SKKN Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9

SKKN Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9

Lồng ghép trò chơi trong dạy - học môn Ngữ văn

Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay đồng thời tạo được hứng thú trong học tập cho học sinh.

Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi, để giới thiệu một cách có hệ thống về các hình thức lồng ghép trò chơi, minh hoạ một số trò chơi và những khả năng lồng ghép trò chơi đối với cả ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách.

Nguyên tắc: Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị).

Một số hình thức lồng ghép trò chơi: Xem trò chơi là một hình thức tổ chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ trong giờ học để triển khai ở các bước khác nhau của bài giảng (phần tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu, phần đọc - hiểu văn bản, phần luyện tập, củng cố bài ). Tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối với một số tiết ôn tập hoặc khái quát.

 

docx 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2981Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đó là một công việc vô cùng có ý nghĩa nhưng thực tế cho thấy, ngày nay nhiều em học sinh không có hứng thú và không yêu thích học môn Ngữ văn. Nhiều tiết học, thầy cô dạy còn hời hợt, học trò thì học theo kiểu đối phó nên những tiết học tẻ nhạt cứ diễn ra một cách máy móc, khiên cưỡng. Vậy nên, tôi thiết nghĩ muốn cho học sinh yêu thích học môn Văn, trong từng tiết dạy chúng ta luôn phải biết tự làm mới mình bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đặc biệt giáo viên phải biết cách khơi gợi, tạo được hứng thú, niềm say mê, yêu thích bộ môn cho học sinh.
Nhận thức được điều này cho nên trong các tiết dạy của mình tôi luôn trăn trở một điều là: Làm thế nào để một tiết học trôi qua mà các em không cảm thấy bị áp lực, không cảm thấy mệt mỏi, chán chường? Làm thế nào để trước mỗi giờ học các em có được cảm giác chờ đợi và háo hức đến tiết học Ngữ văn? Làm thế nào để các em cảm nhận được mình là một thành viên quan trọng của lớp và làm thế nào để các em có được những kiến thức cơ bản nhất của tiết học đó? Vì vậy với nội dung này, tôi mong muốn chia sẻ, trao đổi một vài kinh nghiệm nhỏ bé của mình để có thể giải quyết được một phần nào đó những câu hỏi mà bản thân đã nêu ra ở trên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn 9.
Ngoài ra tôi cũng mong rằng cha mẹ học sinh cần quan tâm đầu tư cho con em mình khi học các môn mang tính xã hội. Trong khi đó môn Ngữ văn không phải là môn học dễ, nó kết hợp kiến thức của nhiều môn học khoa học xã hội, như Địa lý, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Âm nhạc và thậm chí có cả Toán Học tốt môn Ngữ văn sẽ trang bị cho các em nhiều kiến thức về đời sống, về giao tiếp ứng xử và các kĩ năng cần có đối với cuộc sống.
Mặt khác học tốt môn Ngữ văn còn giúp cho các em được tự mình khám phá, được thấy các mối quan hệ về các phân môn trong môn Ngữ văn (văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn) một cách rất tường minh, các kiến thức cơ bản sẽ trở nên dễ hiểu, đơn giản hơn, lúc đó các em không còn tâm lý ngại học nữa. Ngoài ra còn rèn cho các em thói quen quan sát, suy luận tư duy logic, rèn khả năng nhanh nhạy của đôi tay, trí óc. Việc ghi chép sẽ đơn giản, dễ hiểu, tránh được cách học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc, tạo tâm lý thoải mái khi học tập, kích thích được lòng ham học hỏi, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng cảm thụ văn chương của mỗi cá nhân học sinh cũng vì thế mà tốt hơn. 
Từ những nguyên nhân trên cùng với kết quả không như mong đợi của học sinh, tôi đã tìm ra cho mình một hướng đi mới, một phương pháp mới, khả thi hơn, hiệu quả hơn. Đó là vừa đổi mới phương pháp vừa tạo hứng thú cho học sinh bằng những tiết học sinh động.
