SKKN Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Hóa học cấp THCS

SKKN Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Hóa học cấp THCS

Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp xếp ngay theo thứ tự của mình . Tránh phê bình học sinh khi có câu trả lời chưa chính xác

 Khuyến khích cho điểm động viên học sinh một cách tế nhị, hợp lí khi học sinh trả lời đúng câu hỏi hoặc học sinh không trả lời được câu hỏi. Từ đó sẽ tạo cho học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân.

 Ví dụ: Tình huống: Trong tiết thực hành " tính chất hóa học của axit"

dù đã được giáo viên nhắc nhở trước, học sinh vẫn di chuyển xuống phòng thực hành chậm trễ, lộn xộn gây ồn ào, thiếu nghiêm túc.

 Giáo viên lúc này nên giữ thái độ bình tĩnh, chưa vội phát dụng cụ thí nghiệm cho học sinh, cũng không nên nhắc nhở học sinh với thái độ cáu gắt. Giáo viên có thể sử dụng ngay kiến thức của bài axit: " Axit cô đang cầm trên tay là axit H2SO4 , loại axit này như các em đã biết là rất háo nước, khi văng lên da gây bỏng nặng. Để bảo đảm tính an toàn cho bản thân cũng như bạn bè mong các em nghiêm túc hơn trong tiết học. Và mong lớp lần sau không để tình trạng vào tiết muộn và ồn như hôm nay". Sau đó giáo viên dạy bình thường như đã dự kiến.

 

