SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS

Hướng dẫn học sinh thực hiện chuyên đề:

+ Định hướng các chuyên đề các em cần phải học đến thời điểm thi.

+ Thời gian ôn cho mỗi chuyên đề và những dạng toán cần đạt được trong mỗi chuyên đề đó.

+ Hướng dẫn học sinh biết cách tự tìm hiểu các dạng toán trong chuyên đề: Qua sách nâng cao có tên tác giả, nguồn từ thư viện nhà trường, nhà sách GD, Internet, trang Violympic,.

+ Hướng dẫn cách phân dạng, loại toán từ các tài liệu trên vào trong vở để các em nhớ lâu.

+ Hướng dẫn các loại ghi và được cắt theo chuyên đề giúp cho học sinh dễ tìm và học:

- Loại vở ghi Đại số- Số học (trình bày theo phương pháp của giáo viên);

- Loại vở ghi Hình học (được trình bày theo phương pháp của giáo viên);

- Vở thực hành (tự chấm, chấm chéo, giáo viên chấm có ghi điểm phê tồn tại);

- Vở nháp là loại sử dụng nhiều và làm thường xuyên nhưng học sinh lại rất chủ quan.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4807Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đi thi, sai vẫn còn lặp lại.
+ Phụ huynh vẫn còn quan điểm việc ôn thi và bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm của thầy cô.
+ Chưa kích thích niềm đam mê môn Toán, khả năng tư duy, năng lực tự học và sáng tạo dẫn đến tình trạng thích rồi bỏ hay chuyển đổi môn như những năm lớp 6, lớp7 học sinh còn hào hứng rồi đến lớp 8, lớp 9 số lượng tham gia ít đi và chất lượng cũng giảm.
+ Giáo viên bồi dưỡng chưa được liên thông từ lớp 6 đến lớp 9 nên rất mất thời gian để tìm hiểu đối tượng, chương trình bị gián đoạn, không có thời gian nhiều cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi dẫn đến số lượng vừa ít, kết quả cuối cấp và đi thi cấp tỉnh vẫn chưa cao. Như thực trạng nhiều năm ở trường THCS Buôn Trấp có những GV chỉ đón nhận ở một khối trong nhiều năm như khối 9. 
SỐ HỌC SINH THAM GIA THI HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP
Năm học
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
Tổng
2013- 2014
5
4
6
3
18
2014- 2015
6
5
4
3
18
2015- 2016
8
8
5
4
25
2017- 2018
7
8
7
4
26
2018- 2019
9
6
7
8
30
(Những năm và khối tôi trực tiếp bồi dưỡng HSG môn Toán)
Qua bảng thống kê cho thấy năm học: 2013-2014; 2014-2015, 2015-2016 số học sinh lên lớp 8 và lớp 9 giảm dần đi.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
	III.1. Phát hiện và chọn học sinh giỏi:
	Là một khâu rất quan trọng làm công tác bồi dưỡng cần phát hiện và chọn học sinh giỏi phải kịp thời ngay từ cuối năm học để kịp thời định hướng cho học sinh giỏi năm học tiếp theo: 
	+ Ngoài những học sinh có các thành tích đã đạt ở các năm học trước, các kỳ thi học sinh giỏi, giáo viên còn phát hiện lựa chọn thêm học sinh có tư duy tốt và chuyên cần vì học sinh có thể thay đổi ở độ tuổi, cấp học. 
	+ Tìm hiểu học sinh qua giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp năm trước và phụ huynh để có hướng khắc phục những tồn tại từ phía học sinh như:
	- HS có sở trường môn Đại số nhưng chưa tốt phần Hình học hay ngược lại;
	- HS thường thay đổi tâm sinh lý ở độ tuổi cấp THCS, hoàn cảnh gia đình. để có hướng khắc phục sớm tránh mất thời gian để ôn. 
	+ Đối với học sinh giỏi toán khối 6 giáo viên bồi dưỡng cần xác định mất thời gian nhiều hơn để: 
	- Tìm hiểu HS thông qua Hội đồng nghiệm thu cấp Tiểu học (nhiều trường);
(Hội đồng nghiệm thu trường TH. Phan Bội Châu - THCS Buôn Trấp năm học 2017-2018)
	 - Số lượng tham gia để thi và tuyển chọn ban đầu nhiều hơn;
	+ Dựa vào kết quả của quá trình học, qua những lần kiểm tra đánh giá, kỳ thi học sinh giỏi trong toàn trường (được tổ chức đúng qui định và nghiêm túc) và một khi được chọn, học sinh sẽ được bồi dưỡng liên tục và trong quá trình bồi dưỡng yêu cầu HS thường xuyên học tập và để chọn lọc.