Trước hết tôi khẳng định rằng: Dù áp dụng phương pháp mới, phương pháp tích cực đến mấy thì cũng phải và luôn kế thừa những phương pháp truyền thống. Phải biết xen kẽ bổ sung cho nhau để phù hợp với tình hình thực tế và từng đối tượng học sinh.
Dưới đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện:
Giải pháp 1. Chủ động ngay từ khâu thiết kế bài giảng
Một giáo viên giàu kinh nghiệm ắt sẽ biết việc thâm nhập kỹ bài dạy trước khi lên lớp chiếm tỷ lệ thành công tới 50% của tiết học. Điều này lý giải vì sao có những giáo viên bộ môn dạy lâu năm và chuyên dạy một khối lớp không thông thạo lắm về công nghệ thông tin nhưng vẫn được học sinh ngưỡng mộ vì giảng dạy thuần thục và dễ hiểu. 
 Việc chủ động trong thiết kế bài giảng của giáo viên có thể tiến hành như sau: Căn cứ theo phân phối chương trình đã được xây dựng và thống nhất từ đầu năm học, giáo viên chủ động xem xét dung lượng kiến thức vừa đủ trong một tiết dạy (tránh sự quá tải); Chuẩn bị hệ thống câu hỏi đảm bảo tính tối ưu (có tính chất phân hóa đối tượng); Những kỹ năng học sinh cần đạt được. Cuối cùng là sự chuẩn bị những tình huống gọi là “gia vị” nhằm tránh sự  căng thẳng, nhàm chán, để “giữ lửa” trong suốt tiết học. 
 Có làm tốt được khâu soạn bài thì khi lên lớp chúng ta sẽ luôn tự tin và chủ động trong tiết dạy của mình. Điều này sẽ giúp cho các em hào hứng, tích cực vì mình là một thành viên của tập thể, được giáo viên và bạn bè ghi nhận, tôn trọng.
Ví dụ: Trong một lần, do thời khóa biểu của nhà trường thay đổi vào cuối tuần, mà hôm đó tôi lại không có tiết nên không kịp cập nhật thời khóa biểu mới. Vì vậy hôm sau khi lên lớp dạy vào bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, ở chương trình Ngữ văn 9, tôi chưa kịp chuẩn bị kĩ bài dạy hôm đó. Vì vậy khi lên lớp mặc dù kiến thức của bài hôm đó tôi nắm khá chắc, nhưng mọi lời tôi nói và truyền đạt với học sinh lúc đó còn mang tính trừu tượng, các em khó có thể hình dung hết được sự hủy diệt to lớn của vũ khí hạt nhân. Nếu tôi có sự chuẩn bị trước máy chiếu, các đoạn video, hình ảnh về chiến tranh hạt nhân, thì tiết học sẽ thành công hơn, ấn tượng hơn và giá trị giáo dục cũng như kĩ năng sống sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Đây là bước vô cùng quan trọng của một giáo viên trước khi đến lớp. Bởi hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học.
Giải pháp 2. Chuẩn bị tốt tâm thế cho tiết dạy
Tâm thế của người dạy Văn rất quan trọng, nó là yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo sự thu hút, chú ý của các em học sinh trong tiết học. Tâm thế của người dạy Văn có nhiều yếu tố nhưng theo tôi có ba yếu tố cơ bản quan trọng nhất đó là: Kiến thức của người dạy, tâm trạng của người dạy và thái độ của người học.
Nếu kiến thức bài dạy đã được giáo viên chuẩn bị một cách kĩ lưỡng đầy đủ, giáo viên đã làm việc cùng với tác phẩm một cách thấu đáo, sẵn sàng buồn, vui cùng nhân vật cùng nhà văn, sẵn sàng chia sẻ điều mình biết về tác phẩm cùng học sinh, thì đó là một tâm thế tuyệt vời, cần có của người dạy về điều kiện kiến thức và sự chuẩn bị cho bài dạy.
