SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua phương pháp đàm thoại - Môn Ngữ văn THCS

SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua phương pháp đàm thoại - Môn Ngữ văn THCS

Để áp dụng thành công phương pháp đàm thoại trong dạy môn Ngữ văn, trước hết người thầy cần phải hiểu: đàm thoại là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời, trao đổi qua lại (với giáo viên và với học sinh khác) dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Qua hệ thống hỏi – đáp, học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.

Như vậy, mục đích của đàm thoại sẽ hướng tới hai đối tượng đó là học sinh và giáo viên:

Đối với học sinh: mục đích của đàm thoại là gợi mở để học sinh làm sáng tỏ những vấn đề mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học cũng như từ những kinh nghiệm sống đã tích lũy; tạo điều kiện để học sinh phát triển và củng cố khả năng giao tiếp với thầy cô giáo và các bạn trong lớp; gây hứng thú học tập, hình thành tính độc lập, óc phê phán, phát huy tính tích cực và tương tác trong học tập.

Đối với giáo viên: mục đich của đàm thoại là tạo khả năng cho giáo viên hiểu và gần gũi với học sinh; thu được những thông tin nhanh, gọn từ học sinh để biết kết quả dạy học và điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học.

Để đạt được mục đích trên, người giáo viên cần phải làm gì và làm như thế nào?

 

doc 13 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1377Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua phương pháp đàm thoại - Môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhanh hơn, ngon hơn ). Khi được khoảng một năm tuổi, đứa trẻ sẽ bắt đầu biết nói (đầu tiên là những tiếng đơn giản như “ba”, “bà”, “mẹ” rồi đến những từ ghép như “bà nội”, “bà ngoại”  sau đó mới học đọc, học viết. Dù ở cấp Tiểu học, thông qua học môn Tiếng Việt, học sinh đã được học, được rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thường xuyên, nhưng khi lên cấp THCS, không phải học sinh nào cũng sử dụng tốt bốn kỹ năng này nhất là kỹ năng nói. Nhiều em rất rụt rè trong giao tiếp, không dám bày tỏ ý kiến, suy nghĩ  của mình trước lớp, thiếu chủ động, tích cực trong việc tiếp thu kiến thức bài học. Vậy làm thế nào để rèn kỹ năng nói, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập là câu hỏi mà các thầy cô giáo trong đó có bản thân chúng tôi luôn trăn trở và tìm hướng trả lời.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
	a. Mục tiêu của đề tài
	Chia sẻ cùng các thầy cô giáo một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nói, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua việc vận dụng phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn Ngữ văn cấp THCS, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, tạo niềm say mê, hứng thú cho các em trong học tập.
	b. Nhiệm vụ của đề tài
	Trình bày cụ thể những việc cần làm và làm như thế nào để tạo điều kiện cho học sinh phát triển và củng cố kỹ năng giao tiếp với giáo viên cũng như với các bạn, phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực tế việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh trường THCS Buôn Trấp. Đặc biệt là việc dạy và học môn Ngữ văn.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn Ngữ văn cấp THCS
	I.5. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: các tài liệu viết về các phương pháp dạy học tích cực, giáo án Ngữ văn của giáo viên.
	- Phương pháp điều tra thực tế: thông qua thực tế giảng dạy và các tiết dự giờ của đồng nghiệp.
	- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin từ đồng nghiệp, từ học sinh.
	- Phương pháp xử lý thông tin thông qua đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục nói chung và vấn đề đổi mới PPDH trong trường trung học nói riêng. Vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong các văn kiện Đại hội Đảng, trong Luật Giáo dục. Đặc biệt, trong thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã chỉ rõ “ Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy PPDH tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, giáo viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống”.
Thực tế cho thấy: hoạt động đổi mới PPDH chỉ có thể thành công khi giáo viên có động lực hành động và chuyển hóa được từ ý chí trở thành tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, đối với nghề dạy học.
	Các chuyên đề về đổi mới PPDH được đưa ra tập huấn luôn là cơ sở cho giáo viên nghiên cứu, vận dụng một cách chủ động, tích cực, sáng tạo phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với yêu cầu của từng bài học, giúp học sinh phát triển và rèn luyện các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý thông tin, giải quyết các tình huống, kỹ năng thực hành 
	II.2. Thực trạng
	a. Thuận lợi, khó khăn
	+ Thuận lợi:
	- Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường rất tích cực trong việc chỉ đạo đổi mới PPDH.
