SKKN Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn

SKKN Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn

Sự tự tin rất quan trọng và sự tự tin của chúng ta lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Do đó, giáo viên cần chú tâm là sự phát triển sự tự tin cho học sinh, nghĩa là giúp các em cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với người khác. Kĩ năng sống này giúp các em học sinh cảm thấy tự tin, mạnh dạn đối với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Nghệ thuật chủ yếu của thầy cô được thể hiện ở chỗ bản thân thầy, cô giáo biết hòa nhập vào thế giới học trò, có thể trở thành một người bạn, biết tôn trọng và đồng cảm để có thể tìm ra những khúc mắc, những khó khăn của các em khiến các học sinh rụt rè, khó hòa nhập với bạn bè, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn Từ đó, giúp các em có hiểu biết nhất định, tạo đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức. Đồng thời, tạo tiền đề cho các bạn học sinh vững vàng và tự tin hơn.

Với một chút kinh nghiệm tích lũy được trong công tác chủ nhiệm, tôi mạnh dạn giới thiệu với các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, một số giải pháp trong việc rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin trong học tập cho học sinh, đặc biệt là các em học sinh vùng khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

doc 26 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 17566Lượt tải 11 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngoại khóa, giúp các em học sinh hòa đồng và mạnh dạn hơn, giúp giáo viên và học sinh hiểu, thân thiết và gắn bó với nhau hơn. Từ đó giáo viên phát hiện ra các vấn đề khó khăn mà các em gặp phải để nâng cao, rèn luyện tính độc lập, sự tự tin, mạnh dạn cho các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh đồng bào ở vùng kinh tế khó khăn. 
Học sinh của trường THCS Tô Hiệu phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiếu số nên có học lực không đồng đều, một số học sinh còn rụt rè, kém tự tin không chịu tham gia hoạt động do trường và lớp tổ chức, thiếu hòa đồng với bạn bè. Một số em ngôn ngữ còn gặp khó khăn, chưa chủ động trong giao tiếp với bạn bè xung quanh, các em cảm thấy tự ti so với các bạn. Cụ thể là đối với các em học sinh lớp 7A2, 6A6, 8A1 đa số là học sinh dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, các em còn rụt rè, thiếu tự tin.
Năm học
Lớp
Dân tộc
Buôn khó khăn
2015-2016
7A2
16/33
30/33
2016-2017
6A6
20/32
30/32
2017-2018
8A1
17/34
33/34
Là một giáo viên, tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm chủ nhiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Qua thời gian công tác tại trường và được phân công chủ nhiệm nhiều năm tôi đã nhận thấy một số giáo viên còn chưa nắm bắt được hết tình hình thực tế, hoàn cảnh gia đình cũng như tâm lý của lứa tuổi học trò, chưa hiểu rõ sự tự ti, mặc cảm về gia cảnh của các em học sinh.
Sự tự tin rất quan trọng và sự tự tin của chúng ta lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Do đó, giáo viên cần chú tâm là sự phát triển sự tự tin cho học sinh, nghĩa là giúp các em cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với người khác. Kĩ năng sống này giúp các em học sinh cảm thấy tự tin, mạnh dạn đối với các tình huống xảy ra trong cuộc sống. 
Nghệ thuật chủ yếu của thầy cô được thể hiện ở chỗ bản thân thầy, cô giáo biết hòa nhập vào thế giới học trò, có thể trở thành một người bạn, biết tôn trọng và đồng cảm để có thể tìm ra những khúc mắc, những khó khăn của các em khiến các học sinh rụt rè, khó hòa nhập với bạn bè, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn Từ đó, giúp các em có hiểu biết nhất định, tạo đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức. Đồng thời, tạo tiền đề cho các bạn học sinh vững vàng và tự tin hơn.
