SKKN Một số kinh nghiệm giúp HS trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua sản phẩm trong môn Mĩ thuật lớp 4

SKKN Một số kinh nghiệm giúp HS trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua sản phẩm trong môn Mĩ thuật lớp 4

Tuy nội dung trình bày ngắn gọn nhưng đảm bảo được yêu cầu của của bài học, tạo được sản phẩm Mĩ thuật - Hiểu (vật dụng có tiện ích gì, làm và trang trí như thế nào, nắm bắt được sở thích chung của mọi người); cảm nhận và trân trọng sản phẩm do mình tạo ra - Giao tiếp (phát triển ngôn ngữ, nói năng lưu loát, thể hiện sự thân thiện.). Qua phần này đã giúp các em được phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và đánh giá.

Khi các em hoàn thành hoạt động trải nghiệm, giáo viên cùng học sinh tiến hành đánh giá, nhận xét nội dung sản phẩm và hình thức trình bày. Đánh giá là việc làm thường xuyên của người dạy, nhằm mục đích đo lường được mức học của học sinh, ngoài ra còn tháo gỡ khó khăn cho học sinh, thúc đẩy các em ngày hôm sau tiến bộ hơn ngày hôm trước, tiếp tục bồi dưỡng học sinh có khả năng phát triển cao hơn, nuôi dưỡng tâm hồn yêu thích môn học cho học sinh.

 

doc 26 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1485Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp HS trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua sản phẩm trong môn Mĩ thuật lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các em trong cuộc sống, từ đây khơi gợi cho các em những lựa chọn đúng trong học tập và thực tế trong sinh hoạt hàng ngày, cho mai sau.
* Nguyên nhân và yếu tổ tác động
Đa số học sinh chưa mạnh dạn trong quá trình học tập. Do các em đang làm quen và tiếp cận với các quy trình dạy học mới, có nhiều hình thức trải nghiệm khác lạ, nên còn lúng túng trong quá trình viết, nói, diễn đạt cũng như thực hành các kĩ năng ấy.
Mặt khác do các em chưa bao giờ đứng trước nhiều người, để thể hiện điều mình muốn nói từ sản phẩm mĩ thuật đến người xem, còn ngại ngùng, e thẹn,... khi trải nghiệm thực tế. Do các em chưa chịu khó tìm tòi, học tập và giải quyết các tình huống thường gặp trong cuộc sống.
 Ít quan sát, để ý mọi việc diễn ra hằng ngày, nên không nhớ các sự việc diễn ra như thế nào. Còn hạn chế trong việc sâu chuỗi các dữ kiện để tạo thành một nội dung trải nghiệm hoàn chỉnh sao cho phù hợp với bài học, thiếu tự tin khi đứng trước mọi người để trình diễn nội dung nào đó. 
Chưa nắm được các hình thức trải nghiệm sao cho phù hợp với nội dung của sản phẩm và nội dung trải nghiệm. 
Từ những thực trạng trên, tôi đưa ra một số kinh nghiệm giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh trong môn Mĩ thuật của bản thân, đã thực hiện trong thời gian qua, phần nào đó đã cải thiện được chất lượng học tập của môn học này.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp 
	Nhằm giúp học sinh hình thành một số kĩ năng: Quan sát, nhận biết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và vận dụng vào thực tế có hiệu quả qua các bài học của môn Mĩ thuật. Nhận biết các hình thức trải nghiệm, lựa chọn hình thức sao cho phù hợp với nội dung học tập.
Biết quan tâm, chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ mọi người trong thực tế, sử dụng ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, màu sắc, có khả năng thể hiện cảm xúc, ngôn ngữ hình thể của mình về thế giới xung quanh. Biết tạo và giải quyết tình huống có vấn đề theo khả năng của mình, biết giữ gìn, phát huy vào học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo cho học sinh 
Phát triển khả năng viết, nói, thuyết trình, đóng kịch, sắm vai, kể chuyện trong quá trình trải nghiệm.
Rèn cho học sinh có thói quen luôn quan tâm, chia sẻ, quan sát để ý đến môi trường sống quanh ta. Có ý thức làm đẹp môi trường cho quê hương, đất nước con người Việt Nam chúng ta...
Nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.
Tăng cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh. Luôn có hứng thú trong các tiết học, trong giờ học luôn tự tin, thoải mái không gò bó, tự do sáng tạo.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1) Giúp học sinh nhận biết các hình thức giới thiệu sản phẩm
Lựa chọn hình thức giới thiệu sản phẩm phong phú làm cho tiết học trở nên sinh động và sôi nổi, thu hút được sự chú ý người xem, không gây nhàm chán trong tiết học. Mỗi hình thức đem đến cho người xem một cảm giác thú vị khác nhau và người thể hiện trải nghiệm cũng có trạng thái khác nhau. Mỗi hình thức có một tác dụng riêng, hiệu quả riêng, ý nghĩa riêng. Vậy, hình thức ấy như thế nào, ra sao, người dạy cùng học sinh tìm hiểu, tháo gỡ, giúp đỡ học sinh để các em hiểu và thực hiện.
- Hình thức kể chuyện
- Hình thức đóng kịch
- Hình thức sắm vai
- Hình thức thuyết trình 
- Hình thức múa rối
Có hai loại hình múa rối đó là: Múa rối cạn và múa rối nước. Trong trường học tôi chủ yếu chỉ giới thiệu loại hình múa rối cạn.
Múa rối cạn có nhiều thể loại khác nhau như: Rối tay, rối que, rối dây, rối bóng, rối mặt nạ, rối nhà mồ, rối lốt,...
b.2) Hướng dẫn học sinh lựa chọn hình thức trải nghiệm
Muốn lựa chọn hình thức để trải nghiệm sao cho phù hợp và sinh động, thì người học phải dựa vào ý tưởng xây dựng nội dung sản phẩm của nhóm để lựa chọn cách trình bày. 
Mỗi nội dung trong một chủ đề có nhiều hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động có những hình ảnh, nhân vật, thái độ, hành động khác nhau. Do đó cần phải cân nhắc kĩ việc lựa chọn hình thức trải nghiệm. Mỗi hình thức trưng bày có tính ưu việt riêng, để phô diễn được hết trọng tâm của người học muốn diễn đạt nội dung cũng như gửi thông điệp hay, có ý nghĩa đến người xem.
Chính vì vậy, sự lựa chọn hình thức trải nghiệm những thách thức khi các em sáng tạo sản phẩm cũng rất là quan trọng, mỗi em có ý thích thể hiện với chất liệu khác nhau thì dẫn đến hình thức trải nghiệm và hiệu quả cũng khác nhau, cụ thể như sau: 
Ví dụ: Chủ đề: Sự chuyển động của dáng người
Như chúng ta đã biết con người có nhiều hoạt động khác nhau, thì dáng người thay đổi sao cho phù hợp với hoạt động đó. Vậy, các nhóm đã lựa chọn chất liệu như tre, giấy, đất nặn,... để tạo dáng con người. Khi các em lựa chọn chất liệu để thực hiện tạo dáng người thì sẻ liên quan đến hình thức trải nghiệm như múa rối (rối que, rối dây,...), kể chuyện, đóng kịch, thuyết trình hay sắm vai. Mục đích thấy được dáng con người rất đẹp, uyển chuyển, duyên dáng, phong phú trong các hoạt động, để thể hiện tài năng điều khiển của bản thân, biến những vật vô tri vô giác trở nên sống động hơn qua khả năng diễn xuất và hình thành các kĩ năng sống cho các em.
- Hình thức múa rối cho ta thấy dáng người chuyển động linh hoạt, phong phú, không cứng nhắc hay chỉ có một tư thế như trong tranh vẽ. Mà giúp các em phát triển tư duy hơn khi được hóa thân thành diễn viên múa rối, người điều khiển rối luôn phải sử dụng hai tay kéo dây và di chuyển qua lại giữa các khe trên mặt bàn kết hợp quan sát làm sao cho các dáng người sinh động. Trải nghiệm này tạo động lực cho các em luôn cố gắng tìm tòi sâu hơn về cách điều khiển rối như thế nào sao cho dáng người linh hoạt, bắt mắt, các dáng phải liên kết với nhau tạo thành một câu chuyện ấn tượng, dễ nhớ, làm cho người xem thích thú hơn trong học tập. 