- Trường THCS Buôn Trấp có 12 giáo viên được đào tạo chuyên ngành Ngữ văn (trong đó có 10 giáo viên đứng lớp và 02 cán bộ quản lý), được biên chế thành một tổ chuyên môn nên dễ có điều kiện trao đổi, học hỏi nhau về kiến thức cũng như kinh nghiệm giảng dạy bộ môn.
- Sinh hoạt của tổ chuyên môn đã dần đi vào chiều sâu và đạt hiệu cao (tổ đã giành nhiều thời gian cho việc bàn bạc, thảo luận cách dạy các bài (nội dung) dài, khó ), năng lực chuyên môn của giáo viên ngày càng được khẳng định. 
- Công nghệ thông tin phát triển cùng với sự bùng nổ của Internet nên việc tìm hiểu, khai thác thông tin về lĩnh vực bộ môn, phân môn, bài dạy trên mạng ngày càng dễ dàng và thuận lợi.
- Giáo viên thường xuyên được tập huấn hoặc tiếp thu chuyên đề về đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH đối với môn Ngữ văn nói riêng. Đa số giáo viên đã chủ động vận dụng khá hiệu quả các PPDH tích cực vào quá trình lên lớp.
	+ Khó khăn: 
	- Thói quen sử dụng PPDH truyền thống ở một số giáo viên còn nặng nề.
	- Một số bài học, tiết học, nội dung kiến thức còn nặng so với thời gian quy định tại PPCT.
	- Cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng yêu cầu dạy và học.
	- Một số học sinh chưa thật hứng thú với môn học, còn có thói quen ỉ nại, dựa dẫm vào bạn; thiếu mạnh dạn, chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập.
	b. Thành công, hạn chế
	+ Thành công: 
Thông qua đàm thoại, sự quan tâm hướng dẫn của giáo viên, kỹ năng nói của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, học sinh tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp; tích cực, chủ động hơn trong học tập. Một số học sinh yếu trong lớp đã chủ động giơ tay phát biểu, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trước thầy cô và các bạn trong lớp.
+ Hạn chế: 
	- Khó kiểm soát quá trình học tập của học sinh (có nhiều tình huống bất ngờ nảy sinh từ câu trả lời của học sinh), nếu giáo viên không chú ý, giờ học dễ bị chệch hướng.
- Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian.
	c. Mặt mạnh, mặt yếu
	+ Mặt mạnh: Có thể áp dụng cho nhiều cấp học, lớp học với nhiều đối tượng học sinh.
	Đây là PPDH tích cực đã được nhiều giáo viên áp dụng thành công.
	+ Mặt yếu: Giờ học sẽ bị nhàm chán nếu giáo viên không biết kết hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý.
	d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nguyên nhân thành công:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường rất tích cực trong việc chỉ đạo đổi mới PPDH.
	- Bản thân được tham gia nhiều đợt tập huấn về đổi mới PPDH do ngành tổ chức, đã từng tham gia giảng dạy ở các khối lớp, được làm quen với nhiều đối tượng học sinh, được nghe rất nhiều tâm sự từ phía CMHS, học sinh  về bộ môn. 	
- Đề tài này đã được áp dụng trong nhiều năm học nên trong quá trình vận dụng đã có sự ghi nhận, đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với học sinh.
	- Có sự cộng lực của các giáo viên dạy Ngữ văn tại trường.
	+ Nguyên nhân hạn chế:
	- Thời gian đầu tư cho bài soạn còn hạn chế (do quá nhiều công việc cùng phải làm trong cùng một thời điểm).
	- Sử dụng phương pháp này rất cần đến nghệ thuật giao tiếp của giáo viên.
