Thành công:
Học sinh hứng thú học tập bộ môn khi được lồng ghép những tư liệu dạy học và các tình huống ngôn ngữ gắn liền với thực tế.
Người dạy thành công trong việc truyền thụ những kiến thức mới cho học sinh một cách trực quan sinh động.
* Hạn chế:
Giáo viên phải mất thêm thời gian trong việc sưu tầm và xây dựng hệ thống tư liệu phù hợp với nội dung bài học và trình độ của học sinh.
c. Nguyên nhân, yếu tố tác động đến đề tài:
Trăn trở của người viết đề tài về những hạn chế trong việc lĩnh hội kiến thức bộ môn Tiếng Anh của học sinh, sự nhàm chán của học sinh với một số tư liệu hiện có, và muốn khắc phục tình trạng này đã dẫn đến sự ra đời của đề tài.
Nhờ sự hỗ trợ của các bạn đồng nghiệp và sự hưởng ứng của học sinh nên đề tài đi đến thành công.
ngừng của xã hội, chính chúng ta đang từng ngày, từng giờ phải sáng tạo để tồn tại với thời đại, bắt kịp với thời đại và chinh phục thời đại. Để giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện, trước hết người giáo viên phải tự hoàn thiện mình thông qua các hoạt động giáo dục. Bằng vốn tích luỹ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giảng dạy, chúng ta phải tự làm mới mình nếu không sẽ phải tự đào thải mình ra khỏi quy luật khắt khe của thời đại mới. Do đó, điều cần thiết là phải giúp học sinh thấy được giá trị của việc học, việc học luôn bắt nguồn từ trong tiềm thức – phải có cái nhìn thiện cảm, yêu thích môn học thì thái độ học tập mới tích cực, hào hứng. Hơn ai hết, người giáo viên phải là người truyền niềm cảm hứng, nhiệt huyết ấy cho học sinh làm cho học sinh say mê với môn học, say mê với cả những khắc nghiệt của môn học. Thông qua các môn học, người giáo viên phải là người chỉ đường dẫn lối cho học sinh tìm ra hướng khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những mặt tích cực nhằm tự bồi dưỡng mình trong quá trình hội nhập . Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự thay đổi bản thân, làm mới mình với những kiến thức khoa học xã hội trong đó Tiếng Anh là một chiếc cầu nối không thể thiếu, là chìa khoá để chúng ta mở ra, khám phá những cái hay cái đẹp trong nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới. Biết được tầm quan trong đó, ngày nay tuổi trẻ Việt Nam đang ra sức học hỏi, tiếp cận với những thay đổi hàng ngày của xã hội. Học sinh không những phải giỏi các môn văn hóa mà còn phải có trình độ ngoại ngữ vững vàng. Tuy nhiên còn một điều đáng lo là một bộ phận không nhỏ học sinh học còn rất yếu môn Tiếng Anh và còn xem nhẹ môn học này. Vì vậy việc dạy Tiếng Anh cho học sinh ở đây gặp không ít khó khăn, người giáo viên phải suy nghĩ tìm mọi biện pháp, thủ thuật cho từng tiết dạy, từng phần, từng mục làm sao giúp các em hiểu được bài. Bởi những trăn trở trên, tôi thiết nghĩ việc đầu tiên một giáo viên dạy Tiếng Anh cần làm là giúp học sinh cảm thấy hứng thú với môn học của mình có thể thông qua những nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học. Đó cũng chính là lí do dẫn đến sự ra đời của đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng tư liệu trong giảng dạy Tiếng Anh cấp THCS”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Tìm hiểu một số vấn đề lí luận về giảng dạy Tiếng Anh THCS nói chung và giảng dạy Tiếng Anh ở trường THCS Lương Thế Vinh nói riêng. Đánh giá thực trạng việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường THCS Lương Thế Vinh. Đưa ra một số kết quả thực nghiệm về việc vận dụng tư liệu hình ảnh vào các tiết dạy môn Tiếng Anh THCS nhằm giúp học sinh hứng thú, yêu thích môn học và vận dụng kiến thức môn học vào thực tế một cách hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng tư liệu trong giảng dạy Tiếng Anh cấp THCS 4. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THCS Lương Thế Vinh. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Đọc và nghiên cứu tài liệu để đúc rút kinh nghiệm. - Quan sát quá trình học sinh thực hiện mục trả lời câu hỏi. - Thống kê và đối chiếu kết quả của học sinh qua các bài kiểm tra so với những quan điểm đã đặt ra. - Áp dụng lý thuyết và thực nghiệm trong môi trường thực tế để xây dựng nên đề tài. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận: Giáo dục đang trong giai đoạn cải cách, thay sách giáo khoa điều đó đồng nghĩa với việc cần phải sử dụng phương pháp mới trong quá trình dạy và học. Trong thực tế có rất nhiều thủ thuật dạy học trong tiếng Anh. Tuy nhiên việc sử dụng những tư liệu quen thuộc như sách giáo khoa, sách bài tập dùng kèm sách giáo khoa được lặp đi lặp lại nhiều thường tạo cho học sinh sự nhàm chán, không gây hứng thú cũng như khích lệ sự tò mò của các em. Cũng có một số giáo viên vận dụng các nguồn tư liệu khác nhau vào giảng dạy để bài học thêm sinh động, phong phú nhưng không phải ai cũng vận dụng thành công. Để đạt hiệu quả giáo viên cần bỏ thời gian phân tích và tìm hiểu kỹ từng bài, từng tiết học để có thể chọn lựa nguồn tư liệu và áp dụng thực tế giảng dạy một cách hợp lí. Bên cạnh đó giáo viên cần phải tìm hiểu về tầm nhận thức của đối tượng học sinh mình đang giảng dạy để sắp xếp hệ thống các tư liệu một cách hợp lí nhất. Việc nghiên cứu và sử dụng các tư liệu để hướng dẫn, gợi mở, tạo sự hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức là rất quan trọng và cần thiết, tạo tiền đề cơ bản cho các em chuyển sang giai đoạn vận dụng kiến thức được học vào việc giao tiếp trong cuộc sống thực tế. 2. Thực trạng: a. Thuận lợi- khó khăn: * Thuận lợi: Ban lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện có thể về cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy bộ môn. Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để giáo viên tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, theo học các lớp trên chuẩn nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy phù hợp với tình hình mới và đối tượng học sinh. Chuyên môn nhà trường phân công giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh phù hợp với năng lực thực tế. Đa số học sinh ngoan và có ý thức học tập, nhiều cha mẹ học sinh đã có sự thay đổi tích cực về việc nhận thức tầm quan trọng của bộ môn T.Anh. * Khó khăn Cơ sở vật chất còn gặp khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đặc thù bộ môn. Năng lực chuyên môn của giáo viên trong trường không đồng đều nên có sự ảnh hưởng, tác động qua lại trong việc giảng dạy của giáo viên khi có sự thay đổi về phân công lớp dạy. Một số học sinh chưa thật sự nhiệt tình trong học tập, chưa có môi trường tiếng để học sinh vận dụng kiến thức môn học vào thực tế. b. Thành công- hạn chế: * Thành công: Học sinh hứng thú học tập bộ môn khi được lồng ghép những tư liệu dạy học và các tình huống ngôn ngữ gắn liền với thực tế. Người dạy thành công trong việc truyền thụ những kiến thức mới cho học sinh một cách trực quan sinh động. * Hạn chế: Giáo viên phải mất thêm thời gian trong việc sưu tầm và xây dựng hệ thống tư liệu phù hợp với nội dung bài học và trình độ của học sinh. c. Nguyên nhân, yếu tố tác động đến đề tài: Trăn trở của người viết đề tài về những hạn chế trong việc lĩnh hội kiến thức bộ môn Tiếng Anh của học sinh, sự nhàm chán của học sinh với một số tư liệu hiện có, và muốn khắc phục tình trạng này đã dẫn đến sự ra đời của đề tài. Nhờ sự hỗ trợ của các bạn đồng nghiệp và sự hưởng ứng của học sinh nên đề tài đi đến thành công. d. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra: Qua những thuận lợi, khó khăn, những thành công và những hạn chế đã được nêu trên, việc cần thiết là đội ngũ giáo viên phải không ngừng trau dồi phương pháp giảng dạy, có sự đầu tư, sáng tạo hơn trong việc lồng ghép các tư liệu hình ảnh dạy học trong quá trình thiết kế bài dạy nhằm giúp học sinh có sự hứng thú nhiều hơn khi tham gia các tiết học được thể hiện qua thái độ tiếp thu và vận dụng kiến thức góp phần ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy của đơn vị mình. Tuy nhiên, trong thực tế cũng đã có nhiều đồng nghiệp vận dụng tư liệu hình ảnh trong dạy học nhưng sự lựa chọn hình ảnh chưa thật hợp lí, bố trí hình ảnh chưa khoa học thiếu tính logic, đôi khi một số hình ảnh không rõ ràng gây nhầm lẫn cho học sinh. Để học sinh yêu thích hơn môn Tiếng Anh, để các bạn đồng nghiệp nhận thấy nhiều hơn về tác dụng của những tư liệu hình ảnh trong giảng dạy chỉ có thể bằng trải nghiệm trong thực tế giảng dạy và cùng chia sẻ với đồng nghiệp để chúng tôi có thể đưa các tư liệu hình ảnh vào các tiết dạy một cách hiệu quả. Bằng việc nghiên cứu và thực nghiệm tôi xin chia sẻ cách bố trí hệ thống tư liệu hình ảnh cho một số nội dung, một số tiết dạy bộ môn Tiếng Anh THCS để các bạn đồng nghiệp tham khảo và tiếp tục có những cách làm tốt hơn để môn Tiếng Anh thực sự là môn học hay, môn học mà nhiều học sinh yêu thích. 3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Việc nghiên cứu, thực hiện và triển khai thành công đề tài này sẽ giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong việc tiếp cận những kiến thức mới và vận dụng kiến thức một cách phù hợp thông qua các tư liệu dạy được giáo viên xây dựng qua từng nội dung của bài học. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: Nếu chỉ dừng lại các nội dung như trong sách giáo khoa, nhiều học sinh thiếu tự tin và thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Và vì vậy việc học Tiếng Anh của các em mang lại hiệu quả không cao. Trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã khảo sát đánh giá của các em về môn học thì chỉ có khoảng 60% học sinh vận dụng kiến thức một cách rập khuôn theo sách giáo khoa và chỉ có khoảng 40% học sinh biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Trước tình hình đó, tôi suy nghĩ và tìm ra hướng thiết kế các bài học kèm theo các tư liệu hình ảnh để giúp các em yêu thích môn học và học tập môn học này một cách chủ động và hiệu quả hơn. *ENGLISH 6 - UNIT 7: B1,2,3,4 Tư liệu hình ảnh: Tư liệu hình ảnh được bố trí trong tiết học như sau: Slide 1 Ảnh trường được đưa vào slide chào mừng. Slide 2 Chùm ảnh này dùng để yêu cầu học sinh làm bài tập sắp xếp tranh theo cột Town and Contry Slide 3 Kết quả sắp xếp các hình ảnh giúp học sinh sơ lược hình dung những nét đặc trưng của nông thôn và thành thị. Slide 4 Dùng hình ảnh này để giới thiệu nhân vật Ba. Slide 5 Giới thiệu Ba và Chi cùng với cảnh quan của nông thôn và thành