Trải nghiệm khi Múa rối - Võ sĩ đấu kiếm; Lễ phát thưởng trong lễ tổng kết năm học
- Với chất liệu đất nặn, các em tạo sản phẩm là hình khối có không gian 3D, có bối cảnh đẹp, phù hợp với hình thức trải nghiệm là đóng kịch. Mục đích giúp các em thấy được không gian, bối cảnh trong sản phẩm và thực tế có gì khác nhau, giúp các em sắp đặt được các nhân vật sao cho phù hợp với bối cảnh, nhìn thấy được hình ảnh nào cần đứng trước hoặc đứng sau, nhân vật nào đứng gần, đứng xa... thì sẽ tạo cho bố cục chặt chẽ, thuận mắt, thấy dáng người thật uyển chuyển và đẹp như thế nào . 
Ngoài sắp đặt hình ảnh nhân vật sao cho phù hợp các em còn được hóa thân làm các nhân vật mình yêu thích như các nhân vật trong truyện cổ tích, anh hùng lịch sử, siêu nhân hay người mà mình yêu quý nhất trong gia đình, trong cuộc sống. Các em được thử thách với vai trò là diễn viên nhí, vậy diễn viên phải như thế nào, làm cái gì, nói và diễn đạt ngôn ngữ hình thể như thế nào để thu hút người xem. Đây cũng là một thử thách lớn trong quá trình học tập, nó tạo đà phát triển hơn cho các em về các kĩ năng xây dựng kịch bản, viết lời thoại, diễn xuất, nói sao cho hay... Với hình thức trải nghiệm này tạo động lực và hứng thú trong học tập cho học sinh, biết trân qúy bản thân, giữ gìn sức khỏe...
Trải nghiệm với đóng kịch - Gia đình vui vẻ đón Tết và xem múa Lân.
- Nếu sản phẩm được lựa chọn chất liệu giấy, làm tranh 2D thì các em có thể lựa chọn hình thức trải nghiệm là sắm vai. Hình thức này gần với hình thức đóng kịch, nhưng người diễn chủ yếu nhập vai và đứng đúng vị trí sắp xếp bố cục theo sản phẩm sáng tạo, người sắm vai diễn lại hành động, việc làm cụ thể của nhân vật trong sản phẩm Mĩ thuật. 
Hình thúc này giúp học sinh nhận biết cách sắp xếp hình ảnh nhân vật có gần, có xa, có mảng chính, mảng phụ... sao cho hợp lý. Ngoài ra còn giúp các em nhớ lại các khoảnh khắc hay kí ức đẹp khi mọi người sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau đoàn kết làm việc nào đó có ích cho xã hội. 
Trải nghiệm khi Sắm vai - Kéo co trong ngày Khai giảng
- Khi sản phẩm bằng chất liệu giấy và làm tranh 2D, các em có thể thuyết trình sản phẩm của mình, các em giới thiệu về sản phẩm của mình chi tiết, cụ thể, thông qua lời nói để mọi người hiểu được ý nghĩa cũng như nội dung mình muốn diễn đạt. Hình thức trải nghiệm này, giúp các em hóa thân thành người dẫn dắt người nghe vào thế giới riêng của các mình, làm thế nào thuyết phục người nghe mà không bị nhàm chán và buồn tẻ. Giúp các em phải tìm hiểu kĩ thuật nói đứng trước đám đông, nói như thế nào để mọi người không rời mắt khỏi mình, đây cũng là trải nghiệm dành cho MC tương lai.
 Hình thức thuyết trình giúp các em phát triển hơn về kĩ năng nói và kĩ năng viết trong quá trình học tập, cũng như ươm mầm ước mơ cho các em sau này muốn trở thành một MC...
Trải nghiệm với vai trò là MC - Bảo vệ Môi trường
- Các em có thể lựa chọn hình thức kể chuyện qua tranh vẽ 2D hoặc sản phẩm 3D, giúp các em tái hiện lại sự việc xảy ra, có các nhân vật và tình tiết diễn biến theo trình tự thời gian tạo nên sự việc đó. Nội dung truyện kể chính là chuỗi sự việc xảy ra trong truyện và có ý nghĩa nhất định. Thông qua câu chuyện người nghe hiểu được thông điệp và ý nghĩa của cốt truyện, từ đó có suy nghĩ tích cực và việc làm đúng đắn hơn. Hình thức trải nghiệm này giúp các em luôn có ý thức quan sát hình tượng, giọng nói các nhân vật, diễn ra trong cuộc sống, liên kết các sự kiện theo cách nhìn thực tế, sâu chuỗi lại tạo thành một câu truyện có ý nghĩa thiết thực. 
Hình thức trải nghiệm này các em được hóa thân là người kể chuyện, dẫn chuyện, được vào vai các nhân vật yêu thích, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, được thể hiện các giọng kể thông qua các nhân vật sao cho phù hợp.
Trải nghiệm với vai trò người dẫn chuyện - kể chuyện
b.3) Hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung trải nghiệm
Sau khi hoàn tất sản phẩm, các em tiến hành xây dựng nội dung, vậy xây dựng nội dung như thế nào, dựa vào đâu để viết được kịch bản, gồm có những vấn đề nào cần thực hiện. Giáo viên cung cấp cái sườn hay bố cục chung để các em xây dựng nội dung sao cho chặt chẽ và logic. Khuyến khích động viên các em mạnh dạn sáng tạo, có thể lồng ghép chương trình lớn hay làm một chương trình quảng cáo sản phẩm... thông qua đó để đánh giá chung về sản phẩm của nhóm và cá nhân.
Như chúng ta đã biết một câu chuyện hay sẽ được nhiều người quan tâm và tìm đọc, một vở kịch hay sẽ lôi cuốn người xem. Do đó nội dung trải nghiệm và nội dung sản phẩm luôn đi đôi với nhau, sản phẩm và nội dung luôn gắn kết với nhau, nếu sản phẩm đẹp thu hút được người xem, thì cốt truyện hoặc nội dung thuyết trình, kể chuyện... cũng phải được xây dựng có tính logic, chặt chẽ, sâu sắc. Như vậy mới đem lại hiệu quả cao khi trải nghiệm và giới thiệu sản phẩm trước tập thể.
Ví dụ: Xây dựng vở kịch
Việc thứ nhất: Xác định nội dung mang ý nghĩa gì?
 Để xây dựng được nội dung có tính nhân văn, mang tính giáo dục cao, diễn tả lại diễn biến câu chuyện theo tưởng tượng có ý nghĩa hoặc câu chuyện nào đó có thực, đáng nhớ nhất trong cuộc sống mà em được chứng kiến, thì người dạy gợi ý cho các em chọn được nội dung mang tính tích cực cao, luôn xây dựng một môi trường sống lành mạnh và ý nghĩa. Thông qua vở kịch các em muốn gửi thông điệp gì đến với các bạn không?
Việc thứ hai: Xác định được thời gian, không gian và bối cảnh
Khi xây dựng nội dung, để tái hiện lại các hoạt động/ sự kiện cụ thể nào đó thì phải đảm bảo các yếu tố như: Hoạt động đã gặp phải và đã trải qua khi nào (dịp nào) hay thời gian nào; bối cảnh đang diễn ra ở đâu?
- Bối cảnh: là địa điểm hoặc môi trường mà nhân vật sống, gặp gỡ, làm việc, thể hiện, đi cắm trại, du lịch.
- Sự kiện: là nội dung có thể tịch cực hoặc tiêu cực; ví dụ như một mâu thuẫn, một iềm vui bất ngờ;...các nhân vật phải hành động để câu chuyện được tiến triển.
Việc thứ ba: Xác định các nhân vật, lời thoại, hình thức trình bày vở kịch
Nếu các em lựa chọn hình thức đóng kịch, thì chuẩn bị xây dựng cốt truyện thông qua sản phẩm gồm bao nhiêu nhân vật, họ có mối liên hệ nào không, sở thích của nhân vật là gì?... hoạt động đó có ý nghĩa gì?. Lời thoại của mỗi nhân vật như thế nào? Mở màn vở kịch bắt đầu ra sao, trọng tâm của vở kịch diễn biến như thế nào? Kết thúc truyện có gì gây ấn tượng?. Chú ý xây dựng nhân vật: là những người tưởng tượng - bạn cùng lớp, thành viên trong gia đình, nhạc sĩ, những người bán hàng, vận động viên thể thao, cũng có thể trở thành nhân vật có những tính cách riêng.
Viết lời thoại nhằm mục đích giúp các em rèn kĩ năng viết, tập biên soạn lời thoại sao cho gần gũi, phù hợp với tuổi thơ, mang tính chất hồn nhiên của trẻ nhưng không kém phần logic có ý nghĩa về mặt nhân văn. Nội dung lời thoại do từng cá nhân xây dựng và thông qua tổ, sau đó cả tổ cùng nhau xây dựng nên một cốt truyện đúng với nội dung sản phẩm. Lời thoại phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với việc làm, hành động của từng nhân vật.
Ví dụ: Xây dựng nội dung thuyết trình 
- Xuất xứ/ khi nào, bắt nguồn từ đâu?
- Sử dụng chất liệu gì để tạo sản phẩm?
- Sản phẩm có điểm gì nổi bật? Như thế nào? Ngoài ra có sử dụng thêm phụ kiện/ hình ảnh/ cảnh vật gì để sản phẩm được nổi bật, đẹp, gây ấn tượng?
- Tính ưu việt, lợi ích, tiện ích của sản phẩm/ giá trị của sản phẩm.
- Thông qua sản phẩm em gửi thông điệp gì đến người xem/ người tiêu dùng.
 Trong quá trình học sinh xây dựng nội dung để chuẩn bị cho tiết giới thiệu sản phẩm, giáo viên luôn theo dõi, quan tâm, gợi ý những thông tin trọng tâm có liên quan đến bài học. Ngoài ra còn cung cấp thêm kinh nghiệm sống cho các em, giúp các em thổi hồn vào nhân vật vào sản phẩm, làm sống động lại hình ảnh đã diễn ra trong cuộc sống mà các em gặp phải. 
	b.4) Thực hành trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm có nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều có tính ưu việt riêng, mỗi nhóm có sự lựa chọn riêng cách giới thiệu sao cho phù hợp với nội dung đã xây dựng. 
Để tiết học diễn ra có một quy trình, vui nhộn và nền nếp trong hoạt động trải nghiệm, cũng như hình thành cho các em thói quen tốt, phép lịch sự của người xem đối với người diễn như thế nào. Đây cũng là giáo dục phép lịch sự nơi công cộng: thứ nhất là tôn trọng người xem, người diễn; thứ hai là giữ trật tự nơi đông người. Việc làm nhỏ này cũng được xem là văn hóa khi xem phim, kịch....quy trình được thể hiện như sau:
Ví dụ: Vai trò MC/ người dẫn truyện – khán giả trong phần đóng kịch
- Người diễn: Chào hỏi, giới thiệu bản thân; giới thiệu các thành viên trong nhóm; Cảm ơn khán giả đã theo dõi phần trình diễn của nhóm; trả lời phỏng vấn nhanh của khán giả.
- Khán giả: Giữ trật tự khi xem các nhóm trình diễn; vỗ tay khích kệ động viên người diễn vào hai thời điểm (mở màn và kết thúc câu chuyện, vở kịch,...); đặt câu hỏi phỏng vấn nhanh về hoạt động trải nghiệm của nhóm bạn. 
 Trên đây cho ta thấy vai trò của MC/ người diễn như thế nào và vai trò của khán giả ra sao, cấu trúc trên, giúp các em tạo dần thói quen trong các tiết giới thiệu sản phẩm sau.
Tiến hành hoạt động trải nghiệm
- Đóng kịch với chủ đề Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân 
Cùng thể hiện chủ đề về Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, nhưng mỗi nhóm đã trải nghiệm một nội dung khác nhau và gây bất ngờ cho người xem, cả cho bản thân người dạy.
Bài nặn - Tết đoàn viên
Đối với nội dung sản phẩm, chất liệu trên các em đã xây dựng vở kịch “Tết đoàn viên” nội dung câu chuyện chủ yếu xoay quanh sáu nhân vật chính (ông, bà, bố, mẹ và con cháu), các nhân vật phụ như người đánh trống, gõ xèng, Tôn ngộ không, ông địa, người múa lân,...Câu chuyện mang lại ý nghĩa sâu sắc cho người xem, mong muốn gia đình đoàn viên, cho dù làm việc gì, ở đâu có bận đến như thế nào thì mỗi độ tết đến, xuân về cả gia đình gồm cha mẹ, con cháu đều tập trung về thăm ông bà và cùng nhau ăn bữa cơm thân mật, quây quần bên nhau. Gia đình đi xem múa lân đầu năm, cùng chia sẽ gọt bùi, đắng cay trong năm qua, tận hưởng những phút giây hạnh phúc vui vầy bên cháu con.
	Để tăng phần hấp dẫn, tăng thêm phần kịch tính cho vở kịch các em đã kết hợp với múa lân, sử dụng trống và xèng để làm nền nhạc cho Lân biểu diễn, ngoài ra còn có mặt nạ Tôn ngộ không, ông địa, cờ,... nhằm hỗ trợ cho quá trình trải nghiệm ấn tượng, sâu sắc. Kích thích người xem phấn khởi, vui vẻ, tập trung vào sân khấu do các diễn viên nhí biểu diễn.
 Các em ấy biểu diễn múa lân, không khác như Lân của các đội chuyên nghiệp, có mở màn; chào hỏi; cảm ơn người đã trao thưởng, lì xì...; kết thúc của một bài múa. Nội dung thể hiện rất sinh động, động tác múa linh hoạt, không chỉ có Lân mà các em còn có thêm nhân vật Tôn Ngộ Không và ông Địa cùng phụ họa. Mỗi nhân vật đều thực hiện tốt vai trò của mình khi diễn cho khán giả cũng như cho gia đình các bạn nhỏ đi xem múa lân trong vở kịch.
Một số hình ảnh trong vở kịch “Tết đoàn viên”
 Giới thiệu nhân vật	 Chào hỏi	 Gặp mặt 1
	Gặp mặt 2	Xem múa Lân	Đội hình phụ họa
 Tặng bao lì xì cho đội múa	 Đội múa cảm ơn	Kết thúc vở kịch
- Thuyết trình với chủ đề “Sáng tạo họa tiết, tạo dáng và trang trí đồ vật”.
+ Nhóm thuyết trình lớp 4B với sản phẩm 2D
Các em xây dựng như một chương trình lớn như: có mở màn, có khán giả, giới thiệu sản phẩm và bình chọn sản phẩm thông qua khán giả, có thư ký tổng hợp số phiếu bình chọn, ngoài ra các em còn lồng ghép chương trình văn nghệ, có bế mạc kết hợp với trao giải cho cá nhân được bình chọn số phiếu cao nhất, kết thúc buổi Hội chợ...
Nội dung chương trình của nhóm Họa mi - lớp 4B
Các em mở màn cho phần trải nghiệm của nhóm qua giới thiệu các bạn trong vai các nghệ nhân và chào hỏi khán giả.
Tuyên bố lý do, giới thiệu địa điểm tổ chức, thời gian, không gian, nội dung của buổi “Hội chợ”, trình làng các sản phẩm đáng yêu của các nghệ nhân đến từ làng gốm Bát Tràng.
Sản phẩm gốm Bát Tràng
	Tiến hành bình chọn sản phẩm đẹp về hình và màu của từng cá nhân trong nhóm, kiểm phiếu (đây cũng là hình thức nhận xét, phân loại các sản phẩm, tự đánh giá nhận xét giữa học sinh với nhau).
Tham gia bình chọn sản phẩm
	Giữa chương trình các em lồng ghép chương trình văn nghệ để tổ thư ký tổng hợp kết quả bình chọn của khán giả. Có ca sĩ lên tham gia biểu diễn văn nghệ, khuấy động chương trình cũng như thay đổi không khí trong buổi bình chọn sản phẩm.
	Trong thời gian biểu diễn văn nghệ, thư ký tổng hợp số lượt bình chọn cho các sản phẩm và xếp giải.
	Tiếp nối chương trình, tiến hành trao giải,

Tài liệu đính kèm:

  • docHOTHIKIMOANH_CHUYENMON.doc