- Một số học sinh chưa thực sự cố gắng trong học tập, thiếu mạnh dạn trong giao tiếp, nhiều khi tỏ ra e dè, không tự tin, ít đầu tư thời gian cho việc chuẩn bị bài ở nhà.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
	Thực tế giảng dạy cho chúng ta thấy: trong một lớp học đại trà, số học sinh học khá, giỏi môn Ngữ văn, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, còn nhiều học sinh thiếu cố gắng trong học tập, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, hạn chế về khả năng diễn đạt, thậm chí có những học sinh thuộc vào diện “hết thuốc chữa”, giáo viên đành cho “ngủ yên” để khỏi ảnh hưởng lớp. Đàm thoại là một trong những PPDH tích cực – “phương thuốc” khá hữu hiệu nhằm kích thích tư duy độc lập của học sinh, dạy học sinh cách tự suy nghĩ, lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập, lòng tự tin của các em, rèn cho các em năng lực diễn đạt, mạnh dạn bày tỏ sự hiểu biết của mình, biết chú ý lắng nghe và hiểu ý diễn đạt của người khác. Tạo môi trường học tập thân thiện để học sinh có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau. Học sinh kém có điều kiện học tập các bạn trong nhóm, cùng các bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thông qua đàm thoại, giáo viên sẽ nhanh chóng thu thập được thông tin phản hồi từ phía người học, duy trì và kiểm soát được hành vi của học sinh. Học sinh sẽ có được niềm vui khi mình được trực tiếp tham gia khám phá, tìm hiểu và nắm bắt kiến thức mới thông qua sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
	II.3. Giải pháp, biện pháp 
	a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
	Giúp các thầy cô giáo cùng dạy môn Ngữ văn hiểu rõ hơn về mục đích của đàm thoại; có thêm kinh nghiệm trong việc thiết kế hệ thống câu hỏi và đặt câu hỏi cũng như tổ chức đàm thoại nhằm rèn kỹ năng nói, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, tạo niềm say mê, hứng thú cho các em trong học tập.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Để áp dụng thành công phương pháp đàm thoại trong dạy môn Ngữ văn, trước hết người thầy cần phải hiểu: đàm thoại là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời, trao đổi qua lại (với giáo viên và với học sinh khác) dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Qua hệ thống hỏi – đáp, học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. 
Như vậy, mục đích của đàm thoại sẽ hướng tới hai đối tượng đó là học sinh và giáo viên:
Đối với học sinh: mục đích của đàm thoại là gợi mở để học sinh làm sáng tỏ những vấn đề mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học cũng như từ những kinh nghiệm sống đã tích lũy; tạo điều kiện để học sinh phát triển và củng cố khả năng giao tiếp với thầy cô giáo và các bạn trong lớp; gây hứng thú học tập, hình thành tính độc lập, óc phê phán, phát huy tính tích cực và tương tác trong học tập.
Đối với giáo viên: mục đich của đàm thoại là tạo khả năng cho giáo viên hiểu và gần gũi với học sinh; thu được những thông tin nhanh, gọn từ học sinh để biết kết quả dạy học và điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học.
Để đạt được mục đích trên, người giáo viên cần phải làm gì và làm như thế nào?
b.1: Xác định quy trình đàm thoại
	Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xác định các đơn vị kiến thức kỹ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh.
	Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi (đặt câu hỏi ở chỗ nào?), trình tự của các câu hỏi (câu hỏi trước phải làm nền cho các câu hỏi sau hoặc định hướng suy nghĩ để học sinh giải quyết vấn đề), dự kiến nội dung trả lời các câu hỏi của học sinh, dự kiến câu hỏi học sinh có thể chất vấn giáo viên.
Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ, những câu gỏi gợi ý 
Bước 4: Tổ chức đàm thoại 
b.2: Thiết kế hệ thống câu hỏi
* Thành công của quá trình đàm thoại phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống câu hỏi. Nếu giáo viên chuẩn bị bài chu đáo, xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức học sinh thì sẽ lôi cuốn được học sinh tham gia vào quá trình đàm thoại để tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Ngược lại, nếu giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi không tốt sẽ dẫn đến tình trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, hoặc chỉ là những câu hỏi trắc nghiệm đơn thuần, học sinh chỉ cần trả lời “có” hoặc “không”  Vì vậy, khi thiết kế hệ thống câu hỏi, giáo viên cần chú ý: 
	+ Câu hỏi phải xuất phát từ mục đích và yêu cầu của nội dung đàm thoại. Bên cạnh hệ thống câu hỏi chính cần phải có những câu hỏi phụ kèm theo.
	+ Câu hỏi phải có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, hợp với trình độ của học sinh.
	+ Câu hỏi phải liên quan đến nội dung bài học. Cần tránh những câu hỏi không ăn nhập với nội dung và tiến trình bài học.
	+ Cần có các câu hỏi ở những mức độ nhận thức khác nhau và phải được sắp theo mức độ từ dễ đến khó. Nên bắt đầu từ những câu hỏi tái hiện rồi mới đến những câu hỏi đòi hỏi mức độ nhận thức cao hơn. Các câu hỏi đặt ra đều phải hướng tới phát triển năng lực học sinh. Cụ thể: 
	- Câu hỏi nhận biết: thường là những câu hỏi yêu cầu học sinh nhận biết được những nét chính về tác giả, tác phẩm, đoạn trích; nhận biết được những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; nhận biết được các biện pháp tu từ; nhớ và chép lại được một số câu thơ, khổ thơ  trong bài. 