Với một chút kinh nghiệm tích lũy được trong công tác chủ nhiệm, tôi mạnh dạn giới thiệu với các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, một số giải pháp trong việc rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin trong học tập cho học sinh, đặc biệt là các em học sinh vùng khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển học trò. Tác động sư phạm của giáo viên phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Ngoài ra, giáo viên cần phải luôn tôn trọng học sinh, phải có cái tâm và lòng nhiệt tình kết hợp với phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công. Với kinh nghiệm trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, để đạt được hiệu quả trong việc rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh, tôi đưa ra các giải pháp cụ thể sau đây:
Giải pháp 1. Chủ động nắm bắt tình hình, đặc điểm tâm lý học sinh
Khi bắt đầu vào năm học mới giáo viên chủ nhiệm cần phải chủ động nắm bắt và tìm hiểu rõ hoàn cảnh gia đình và tình hình học tập cũng như tính cách của các em, đặc biệt là học sinh cá biệt, học sinh nghèo, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hồ sơ của nhà trường, qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũ hay thông qua cha mẹ học sinh hoặc thông qua các em học sinh khác. Có những đánh giá sơ bộ về tình hình học tập, nề nếp cũng như các mặt mạnh và các mặt còn hạn chế của các em trong quá trình học tập và vui chơi từ các năm học đã qua.
Một khảo sát nhỏ đầu năm học lớp 7A2 và 6A6, 8A1 về sự tự tin, dám đứng trước lớp giới thiệu bản thân và tổ chức một trò chơi nào đó, thu được kết quả sau:
Năm học
Lớp
TSHS
HS thực hiện tốt
HS còn lúng túng
HS ngại đứng trước lớp
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2015-2016
7A2
33
1
3
3
9
29
88
2016-2017
6A6
32
1
6
4
13
27
81
2017-2018
8A1
34
4
12
6
17
24
71
Với từng học sinh và từng hoàn cảnh cần phải có những biện pháp hỗ trợ cũng như bồi dưỡng riêng. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ phương pháp, kĩ năng mà các em cần được trang bị chính là tính mạnh dạn, tự tin. 
Giáo viên nên linh hoạt trong các giờ dạy cũng như tổ chức sinh hoạt để giúp học sinh không chỉ vừa học mà các em có thể vừa vui chơi, mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân mình trước đám đông từ quy mô nhỏ như lớp học đến quy mô lớn hơn là cộng đồng, toàn thể trường học.
Ghi nhận những thành tích mà các em đã đạt được. Có phiếu đánh giá riêng cho từng học sinh đặc biệt là khích lệ động viên các em học sinh đã có cố gắng khắc phục tính e dè, đã có thể tự tin thể hiện mình dám nghĩ, dám làm trước đám đông.
Ví dụ: Đầu năm học 2015-2016 tôi đã được nhà trường tin tưởng phân công chủ nhiệm lớp 7A2, tôi đã xem xét hồ sơ và trao đổi ý kiến với giáo viên chủ nhiệm cũ của các em. Tôi đã phát hiện được những em học sinh có năng lực tốt trong các môn văn hóa và thể thao để các em có cơ hội tham gia vào các cuộc thi. Đặc biệt tôi nhận thấy có trường hợp đặc biệt là em Y- Óc một em học sinh hiếu học nhưng có hoàn cảnh khó khăn, và đang có ý định thôi học đi làm phụ giúp gia đình. Tôi đã gặp và trao đổi với em và phụ huynh cũng như huy động các nhà hảo tâm giúp em có điều kiện học tập như bao bạn khác. Cho tới nay, sau hai năm, em đã có những thành tích cao trong học tập cũng như thể thao và đã có đủ hành trang để bước vào ngôi trường cấp 3 mà em mong muốn.
Giải pháp 2. Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động nhóm cho các em để các em có cơ hội tham gia hợp tác nhóm, bày tỏ quan điểm cá nhân
Giáo viên muốn tổ chức tiết sinh hoạt sinh động, thú vị thì song song với việc cho học sinh báo cáo những việc của tuần học qua, giáo viên nên phối hợp tổ chức hoặc cho ban cán sự tổ chức các trò chơi trí tuệ, các hoạt động trải nghiệm, văn nghệ để các em cảm thấy hòa đồng, tự tin, xây dựng tinh thần tập thể.
