SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản trong giảng dạy Sinh học 8

SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản trong giảng dạy Sinh học 8

- Cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị dạy học vẫn chưa đầy đủ.

- Việc thực hiện quan điểm này trong dạy học chưa được thực hiện đồng bộ ở tất cả các bộ môn cũng như tất cả các giáo viên.

- Kiến thức trong phân phối chương trình vẫn còn nặng (mặc dù đã có nội dung giảm tải)

- Một số giáo viên vẫn chưa nhận thức đúng bản chất của dạy học lồng ghép dẫn đến sự lúng túng, e ngại trong quá trình vận dụng vào dạy học bộ môn mình phụ trách. Một số đã có nhận thức ban đầu nhưng còn hạn chế về kĩ năng vận dụng. Số khác lại thiếu quan tâm, thờ ơ dẫn đến hời hợt trong thực hiện, không phát huy hết ý nghĩa của hướng dạy học này.

 

docx 27 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 770Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản trong giảng dạy Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh khi được hỏi đều cho rằng cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về tâm - sinh lí và giao tiếp ứng xử ngay trong giai đoạn lứa tuổi THCS. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa trường nào có. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ dùng lại ở một số buổi nói chuyện với các chuyên gia về một số vấn đề sức khoẻ giới tính, phòng chống HIV/AIDS... Các giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến việc dạy các kiến thức về giới tính cho các em, một số người còn nói rằng: Giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy ngượng nữa là các em học sinh.
Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về giới tính không phải ai khác mà chính các em phải chịu. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường phát triển (CGFED), Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới (Đứng thứ 3 trên thế giới) với hơn 500.000 ca mỗi năm. Con số thực tế còn có khả năng cao hơn do báo cáo và ghi chép không đầy đủ khi tình trạng phá thai không an toàn tại các cơ sở y tế tư nhân rất khó kiểm soát
Xã hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hay không nên đưa chương trình giáo dục sức khỏe vào chương trình.Có ý kiến cho rằng không nên vẽ đường cho hươu chạy, ý khác lại cho rằng: Thà vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để con em chúng ta lao xuống vực. Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là làm thế nào để lấp lỗ hỏng trong công tác giáo dục giới tính cho các em đang ở giai đoạn tuổi dậy thì.
Theo ý kiến của cá nhân tôi, cần thiết phải trang bị cho các em các kiến thức về vấn đề sức khỏe sinh sản là không phải bàn cãi. Tuy nhiên không nên quá tham lam để đưa quá nhiều nội dung trong 1 tiết học, chỉ nên làm sao việc giáo dục diễn ra 1 cách nhẹ nhàng và đều đặn qua các tiết học.
Học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Thiết nghĩ việc lồng ghép chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh
sản vào trong giảng dạy Sinh học 8 rất phù hợp và vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, trong các năm học qua để giáo dục học sinh có thức tốt trong ý thức bảo vệ sức khỏe tôi luôn lồng ghép vấn đề này vào trong bài dạy và nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định nên đã tiếp tục áp dụng trong năm học này và những năm học tiếp theo với mong muốn góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh để bảo vệ cơ thể mình từ đó có ý thức bảo vệ bản thân và gia đình thông qua môn học. Đồng thời, giúp học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu chủ đề này, từ đó các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, thu thập thông tin, thực hiện một số phương pháp dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh qua một số bài dạy môn Sinh học 8.
So với các bộ môn khác môn Sinh là bộ môn có nhiều kiến thức liên quan tới giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho phép cập nhật nhiều thông tin cũng như hình ảnh minh họa của bài giảng.
Bản thân tôi là một giáo viên nữ, đã có gia đình nên việc giảng dạy kiến thức sinh sản dễ dàng, tự nhiên, học sinh tin tưởng.
Hiện nay trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, chưa hề có môn giáo dục giới tính được đưa vào nội dung giảng dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào 1 số nội dung của một số bài trong môn Sinh học, môn GDCD, môn Địa lý. Tuy nhiên những nội dung đó vẫn còn chung chung chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các em học sinh.
Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá dè dặt, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó.
Để góp phần tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học 8 cũng như chất lượng giáo dục giới tính - sức khỏe sinh sản cho học sinh, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản trong giảng dạy môn Sinh học 8”.
Phạm vi áp dụng đề tài
Học sinh THCS nói chung, cụ thể là học sinh lớp 8 trường THCS.
Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS .
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Một số khái niệm có liên quan đến giáo dục sức khỏe sinh sản và giới tính:
Định nghĩa sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục:
Sức khỏe sinh sản: Theo tổ chức Y tế thế giới, SKSS là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó.
Như vậy SKSS bao hàm ý nghĩa là mọi người đều có thể có một cuộc sống tình dục được thỏa mãn, có trách nhiệm và an toàn đồng thời họ phải có khả năng sinh sản và sự tự do lựa chọn việc có sinh con hay không, thời điểm sinh con và số con. Định nghĩa này cũng bao hàm cả quyền của phụ nữ và nam giới phải được thông tin, tư vấn đầy đủ và được tiếp cận với các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, phù hợp với khả năng và chấp nhận được theo sự lựa chọn của bản thân họ, và quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp cho người phụ nữ mang thai cũng như sinh đẻ an toàn.
Sức khỏe tình dục: Theo tổ chức Y tế thế giới, SKTD là trạng thái thoải mái về thể chất, tình cảm, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động tình dục chứ không phải chỉ là không có bệnh, hoạt động bất thường hay yếu ớt. SKTD đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và tôn trọng đối với hoạt động tình dục và các mối quan hệ giới tính, cũng như khả năng có được cuộc sống tình dục an toàn và khoái cảm, không bị cưỡng bức, phân biệt và bạo lực. Để có và duy trì SKTD, các quyền về tình dục của tất cả mọi người phải được tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo.
Tìm hiểu về sự phát triển thể chất
Trong suốt thời trẻ em, các cơ quan sinh dục không thay đổi bao nhiêu, song trong giai đoạn vị thành niên, sự tăng trưởng từ dậy thì đến chín muồi diễn ra theo một trình tự nhất định.Tuổi dậy thì được phát khởi từ vùng dưới đồi, nó kích thích tuyến yên.Tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự tăng trưởng, kích thích sự sản xuất các hoocmon của buồng trứng, tinh hoàn và tuyến thượng thận.Các tác nhân đặc hiệu của tuổi dậy thì là hoocmon giới tính Estrogen từ buồng trứng và Andrnogen từ tinh hoàn. Con gái thường đạt tới tuổi chín muồi sớm hơn con trai 2 năm. Tuổi dậy thì trung bình của trẻ gái là 11-14 tuổi, ở trẻ trai 13-16 tuổi.Mỗi cá nhân có một thời
gian biểu riêng, nam hay nữ cũng vậy thành thử có những biến thiên lớn về thời gian, song trình tự chín muồi về giới tính thì như nhau.
Sự phát triển kịch tính của các cơ quan sinh dục dẫn đến sự thức tỉnh và các ham muốn tình dục, nhưng lại có những ràng buộc rất nghiêm ngặt chi phối các ứng xử tình dục của người vị thành niên.
Mặc dù chín muồi về chức năng sinh lý, người vị thành niên vẫn được xem là trẻ em về mặt cảm xúc và xã hội . Người vị thành niên thấy sợ hãi bối rối vì những cảm nghĩ mới mẻ về giới tính này mà ngay cả bản thân ( và cả bậc cha mẹ) , thường cho đó là “điều xấu xa”. Người ở lứa tuổi này cần có cơ hội bày tỏ các cảm nghĩ đó và học cách làm sao kiềm chế và chuyển hướng các ham muốn tính dục của mình. Đồng thời với sự tăng trưởng về giới tính, cũng diễn ra giai đoạn “nước rút” của sự tăng trưởng toàn thân lớn lên từng ngày.Trong thời kỳ dậy thì, trung bình mỗi em cao thêm khoảng 9- 20 cm.Trong giai đoạn này, cơ thể không chỉ lớn lên về mặt chiều cao và cân nặng mà còn cả về các kích thước khác: đầu, ngực, mông, tay
,chân...tất cả các bộ phận cơ thể không lớn lên theo cùng một tốc độ, nên người vị thành niên trông có dáng ngượng ngịu và có phần không cân đối.