	+ Số lượng để chọn ôn:
	- Toán 6: Khoảng 1215 HS;
	- Khối 7: Khoảng đội có sẵn thường bổ sung thêm 23 HS;
	- Khối 8: Tương tự như khối 7;
	- Khối 9: Thường là giáo viên chọn luôn đội tuyển có từ lớp 8.
(Kỷ niệm cùng đội tuyển học sinh giỏi cấp trường trong những ngày đầu bồi dưỡng)
	III.2. Xây dựng hệ thống chương trình bồi dưỡng: 
	Xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc thường xuyên và liên tục đồng thời luôn bổ túc qua những năm để có nhiều dạng toán; nhiều kiểu bài với kiến thức khác nhau.
	III.2.1 Thời gian bồi dưỡng: 
	+ Thời gian bồi dưỡng phải rải đều trong năm, không nên dạy dồn ở tháng cuối khi thi. 
	+ Tổ chức bồi dưỡng khoảng 9 tháng/năm với số tiết như sau: 
	- 3 tiết/tuần x 4 tuần x 8 tháng = 96 tiết; 
	- 6 tiết/tuần x 4 tuần x 1 tháng cuối = 24 tiết.
	 	Như vậy tổng số tiết là 120 tiết.
	+ Không nên dạy tăng cường vào một buổi quá nhiều thời gian.
	+ Quán triệt nội quy lớp bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu tránh mất thời gian khi ôn: 
	- Trưởng nhóm: Điều hành chung phân công vệ sinh lớp học, chuyển tải nội dung đến thành viên.
	- Thư ký nhóm: Ghi lại nhật ký buổi ôn theo chủ đề, điểm danh độ chuyên cần, theo dõi bảng ghi điểm chung sau mỗi lần thi đua, kiểm tra cùng tổng hợp với giáo viên bồi dưỡng.
	 III.2.2. Chuyên đề ôn theo khối: 
	Ngay từ đầu năm giáo viên cần xây dựng cho mình một khung chương trình bồi dưỡng theo khối và tất cả các em được lưu lại chương trình ôn ngay trang đầu của cuốn vở:
III.2.2.1/ Toán 6
PHẦN SỐ HỌC
Chuyên đề 1: Các bài toán về lũy thừa
Dạng 1: Tìm thành phần chưa biết của lũy thừa
Dạng 2: Tìm chữ số tận cùng của lũy thừa
Dạng 3: So sánh 2 lũy thừa
Dạng 4: Tìm giá trị của biểu thức
Dạng 5: Chứng minh số là chính phương và số không là chính phương.
Chuyên đề 2: Các bài toán liên quan đến dãy số viết theo quy luật.
Dạng 1: Tìm số hạng thứ n của dãy.
Dạng 2: Tính tổng các số hạng của dãy.
Dạng 3: Đếm số
Chuyên đề 3: Các bài toán liên quan đến phép chia hết, phép chia có dư trong tập hợp Z.
Dạng 1: Bài toán sử dụng dấu hiệu chia hết.
Dạng 2: Bài toán sử dụng tính chất chia hết.
Dạng 3: Bài toán tìm số dư trong phép chia.
Dạng 4: Chứng minh 1 biểu thức là một số nguyên.
Chuyyên đề 4: Số nguyên tố - hợp số.
Dạng 1: Chứng minh về số nguyên tố
Dạng 2: Tìm số nguyên tố thỏa mãn điều kiện cho trước.
Dạng 3: Nhận biết số nguyên tố.
Dạng 4: Chứng minh 1 biểu thức là một số nguyên.
Chuyên đề 5: Ước chung – Bội chung.
Dạng 1: Tìm 2 số khi biết ƯCLN và BCNN của chúng.
Dạng 2: Bài toán tìm ƯCLN sử dụng thuật toán Ơclit.
Dạng 3: Bài toán chứng minh 2 số nguyên tố cùng nhau.
Dạng 4: Bài toán có liên quan đến ƯCLN và BCNN.
Chuyên đề 6: So sánh hai biểu thức.
Chuyên đề 7: Các dạng toán về phân số.
Dạng 1: So sánh phân số
Dạng 2: Tính tổng của dãy các phân số viết theo quy luật
PHẦN HÌNH HỌC
Chuyên đề 1: Điểm – đoạn thẳng.
Dạng 1: Tính số điểm
Dạng 2: Tính số đường thẳng, số đoạn thẳng.
Dạng 3: Điểm nằm giữa hai điểm.
Chuyên đề 2: Góc.
Dạng 1: Chứng minh tia nằm giữa hai tia.
Dạng 2: Nhận biết góc.
Dạng 3: So sánh góc
	Lưu ý: Đối với chương trình toán 6: Giáo viên phân thời gian ôn bồi dưỡng Số học nhiều hơn Toán hình trong mỗi tuần, gần cuối những lần kiểm tra chung tăng cường phần hình học hơn.
III.2.2.2/ TOÁN 7
PHẦN ĐẠI SỐ
Chuyên đề 1: Bài tập về dãy số.
Dạng 1: Xác định hạng tử thứ n trong dãy;
Dạng 2: Tính giá trị của dãy số;
Dạng 3: So sánh với 1 giá trị cho trước;
Chuyên đề 2: Tỉ lệ thức, tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Dạng 1: Tìm số hạng trong tỉ lệ thức;
Dạng 2: Chứng minh tỉ lệ thức;
Dạng 3. Bài tập về tỉ lệ thức; dãy tỉ số bằng nhau;
Chuyên đề 3. Gíá trị tuyệt đối.
Dạng 1: Tìm thành phần chưa biết;
Dạng 2: Tính giá trị của biểu thức chứa dấu giá trị tuyệt đối trên khoảng, đoạn;
Dạng 3. Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức có chứa dấu giá trị tuyệt đối;
Chuyên đề 4: Tìm nghiệm nguyên của phương trình.
Chuyên đề 5: Các bài tập về suy luận logic.
PHẦN HÌNH HỌC
Chuyên đề 1: Đường thẳng vuông góc, song song
Dạng 1: Chứng minh 2 đường thẳng vuông góc, song song;
Dạng 2. Chứng minh ba điểm thẳng hàng;
Chuyên đề 2: Tam giác.
Dạng 1: Chứng minh các thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau;
Dạng 2: Chứng minh hai tam giác bằng nhau;
Dạng 3. Chứng minh một tam giác là tam giác đặc biệt;
Dạng 4. Bài tập vận dụng định lý Pi ta go;
Chuyên đề 3. Các đường đồng quy trong tam giác.
Dạng 1: Chứng minh các đường thẳng đồng quy;
Dạng 2: Chứng minh các hệ thức;
III.2.2.3/ TOÁN 8
PHẦN ĐẠI SỐ
Chuyên đề 1: Phân tích đa thức thành nhân tử.
Dạng 1: Phương pháp tách một hạng tử thành nhiều hạng tử.
Dạng 2: Phương pháp thêm bớt cùng một hạng tử.
Dạng 3: Phương pháp đặt ẩn phụ
Dạng 4: Phương pháp hệ số bất định
Chuyên đề 2: Tính chia hết đối với một đa thức.
Dạng 1: Tìm dư của phép chia mà không thực hiện phép chia
Dạng 2: Chứng minh một đa thức chia hết cho một đa thức khác.
Dạng 3: Tìm hệ số của đa thức
Chuyên đề 3: Biểu thức hưũ tỉ.
Dạng 1: Các bài toán tìm cực trị của biểu thức
Dạng 2: Rút gọn biểu thức, tính giá trị của biểu thức
Dạng 3: Chứng minh đẳng thức
Chuyên đề 4: Phương trình.
Dạng 1: Một số bài toán về phương trình bậc nhất một ẩn – phương trình tích
Dạng 2: Một số bài toán về phương trình chứa ẩn ở mẫu
Dạng 3: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Dạng 4: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
Dạng 5: Phương trình nghiệm nguyên
Chuyên đề 5: Chứng minh bất đẳng thức.
Dạng 1: Phương pháp biến đổi tương đương
Dạng 2: Phương pháp phản chứng
Dạng 3: Phương pháp xét các khoảng giá trị của biến
Dạng 4: Phương pháp quy nạp toán học
Dạng 5: Sử dụng các bất đẳng thức
PHẦN HÌNH HỌC
Chuyên đề 1: Tứ giác
Dạng 1: Nhận biết các tứ giác
Dạng 2: Tìm điều kiện để môt hình trở thành hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi .
Chuyên đề 2: Quỹ tích, Dựng hình.
Dạng 1: Các bài toán về đối xứng trục, đối xứng tâm
Dạng 2: Dựng hình
Chuyên đề 3: Các bài toán về định lí Ta Lét.
Dạng 1: Tìm tỷ số của các đoan thẳng
Dạng 2: Tính độ dài đoạn thẳng
Dạng 3: Chứng minh các hệ thức
Dạng 4: Chứng minh hai đường thẳng song song
Chuyên đề 4 : Tam giác đồng dạng.
Dạng 1: Tính độ dài đoạn thẳng, tỉ số, diện tích
Dạng 2: Chứng minh hệ thức, đẳng thức nhờ tam giác đồng dạng
Dạng 3: Chứng minh quan hệ song song
Dạng 4: Chứng minh tam giác đồng dạng
Dạng 5: Chứng minh đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau
Chuyên đề 5: Diện tích đa giác.
Dạng 1: Các bài toán tính diện tích đa giác
Dạng 2: Các bài toán chứng minh về quan hệ diện tích và sử dụng diện tích để tìm quan hệ về độ dài đoạn thẳng
Dạng 3: Các bài toán về bất đẳng thức và cực trị
III.2.2.4/ TOÁN 9
PHẦN ĐẠI SỐ 9
Chuyên đề 1: Biểu thức chứa căn thức.
Dạng 1: Rút gọn biểu thức. Tính giá trị của biểu thức.
Dạng 2: Tìm cực trị của biểu thức.
Dạng 3: Chứng minh đẳng thức.
Chuyên đề 2: điều kiện có nghiệm của một phương trình.
Dạng 1: Phương trình ax2 + bx + c = 0 (1) trong đó a, b, c phụ thuộc tham số m. Biện luận theo m sự có nghiệm của (1).
Dạng 2: Phương trình ax2 + bx + c = 0 (1) trong đó a, b, c phụ thuộc tham số m. Tìm điều kiện của m để phương trình (1) có nghiệm.
Dạng 3: Phương trình ax2 + bx + c = 0 (1) trong đó a, b, c phụ thuộc tham số m. Tìm điều kiện của m để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt.
Dạng 4: Phương trình ax2 + bx + c = 0 (1) trong đó a, b, c phụ thuộc tham số m. Tìm điều kiện của m để phương trình (1) có một nghiệm.
Dạng 5: Phương trình ax2 + bx + c = 0 (1) trong đó a, b, c phụ thuộc tham số m. Tìm điều kiện của m để phương trình (1):
 a, Có hai nghiệm cùng dấu
 b, Có hai nghiệm dương
 c, Có hai nghiệm âm
 d, Có hai nghiệm trái dấu
Dạng 6: Phương trình ax2 + bx + c = 0 (1) trong đó a, b, c phụ thuộc tham số m. Tìm điều kiện của m để phương trình (1) có một nghiệm x = x1. Tìm nghiệm còn lại.
Dạng 7: Phương trình ax2 + bx + c = 0 (1) trong đó a, b, c phụ thuộc tham số m. Tìm điều kiện của m để phương trình (1) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn một trong các điều kiện:
 a, x1 + x2 = 	b, x12 + x22 = k c, + = n	 d, x12 + x22 h 	 e, x13 + x23 = t	.....
Dạng 8: So sánh nghiệm của phương trình bậc hai với một số
Dạng 9: Điều kiện về nghiệm của một số phương trình quy về phương trình bậc hai.
Chuyên đề 3: Phương trình bậc cao.
Dạng 1: Phương trình ax3 + bx2 + cx + d = 0
Dạng 2: Phương trình (x + a)(x + b)(x + c)(x + d) = m
Dạng 3: Phương trình (x + a)4 + (x + b)4 = c 
Dạng 4: Phương trình đối xứng bậc chẵn: 
a0x2n + a1x2n-1 + ...+ an-1xn+1 + anxn + an-1xn-1 + ... + a1x + a0 = 0
Dạng 5: Phương trình đối xứng bậc lẻ: 
a0x2n+1 + a1x2n + ...+ an-1xn+1 + anxn + an-1xn-1 + ... + a1x + a0 = 0
Chuyên đề 4: Phương trình vô tỉ
Dạng 1: Phương trình: = g(x) 
Dạng 2: Phương trình: + = g(x) 
Dạng 3: Phương trình: + = 
Dạng 4: Phương trình: + = + 
Dạng 5: Phương trình: + + n = g(x)
Chuyên đề 5: Hệ phương trình. 
Dạng 1:	- Giải bằng phương pháp thế
Dạng 2:	- Giải bằng phương pháp cộng đại số
Dạng 3:	- Giải bằng phương pháp đồ thị
Dạng 4:	- Giải bằng phương pháp đặt ẩn phụ 
Dạng 5: 	- Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Chuyên đề 6: Hàm số.
Dạng 1: Cho (C) là đồ thị của hàm số y = f(x) và một điểm A(xA, yA). Hỏi (C) có đi qua A hay không ?
Dạng 2: Cho (C) và (L) theo thứ tự là đồ thị của các hàm số: y = f(x) và y = g(x)
Hãy khảo sát sự tương giao của hai đồ thị.
Dạng 3: Lập phương trình của đường thẳng (d) đi qua điểm A(xA, yA) và có hệ số góc bằng k.
Dạng 4: Lập phương trình của đường thẳng (d) đi qua hai điểm: A(xA, yA) và B(xB, yB)	
Dạng 5: Lập phương trình của đường thẳng (d) có hệ số góc k và tiếp xúc với đường cong (C): y = f(x)
Dạng 6: Lập phương trình của đường thẳng (d) đi qua điểm A(xA, yA) và tiếp xúc với đường cong (C): y = f(x)
Dạng 7: Quan hệ giữa Parabol y = ax2 và đường thẳng y = ax + b
PHẦN HÌNH HỌC
Chuyên đề 1: Hệ thức lượng trong tam giác vuông.
Dạng 1: Chứng minh hệ thức.
Dạng 2: Tính số đo đoạn thẳng, góc
Chuyên đề 2 : Tiếp tiếp tuyến của đường tròn.
Dạng 1: Dựng tiếp tuyến của đường tròn
Dạng 2: Sử dụng tính chất tiếp tuyến để giải các bài toán định tính và định lượng
Dạng 3: Chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn
Dạng 4: Sử dụng tính chất tiếp tuyến tìm quỹ tích điểm.
Chuyên đề 3: Tứ giác nội tiếp.
Dạng 1: Chứng minh tứ giác nội tiếp
Dạng 2: Chứng minh nhiều điểm cùng nằm trên một đường tròn.
Dạng 3:Chứng minh đường tròn đi qua một điểm cố định.
Dạng 4:Chứng minh quan hệ giữa các đại lượng.
Dạng 5:Chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn để tìm quỹ tích một điểm.
Dạng 6:Chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn để dựng hình.
Chuyên đề 4: Quỹ tích, Dựng hình.
Dạng 1: Quỹ tích cung chứa góc
Dạng 2: Phát hiện điểm cố định để tìm quỹ tích.
Dạng 3: Vận dụng các phép đối xứng trục, đối xứng tâm, vị tự để tìm quỹ tích.
III.2.3 Hướng dẫn học sinh thực hiện chuyên đề: 
+ Định hướng các chuyên đề các em cần phải học đến thời điểm thi. 
+ Thời gian ôn cho mỗi chuyên đề và những dạng toán cần đạt được trong mỗi chuyên đề đó.
+ Hướng dẫn học sinh biết cách tự tìm hiểu các dạng toán trong chuyên đề: Qua sách nâng cao có tên tác giả, nguồn từ thư viện nhà trường, nhà sách GD, Internet, trang Violympic,..
+ Hướng dẫn cách phân dạng, loại toán từ các tài liệu trên vào trong vở để các em nhớ lâu.
+ Hướng dẫn các loại ghi và được cắt theo chuyên đề giúp cho học sinh dễ tìm và học:
- Loại vở ghi Đại số- Số học (trình bày theo phương pháp của giáo viên);
- Loại vở ghi Hình học (được trình bày theo phương pháp của giáo viên);
- Vở thực hành (tự chấm, chấm chéo, giáo viên chấm có ghi điểm phê tồn tại);
- Vở nháp là loại sử dụng nhiều và làm thường xuyên nhưng học sinh lại rất chủ quan. 
III.3. Tổ chức dạy và học theo chuyên đề:
	III.3.1 Giáo viên chuẩn bị tài liệu cho mỗi chuyên đề: 
CẤU TRÚC DẠY CHUYÊN ĐỀ NHƯ SAU :
	Phần 1 : Xác định mục tiêu cần đạt sau khi học song chuyên đề.
	Phần 2 : Xác định nội dung kiến thức trọng tâm của cả chuyên đề.
	Phần 3 : Các bài trong chuyên đề
	Bài 1: (tên)
	 1. Lí thuyết
	 2. Bài tập (nâng cao)
	 3. Hướng dẫn giải các bài tập.
	Bài 2: (tên)
	 1. Lí thuyết
	 2. Bài tập (nâng cao)
	 3. Hướng dẫn giải các bài tập.
 .
	Phần 4 : Xây dựng một số đề thi học sinh giỏi (ít nhất 3 đề).
(Mẫu giáo án soạn theo cấu trúc chuyên đề)
	Tài liệu nghiên cứ từ: SGK, SBT, STK, nguồn Internet, tham khảo đồng nghiệp,.. và bám theo chuẩn kiến thức kỹ năng rèn kỹ năng học sinh trình bày
	+ Giáo viên lưu lại có sửa đổi và bổ sung là công việc thường xuyên. 
	III.3.2. Dạy theo chuyên đề: (Khung chuyên đề trên)
	+ Hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó theo mỗi loại của chuyên đề; 
	+ Quan tâm đến đối tượng "học sinh mới" bắt đầu "yêu Toán", tạo cảm giác thỏa mái hào hứng đến với các buổi học, động viên khích lệ các em từ những ưu điểm chung, riêng biệt, cách giải có độ sáng tạo,..
	+ Liên kết móc nối các chuyên đề với nhau, thông qua các câu hỏi hay bài tập đánh giá sau mỗi buổi học. 
	+ Có những đối tượng học sinh cần phải giao bài thêm, tăng cường ôn vì môt số lý do: Vắng nhiều ngày có lý do, chưa thật tự tin ở một loại toán (thường là học sinh mới chọn thêm) giúp cho các em tự tin hơn.
	+ Giáo viên hướng dẫn, gửi bài, chữa bài cho học sinh học theo nhóm: 
	- Ngồi thảo luận theo nhóm trực tiếp trên lớp;
	- Nhóm Zalo, Messenger, trang violympic thi cùng thời điểm thống kê điểm và thời gian.
	+ Hướng dẫn học sinh cách trình bày: Ngắn gọn- đầy đủ- chính xác, lập luận thì logic. Thường xuyên được ghi lưu ý sau mỗi dạng.
	+ Giáo viên sau khi dạy xong chuyên đề đều ghi lại những rút kinh nghiệm:
	- Thời gian và thời lượng ôn chưa phù hợp;
	- Loại toán học sinh hay mắc sai, cần nhắc lại, chưa phù hợp thời điểm dạy.
	III.4 Kiểm tra đánh giá, chọn lọc học sinh giỏi tham gia thi:
	+ Sau mỗi một chuyên đề giáo viên cho học một bài kiểm tra đánh giá: Kết quả được lưu trữ lại, xếp vị thứ sau mỗi lần kiểm tra
	+ Tổ chức thi đua trong nhóm sau (trước) khi học xong chuyên đề:
	- Dạng bài tập tương tự;
	- Tìm bài tập mới, lạ của chuyên đề đó;
	- Đố được và giải được thi tính điểm thưởng. 
	+ Thông báo kết quả tới phụ huynh để động viên các em.
	+ Hỗ trợ cho các em kết quả cao và chưa cao về tài liệu và thời gian tăng cường ôn.
(Vị trí ngồi học sinh khi kiểm tra đánh giá theo chủ đề)
	III.5 Phối hợp Nhà trường, phụ huynh, học sinh.
III.5.1 Phối hợp Nhà trường: 
+ Phân công chuyên môn ngay từ cuối năm học trước: Từ đó giáo viên sớm có thời gian tìm hiểu đối tượng đối tượng học sinh, nghiên cứu và xây dựng chương trình kế hoạch ôn luyện.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng là giáo viên trực tiếp dạy lớp có chất lượng mũi nhọn khối mình bồi dưỡng nhờ đó giáo viên có cơ hội nồng ghép các bài tập nâng cao vào các tiết dạy đồng thời đánh giá và theo dõi học sinh kịp thời.
+ Trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học có hệ thống máy tính nối Internet tạo điều kiện tốt cho giáo viên ứng dụng CNTT trong các tiết dạy và lớp bồi dưỡng.
+ Thư viện trường học đầy đủ các loại sách tham khảo cho giáo viên và học sinh.
+ Ban lãnh đạo luôn động viên khích lệ học sinh trước và sau khi thi học sinh giỏi.
(Buổi gặp các em trước ngày kỳ thi HSG)
(Lễ vinh danh học sinh giỏi có thành tích trong năm học) 
III.5.2. Phối hợp phụ huynh:
+ Giáo viên bồi dưỡng triệu tập phụ huynh đội tuyển sau khi chọn:
- Lấy số điện thoại, lập nhóm Zalo, Messenger phụ huynh, địa chỉ gmail nếu có; 
- Chọn một phụ huynh làm nhóm trưởng.
+ Về phía phụ huynh:
- Lưu lại số điện thoại giáo viên, năm được lịch ôn và thời gian thi.
- Chủ động liên lạc với giáo viên bồi dưỡng.
- Chế độ ăn uống và động viên khích lệ con em mình sau những lần thi.
(Kết thúc kỳ thi HSG năm 2018-2019- CMHS tổ chức liên hoan)
IV. Tính mới của giải pháp: 
+ Khi có hệ thống nội dung chương trình ôn thi học sinh giỏi từ lớp 6 đến lớp 9 kết hợp với tính liên thông của giáo viên bồi dưỡng từ lớp 6 đến lớp 9 thì không mất thời gian nhiều phải tìm hiểu đối tượng học sinh ở lớp 7, lớp 8 và lớp 9, có thời gian nhiều trong việc ôn và bồi dưỡng và đạt kết quả như mong đợi.
+ Hạn chế được tình trạng học sinh bồi dưỡng môn Toán rồi chán nản theo môn học khác.
+ Kích thích niềm đam mê môn Toán của học sinh trở lại hơn trước như số lượng tham gia thi học sinh giỏi ở lớp 8 và lớp 9 lại nhiều hơn ở lớp 6 và lớp 7: 	
+ Nhiều em tham gia ôn nhưng vẫn không được thi vì số lượng giải có hạn. Nhưng các em vẫn hào hứng và nuôi hy vọng được chọn và bồi dưỡng ở lớp trên. Ví dụ: Như năm học 2018-2019 lớp 9 có 8/8 học sinh đạt kết quả cao hơn nhiều so với những năm học trước trong đó có học sinh đam mê môn Toán theo đuổi lớp học bồi dưỡng từ những năm học trước lên lớp 9 mới có cơ hội tham gia thi.
V. Hiệu quả SKKN: 
+ Năm học 2013-2014 tôi mạnh dạn ôn với số lượng 8 học sinh và chọn được 6 học sinh tham gia thi với số lượng đông nhất trong kỳ thi năm ấy và kết quả đạt 6/6. Ngoài ra các em tham gia thi Violympic Toán -Tiếng việt cấp huyên, tỉnh đạt kết quả cao. 
DANH SÁCH HS ĐẠT GIẢI TOÁN 8
TRONG CÁC KỲ THI CẤP HUYỆN, TỈNH
(Năm học 2013 – 2014)
STT
Họ và tên HS
HSG
Môn Toán
(Huyện)
Violympic Toán Tiếng việt
Huyện
Tỉnh
1
Trịnh Thị Lệ Quyên
KK
CN
CN
2
Khuất Bảo Tuệ
Nhì
Nhất
KK
3
Phạm Hữu Phúc
Nhất
Nhì
KK
4
Nguyễn Ngọc Anh
KK
KK
Ba
5
Trần Lê Hồng Việt
CN
KK
6
Hoàng Thị Ngọc Thảo
Ba
Ba
CN
Tổng số giải/ HS tham gia
6/6 HS
8/ 15
5/8
	+ Năm học 2016-2017 tôi được phân công bồi môn Toán 7 số lượng tham gia đi thi là 8/10 tổng số học sinh đi 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - Mến.doc