SKKN Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5

SKKN Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5

Ý thức vì sự an toàn của bản thân và của mọi người là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả mọi người trong cộng đồng. Mỗi học sinh hãy hưởng ứng bằng việc chấp hành tốt luật giao thông. Kêu gọi mọi người tôn trọng pháp luật, không cỏ vũ cho những hoạt động trái pháp luật như đua xe, đánh võng, lạng lách. gây nguy hiểm cho bản thân và người đi đường. Thể hiện nét văn hóa khi tham gia giao thông như đi đúng phần đường, dừng đúng vạch, không dàn hàng ngang, không ồn ào gây mất trật tự khi tham gia giao thông, không khạc nhổ bừa bãi. Hỗ trợ những người bị nạn khi lưu thông là nét đẹp mà mỗi người cần thực hiện.

Cách thực hiện này, giúp học sinh tái hiện lại nhiều hơn các hình ảnh tiêu biểu của đề tài, đồng thời cũng nhớ lâu hơn các hình ảnh từ thực tế của cuộc sống, từ đó chọn lọc, đưa vào trong tranh vẽ một cách phù hợp với nội dung của bài học.

Duy trì nếp văn hóa truyền thống người Việt là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam, cứ hàng năm vào dịp tết Nguyên Đán mọi người đều tập trung về nhà. Vậy, dịp tết chúng ta thường làm gì? và các em thường đi đâu?. Lúc này học sinh sẽ tái hiện lại hình ảnh đẹp về ngày Tết mà các em đã chứng kiến, đã trải qua. Các em sẽ lựa chọn được nội dung để vẽ tranh về Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, nêu được lí do chọn vẽ nội dung ấy.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1685Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh hình thành một số kĩ năng sống qua các bài học của môn Mĩ thuật, xây dựng những thói quen và những hành vi lành mạnh, tích cực, từ đó các em thể hiện nội dung việc làm qua hoạt động vẽ tranh.
	Biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương, quý trọng ..., với mọi người, sử dụng ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, hình khối, ánh sáng màu sắc, có khả năng thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
	Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy, tưởng tượng, óc sáng tạo cho học sinh
	Rèn cho học sinh có thói quen luôn quan tâm, quan sát để ý đến các hoạt động đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày của các em, quan tâm đến những phong tục tập quán của quê hương, đất nước con người Việt Nam chúng ta...
	Nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về vẽ tranh.
	Tăng cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh.
b) Nội dung thực hiện các biện pháp
b.1) Hình thành cho học sinh kĩ năng nhận thức
Tự nhận thức là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản thân, cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với mọi người.
Như chúng ta đã biết trong cuộc sống hàng ngày luôn diễn ra nhiều hoạt động, những hoạt động này được lặp đi lặp lại thường xuyên, đi vào trí nhớ của con người một cách vô thức nếu ta không để ý đến nó như các hoạt động vui chơi, học tập, lao động, giải trí... Đề tài vẽ tranh cũng rất phong phú và đa dạng, xảy ra thường ngày trong cuộc sống, ta quy nó về thành một đề tài lớn để vẽ thành tranh như “Đề tài An toàn giao thông; đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân; đề tài gần gũi với học sinh là đề tài Trường em; đề tài Sinh hoạt (học tập, lao động)... những đề tài này bắt buộc học sinh phải quan sát, ghi nhớ hình ảnh xung quanh một cách chọn lọc để thể hiện thành một bức tranh, phản ánh lại thực tế xung quanh, thể hiện được cảm xúc của cá nhân về cái nhìn thu nhỏ riêng trong cuộc sống. 