thị. Slide 6 Chùm hình ảnh dùng để dạy từ vựng phần B1. Slide 7 Dùng lại chùm hình ảnh này để củng cố các từ vựng học sinh vừa được học bằng bài tập Matching. Slide 8 - Học sinh nge băng và luyện đọc. Slide 9 - Học sinh chọn phương án trả lời đúng. Slide 10 HS đọc đoạn văn mẫu về Ba và viết về nơi ở của Chi có hình ảnh minh họa. Slide 11 - HS luyện nghe những thông tin về nơi ở của Tuấn, Minh và Nga và đánh dấu vào bảng. Slide 12 - Học sinh dùng bảng để luyện nói hỏi và trả lời về nơi ở của các nhân vật HS vừa nghe được. Slide 13 - Học sinh luyện hỏi và trả lời những thông tin về nơi mình đang sinh sống có tranh ảnh minh họa. Slide 14 - Hình ảnh cho slide bài tập về nhà. Slide 15 - Hình ảnh cho lời tạm biệt. *ENGLISH 7 - UNIT 10: A1: Tư liệu hình ảnh: Hình ảnh được đưa vào bài soạn trong giáo án một cách có hệ thống, xuyên suốt bài học giúp học sinh khắc sâu kiến thức và luyện tập các kĩ năng tốt hơn. Slide 1 - Hình ảnh trang bìa giáo án dự thi. Slide 2 - Hình ảnh cho slide chào mừng. Slide 3 - Hình ảnh cho đoạn video nói về “Health and hygiene”. Slide 4 - Hình ảnh giới thiệu bài 10 mục A1, Tiếng Anh 7. Slide 5 - Hình ảnh giới thiệu nHoa và mẹ Hoa- người nhận thư và gửi thư. Slide 6 Chùm hình ảnh để dạy từ mới. receive hear stay up late take...exercises iron harvest Slide 7 - Hình ảnh cho đường link đến bài tập củng cố từ vựng. Slide 8 - Hình ảnh cho phần nghe nội dung lá thư mẹ gửi cho Hoa. - Học sinh nghe và luyện đọc. Slide 9 - Hình ảnh giới thiệu câu hỏi về nội dung lá thư và mẫu câu. - Học sinh quan sát câu hỏi và mẫu câu. Slide 10 - Hình ảnh cho trò chơi lucky numbers. - Học sinh chọn ô số và trả lời các câu hỏi. Slide 11 - Slide đáp án cho các câu trả lời. - Học sinh quan sát và ghi chép. Slide 12 - Hình ảnh về hoạt động học sinh nên và không nên làm để tôt cho sức khỏe -được lồng ghép vào sơ đồ tư duy. - Học sinh quan sát và cho biết hoạt động nên và không nên làm. Slide 13 - Slide câu hỏi thảo luận liên hệ giáo dục cho học sinh. - Học sinh thảo luận về những việc làm hàng ngày để giữ vệ sinh cá nhân tốt. Slide 14 - Hình ảnh slide cho bài tập về nhà. ENGLISH 8 - UNIT 8: GETTING STARTED + LISTEN AND READ Tư liệu hình ảnh: Hình ảnh được sắp xếp trong nội dung bài học: Slide 1 - Slide chào mừng. Slide 2 - Hình ảnh giới thiệu về “City life”, dẫn dắt vào bài học. Slide 3 - Hình ảnh giới thiệu về “Country life”. Slide 4 - Slide giới thiệu bài học. Slide 5 - Dùng hình ảnh giúp học sinh phân biệt sự khác nhau giữa “country life” and “city life”. - Học sinh quan sát tranh và tìm ra sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Slide 6 - Giáo viên cho đáp án và yêu cầu học sinh hỏi và trả lời các câu hỏi: “ Where do you live?”; “Do you live in the countryside?” Học sinh hỏi và trả lời. Giáo viên nhận xét câu trả lời và dẫn dắt vào bài mới. Slide 7 Giáo viên dùng hình ảnh về ngôi làng Kim Liên để giới thiệu tình huống bài học. Học sinh lắng nghe và ghi chú. Slide 8 Hình ảnh dùng để dạy từ vựng: medical facilities Slide 9 - Slide củng cố từ vựng. Slide 10 - Giáo viên bật file âm thanh nội dung đoạn hội thoại. - Học sinh nghe, sau đó thực hành theo cặp. Slide 11 - Giáo viên trình chiếu nội dung các câu hỏi và giải thích. - Học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời. Slide 12 - Hình ảnh trò chơi “lucky rose”. - Học sinh chơi và tìm câu trả lời cho các câu hỏi trình chiếu ở slide trước. Slide 19 - Slide các câu trả lời. Slide 