Ý nghĩa của dạy học theo hướng lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản trong giảng dạy bộ môn Sinh học 8
Với biện pháp vừa truyền thụ tri thức, vừa giáo dục cho học sinh có ý thức đối với bản thân, để hình thành nhân cách, ý thức cho học sinh, để các em trở thành một con người vừa có tri thức vừa có đạo đức. Đạo đức có thể nói là cái gốc của con người. Người Trung Quốc có câu “ Nhân chi sơ tính bản thiện” nghĩa là con người khi sinh ra ai cũng hiền, ai cũng thiện cả còn về sau có thể trở thành người tốt hay xấu đều do môi trường và giáo dục. Chính vì thế khi các em bước chân vào ghế nhà trường ngoài việc truyền thụ kiến thức các thầy cô giáo cần phải dạy các em những cái hay, cái đẹp cái tốt trong cuộc sống. Đối với bộ môn sinh học trong trường trung học cơ sở góp phần cho học sinh có được những kiến thức cơ bản và cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe.
- Dạy sinh học 8 nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo, các bộ phận và chức năng của cơ thể con người. Nhằm giúp học sinh trong việc tìm hiểu cơ thể của con người ngừơi qua các bài học, đặc biệt trên mô hình
thưc tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan , bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ thể,vệ sinh một cách hợp lý, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trung học cơ sở.
Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Thuận lợi
Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện của các cấp để thực hiện tốt dạy học theo hướng lồng ghép.
Xu hướng dạy học theo hướng lồng ghép đã và đang được sự quan tâm, ủng hộ của đại bộ phận giáo viên.
Sử dụng có hiệu quả đối với những bài học có hình ảnh, phim minh họa hợp lý.
Gây được sự hứng thú, ngạc nhiên, với các kiến thức mới lạ, vì vậy dễ dàng lôi kéo sự tham gia của học sinh vào tiết học, tạo cho học sinh sự hào hứng làm cho tiết học sinh động hơn.
Khó khăn
Cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị dạy học vẫn chưa đầy đủ.
Việc thực hiện quan điểm này trong dạy học chưa được thực hiện đồng bộ ở tất cả các bộ môn cũng như tất cả các giáo viên.
Kiến thức trong phân phối chương trình vẫn còn nặng (mặc dù đã có nội dung giảm tải)
- Một số giáo viên vẫn chưa nhận thức đúng bản chất của dạy học lồng ghép dẫn đến sự lúng túng, e ngại trong quá trình vận dụng vào dạy học bộ môn mình phụ trách. Một số đã có nhận thức ban đầu nhưng còn hạn chế về kĩ năng vận dụng. Số khác lại thiếu quan tâm, thờ ơ dẫn đến hời hợt trong thực hiện, không phát huy hết ý nghĩa của hướng dạy học này.
Kết quả khảo sát kiến thức sức khỏe sinh sản trước thực nghiệm
Tiến hành khảo sát kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên trước khi thực hiện đề tài ở lớp 8 ở trường THCS với 8 câu hỏi sau:
Câu 1: Vị thành niên gồm các giai đoạn nào sau đây:
Từ khi sinh ra đến tuổi dậy thì
3 giai đoạn: từ 10 – 13 tuổi, từ 14-16 tuổi, từ 17-19 tuổi.
Cả 2 ý kiến trên đều đúng.
Câu 2: Nếu quan hệ tình dục có giao hợp ở tuổi vị thành niên:
Không gây hậu quả gì vì cơ quan sinh dục chưa phát triển.