Ví dụ: + Dựa vào chú thích (*) SGK/63, em hãy cho biết vài nét về thơ trung đại Việt Nam.
	 + Bài “Sông núi nước Nam” được viết theo thể thơ nào? 
	 + Chú thích (*) SGK/63 đã cho ta biết điều gì về tác giả của bài thơ “Sông núi nước Nam”?
- Câu hỏi thông hiểu: thường là những câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa ( hiểu biết) về nhan đề của văn bản; chỉ ra được những ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác chi phối đến nội dung tác phẩm; chỉ ra được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm; chỉ ra được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn, đoạn thơ; chỉ ra được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài văn, bài thơ
Ví dụ: + Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ?	 	 + Hoàn cảnh sáng tác đã chi phối đến nội dung tác phẩm như thế nào? 
	 + Cảm xúc chủ đạo của bài thơ “Muàn xuân nho nhỏ” là gì?
	 + “Từng giọt long lanh rơi
	 Tôi đưa tay tôi hứng”
Biện pháp ẩn dụ được sử dụng trong hai câu thơ trên có tác dụng gì?
- Câu hỏi vận dụng thấp: thường là những câu hỏi yêu cầu học sinh nêu cảm nhận về ý nghĩa của một số hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong bài thơ/đoạn thơ, bài văn/đoạn văn; chỉ ra được sự khác biệt giữa các chi tiết trong cùng tác phẩm hoặc giữa các tác phẩm; phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn/đoạn thơ; trình bày được cảm nhận, ấn tượng của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản 
Ví dụ: + “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
	Phân tích ý nghĩa của từ “mặt trời” được sử dụng ở trong câu thơ thứ hai.
+ “Ta với ta” trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có gì khác với “Ta với ta” trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan.
	 + Cái chết của Cô bé bán diêm gợi cho em suy nghĩ gì?
- Câu hỏi vận dụng cao: thường là những câu hỏi yêu cầu học sinh trình bày ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó của tác phẩm.
Ví dụ: + Có nhận xét cho rằng “Mùa xuân dâng cho đời của Thanh Hải nhỏ mà không nhỏ”. Em hiểu dụng ý đó là gì?
	 + Từ lẽ sống mà nhà thơ gửi gắm trong khổ thơ cuối của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, hãy liên hệ và trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống của thanh niên hiện nay.
	 + Trình bày ý kiến của riêng em về nghệ thuật miêu tả nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” – trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
	b.3: Tổ chức đàm thoại
	Đây là hoạt động được thực hiện trên lớp, thường thì giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh suy nghĩ trả lời cũng có thể học sinh hỏi – giáo viên trả lời, học sinh hỏi – học sinh trả lời. Để cuộc đàm thoại trong lớp có hiệu quả, giáo viên cần chú ý:
	+ Đưa ra câu hỏi với một thái độ khuyến khích, với giọng nói ôn tồn, nhẹ nhàng. 
	VD: Khi yêu cầu học sinh nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, giáo viên có thể hỏi:
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Em cho cô biết, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? (mời đích danh học sinh trả lời)
- Em nào cho cô biết, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? (khuyến khích học sinh giơ tay phát biểu)
	+ Khi nêu câu hỏi chung cho cả lớp cần:
	- Thu hút sự chú ý của học sinh khi nêu câu hỏi.
	- Sau khi nêu câu hỏi, cần dành thời gian cho học sinh suy nghĩ.
	- Chú ý gọi những học sinh có giơ tay để trả lời.
	- Phân bố hợp lý số học sinh được chỉ định trả lời.
	- Chú ý khuyến khích những học sinh còn rụt rè, chậm chạp.
	+ Khi tổ chức hoạt động theo cặp. 
	- Giáo viên nêu câu hỏi (có thể viết trên bảng phụ hoặc trình chiếu).
- Phân chia học sinh theo cặp (nên phân hai học sinh ngồi cạnh nhau, cùng bàn).
- Giao nhiệm vụ cho các cặp: nội dung thảo luận, thời gian thảo luận.
- Theo dõi và kiểm tra (hỗ trợ) việc thực hiện nhiệm vụ của các cặp.
- Yêu cầu học sinh trả lời, nhận xét và đánh giá các câu trả lời.
+ Khi học sinh trả lời, giáo viên cần chú ý:
- Nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những học sinh không hưởng ứng (không giơ tay).
- Công nhận những câu trả lời đúng bằng lời nói (đúng, ) hoặc bằng cử chỉ (gật đầu, mỉm cười, )
- Mở rộng câu hỏi đã cho bằng cách đưa thêm câu hỏi phụ.
- Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi trả lời, giáo viên có thể đưa ra gợi ý.
- Sửa chữa những câu trả lời không đúng hoặc còn thiếu.
- Khuyến khích học sinh đặt các câu hỏi (sau khi trình bày một vấn đề).
	c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
	+ Đối với nhà trường:
- Phải quan tâm chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH một cách đồng bộ.
- Phân công chuyên môn hợp lý để giáo viên có thời gian đầu tư cho việc chuẩn bị bài.
- Tạo điều kiện về CSVC, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.
+ Đối với giáo viên: 
- Phải nghiên cứu kỹ chương trình, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, bám sát đối tượng học sinh, bám sát nội dung bài học, đầu tư thời gian và công sức cho bài soạn, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học.
 - Có kỹ năng tiếp: phải có thái độ ôn tồn, nhẹ nhàng, gần gũi, thân thiện, có khả năng thu hút, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào quá trình đàm thoại.
	- Có kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học.
	- Có sự ghi nhận, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.
	+ Đối với học sinh:
	- Phải mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, sẵn sàng tham gia vào quá trình đàm thoại.
	- Biết tận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề đặt ra trong bài học.
	- Phải thực sự hứng thú đối với việc học tập bộ môn cũng như bài học
	- Biết tự đặt câu hỏi chất vấn khi cần thiết.
	d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
	Bản chất của đàm thoại là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh, do vậy các giải pháp, biện pháp về phía giáo viên cũng như giải pháp, biện pháp đối với học sinh đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình thực hiện, nếu giáo viên biết tuân thủ kết hợp giữa các giải pháp, biện pháp thì sẽ đem lại hiệu quả cao, học sinh sẽ được rèn kỹ năng nói, phát huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
	Nói cách khác, các giải pháp, biện pháp được trình bày ở trên luôn có mối quan hệ tương tác, tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên sự thành công của đề tài. Nếu bỏ qua bất cứ giải pháp, biện pháp nào thì chắc chắn sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.
	e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Đề tài này đã được chúng tôi thực hiện và tích lũy trong thực tế làm công tác giảng dạy cũng như chỉ đạo công tác chuyên môn, đặc biệt là chuyên môn của tổ Ngữ văn. 
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi tự nhận thấy đề tài này đã và đang được vận dụng có hiệu quả vào quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Đề tài này tuy không mới nhưng có thể đây cũng là cơ sở để giúp cho các đồng chí giáo viên dạy Ngữ văn có thêm kinh nghiệm để áp dụng vào quá trình giảng dạy.
	II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
	Kết quả đề tài này đã được chúng tôi khảo nghiệm khi dạy ở khối 7 tại trường THCS Buôn Trấp năm học 2014 – 2015. Kết quả cụ thể như sau:
	Tổng số học sinh: 303	Nữ: 160	Dân tộc: 29
	*Kết quả khảo sát đầu năm đối với môn Ngữ văn:
	Giỏi: 35	Khá:	90	TB: 158	Yếu, Kém: 20
	*Kết quả khảo sát về tính tích cực chủ động tham gia vào quá trình đàm thoại của học sinh (kết quả khảo sát ở học kỳ 1):	
Tuần học thứ:
Số HS tích cực, chủ động
Số HS chưa tích cực, chủ động
1
50
253
5
80
223
12
150
153
16
200
103
III. Phần kết luận, kiến nghị
III.1. Kết luận
Để rèn kỹ năng nói, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh khi dạy môn Ngữ văn, mỗi thầy giáo, cô giáo dạy bộ môn cần phải:
Điều tra, nắm bắt, phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học để có biện pháp tác động phù hợp.
Xác định rõ mục tiêu bài học, thiết kế hệ thống câu hỏi đàm thoại cụ thể, sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
Thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức đàm thoại để tránh nhàm chán, tạo điều kiện để những học sinh có thái độ rụt rè trình bày ý kiến của mình.
Luôn tạo sự gần gũi, thân thiện, tạo hứng thú để học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập.
Động viên, khuyến khích kịp thời những học sinh có cố gắng trong học tập, 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - Ngu van - Vu Thi Kim Chau - Le Dang Ha - Buon Trap.doc