Người dạy Văn vốn nhạy cảm, dễ vui, dễ buồn, dễ bị chi phối tâm trạng cảm xúc. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình dạy Văn. Nếu trước khi lên lớp mà thầy cô giáo đang phiền lòng vì chuyện gia đình, đang bực mình vì ngổn ngang bao nhiêu chuyện riêng chưa biết sắp xếp, tính toán, xoay sở thế nào thì thật khó để có được một giờ dạy văn đúng nghĩa. 
Ví dụ: Có một lần vô tình lang thang trên mạng đọc một số tài liệu liên quan tới môn Văn tôi có đọc được tâm sự của một thầy giáo, thầy có kể chuyện như sau: “Hôm ấy, gần hết năm học, thầy ra một đề Văn kiểm tra để lấy điểm chuẩn bị tổng kết cho kì học. Đề bài là: Em hãy viết về điều mà em muốn viết nhất. Đây là kiểu bài nghị luận cho nên học sinh rất hứng thú. Thôi thì muốn viết gì thì viết, thoải mái. Tập bài thầy thu về hôm ấy thật bất ngờ, thú vị và xúc động với nhiều cảm xúc, tình cảm đáng quý của học trò. Trong số bài ấy có một lá thư viết cho thầy. Cô học trò nói nhiều về sự quý trọng với người thầy chủ nhiệm, người thầy dạy Văn là thầy nhưng đoạn cuối lá thư có viết: “Thầy ơi, em luôn chờ đợi những giờ dạy Văn của thầy và thường thì sự chờ đợi của em đều xứng đáng. Nhưng gần đây, em không còn có cảm giác ấy nữa. Hình như, thầy bước vào lớp mà quên không để lại những ưu tư ngoài cửa. Lúc nào trông thầy cũng buồn bã. Thầy cố gắng lên nhé. Em rất mong có lại được cảm giác đợi chờ thầy đến lớp”. Đọc xong lời tâm sự của thầy tôi thật sự xúc động vì tình cảm mà thầy có được của các học trò của mình. Tôi tự nhìn lại mình và thấy rằng: Đúng là cũng có lúc vì nhiều chuyện buồn, vì bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả những năm mới ra trường, đã có lúc mình không dành trọn cảm xúc, tâm tư cho những giờ dạy Văn. Học trò của mình sao lại phải chịu trách nhiệm về chuyện buồn của mình chứ? Thú thực là tôi thấy chán tôi lúc ấy khủng khiếp. Trong lòng tôi thầm cảm ơn cô học trò ấy, cảm ơn người thầy giáo nọ và xốc lại tinh thần, quyết lấy lại niềm tin yêu của học trò. Tôi đã làm theo gợi ý của cô học trò ấy. Trước khi vào lớp, hãy hình dung có một cái giá treo vô hình ngoài cửa và hãy treo tất cả những chuyện buồn ở đó để bước vào lớp với tâm trạng thoải mái, thân thiện, toàn tâm toàn ý với bài dạy, với học trò của mình. Hãy thay lời trách móc, mắng mỏ thành lời trách hài hước, dí dỏm. Hãy để nụ cười trên môi khi chúng ta khi bước vào lớp. Đành rằng, cũng có lúc phải mắng học sinh nhưng những lúc ấy lời mắng của người thầy cũng phải thể hiện sự thiện chí và sự bao dung với học trò để giây phút căng thẳng dễ dàng trôi đi và hãy chỉ để lại trên lớp một giờ dạy Văn sôi nổi và đầy hứng thú.
	Giải pháp 3. Chủ động tích hợp liên môn kiến thức
Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng, khá hấp dẫn nhưng đòi hỏi năng khiếu và khả năng cảm thụ tốt, vì vậy với nhiều em không có năng khiếu văn chương, mà chỉ thích các môn học khoa học tự nhiên thì mỗi giờ học trôi qua đôi khi là một cực hình. Vì vậy trong giờ dạy, giáo viên thay vì cứ rập khuôn cứng nhắc theo nội dung của bài giảng thì có thể sáng tạo bằng cách tích hợp liên môn kiến thức, chủ động liên hệ vận dụng vào thực tiễn để tiết học trở lên hấp dẫn sinh động hấp dẫn hơn.
Ví dụ: Ở chương trình Ngữ văn lớp 9, có bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Nội dung bài thơ có ba mùa xuân đó là mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, và mùa xuân của con người. Cuối tiết dạy giáo viên có thể cho học sinh chọn một trong ba chủ đề đó để phác họa bức tranh ra giấy và nộp cho giáo viên vào hôm sau.
Ví dụ: Cũng ở chương trình Ngữ văn 9,trong quá trình giảng bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê về cuộc sống và công việc của những cô gái thanh niên xung phong, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nếu giáo viên chỉ giảng suông bằng lời, thì học sinh khó có thể hình dung hết được những khó khăn gian khổ của thế hệ cha anh đi trước từng trải qua.Vì vậy giáo viên có thể cho các em xem một đoạn phim tư liệu lịch sử về Ngã 3 Đồng Lập, về công việc của những cô gái thanh niên xung phong mở đường cứu nước để các em dễ dàng hình dung bài học hơn. Hay đến với bài thơ “Mây và sóng” của Tagor, tôi đã tích hợp phân môn Địa lý để đưa các em đến với đất nước, con người và nền văn hóa Ấn Độ - nơi mà tác giả đã từng sinh ra và lớn lên. Cũng như đến với bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, khi thực hiện xong phần đọc văn bản tôi đã yêu cầu học sinh phổ nhạc bài thơ ấy theo cách của mình. Đa số các em rất hào hứng và tranh nhau thể hiện năng khiếu của bản thân. Chính điều ấy đã làm cho tiết học trở nên sôi nổi và vô cùng thú vị.
Việc tích hợp liên môn trong tiết học, không chỉ giúp tiết học trở lên sinh động hơn, mà còn giúp tư duy của các em nhanh nhạy, tích cực và sáng tạo hơn. Mặt khác chúng ta đều thấy môn Ngữ văn rất kén người học, số em yêu thích Văn trong một lớp không nhiều. Tuy nhiên nếu giáo viên nhận thức được rằng học sinh của chúng ta ai cũng có điểm mạnh điểm yếu khác nhau, có những trí thông minh khác nhau, có em không học tốt môn Ngữ văn nhưng lại có năng khiếu về âm nhạc hay hội họa thì việc cho các em lên hát, cũng như cho các em phác họa lại bài thơ hay câu chuyện bằng tranh là một cách dạy gián tiếp. Cách này sẽ giúp các em được hòa mình vào tiết học, tính tích cực chủ động của mỗi cá nhân sẽ được phát huy tối đa và bài học đó cũng sẽ trở lên ấn tượng hơn và các em cũng nhớ lâu hơn.
Giải pháp 4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy tích cực
 Một món ăn dù ngon đến mấy, nhưng bữa nào cũng ăn, ngày nào cũng ăn thì chắc chắn người thưởng thức sẽ không còn thấy nó ngon nữa, thậm chí chán ngán. Trong tiết học Văn cũng vậy, dù phương pháp dạy đó có tốt đến mấy được đánh giá cao đến mấy, nhưng tiết học nào người thầy cũng rập khuôn như vậy thì học sinh cũng không thể nào thấy hay mãi được. Có thể trong 45 phút đó chúng ta say mê giảng, nhưng chưa chắc học trò của chúng ta sẽ say mê nghe. Nếu duy trì cách dạy như vậy thì chúng ta hãy quan sát lớp học của mình xem, bắt đầu vào buổi học, có thể các em rất vui vẻ, nhưng sau 10 phút một số em đã lơ đãng, sau 20 phút có em đã ngáp, sau 30 phút có em sẽ trả lời chắc chắn điều đó là đúng dù không biết câu hỏi đó là gì. Vì vậy, chúng ta phải thường xuyên thay đổi, linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy.
Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, việc phát huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiệu quả,  đồng thời  khơi dậy niềm hứng thú, yêu thích môn học Có nhiều phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên có thể sử dụng như: Thảo luận nhóm, Đóng vai, Nghiên cứu tình huống, Dự án, Động não, Đặt và giải quyết vấn đề. Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này, bên cạnh những phương pháp truyền thống, tôi chỉ trình bày vài phương pháp mà bản thân đã áp dụng và đem lại hiệu quả giáo dục trong quá trình giảng dạy.
- Kể chuyện hoặc giai thoại liên quan
Ví dụ: Trong tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn ở chương trình Ngữ văn 9, khi tìm hiểu về tác giả, học sinh đọc trong sách giáo khoa chỉ có thể biết được Lỗ Tấn đã học rất nhiều trường, nhưng sau đó ông chuyển từ ngành y sang học văn vì ông nghĩ rằng, văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” của nhân dân Trung Quốc đang ở tình trạng “ngu muội”, “hèn nhát”. Nếu nói vậy các em sẽ chưa hiểu được căn nguyên của lí do. Lúc đó, giáo viên có thể kể thêm một giai thoại gắn liền với quyết định này của ông đó là: “Trong một lần đi xem phim, ông thấy cảnh rất nhiều người dân Trung Quốc khỏe mạnh đi xem cảnh người Nhật chém đầu một người Trung Quốc, đồng bào mình bị giặc mang ra chặt đầu mà họ lại rất hăm hở, hào hứng. Ông giật mình nhận ra chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần, nên ông đã quyết định chuyển sang nghề văn”. 
- Lồng ghép trò chơi trong dạy - học môn Ngữ văn
Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay đồng thời tạo được hứng thú trong học tập cho học sinh.
Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi, để giới thiệu một cách có hệ thống về các hình thức lồng ghép trò chơi, minh hoạ một số trò chơi và những khả năng lồng ghép trò chơi đối với cả ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách.
Nguyên tắc: Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị).
Một số hình thức lồng ghép trò chơi: Xem trò chơi là một hình thức tổ chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ trong giờ học để triển khai ở các bước khác nhau của bài giảng (phần tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu, phần đọc - hiểu văn bản, phần luyện tập, củng cố bài). Tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối với một số tiết ôn tập hoặc khái quát.
Một số trò chơi có thể vận dụng lồng ghép trong dạy học Ngữ văn: giáo viên có thể tự sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với tiết học (trò chơi phát động, trò chơi hoạt động, trò chơi luyện trí, trò chơi chú ý và quan sát, trò chơi huy động kiến thức, trò chơi vận dụng kiến thức), tự đặt tên trò chơi (theo nguyên tắc vừa phù hợp, vừa kích thích sự tò mò của các em. Ví dụ: Ô chữ, Nhanh trí-nhanh tay, Bình thơ văn, Tiếp sức, Hùng biện
Có nhiều trò chơi có thể lồng ghép vào giờ học Ngữ văn nhằm tạo không khí lớp học sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho các em. Tôi sẽ trình bày một số trò chơi dễ áp dụng đem lại hiệu quả học tập cao:
    	Trong chương trình ngữ văn lớp 9 có bài ôn tập thơ và truyện hiện đại. Giáo viên nên chia lớp ra thành các đội chơi để các em thi với nhau. Giáo viên cũng chia tiết học thành các phần chơi khác nhau cũng như có số điểm luật chơi tương ứng mỗi phần.
Phần 1. Khởi động
Phần này giáo viên có thể giúp các em nhớ lại kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời bằng các câu hỏi nhỏ, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông (nếu có) hoặc giơ cờ.
 Ví dụ: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được ra đời trong hoàn cảnh nào?
Trong những bài thơ “Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Bếp lửa”, “Đoàn thuyền đánh cá” bài thơ nào được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ?
Phần 2. Vượt chướng ngại vật
Phần này giáo viên sẽ tổng kết kiến thức về nội dung và nghệ thuật cho các em bằng cách sau:
STT
Tên tác phẩm
 Nội dung
1
Ca ngợi sự giàu đẹp của biển, sự giàu đẹp trong tâm hồn người lao động. Bộc lộ niềm vui niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống.