Có thai vì ở nữ trứng đã chín và rụng, ở nam đã hình thành tinh trùng.
Cả 2 ý kiến đều đúng.
Câu 3:Tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên ?
Ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý.
Ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, tương lai của bản thân.
Cả 2 ý kiến trên đều đúng.
Câu 4: Chu kì kinh nguyệt của 1 người phụ nữ ?
Thay đổi tử 21 đến 35 ngày.
Chính xác 28 ngày.
Có 1 chu kì.
Câu 5: Muốn tránh thai cần theo nguyên tắc:
a. Ngăn trứng chín và rụng;	b. Không để trứng và tinh trùng gặp nhau.
c. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
d. Cả a,b,c.
Câu 6: Thế nào là tình dục an toàn:
a.Thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
b. Đảm bảo không nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục, không gây tổn thương cơ quan sinh dục.
c. Cả 2 đều đúng.
Câu 7: Bạn có biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây ?
Đường tình dục.
Giao tiếp thông thường( ôm thơm, bắt tay)
Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con.
Kết quả khảo sát ( tính theo tỉ lệ %):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Lựa chọn đúng
46,7
32,4
29,8
37,6
57,4
20,8
51
Lựa chọn sai
53,3
67,6
70,2
62,4
42,6
79,2
49
tính
Các giải pháp
Khai thác vốn sống, hiểu biết của học sinh về vấn đề giới
Ví dụ 1: Bài 58: TUYẾN SINH DỤC ( trang 182 – 183 sgk)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chức năng của hoocmon sinh dục nam đôi với tuổi
sự hành kinh lần đầu ở nữ.Đây là dấu hiệu có khả năng sinh sản, song các em chưa thể sinh sản được, Vì sao? Gv giải thích rõ cho các em vì sao ở tuổi các em chưa sinh sản được.Đồng thời qua đó giáo dục các em cần có lối sống trong sáng lành mạnh, trong quan hệ bạn bè, trong phim ảnh, vui chơi....
GV: giải thích một số thắc mắc của HS cũng như một sô hiện tượng thực tế: Pêđê là do rối loạn hoạt động nội tiết (các tê bào kẽ không tiết hoocmon Testostêrôn hoặc tiết qua ít đối với các em nam, hoặc nang trứng không tiết ra hoocmôn Ơstrrôgen hoặc quá ít với các em nữ) các đặc tính sinh dục phụ có thể thay đổi do hoocmon phụ sinh dục song cơ quan sinh dục là yếu tố quyết định giới tính không thể thay đổi.
Ví dụ 2: Bài 62: THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI
( trang 193- 194 sgk)
Hoạt động 3: Tìm hiểu và giải thích hiện tượng kinh nguyệt
- GV: cho HS đọc thông tin nội dung SGK sau đó dùng tranh màu phóng to Hình 62.3 giới thiệu và giải thích rõ hiện tượng và chu kỳ kinh nguyệt
+Trứng chín và rụng là hoạt động tiết hoocmôn của tuyến yên
+Thời gian từ khi trứng bắt đầu phát triển đến khi chín và rụng là 14 ngày
+Khi trứng rụng ngang trứng hình thành thể vàng,thể vàng
+Ơstrôgen do lớp trong của ngang trứng tiết ra tăng dần và cao nhất ở ngày thứ 14,Prôgenstêrôn do thể vàng tiết ra từ ngày thứ 14 tăng dần và tăng cao nhất ở
ngày thứ 23- 24, đồng thời niêm mạc tử cung xung huyết càng mạnh và mạnh nhất vào khoảng ngày thứ 22-25.
+Trứng rụng sau ngày thứ 14 kể khi trứng bắt đầu phát triển, niêm mạc tử cung còn ít xung huyết,từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 28 niêm mạc tử cung xung huyết mạnh. Nếu trứng không được thụ tinh thể vàng teo dần, niêm mạc tử cung bị bong, kèm theo sự chảy máu đó là sự hành kinh (Dấu hiệu trứng không được thụ tinh)
+ Thể vàng còn có vai trò kìm hãm sự tiết hoocmon gây chín trứng của tuyến yên, nên sau ngày thứ 28( hành kinh) thể vàng không còn thì tuyên yên lại hoạt động tiết hoocmon gây chín trứng do vậy sự hành kinh lặp thành chu kỳ.
+ Nếu trứng được thụ tinh và làm toor thì hình thành nhau thai tiết hoocmon duy trì thể vàng, do đó trong thời gian người phụ nữ mang thai niêm mạc tử cung không bị bong tức là trong gian đó họ không có hành kinh.
- GV cho HS trao đổi nhóm hoàn thành lệnh SGK
GV: Vận dụng kiên thức về kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt để giáo dục thực hiện kế hoạch hóa gia đình
GV:Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao nhiêu ngày? Trong thời gian nào trứng gặp tinh trùng dễ tạo thành hợp tử? (giao hợp không an toàn)Trong thời gian nào trứng gặp tinh trùng khó và không tạo thành hợp tử?(giao hợp an toàn)
GV: Giáo dục em gái trong việc giữ vệ sinh kinh nguyệt.
Liên hệ thực tế
Ví dụ 3: Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
(trang 197- 198 sgk)
+ Hoạt động 1: Ý nghĩa của việc tránh thai:
GV cho HS hoạt động nhóm với nội dung:
Cuộc vận động “sinh đẻ có kế hoạch” trong kế hoạch hóa gia đình có ý nghĩa gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi học?
GV giảng cho HS hiểu kĩ hơn về vấn đề này :
Ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý.
Ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, tương lai của bản thân.
GV:Cho HS thảo luận nhóm: + Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý
muốn?
GV giảng giải thêm: Ngăn trứng chín và rụng, tránh không để tinh trùng gặp trứng. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
GV đưa ra 1 số thông tin để HS nắm bắt kỉ hơn:
Theo thống kê chính thức năm 1995 cả nước ta có chừng 1,5 triệu ca nạo hút thai thì số vị thành niên chiếm 1/5 tổng số.
Khoảng 60% những người sinh con dưới 18 tuổi ngoài ý muốn dễ dẫn đến tử
vong.

Ví dụ 4: Bài 62: THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI
( trang 193- 194 sgk)
Hoạt động2: Tìm hiểu sự nuôi dưỡng thai khi mang thai
- Để thực hiện tốt hoạt động này giáo viên cho HS điều tra trước thực tế: Sức
khỏe bà mẹ mang thai, chế độ dinh dưỡng của người mang thai, sức khỏe của trẻ sơ sinh: Người phụ nữ có sức khỏe tốt chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không bị đau ốm trong thòi gian mang thai, không sử dụng các chất gây nghiện... thì đứa trẻ sinh ra có sức khỏe tốt, cân nặng đảm bảo, không thiếu cân và chiều cao, trí tuệ phát triển tốt...)
GV cho HS đọc thông tin SGK dùng tranh giới thiệu sự thai sinh ở người, sau đó cho HS đọc báo cáo kết quả điều tra thực tế:
+Sức khỏe của thai tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ. Do đó, trong thời gian mang thai( cũng như thời kỳ cho con bú người mẹ cần bồi dưỡng đủ chất, đủ lượng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt ( không bị suy dinh dưỡng) không dùng các chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá... có ảnh hưởng trực tiêp đến sự phát triển của thai
Sử dụng giáo cụ trực quan sinh động
Ví dụ 4: Bài 62: THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI
( trang 193- 194 sgk)
Hoạt động1 : Tìm hiểu những điều kiện cho sự thụ tinh và thụ thai
Gv dùng tranh màu phóng to giới thiệu rõ đường đi của tinh trùng nơi tinh trùng gặp trứng sau khi thụ tinh hợp tử di chuyển về làm tổ ở tử cung, thời gian hợp tử di chuyển từ nơi thụ tinh về tử cung, bám vào tử cung, và được là tổ ở tử cung đã được chuẩn bị sẵn( dày và xốp và xung huyết nhờ hoocmôn của thể vàng được duy
trì trong suốt thời gian phụ nữ mang thai.
HS đọc thông tin, lĩnh hội kiến thức trao đổi nhóm xác điịnh điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai:
+Điều kiện cần cho sự thụ tinh: Trứng được gặp tinh trùng và tinh trùng được lọt vào trứng để tạo thành hợp tử.
+ Điều kiện cần cho sự thụ thai xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung
(GV cần khắc sâu và ghi nhớ hai điều kiện này, vì đây là cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sẽ học bài 63)
Ví dụ 5: Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
(trang 197- 198 sgk)
Hoạt động 2 : Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
GV: Hướng dẫn HS nắm rỏ một số biện pháp tránh thai cơ bản.
Nhóm 1:
Các hiện tượng đánh dấu tuổi dậy thì ở Nam: Có khả năng xuất tinh, mộng tinh. ở nữ: Xuất hiện kinh nguyệt.
Kinh nguyệt là hiện tượng chỉ xuất hiện ở nữ giới, theo chu kì. Khi trứng rụng một thời gian không được kết hợp với tinh trùng sẽ được thải ra ngoài cùng với lớp niêm mạc của dạ con bị bong ra qua đường sinh dục. Kinh nguyệt thải ra ngoài gồm máu, chất nhầy, lớp niêm mạc tử cung, trứng
Chu kì kinh nguyệt của nữ giới:
Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ 28 ngày. Trong đó:
+ Kinh nguyệt diễn ra trong 3 ngày đầu gọi là ngày hành kinh (1, 2, 3).
+ Từ ngày 3-13: ngày an toàn.
+ Ngày 14-15: Ngày trứng rụng.
+ Ngày 15-28: Ngày an toàn.
Tranh : Sơ đồ chu kì kinh nguyệt của nữ giới.
Cơ chế tác dụng của phương pháp tính ngày rụng trứng: Yêu cầu trình bày như phần nội dung (Học sinh dùng tranh : Sơ đồ chu kì kinh nguyệt của nữ giới để giải thích).
Nhóm 2:
Tranh: Bao cao su dành cho nam giới.
Tranh: Bao cao su dành cho phụ nữ.
Tranh: Cách sử dụng BCS dành cho nam giới.
+ Cách sử dụng BCS dành cho nữ giới:
Tranh: Cách sử dụng BCS dành cho nữ giới.
*Nhóm 3:
Cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai: Trình bày như phần nội dung.
Một số loại thuốc tránh thai: Postino (ngừa thai khẩn cấp),olag, Ky, Exluton.
Postino
Olag
Ky, Exluton
* Nhóm 4.
Cơ chế tác dụng của phương pháp dụng cụ tử cung: Phần nội dung, HS dùng tranh minh hoạ để trình bày.
Hình: Vòng tránh thai.
Cơ chế tác dụng của phương pháp triệt sản nữ: Học sinh sử dụng hình vẽ để giải thích (như phần nội dung).
Hình: Thắt ống dẫn trứng ở phụ nữ. Hình:Triệt sản nam.
Tổ chức trò chơi học tập để kiểm tra kiến thức về hình thành kỷ năng:
Ví dụ 6: Trò chơi con số may mắn.
Con số may mắn
5
6
4
7
3
8
2
1
3
5
Nhóm 2
Nhóm 1
GV nêu luật chơi như sau:
+ Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm A và nhóm B.
+ Mỗi câu hỏi tương ứng với 1 điểm, nhóm nào chọn được con số may mắn được 2 điểm. Trò chơi với 8 con số trong đó có 2 con số may mắn.
+ Kết thúc trò chơi nhóm nào có số điểm cao hơn sẽ chiến thắng. Câu hỏi:
1, Điều kiện cần cho sự thụ tinh?
Trứng gặp tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_suc_khoe_sinh_san.docx