Mỗi một đề tài chứa đựng nhiều nội dung riêng, thông qua cái nhìn của mỗi học sinh, khi quan sát nội dung tranh ta kiểm tra được khả năng, cảm xúc của từng em rõ rệt, thể hiện phản ứng đồng tình hay không đồng tình với nội dung của tranh, với việc làm hay hành động không phù hợp vớ sự phát triển của quy luật. Qua đó, các em hiểu được nội dung cần thiết khi vẽ tranh như thế nào, khiến người xem tranh sẽ nhận được một thông điệp cụ thể nào đó, có được thiện cảm thực sự. Vì thế, cần phải có các yếu tố sau:
Nội dung có hình tượng mang tính tích cực và tiêu cực.
Tạo được tính giáo dục và sự mới mẻ về hình ảnh, bố cục, màu sắc, đường nét.., trong từng bài vẽ, lí thú hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh và hứng thú của người xem. 
Tôi xác định giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở phần quan sát chọn nội dung này, muốn có được sự lựa chọn đúng đắn thì cần phải làm gì? Bắt buộc tôi phải đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của các em, độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề. Vì nếu không có tính chất kịch tính thì các em không thể tập trung học tập, không thể hiểu biết, không cải tạo được tự nhiên, xã hội và rèn luyện bản thân. Đồng thời, thúc đẩy các em tự rèn luyện học tập, nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt, đưa ra những nhận xét đúng đắn của cá nhân về một sự việc nào đó.
Ví dụ: Vẽ tranh đề tài Bảo vệ Môi trường
Giới thiệu một số ảnh chụp 
Hình 4
Hình 3
Hình 1
Hình 2
Dùng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng nội dung để học sinh cùng tham gia nhận biết về những việc làm đúng, chưa đúng của mọi người trên ảnh, đâu là môi trường trong sạch, đâu là môi trường bị ô nhiễm... Từ đó các em đưa ra đánh giá nhận xét riêng của bản thân và nêu được những việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. 
Chú trọng vào ảnh 2, 4 để học sinh nhận biết việc làm của các bạn như thế nào? mục đích là để lôi cuốn học sinh vào việc tham gia bảo vệ môi trường, “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” mà Bác Hồ đã dạy. Vậy, em đã làm những việc gì để môi trường luôn sạch đẹp? Chính lúc này bắt buộc các em phải hình dung, tái hiện lại và nêu các việc làm để bảo vệ môi trường xung quanh ta như: quét lớp, quét nhà, nhặt rác, lau bàn ghế, bỏ rác đúng nơi quy định, tưới cây...Giúp các em luôn tin tưởng các việc làm trên, tuy những việc làm nhỏ thôi nhưng được các em lặp đi lặp lại hàng ngày thì nó sẽ trở thành thói quen bảo vệ môi trường ngày một tốt đẹp hơn. Khuyến khích học sinh luôn luôn thực hiện những việc làm bảo vệ môi trường trên thường xuyên để môi trường ngày càng trở nên xanh- sạch- đẹp hơn.
 Giúp các em ghi nhớ hơn việc bảo vệ môi trường bằng một câu chuyện: Ở nước Đan Mạch, có một cậu bé tên là Peter, cậu bé rất thích ăn kẹo. Một hôm Peter đi chơi xa bằng phương tiện là xe buýt, Peter lấy kẹo ra ăn và tìm chỗ vứt vỏ kẹo nhưng tìm mãi cậu ta không thấy, sau đó Peter cất ngay vỏ kẹo vào túi áo. Đi cùng trên xe có một cụ già nhìn thấy và hỏi Peter: “Sao cháu lại cất vào túi áo?” Peter đáp lại bà cụ: “Dạ cháu để đến khi xuống trạm có thùng rác gần đấy cháu bỏ vỏ kẹo vào cho sạch ạ”.
Giớ thiệu thêm về cách phân loại rác của người Nhật: Họ chia thành các loại rác như sau: rau, củ quả...; bao, bì bóng; cao su; nhựa; thủy tinh; giấy. Rác làm phân vi sinh là loại tự phân hủy được; có loại tái chế sử dụng lại. 
Vậy, các em thấy bạn Peter là người như thế nào? Các em có làm được như bạn Peter và người Nhật không?. 
Giáo viên đúc kết lại ý nghĩa sâu xa của câu chuyện và giáo dục các em luôn thực hiện việc làm tốt và tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường... 
Đối với việc chấp hành đúng luật An toàn giao thông hiện nay đang là vấn đề được mọi người quan tâm, vậy ý thức và trách nhiệm của mỗi công dân Việt nam chúng ta phải như thế nào. Qua bài dạy Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông (ATGT) bản thân thực hiện như sau;
Giới thiệu tranh để học sinh nhận biết về việc tham gia giao thông hiện nay của mọi người như thế nào.
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
Em hãy nêu nhận xét của mình về việc thực hiện đúng luật An toàn giao thông đường bộ của mọi người trong các tranh trên. Học sinh sẽ nhận biết được tranh nào vẽ mọi người tham gia đúng luật An toàn giao thông.
Giáo viên giới thiệu thêm bảng nội dung một số hành vi được coi là hành vi “có văn hóa” để học sinh cùng lựa chọn và điền từ thích hợp với từng ý dưới đậy:
Các từ: Chạy; dừng; sự cố; hiệu; trật tự; vệ sinh; người già; đội nón; nhường nhịn. 
STT
NỘI DUNG
1
...........đúng tốc độ quy định.
2
Đi đúng đường,........ đúng vạch.
3
....................... người khác.
4
Giúp đỡ.................., trẻ em qua đường.
5
Ý thức giữ.................... đường phố.
6
Giúp đỡ người gặp................., bị nạn.
7
Tôn trọng tín........ giao thông.
8
Tham gia giữ................... an toàn giao thông.
9
...................bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Sau khi học sinh điền hoàn chỉnh, giáo viên cùng học sinh tham gia nhận xét, chỉnh sửa để nội dung hoàn chỉnh như sau:
STT
NỘI DUNG
1
Chạy đúng tốc độ quy định.
2
Đi đúng đường, dừng đúng vạch.
3
Nhường nhịn người khác.
4
Giúp đỡ người già, trẻ em qua đường.
5
Ý thức giữ vệ sinh đường phố.
6
Giúp đỡ người gặp sự cố, bị nạn.
7
Tôn trọng tín hiệu giao thông.
8
Tham gia giữ trật tự an toàn giao thông.
9
Đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Kết luận: Những hành vi trên thể hiện văn hóa của người tham gia giao thông, vì vậy mỗi học sinh cần tuân thủ, thực hiện tốt những hành vi đúng này.
Các em thân mến!
Ý thức vì sự an toàn của bản thân và của mọi người là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả mọi người trong cộng đồng. Mỗi học sinh hãy hưởng ứng bằng việc chấp hành tốt luật giao thông. Kêu gọi mọi người tôn trọng pháp luật, không cỏ vũ cho những hoạt động trái pháp luật như đua xe, đánh võng, lạng lách... gây nguy hiểm cho bản thân và người đi đường. Thể hiện nét văn hóa khi tham gia giao thông như đi đúng phần đường, dừng đúng vạch, không dàn hàng ngang, không ồn ào gây mất trật tự khi tham gia giao thông, không khạc nhổ bừa bãi... Hỗ trợ những người bị nạn khi lưu thông là nét đẹp mà mỗi người cần thực hiện... 
Cách thực hiện này, giúp học sinh tái hiện lại nhiều hơn các hình ảnh tiêu biểu của đề tài, đồng thời cũng nhớ lâu hơn các hình ảnh từ thực tế của cuộc sống, từ đó chọn lọc, đưa vào trong tranh vẽ một cách phù hợp với nội dung của bài học.
Duy trì nếp văn hóa truyền thống người Việt là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam, cứ hàng năm vào dịp tết Nguyên Đán mọi người đều tập trung về nhà. Vậy, dịp tết chúng ta thường làm gì? và các em thường đi đâu?. Lúc này học sinh sẽ tái hiện lại hình ảnh đẹp về ngày Tết mà các em đã chứng kiến, đã trải qua. Các em sẽ lựa chọn được nội dung để vẽ tranh về Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, nêu được lí do chọn vẽ nội dung ấy. 
 Kết luận: Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa... Đó cũng là nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian cần được giữ gìn và phát huy.
b.2) Hình thành cho học sinh kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
Để hình thành cho các em kĩ năng này chúng ta phải tổ chức cho các em được làm việc theo nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm cụ thể cho nhóm trưởng và các thành viên làm việc thông qua phiếu câu hỏi cụ thể, mục đích để phát hiện ra ai là người điều hành, quản lí nhóm của mình thực hiện tốt hoạt động học này. 
Ví dụ: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh Bác Hồ đi công tác. Qua thời gian thảo luận làm việc theo nhóm nhỏ, chúng ta sẽ nhận thấy nhóm nào làm việc hiệu quả như (nhóm trưởng phân công các câu hỏi cho từng thành viên, sau đó mỗi thành viên cùng tham gia trao đổi ý kiến với nhóm về nội dung của bức tranh, nếu các thành viên thấy phù hợp thì tiếp tục chuyển lần lượt từng câu hỏi cho đến hết. Nhóm trưởng vừa điều hành, vừa theo dõi, nhận xét các thành viên có tham gia thảo luận tích cực, có hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm giao cho hay không). Trong quá trình làm việc theo nhóm sẽ thấy hết được ý thức tự giác tham gia học tập của từng em và nhận thấy được trách nhiệm lớn của nhóm trưởng, từ đó dần hình thành cho học sinh được kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm của cá nhân trước tập thể. 
Khi hết một thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận trước lớp, lúc này các nhóm sẽ nhận xét được sự hợp tác và tập trung cùng nhau làm việc của nhóm nào cao nhất, từ đó nhóm làm việc hiệu quả chia sẽ cách làm việc cho cả lớp cùng tham khảo. Nhóm làm việc hiệu quả vì có sự điều hành tốt của trưởng nhóm, có sự tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Nhóm hoàn thành nhanh nhất chia sẻ việc thực hiện thảo luận của nhóm trước lớp, có như vậy các nhóm tự rút kinh nghiệm và thực hiện tốt cho lần sau, chỉ việc làm nhỏ này thôi nhưng nó đã thúc đẩy các em nhiều trong quá trình tham gia hợp tác cùng làm việc và nhận thức được trách nhiệm của cá nhân trước tập thể “Một người vì mọi người”. Giúp các em sẻ thấy được sức mạnh của sự đoàn kết, hợp tác cùng nhau làm việc, như câu nói của Bác Hồ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Không chỉ có trách nhiệm trong học tập mà ở mọi công việc, mọi hành động của bản thân.
Kết luận: Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi các thành viên trong nhóm có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo được một không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thỏa mãn và thăng tiến cho mỗi thành viên.
b.3) Hình thành cho học sinh kĩ năng thể hiện sự tự tin
Khi tiến hành một bài vẽ nào đó đa số các em rất e ngại với nét vẽ để tạo hình của mình, lo lắng với nội dung đề tài, nên khi vẽ các em hay đồ nét, làm cho nét vẽ không đẹp, không tạo được lúc dày lúc mỏng của nét, tẩy xóa bài và vẽ đi vẽ lại, có khi rách cả giấy. Lúc này các em cần có sự hỗ trợ kịp thời của giáo viên, lúc này giáo viên đưa một tình huống đề học sinh cùng nhau giải quyết như sau: 
Giới thiệu một mẩu chuyện nhỏ: Có hai bạn Hùng và bạn An nhà ở gần nhau, hàng ngày đi học từ nhà đến trường bạn Hùng đi một mạch, còn bạn An lại không đi như bạn Hùng mà cứ đi ba bước rồi lùi lại một bước. 
Qua mẩu chuyện học sinh chắc chắn sẽ biết được giá trị về cách đi học từ bạn Hùng. Cách đi học của bạn An không hay mà còn mất nhiều thời gian, cho nên chúng ta cần tập trung khi đi, “đi đến nơi về đến chốn”. Kiểu đi của An giống như cách vẽ đè nét, vừa không đẹp lại mất thời gian, ta không lặp lại cách vẽ này.
Kết luận: Các em hãy tự tin với nét vẽ ngộ nghĩnh, hồn nhiên của mình, mỗi người có một nét vẽ riêng, không ai giống ai, nên khi vẽ bài các em không nên ngần ngại mà mạnh dạn thể hiện nét vẽ của mình một cách nhanh nhẹn, tự tin.
Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
Bài vẽ nét của học sinh
Vẽ nét liền mạch
Vẽ đè nét
Thông qua bài vẽ tranh Đề tài Ước mơ hình thành cho các em luôn có niềm tin vào ước mơ và biến ước mơ trở thành hiện thực.
Giới thiệu tranh để học sinh nhận biết về các ước mơ tốt đẹp trong tương lai.
Mỗi người đều ít nhiều có những ước mơ, có bạn ước mơ trở thành một phi hành gia, có bạn ước muốn trở thành ca sĩ, nhưng cũng có bạn chỉ có ước mơ nho nhỏ và đơn giản thành cô giáo trường làng. Mỗi ước mơ đều đáng quý, đáng trân trọng. Nó là nguồn động lực để ta phấn đấu, học tập rèn luyện. Tuy nhiên, sẽ là tuyệt vời hơn nếu những ước mơ được hành động để biến thành hiện thực trong cuộc sống. 
Cho học sinh nêu ước mơ trước lớp và thể hiện nội dung qua tranh, sau đó cùng nhận xét về ước mơ, cách thể hiện nội dung trong tranh của cả lớp. 
Kết luận: Mỗi người đều có những ước mơ khát vọng trong đời. Ước mơ là động lực để ta vươn tới, nó rất quan trọng với mọi người. Tuy nhiên ước mơ chỉ có thực hiện được nếu nó có tính thực tiễn, không viễn vông. Vì vậy mỗi người cần xác định cho mình ước mơ thực tế.
Để biến ước mơ thành hiện thực, mỗi người cần có mục tiêu, kế hoạch thực hiện. Mỗi chúng ta có hành động thiết thực và cụ thể như trau dồi kiến thức, trang bị thêm những kĩ năng cần thiết, và quan trọng hơn là có khát vọng, kiên trì và đeo đuổi khát vọng hiện thực ước mơ đó. Chúc các em thực hiện được ước mơ của mình.
b.4) Rèn thói quen giữ gìn, bảo quản vật dụng cá nhân 
Ý thức bảo quản vật dụng cá nhân không chỉ có ích cho bản thân mà còn ích lợi cho gia đình. Học sinh biết bảo quản vật dụng cá nhân là điều cần thiết cho cuộc sống. 
Thói quen bảo quản, giữ gìn vật dụng cá nhân có những lợi ích gì? Làm thế nào rèn thói quen giữ gìn, bảo quản vật dụng cá nhân?
Khi kiểm tra sự chuẩn bị và bảo quản đồ dùng học tập của học sinh, giáo viên nêu vấn đề qua tình huống sau:
Quang là một học sinh lớp 5, có học lực khá. Tuy nhiên, Quang có một thói quen không tốt là làm đâu bỏ đó.
Sáng nay, Quang ngủ dậy trễ, nhìn đồng hồ đã gần đến giờ vào học. Quang vội vàng vệ sinh và lấy tập vở đi học. Nhưng tìm mãi Quang không thấy quyển bài tập toán. Quang cố nhớ nhưng vẫn không nhớ ra đã bỏ nó ở đâu. Sau một lúc tìm không ra, Quang chuyển sang nghi vấn cậu em trai của Quang đã lấy nó ra nghịch và vẽ bậy. Thấy Tiến em trai của Quang đang chơi ngoài sân, Quang gặng hỏi, nhưng Tiến trả lời không biết. Bực tức vì tìm không thấy và lại sắp đến giờ đóng cổng trường, nên Quang quát mắng em Tiến, và cho rằng đã lấy nó... Sau một lúc lâu tìm kiếm, Quang phát hiện nó đang nằm dưới gầm giường và bị gặm nát. Thì ra, tối hôm qua trước khi Quang vừa học vừa ăn và thay vì tìm cách bỏ phần thừa vào sọt rác, Quang tiện tay lấy vở toán lót phàn thức ăn thừa. Vì thế đêm đó, chú chó sau khi ăn phần thức ăn thừa, thấy ngon nên đã công cả quyển tập vào gầm giường và tiếp tục gặm.
Đặt câu hỏi mời vài em trả lời:
- Nguyên nhân nào khiến Quang bị thất lạc tập?
- Sự việc trên đã gây cho Quang những rắc rối nào?
- Quang đã rút ra bài học gì qua sự việc trên, và cách nào để bảo quản tốt những vật dụng cá nhân?
Từ đây giúp học sinh rút ra kết luận:
Thói quen làm đâu bỏ đó dẫn đến sự thất lạc những đồ dùng cá nhân, khi ta cần dùng sẽ mất nhiều thời gian để tìm kiếm, nếu tìm không thấy còn gây nên những khó chịu và không thực hiện được công việc...Do vậy, việc rèn thói quen bảo quản, giữ gìn vật dụng cá nhân (tập vở, bút, màu, quần áo, mũ nón, cặp sách...) sẽ giúp ích ta có thói quen ngăn nắp, trật tự, tránh được những rắc rối do thất lạc, không tốn tiền cho việc mua sắm thêm.
Các vật dụng cá nhân đều phải mua bằng tiền của cha mẹ, việc bảo quản, giữ gìn vật dụng tốt sẽ giúp tiết kiệm cho gia đình. Ngoài ra, còn kéo dài tuổi thọ cho vật dụng, còn rèn luyện nếp sống chừng mực, kỷ luật, không sử dụng, tiêu xài hoang phí.
b.5) Cho học sinh nắm vững kiến thức về các bước vẽ tranh.
 Khi các em nắm bắt được đề tài, yêu cầu của bài tập, kết hợp chọn nội dung phù hợp với khả năng, học sinh sẽ dễ dàng phác thảo cho riêng mình một bố cục có nội dung phản ánh được hiện thực trong cuộc sống. Bố cục ấy có đẹp, có hồn, có hài hòa,... hay không là còn phụ thuộc nhiều về cách vẽ hình, sắp xếp bố cục. Việc làm này quyết định một nửa sự thành công trong thể hiện bài vẽ của học sinh, đây cũng là yếu tố quan trọng của bài tập, thì dẫn đến học sinh mới có hứng thú cho phần thực hành tiếp theo để bài tập hoàn chỉnh. Tôi xác định các bước cần thiết khi hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài như sau:
Bước 1: Lựa chọn nội dung 
Nhằm phát triển trí nhớ, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh, có khả năng thể hiện nhận thức và cảm xúc của mình về thế giới xung quanh, lựa chọn nội dung điển hình thể hiện nội dung đề tài.
 Bước 2: Phác mảng chính, mảng phụ 
Người vẽ tự do sáng tạo theo tâm tư, tình cảm của mình trên cơ sở hình tượng thế giới xung quanh đã được ghi nhận và hình thành trong quá trình quan sát thực tế. Phác hình dựa trên một số bố cục như: bố cục hình tam giác hay còn gọi là hình tháp, bố cục hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. Mỗi dạng bố cục có ý nghĩa khác nhau.
- Bố cục hình tháp tạo cảm giác vững chắc, khỏe khoắn.
- Bố cụ

Tài liệu đính kèm:

  • docHOTHIKIMOANH_MYTHUAT_THKRONGANA.doc