20 - Củng cố, liên hệ thực tế bằng câu hỏi: “ Do you prefer the city of the coutryside? Why?” - Học sinh thảo luận trình bày ý kiến của mình. Slide 21 - Slide bài tập về nhà. Slide 22 - Slide chào tạm biệt. ENGLISH 9 - UNIT 9 : LANGUAGE FOCUS Tư liệu hình ảnh: Tư liệu hình ảnh được đưa vào bài soạn: Slide 1 - Slide chào mừng. Slide 2 - Hình ảnh cho phần kiểm tra kiến thức cũ. Slide 3 - Hình ảnh cho phần kiểm tra kiến thức cũ. - Giáo viên click chuột vào dấu (?), câu hỏi hiện ra. - Click chuột vào các phương án A, B, C, hoặc D mà học sinh cho là câu trả lời đúng. Nếu phương án nào là đáp án thì sẽ đổi sang màu vàng, các phương án sai không đổi màu. Slide 4 - Hình ảnh cho phần kiểm tra kiến thức cũ. - Click chuột vào các phương án A, B, C, hoặc D mà học sinh cho là câu trả lời đúng. Nếu phương án nào là đáp án thì sẽ đổi sang màu vàng, các phương án sai không đổi màu. Slide 5 - Hình ảnh cho phần kiểm tra kiến thức cũ. - Click chuột vào các phương án A, B, C, hoặc D mà học sinh cho là câu trả lời đúng. Nếu phương án nào là đáp án thì sẽ đổi sang màu vàng, các phương án sai không đổi màu. Slide 6 - Slide giới thiệu bài mới. Slide 7 - Các hình ảnh dùng để dạy từ mới xuất hiện trong các phần của nội dung bài học. - Học sinh quan sát hình ảnh và đoán nghĩa của từ. horn snout explorer planet Slide 8 - Slide củng cố từ vựng. Slide 9 - “Maching game” từ ghép với tranh. - Học sinh nối từ với tranh về các thông tin liên quan đến câu trả lời dùng đại từ quan hệ. Slide 10 - Học sinh quan sát tranh tìm tên các quốc gia, thành phố và hành tinh tương ứng. - Giáo viên nhận xét cho đáp án và giúp học sinh đọc lại các từ theo tranh. Slide 11 - Học sinh ghép các thông tin ở cột A và các từ liên quan ở cột B. Slide 12 - Học sinh trả lời câu hỏi dùng đại từ qua hệ và thông tin đã được tìm hiểu qua hình ảnh. Slide 13 - Giáo viên giới thiệu về mệnh đề quan hệ giới hạn và không giới hạn. - Học sinh quan sát ví dụ và rút ra nhận xét. Slide 14 - Những trường hợp dùng mệnh đề quan hệ không giới hạn và lưu ý về “that” Slide 15 - Nối câu dùng mệnh đề quan hệ giới hạn và không giới hạn. Slide 16 - Slide bài tập củng cố về đại từ quan hệ. Slide 17 - Slide bài tập về nhà. c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: Để thực hiện được các giải pháp, biện pháp trong đề tài nghiên cứu cần có sự chuẩn bị chu đáo của người thực hiện về nội dung và tư liệu dạy học, sự đồng tình ủng hộ của học sinh và sự hỗ trợ tích cực của các bạn đồng nghiệp. Tư liệu hình ảnh có thể được sưu tầm từ các trang mạng hoặc ảnh chụp trong thực tế đời sống hàng ngày để tăng thêm sự gần gũi với học sinh. Hình ảnh lựa chọn không những phải đa dạng, đảm bảo làm nổi bật về mặt nội dung mà giáo viên muốn truyền đạt đến học sinh mà còn đảm bảo tính thẫm mĩ nhằm thu hút sự tập trung của học sinh. Hệ thống tư liệu hình ảnh phải được lựa chọn và sắp sếp có chủ định nhằm kiểm tra kiến thức cũ, dẫn dắt vào bài, dạy từ vựng, giúp học sinh thực hành hay củng cố nội dung bài học. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Thực hện được giải pháp nghiên cứu trên đây, giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung các bài tập trong các bài đọc chương trình Tiếng Anh, định hướng cho học sinh cách học và từ đó thiết kế, xây dựng các dạng bài tập phù hợp với yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng đồng thời cũng vừa sức và phù hợp với trình độ, tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. Việc thiết kế các bài học có sự góp ý của các bạn đồng nghiệp nên các bài tập mang tính phù hợp và khả thi cao. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Sau thời gian tiến hành triển khai việc nghiên cứu, tôi đã khảo sát việc học tập của học sinh qua các tiết học. Học sinh đã hứng thú hơn nhiều với các tiết học Tiếng Anh và có sự tiến bộ rõ rệt qua các bài kiểm tra. Lớp Tỷ lệ học sinh đạt trung bình trở lên Ghi chú 6A4 100% 6A5 100% 8A1 100% 8A2 95% 8A3 92% 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Sau khi tiến hành dạy học có sự vận dụng tư liệu hình ảnh vào bài soạn, tôi nhận thấy rằng đa số học sinh hứng thú hơn trong học tập, hiểu bài và biết vận dụng kiến thức tốt hơn trước. Có thể nói các bài học đã gần gũi, sinh động hơn nên các em cảm thấy tự tin, chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình học tập. Kể từ đó các em không còn cảm thấy quá áp lực trong những tiết Tiếng Anh nữa. Sau một thời gian thực hiện việc giảng dạy theo hướng này tôi tiến hành khảo sát kết quả các lớp mà mình phụ trách. Đa số các em hiểu và vận dụng kiến thức một cách thành thạo và sáng tạo hơn. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Dạy học cũng là một nghệ thuật, nó đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, cũng như với học sinh của mình để từ đó bỏ thời gian và công sức nghiên cứu những phương pháp, những thủ thuật áp dụng vào giảng dạy nhằm mục đích ngày càng nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng khá thành công tư liệu dạy học trong những năm học vừa qua. Tuy nhiên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị: Qua thời gian trải nghiệm với việc sử dụng tư liệu hình ảnh trong quá trình dạy học bộ môn Tiếng Anh THCS với chương trình sách giáo khoa hiện hành, bản thân tôi thấy hiệu quả mang lại là rất lớn, học sinh hiểu bài và vận dụng kiến thức thành thạo, khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh được phát triển rõ rệt. Có thể nói nhiều học sinh trong khu vực chúng ta mức độ nắm bắt kiến thức và thực hành các kĩ năng Tiêng Anh còn nhiều hạn chế, do đó các bạn đồng nghiệp giảng dạy một bài học nào đó càng đảm bảo tính thực tế, sinh động thì hiệu quả mang lại càng cao. Tuy nhiên chúng ta cần có sự chuẩn bị và định hướng cho nội dung bài dạy một cách chu đáo, phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng, trình độ học sinh và thời lượng. Giáo viên cần dành thời gian để nghiên cứu thiết kế nội dung, lựa chọn và sắp xếp tư liệu hình ảnh một cách hợp lí trong các tiết dạy thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Người viết Huỳnh Thị Kim Thi NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài : 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 1 3. Đối tượng nghiên cứu: 1 4. Phạm vi nghiên cứu: 1 5. Phương pháp nghiên cứu: 2 II. PHẦN NỘI DUNG: 2 1. Cơ sở lí luận: 2 2. Thực trạng: 2 a. Thuận lợi, khó khăn: 2 b. Thành công, hạn chế: 3 c. Nguyên nhân, yếu tố tác động đến đề tài: 3 d. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra: 3 3. Giải pháp, biện pháp: 3 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: 3 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 3 c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: 27 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: 27 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị kha học của vấn đề ng
Tài liệu đính kèm: