Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả người cho học sinh bồi dưỡng “Văn hay chữ tốt"

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả người cho học sinh bồi dưỡng “Văn hay chữ tốt"

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp:

* Thuận lới:

Học sinh lớp 5 lớn hơn hết so với các lớp dưới nên nhận thức tốt hơn, có

khả năng tưởng tượng phong phú hơn, biết nhìn nhận những hình ảnh vào tri

thức và nhớ có hệ thống hơn so với các em lớp dưới. Một số các em đã biết sử

dụng dùng từ đặt câu, viết như thế nào cho chọn vẹn ý, các em lĩnh hội nhanh và

biết sử dụng các biện pháp tu từ để đưa vào bài tập làm văn của mình.

* Khó khăn:

- Một số em học sinh làm bài văn tả người không tuân thủ các bước: Tìm

hiểu đề, tìm ý lập ý, lập dàn bài, viết bài hoàn chỉnh, đọc chỉnh sửa do đó dẫn

đến bài viết lạc đề, bài làm không đủ ý, bố cục bài làm lộn xộn, thậm chí bố cục

không đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận.

- Một số em chưa biết vận dụng kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh,

nhận xét trong văn tả người một cách linh hoạt để làm nổi bật lên đặc điểm tiêu

biểu của nhân vật, làm bài văn sinh động hơn.

- Học sinh còn phụ thuộc vào nhiều sách tham khảo

pdf 3 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 738Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả người cho học sinh bồi dưỡng “Văn hay chữ tốt"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
Mã số: .................................................... 
 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả người cho 
học sinh bồi dưỡng “Văn hay chữ tốt” 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn tiểu học 
3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
3.1. Tình trạng giải pháp: 
* Thuận lới: 
 Học sinh lớp 5 lớn hơn hết so với các lớp dưới nên nhận thức tốt hơn, có 
khả năng tưởng tượng phong phú hơn, biết nhìn nhận những hình ảnh vào tri 
thức và nhớ có hệ thống hơn so với các em lớp dưới. Một số các em đã biết sử 
dụng dùng từ đặt câu, viết như thế nào cho chọn vẹn ý, các em lĩnh hội nhanh và 
biết sử dụng các biện pháp tu từ để đưa vào bài tập làm văn của mình. 
* Khó khăn: 
- Một số em học sinh làm bài văn tả người không tuân thủ các bước: Tìm 
hiểu đề, tìm ý lập ý, lập dàn bài, viết bài hoàn chỉnh, đọc chỉnh sửa do đó dẫn 
đến bài viết lạc đề, bài làm không đủ ý, bố cục bài làm lộn xộn, thậm chí bố cục 
không đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận. 
- Một số em chưa biết vận dụng kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, 
nhận xét trong văn tả người một cách linh hoạt để làm nổi bật lên đặc điểm tiêu 
biểu của nhân vật, làm bài văn sinh động hơn. 
- Học sinh còn phụ thuộc vào nhiều sách tham khảo. 
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
 - Mục đích của giải pháp: Nhằm giúp cho học sinh: 
 + Tập suy nghĩ riêng, tập sáng tạo, tập thể hiện trung thực con người 
mình qua từng bài học cụ thể. Có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; 
chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học. 
 + Nắm vững phương pháp để vận dụng tốt kiến thức vào các hội thi Văn 
hay chữ tốt, hoặc thi Olympic Tiếng Việt trên mạng, ... là nền tảng vững chắc để 
tiếp tục học tốt ở trường trung học cơ sở. 
 - Nội dung giải pháp: 
 * Các bước thực hiện của giải pháp mới: 
3.2.1. Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn tả người: 
+ Tả người cũng là một bộ phận của văn miêu tả nên nó cũng mang đầy 
đủ 3 đặc điểm: 
- Mang tính thông báo; tính thẩm mĩ; tình cảm chứa đựng của người viết. 
Trong quá trình tìm hiểu bài, tôi động viên khuyến khích học sinh trả lời câu 
hỏi. Sau đó tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm 4 để nêu nhận xét về cấu
2 
tạo bài văn tả người, gồm có 3 phần: 
 1. Mở bài: Giới thiệu người định tả 
2. Thân bài: 
 a. Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, khuôn mặt, cặp mắt, ). 
b. Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử,). 
 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. 
 Trong phân môn tập làm văn bao giờ cũng cần giúp cho học sinh nhận 
rõ: 
- Tính cụ thể sinh động. 
- Tính sáng tạo. 
- Tính chân thực. 
- Tính hấp dẫn, truyền cảm. 
3.2.2. Rèn cách cảm thụ bài văn: 
Để viết được đoạn văn hay, cụ thể, sinh động, chân thực và sáng tạo. Đòi 
hỏi người viết dù có miêu tả đối tượng nào ở góc độ nào cũng phải tạo được sự 
hấp dẫn, truyền cảm đối với người đọc. Muốn vậy khi miêu tả, các em phải thổi 
vào đó hơi thở của cảm xúc, biến đổi miêu tả trở nên có hồn, nếu không nó đơn 
thuần chỉ là những dòng chữ khô khan, lạnh lùng, không để lại ấn tượng gì cho 
người đọc. 
Khi viết lưu ý với học sinh: Câu mở đầu đoạn miêu tả cũng khá độc đáo, 
mới lạ, gây nhiều thiện cảm với người đọc nên cần xác định đúng yêu cầu bài 
tập để viết câu mở đầu đúng, từ đó sẽ viết nên đoạn văn hoàn chỉnh. Sau khi đã 
qua những bước trên, trong tưởng tượng của các em đã phát họa được chân dung 
của đối tượng miêu tả. Một trong những chứng tỏ điều này là các em đã nhớ 
được nhiều chi tiết, hình ảnh, biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, thổi hồn 
vào sự vật, hiện tượng một cách sống động gần gũi để các em thể hiện bản 
thân mình một cách thoải mái, không gò bó và đầy tính sáng tạo. 
3.2.3. Rèn kĩ năng viết văn cho học sinh: 
 Khi học về bài văn tả người, tôi thường dặn dò học sinh chọn những tấm 
hình về ông bà, cha mẹ, anh chị, em bé, ....... để rồi kể cho bạn bè, kể cho cô 
giáo nghe về hình dáng, tính tình của họ, kể về những việc làm của họ, cách làm 
này đã giúp học sinh đọng lại ấn tượng, những hình ảnh đẹp để làm bài văn sau 
này. Những lúc trò chuyện trao đổi như thế đã giúp cho học sinh có nhiều vốn từ 
ngữ hình ảnh hơn 
để học sinh lập dàn ý tốt hơn từ đó viết đoạn văn hoàn chỉnh hơn trước. 
 Ví dụ: Gợi ý cho học sinh như: 
 - Hình dáng ; Khuôn mặt ra sao? Đôi mắt thế nào? 
- Mái tóc như thế nào? Ngắn hay dài, mượt mà hay có đặc điểm gì khác?, 
 - Đặc điểm hình dáng của người như thế nào? (cao, thấp, gầy, ốm, ..), 
dáng đi ra sao?... ; Cách ăn mặc thế nào? Nói năng ra sao? 
 - Người đó đang làm gì? Em tưởng tượng hoạt động của họ như thế 
nào?... 
 - Tình cảm của em với người đó thế nào? 
 Đặt câu với những từ ngữ đó và sắp xếp các ý đó lại là các em đã lập được 
3 
một dàn ý tả người hoàn chỉnh. Tổ chức cho học sinh làm bài tập cá nhân. Tôi 
theo dõi sát bài làm của học sinh để gợi ý thêm những chi tiết tả cho bài làm đầy 
đủ ý hơn. Tả người cũng khó như vẽ người. Tả đúng - vẽ đúng thì mới chỉ là 
người vẽ truyền thần. Tả hay, vẽ đẹp phải là chuyển tải được cái “thần thái”, cái 
nội tâm sống động bên trong - Điều đó thật khó biết bao. 
 Ví dụ: Bà năm nay đã ngoài tám mươi tuổi. Dáng bà hơi nhỏ nhưng khoẻ 
mạnh. Nước da đã chuyển sang màu hơi nâu, có điểm những chấm đồi mồi. Mái 
tóc trắng như cước. Tóc bà rụng nhiều không còn dày nặng như xưa nhưng em 
vẫn thấy bà vấn tóc trong một vành khăn đen rất gọn gàng. Bàn tay, bàn chân 
nổi rõ những đường gân xanh dưới lớp da mỏng. Khuôn mặt rất nhiều nếp nhăn 
đó lại hằn lên thành nếp rất rõ. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước. 
Khách quen đến nhà, bà nhận ra tiếng trước lúc nhìn rõ người. Tuy thế hàm răng 
bà vẫn còn chắc, bà vẫn ăn trầu như xưa. 
 3.2.4. Cho các em tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của mình, của bạn 
để giúp cho học sinh có nhiều vốn từ ngữ hình ảnh hơn: 
 Việc cho các em học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm của mình, 
của bạn sẽ giúp các em tự phát hiện về lỗi từ ngữ, lỗi câu và lỗi chính tả của 
mình để khắc phục, nhận ra những hạn chế của bạn để tránh né, điều này giúp 
các em mở rộng vốn từ và cảm thấy tự tin hơn, tích cực hơn tham gia hoạt động 
khi học. Nếu học sinh không phát hiện lỗi sai thì tôi hỗ trợ gợi ý để các em biết 
cách sửa, sau đó tôi chốt lại thật kĩ để các em nhớ và hoàn chỉnh lại bài văn tốt 
hơn. 
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
 Giải pháp này tôi đã áp dụng dạy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn 
trong hội thi Văn hay chữ tốt và có thể áp dụng trong việc bồi dưỡng thi 
Olympic Tiếng Việt trên mạng. 
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được: 
Qua một thời gian thực hiện theo giải pháp mới cho thấy các em học sinh 
đều tiếp thu được kiến thức, vận dụng lí thuyết để hoàn chỉnh một bài văn, 
không còn e ngại khi học văn. Ngoài ra, các em còn mà mạnh dạn phát biểu, biết 
nêu lên những thắc mắc của mình khi chưa hiểu, Và kết quả đã thu được qua hội 
thi Văn hay chữ tốt cấp huyện như sau: 
Năm học Khối Giải nhất Giải nhì Giải ba Khuyến khích 
2016-2017 Khối 5 1 1 / / 
 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có. 
 Kiên Lương, ngày 27 tháng 4 năm 2017 
 Người mô tả 
 Hoàng Thị Lan Hương 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_lam_bai_v.pdf