Giáo viên tạo không khí học tập, vui chơi tự giác thể hiện một cách tự nhiên về sự hiểu biết của các em với nội dung mà giáo viên và học sinh đã tìm hiểu trước đó.
Giáo viên nên tổ chức, điều khiển hoạt động có hiệu quả (tránh gây ồn ào, ganh đua, mất trật tự, gây gổ đánh nhau). Điều đó ảnh hưởng đến sự đoàn kết, tập thể và mối quan hệ của các em sau này. Đảm bảo các em không làm việc riêng hay thiếu tập trung hợp tác trong quá trình hoạt động.
Giáo viên sử dụng ngôn từ, ngữ điệu nhẹ nhàng, rõ ràng, tránh sự khó hiểu về câu hỏi hay yêu cầu được đặt ra làm ảnh hưởng cả giờ sinh hoạt.
Giáo viên nên chú trọng tạo bầu không khí thân thiện với các em, có thái độ ân cần, niềm nở, tận tụy trong việc giảng giải, tránh dùng những lời nói vô tình, xúc phạm đến các em kể cả khi các em trả lời chưa chính xác. Giáo viên cũng khéo léo nhờ bạn khác giúp những bạn đang gặp khó khăn, tránh nhắc lại những nguyên nhân hay lý do hoàn cảnh vì điều đó làm mất dần sự tự tin, lâu ngày các em sẽ nhút nhát và thụ động. Chỉ khi nào em đó quá thụ động không chịu mạnh dạn tự tin trước lớp thì hãy nhắc nhở và tìm biện pháp khắc phục. Vận dụng triệt để kĩ năng xử lí tình huống sư phạm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình học tập và vui chơi của các em.
Hình 1. Học sinh lớp 8A1 hăng hái tham gia trò chơi lồng ghép.
Nội dung và mức độ của các hoạt động cần phải phù hợp với kiến thức và kĩ năng của các em học sinh. Cần nhận xét, sửa lỗi sai kịp thời cho các em, giúp các em củng cố kiến thức và có hướng vận dụng hiệu quả hơn.
Một số hoạt động trải nghiệm như:
 Xây dựng tủ sách thư viện: Dành cho cán bộ giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh toàn trường đóng góp sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, nơi các em học sinh được tự do trao đổi tài liệu với nhau.
 Vườn rau thực hành: Vườn rau thực hành sẽ góp phần tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện thực hành về kĩ thuật trồng hoa, rau, củ, quả và góp phần tạo ra môi trường xanh, đẹp và giúp học sinh tạo ra những thực phẩm sạch.
Hình 2. Một số hình ảnh về các hoạt động trải nghiệm.
 Trò chơi dân gian – thể dục thể thao: Một số trò chơi như nhảy bao bố, đi xe đạp chậm,hay các môn thể thao như đá cầu, đánh bóng chuyền, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh giao lưu và luyện tập lẫn nhau.
Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi chơi,). 
Hình 3. các em học sinh chuẩn bị và tham gia các trò chơi ngoại khóa do trường tổ chức.
 Tập làm việc tốt: Thay tiết sinh hoạt lớp bằng hành động ý nghĩa, các em tập kinh doanh, bán hàng, quyên góp phần công nhỏ cho những bạn khó khăn.
Hình 4. Các em học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm làm từ thiện ủng hộ bạn nghèo.
Hoạt động nhóm sẽ giúp các em tăng cường hoạt động, tinh thần đoàn kết cũng như phát triển tư duy cao. Rèn luyện tốt khả năng xử lý tình huống cũng như tinh thần tập thể. Việc tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm ở các tiết sinh hoạt là tạo được môi trường thuận lợi để hình thành nhân cách cũng như kỹ năng sống của các em được hoàn thiện. Việc tổ chức trò chơi được giáo viên và học sinh có thể tiến hành như sau:
Ví dụ: Trò chơi truy tìm mật thư (dành cho các buổi sinh hoạt hay ngoại khóa)
Bước 1: Chuẩn bị trò chơi:
 Trước tiên giáo viên phải xem xét đối tượng và mục đích của trò chơi là gì? Thông thường trò chơi nào cũng mang tính giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là góc độ tiếp cận khác nhau của học sinh đối với từng loại trò chơi.
