứ tự cho các bức tranh. Tiếp theo, tôi mời đại diện các nhóm lên bảng viết câu trả lời của nhóm mình bên cạnh câu trả lời dự đoán ban đầu và so sánh.
Tôi mở đĩa cho học sinh nghe lại một lần nữa để chốt và sửa đáp án của các nhóm. 
Post- listening:
Sau mỗi lần đưa ra đáp án, tôi sẽ hỏi các em lí do tại sao lại chọn phương án như thế và yêu cầu các nhóm giải thích. Cuối cùng, tôi gọi một vài học sinh nêu lại nội dung câu truyện (dựa vào thứ tự các bức tranh), nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt hơn.
Tôi yêu cầu các nhóm thảo luận để kể lại câu truyện (nếu còn thời gian). Gọi các nhóm lên trình bày (mỗi bạn kể một nội dung), yêu cầu nhóm khác nhận xét lời kể, giọng kể, phát âm
Khen tinh thần và thái độ làm việc của các nhóm. Động viên, khuyến khích các em cho những lần sau.
Như vậy, trong quá trình làm bài, nếu học sinh làm cá nhân mà không hiểu bài, các em sẽ chán nản và bỏ cuộc. Nhưng khi làm nhóm cùng các bạn, các em sẽ có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, mỗi bạn nghe được một câu, nghĩ ra được một ý tưởng, góp lại thành một bài hoàn chỉnh, hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Các em sẽ không tự ti khi làm bài hay phát biểu ý kiến. Đó là một trong những lợi ích vô cùng quan trọng của hoạt động nhóm.
- Đối với kĩ năng viết
Khi bắt gặp những dạng bài như: 
	Hầu hết các giáo viên sẽ yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để trả lời những câu hỏi cho bản thân (theo yêu cầu của đề bài). Nhưng với lực học của một số em, để trả lời được các câu hỏi đó đòi hỏi rất nhiều thời gian, thậm chí một số em không thể trả lời vì các em không nhớ từ mới và các mẫu câu đã được học. Vì điề

Tài liệu đính kèm:

  • docKN tổ chức hoạt động nhóm môn TA lớp 5 - TranThiHuongTra (T.Phú).doc.doc