2
Tình yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến.
3
....
....
Mỗi đội chơi sẽ cử thành viên trong tổ lên điền vào phần tên tác phẩm, tương ứng với nội dung và nghệ thuật thì đội chơi sẽ có hai lượt chơi. Mỗi lượt điền 2 tác phẩm theo sự chỉ định của giáo viên.
Phần 3. Tăng tốc
	Phần này giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập ô chữ. Mỗi ô chữ tương ứng với tên một tác giả hoặc nội dung nhỏ nào đó trong tác phẩm từ đó tìm ra từ khóa.
Có 8 chữ cái: Tác giả của bài thơ Bếp lửa?
Có 8 chữ cái: Một sáng tác của Nguyễn Duy?
Có 4 chữ cái: Một sáng tác của Kim Lân?
Có 3 chữ cái: Con gái ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà có tên là gì?
Có 5 chữ cái: Nhân vật đi cùng cô gái vào nhà anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ SaPa làm nghề gì?
 Có 6 chữ cái: Tác giả của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá?
Có 8 chữ cái: Tác giả của bài thơ Đồng chí?
Có 4 chữ cái: Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ nói về người mẹ dân tộc nào?
.
B
Ằ
N
G
V
I
Ệ
T
Á
N
H
T
R
Ă
N
G
L
À
N
G
T
H
U
H
Ọ
A
S
Ĩ
H
U
Y
C
Ậ
N
C
H
I
N
H
H
Ữ
U
T
À
Ô
I
T
R
U
Y
Ệ
N
N
G
Ắ
N
N
I
Ề
M
T
I
N
Đ
Ồ
N
G
C
H
Í
B
À
N
G
O
Ạ
I
K
I
M
L
Â
N
Phần 4. Về đích
Ở phần thi này giáo viên sẽ cho các đội chơi một đoạn thơ và các đội sẽ chứng tỏ năng khiếu của mình bằng việc ngâm hoặc đọc diễn cảm đoạn thơ đó.
Sau khi tổ chức xong các phần thi giáo viên cộng điểm lại ở các phần và công bố nhóm được điểm cao nhất. Tuyên dương các nhóm có thành tích tốt khuyến khích các nhóm còn lại.
- Sân khấu hóa tác phẩm văn học
           Để tăng cảm hứng học tập môn Ngữ văn cho các em học sinh và khuyến khích tinh thần đọc sách, cũng như sự cảm thụ tác phẩm văn học và đồng sáng tạo cùng nhà văn, giáo viên có thể cho học sinh học theo cách sân khấu hóa tác phẩm văn học. Nghĩa là học văn bằng diễn kịch. Nghĩa là học sinh sẽ chuyển thể tác phẩm văn học thành vở diễn, sau đó thảo luận những vấn đề trọng tâm. Từ đó rút ra những bài học cần thiết của tác phẩm.
Giáo viên có thể chọn tác phẩm phù hợp để áp dụng cách này. Mỗi lớp sẽ được chia nhóm khác nhau. Trong nhóm có các bạn khác nhau như viết kịch bản, phụ trách diễn xuất, media, hậu cần, nhóm tổ chức hội thảo... học sinh dàn dựng từ chính tác phẩm văn học các em đang học trong trường để chuyển thành vở diễn. Các em tự xây dựng kịch bản, giáo viên chỉ duyệt nội dung. Việc chuẩn bị phục trang, dựng cảnh, phân vai diễn xuất, rồi chọn nhạc, làm tiếng động... để tạo nên một vở diễn ngắn ấn tượng đều là sáng tạo của học sinh.
Học chính là thảo luận. Khác với việc chỉ dừng lại ở dựng tiểu phẩm tham dự các hội thi, sân khấu hóa tác phẩm văn học được thực hiện tại từng lớp học và trở thàn

Tài liệu đính kèm:

  • docxDung SKKN 18-19.docx