 Sau khi đã tìm hiểu và xem xét kĩ giáo viên tiến hành phổ biến trò chơi cho học sinh, yêu cầu các ban cán sự phân công giáo việc và tiến hành chuẩn bị các dụng cụ thích hợp đối với trò chơi (đối với trò chơi truy tìm mật thư thì học sinh cần thiết chuẩn bị máy tính, giấy, bút, đặc biệt nên tìm và học hỏi các kí hiệu đặc biệt có trong sổ tay đoàn viên)
 Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến học sinh.
Bước 2: Tiến hành trò chơi:
Trước tiên giáo viên cùng ban cán sự lớp ổn định tổ chức đổi hình và kiểm tra các dụng cụ cần thiết. Nếu có đi tới địa điểm khác lớp hoặc trường thì phải phân công ban các sự điểm danh các thành viên trong lớp rồi mới tiến hành đi đến địa điểm.
Giáo viên tiến hành phổ biến ngắn gọn lại luật chơi cho các em một lần nữa: 
Thông báo tên trò chơi: truy tìm mật thư.
Chủ đề: Nâng cao tinh thần đoàn kết, mạnh mẽ tư tin cho các em, rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh.
 Luật chơi: Ban cán sự phân chia lớp thành 4 nhóm (8-10 người/1 nhóm), mỗi nhóm sẽ phải chia nhau đi tìm khắp sân trường những mật thư đã được giấu kín sau đó bằng những dụng cụ đã mang theo giải quyết thật nhanh những mật thư ấy, đội nào hoàn thành được 4 mật thư và về đích trước sẽ là người chiến thắng.
 Yêu cầu của trò chơi: các em cố gắng hoạt động theo nhóm đã phân công không cãi nhau gây xích mích, không tranh giành mật thư với các đội chơi khác. Cố gắng cùng nhóm giải quyết mật thư một cách nhanh nhất.
 Giáo viên cho học sinh chơi nháp/chơi thử 1 -2 lần, sau đó học sinh bắt đầu chơi thật.
 Dùng mệnh lệnh bằng âm thanh (còi, kẻng, chuông, trống) để điều khiển cuộc chơi.     
 Giáo viên hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ, chính xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm....
Bước 3: kết thúc trò chơi:
 Giáo viên công khai kết quả một cách khách quan, trao phần thưởng cũng như hình phạt tương ứng.
 Động viên, khích lệ và đưa ra những lời khuyên thích hợp cho các em để các
em cực hơn trong các trò chơi sắp tới. Đưa ra các bài học cũng như những trải 
nghiệm của các em đã giúp các em những gì.
 Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi chơi,). 
Giải pháp 3. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ học sinh trong việc rèn luyện của sự tự tin mạnh dạn, đặc biệt là khả năng giao tiếp cho học sinh.
Hầu hết các em học sinh đều là dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế khó khăn nên gia đình thiếu thốn rất nhiều thứ cả về vật chất lẫn tinh thần. Gia đình học sinh hầu như chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế. Nhiều khi thiếu sự quan tâm đến các em, khi gia đình thiếu quan tâm dẫn đến việc các em tự ti, mặc cảm, ngại tiếp xúc giao tiếp giữa đám đông không dám thể hiện mình. Chính vì vậy, giáo viên nên tìm hiểu cặn kẽ về gia đình và hoàn cảnh của các em. Tìm ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc thụ động thiếu sự tự tin mạnh dạn của em để phối hợp với gia đình để khắc phục.
Để nâng cao chất lượng học tập cũng như phong trào của nhà trường đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, ăn ý với cha mẹ học sinh. Cha mẹ học sinh có thể cung cấp tình hình cụ thể của con em mình về tính cách, những mặt mạnh, yếu sẵn có để có những tác động tích cực giúp các em hoàn thiện hơn. Giáo viên cũng có thể biết được những thông tin từ phía gia đình, biết được những thói quen, suy nghĩ, đặc điểm nổi bật trong việc hoạt động tập thể của các em, từ đó lựa chọn ra phương pháp tốt nhất để giúp các em thoát khỏi sự thụ động, rèn luyện tính độc lập, mạnh dạn, tự tin cho các em.
Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp gia đình thiếu hiểu biết, có suy nghĩ lệch lạc về việc học tập cũng như hoạt động ngoài giờ của con em mình ở trường. Họ chỉ quan tâm đến hiện tại mà không nghĩ đến tương lại con em mình. Có nhiều cha mẹ học sinh đã ngăn cản con em mình học tập và sinh hoạt ngoài giờ lên lớp để đi làm thêm kiếm tiền mà không hề biết việc làm như vậy là không nên vì sẽ khiến cho các em ngày càng thụ động, không muốn tham gia vào bất kì các hoạt động tập thể nào,... Chính vì thế, giáo viên cần phải phối hợp với cha mẹ học sinh, giải thích rõ cho cha mẹ các em về tác dụng cũng như lợi ích mà các công việc học tập và hoạt động mang lại.
 Ví dụ: gia đình em Y-Thiết khó khăn về kinh tế nên thường cho em nghỉ học, hầu như không tham gia vào các hoạt động tập thể, để ở nhà phụ giúp gia đình nên khiến em thụ động, mặc cảm, không mạnh dạn tự tin đứng trước đám đông nhưng sau một thời gian bản thân tôi gặp gỡ, tiếp xúc với gia đình em đã biết được nguyên nhân này nên đã động viên cha mẹ em cho em cùng tham gia học tập và hoạt động phong trào thường xuyên hơn, đến nay em đã cơ bản khắc phục được tính rụt rè, e ngại đám đông và trở thành một em học sinh khá năng động.
Hình 5. Em Y-Thiết tự tin khi giới thiệu về bản thân.
Giải pháp 4. Rèn luyện cho học sinh biết tự đánh giá bản thân, chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết chủ động tìm đến thư viện để đọc thêm tài liệu, học nhóm với bạn bè cùng lớp hoặc tự rèn luyện tại nhà. Phối hợp với nhân viên thư viện, thông báo lịch cụ thể của thư viện. Động viên học sinh, có hình thức khen thưởng cho học sinh là thành viên tích cực, nhóm tích cực của thư viện.
Luôn luôn đặt câu hỏi cho những kiến thức mới để học sinh có thể hiểu một cách sâu sắc và vận dụng nó vào thực tiễn, không mang tính đối phó. 
Rèn luyện cho học sinh tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc định hướng chọn ngành nghề trong tương lai cũng như trong quá trình học tập.
Tìm hiểu những điểm mạnh yếu của bản thân để phát huy tối đa sở trường và hoàn thiện chính mình để từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin trong học tập.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa vui chơi, tập thể qua đó cho các em tự đánh giá kết quả mà các em đã đạt được, các em đã học được những bài học gì và phải cố gắng hơn trong lĩnh vực nào.
 Cho các em làm phiếu đánh giá bản thân định kì (1lần/1 tháng) thường xuyên.
Ví dụ: Qua trò chơi truy tìm mật thư ở giải pháp 2, thay vì đúc kết bài học cho học sinh, giáo viên có thể yêu cầu các em về nhà viết những bài học thú vị mà các em đã học được trong quá trình tham gia trò chơi. Các em đã làm những gì và theo các em thấy việc đó đã đúng hay chưa hay chưa đúng chỗ nào, các em đã khắc phục ra sao hoặc cũng có thể cho các em làm phiếu tự đánh giá bản thân. Nhờ quá trình hồi tưởng ấy có thể giúp các em tự đánh giá bản thân một cách hiệu quả mà không cần đến sự trợ giúp của bất cứ ai. Thông qua đó giúp các em chủ động hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng sau này.
Giải pháp 5. Chú trọng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em có thể hiểu biết thêm về thế giới xung quanh, bổ sung kiến thức đã học ở chính khóa, giúp các em có thêm môi trường sinh hoạt lành mạnh. Thông qua quá trình hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh hình thành tính cách mạnh dạn, tự tin qua đó phát huy được khả năng độc lập, sáng tạo, để phát triển toàn diện và từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
Vì vậy, việc tạo môi trường vừa học vừa chơi việc rất quan trọng, trong lúc học tập chúng ta cần tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, vui vẻ bằng cách tổ chức các trò chơi giữa giờ hoặc ngoài giờ học.
Trước tiên, giáo viên cần lên kế hoạch cho hoạt động, định hướng cho ban cán sự lớp để từ đó ban cán sự lớp có sự phân công nhiệm vụ tới các thành viên. Qua đó làm tăng tính chủ động, quản lí của học sinh
Ví dụ : 
 Trong giờ học căng thẳng ta nên tổ chúc trò chơi “Trời, Đất, Nước”.
Mục đích, ý nghĩa: giáo dục cho các em tính nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng 
Cách chơi: Một học sinh nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”... Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi sẽ có em nhầm, nhưng em đó sẽ phải làm các động tác bay, bơi cho tập thể xem.
Luật chơi:
Không nói theo đúng quy định hoặc đến lượt mà trả lời chậm thì bị phạt.
 Ngoài giờ học, ta có thể tổ chức trò “Nhảy bao bố”.
 Mục đích ý nghĩa: Rèn luyện sức khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo, tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt. 
 Cách chơi: Chuẩn bị: Bao bố (bao tải) to để hai người có thể đứng trong bao được, số lượng bao bằng 1/2 số người chơi.
 Nội dung: Nhảy về đích nhanh nhất.
Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Cứ hai người đứng trong một bao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh.
Khi có lệnh của quản trò, từng đôi của từng đội nhảy về đích qui định cho đến đôi cuối cùng. Khi đôi đầu tiên nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát.
Đội nào về đích nhanh nhất là thắng. 
Giải pháp 6. Dành nhiều sự quan tâm đến những học sinh còn nhút nhát, rụt rè, luôn mất bình tĩnh trước tập thể
Hầu như đa số các em học sinh vùng đồng bào, vùng kinh tế khó khăn khi mới bắt đầu một môi trường mới thường có tâm lý rụt rè, e dè trước các bạn, ngại tiếp xúc với đám đông để thổ lộ những tâm tư tình cảm của chính bản thân mình. Nắm bắt được tâm lý đó của học sinh ngày từ đầu năm học tôi đã làm công tác tư tưởng cho các em học sinh của mình như chủ động hỏi thăm các em, cho các bạn mạnh dạn, tự tin hơn tiếp xúc nhiều với những bạn còn rụt rè để các em có một tinh thần thoải mái, tự tin hơn, tạo sự gần gũi thân tình để các em tự tin hơn dễ hòa đồng với môi trường tập thể - nhà trường, thầy cô, bạn bè.
Hình 6. Giáo viên rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh đồng bào. 
Đối với những em còn nhút nhát hay thiếu bình tĩnh trước đám đông nên đưa các em vào các hoạt động đội nhóm để các em quen dần với tập thể rồi từ tập thể các em sẽ dần có tính tự tin, giảm bớt vẻ rụt rè, nhút nhát.
Ngoài ra, tôi còn động viên các em đặt biệt là các em còn thiếu tự tin vào bản thân mình, hay rụt rè, nhút nhát trước mọi người, làm việc gì cũng lo sợ, luôn bị người khác bắt nạt nên tập luyện lấy một môn thể thao nào đó mà em yêu thích như đá bóng, cờ vua, cờ tướng, bóng bàn, cầu lông Hoặc một môn năng khiếu như vẽ, nhạc, đàn... Khi tập những môn này các em có điều kiện giao lưu, thi đấu cùng các bạn khác từ đó các em sẽ thấy tự tin hẳn lên. Đặc biệt nếu môn các em tập có kết quả cao trong khi đấu.
Tính mới của các giải pháp
 So với những năm trước khi áp dụng các giải pháp trên đa phần các em học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN. KIM CHI.doc