doc 29 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 6768Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Hóa học cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có liên quan, các vấn đề xã hội cũng như dụng cụ dạy học phải đa dạng linh hoạt trong các tiết khác nhau đòi hỏi nhiều thời gian công sức trước và sau mỗi tiết học. Điều này khiến cho việc thực hiện đề tài khó diễn ra một cách thường xuyên.
Mặt mạnh- mặt yếu
Mặt mạnh:
- Đề tài đưa ra nhiều cách tạo hứng thú đa dạng, giáo viên có thể áp dụng với nhiều đối tượng học sinh. Tạo hứng thú và lòng yêu thích cho học sinh khi học bộ môn.
Đề tài phát huy được năng lực cá nhân
Rèn luyện nhiều kỹ năng của học sinh như:
+ Kỹ năng hoạt động nhóm: học sinh biết hợp tác và chia sẻ.
+ Kỹ năng sống: Rèn luyện phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết mềm hóa tư duy và tuy cơ ứng biến.
+ Kỹ năng thực hành thí nghiệm
+ Kỹ năng liên hệ tới vấn đề thực tế:  Học sinh biết cách thức đi tới sự hiểu biết, coi trọng sự khám phá và khai phá trong học tập bộ môn, luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi. 
Phát huy được tính năng động sáng tạo, ham học hỏi của học sinh, học sinh biết tự học, tự vận dụng.
Phát huy kiến thức xã hội, kiến thức thực tế, khả năng giảng dạy hữu hiệu, sự sáng tạo, cá tính,lòng nhiệt thành và đức tính thân mật của giáo viên.
Mặt yếu: Chưa đưa ra hết các bài dạy trong chương trình THCS.
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
	Nguyên nhân: 
	Qua quá trình giảng dạy thực tế và trao đổi với đồng nghiệp, nhận thấy ý thức học tập bộ môn của học sinh chưa cao, đa số HS chưa hứng thú tham gia xây dựng bài, thậm chí không xem lại bài khi về nhà. Nhiều HS tỏ ra lúng túng, không tìm ra cách xử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày.
	Mặt khác, nhận thấy sự tiếp thu của học sinh còn phụ thuộc vào nhiều khả năng khách quan, nhất là ở những học sinh có nhân cách chưa ổn định, chưa có mục đích sống đúng đắn, cho nên môi trường khách quan cần có những điều kiện thuận lợi, là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cho hứng thú phát triển: thư viện phong phú các đầu sách, phòng thí nghiệm, thực hành đầy đủ, những kỳ vọng, sự động viên của thầy cô và gia đình...Hứng thú học tập của học sinh được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi giáo viên. Do vậy muốn nâng cao hứng thú trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ học tập, nhu cầu học tập đúng đắn. Động cơ học tập tốt không tự dưng có mà cần phải được xây dựng, hình thành trong quá trình học sinh đi sâu chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Động cơ học tập là muôn hình muôn vẻ, muốn phát động động cơ học tập đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tính tích cực học tập	
	Yếu tố tác động: 
	Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, của nhà trường tới việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích cực. Ngoài ra thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt mang tính tập thể, tổ chức các buổi ngoại khóa, trò chuyện, giao lưu giữa thầy cô – học sinh, học sinh – học sinh 
Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Học sinh hiện nay hầu như quen với phương pháp nghe, chép, học thuộc, ít được hoạt động, ít được suy luận, động não. Phương pháp học của HS là thụ động, ít tư duy, sáng tạo và HS thường gặp khó khăn khi giải quyết những bài tập liên quan đến thực tế đời sống xã hội. Các hình thức hoạt động của thầy và các phương pháp dạy mà thầy sử dụng chưa nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học trò hoạt động, chưa chú trọng vào việc hình thành phương pháp tư duy, rèn luyện cho HS năng lực sáng tạo. Các hiện tượng được giải thích chưa đúng nhận thức khoa học bộ môn.
Một số giáo viên còn bó buộc bởi lối dạy truyền thống, bởi các tiêu chuẩn đánh giá một tiết dạy, số kiến thức bắt buộc trong thời lượng ít ỏi 45 phút nên chưa truyền tải hết những ý tưởng dự định thực hiện trong bài dạy.
Để thực hiện đề tài yêu cấu mỗi giáo viên và học sinh thật công phu về mặt kiến thức sâu rộng ở nhiều bộ môn có liên quan, các vấn đề xã hội cũng như dụng cụ dạy học phải đa dạng linh hoạt trong các tiết khác nhau đòi hỏi nhiều thời gian công sức trước và sau mỗi tiết học. Điều này khiến cho việc thực hiện đề tài chưa diễn ra một cách thường xuyên.
Một số học sinh chưa có khả năng hoạt động nhóm, đối tượng học sinh phong phú, tâm lý phức tạp nên diễ n ra nhiều tình huống mà giáo viên khi mới thực hiện chưa lường trước được.
 II.3. Giải pháp, biện pháp: 
 II.3. 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
	Nhằm giúp học sinh yêu thích bộ môn, nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế, có hứng thú học tập bộ môn ngay từ những tiết học đầu tiên. 
II.3. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
II.3. 2. a. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc xử lí các tình  huống sư phạm
 Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh dành cho giáo viên. Qua cách ăn mặc, đi đứng , nói năng đúng chuẩn mực đạo đức.
           Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí tươi vui, thoải mái có thể chỉ bằng những câu nói vui, tiếng cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên. Giáo viên không nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ học, kị nhất là giáo viên vào lớp, gắt gỏng hoặc vào lớp với khuôn mặt không vui
          Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp xếp ngay theo thứ tự của mình . Tránh phê bình học sinh khi có câu trả lời chưa chính xác
          Khuyến khích cho điểm động viên học sinh một cách tế nhị, hợp lí khi học sinh trả lời đúng câu hỏi hoặc học sinh không trả lời được câu hỏi. Từ đó sẽ tạo cho học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân.
	Ví dụ: Tình huống: Trong tiết thực hành " tính chất hóa học của axit" 
dù đã được giáo viên nhắc nhở trước, học sinh vẫn di chuyển xuống phòng thực hành chậm trễ, lộn xộn gây ồn ào, thiếu nghiêm túc.
	Giáo viên lúc này nên giữ thái độ bình tĩnh, chưa vội phát dụng cụ thí nghiệm cho học sinh, cũng không nên nhắc nhở học sinh với thái độ cáu gắt. Giáo viên có thể sử dụng ngay kiến thức của bài axit: " Axit cô đang cầm trên tay là axit H2SO4 , loại axit này như các em đã biết là rất háo nước, khi văng lên da gây bỏng nặng. Để bảo đảm tính an toàn cho bản thân cũng như bạn bè mong các em nghiêm túc hơn trong tiết học. Và mong lớp lần sau không để tình trạng vào tiết muộn và ồn như hôm nay". Sau đó giáo viên dạy bình thường như đã dự kiến.
Ví dụ: Tình huống: Trong tiết thực hành học sinh làm bể ống nghiệm.
Đây là tình huống thường gặp ở bộ môn hóa học bởi phương pháp làm thí nghiệm là phương pháp không thể thiếu trong dạy học bộ môn. Khi ống nghiệm vỡ giáo viên nên nhanh chóng quán sát, tìm ra nguyên nhân. Có thể là nguyên nhân khách quan như ống nghiệm mới được sử dụng trong các phản ứng nhiệt, ống nghiệm đã bị nứt từ trước.. Có thể là nguyên nhân chủ quan do các em làm thí nghiệm chưa đúng cách, đung nóng đột ngột, kẹp ống nghiệm vào giá quá chặt, đùa giỡn làm rơi vờ. 
Dù nguyên nhân là chủ quan hay khách quan giáo viên cũng nên bình tĩnh xử lý tình huống. Thường các em sẽ rối, hoảng vì nghĩ hóa chất độc hại, một phần sợ thầy cô la rầy, dẫn tới tình trạng lớp lộn xộn, nhóm học sinh có ống nghiệm bị vỡ không đủ tự tin để làm lại thí nghiệm. Điều này đòi hỏi giáo viên phải trấn an tinh thần các nhóm về hóa chất các em đang sử dụng không độc hại, sau đó nhắc nhở các nhóm khác tiếp tục làm thí nghiệm để hoàn thành thí nghiệm. Đối với nhóm vừa làm vỡ ống nghiệm giáo viên vui vẻ cùng hướng dẫn các em một số thao tác ban đầu để các em lấy lại sự tự tin. Nếu hóa chất độc hại giáo viên nhanh chóng có biện pháp xử lý. Tuy nhiên kết thúc giờ học nên làm rõ nguyên nhân ống nghiệm vỡ, nhắc nhỏ nhẹ nhàng, nhằm giúp các em rút kinh nghiệm lần sau.
Tình huống này kỵ nhất việc giáo viên trách phạt học sinh ngay khi chưa rõ nguyên nhân, hoặc nhắc nhở các em một cách khá gay gắt và nhắc lại nhiều lần với thái độ không hài lòng.
II.3. 2. b. Gây hứng thú ngay từ giới thiệu bài mới. 
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp có liên quan tới kiến thức, tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
Ví dụ 1: Bài 27- CACBON- CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 9
	 "Đã bạn nào từng nấu cơm giúp bố mẹ trong những ngày cúp điện mà bị cháy, khê? Làm sao để chữa cơm khê? Các em đưa ra rất nhiều cách, còn cách chữa cháy của cô là thêm ít than củi vào nồi cơm đó. Liệu phương án này của cô có đúng không ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay."
 	Giải thích: Vận dụng tính hấp phụ của than củi, nên hấp phụ được mùi khét và khê của nồi cơm, làm cơm đỡ có mùi khê. Đây là một tính chất vật lý khá quan trọng của Cacbon được nhắc tới trong chương trình
Ví dụ 2: Bài 5 – NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 8
Các em có biết một họp sữa bột có giá từ 15 đôla trở lên, bao gồm rất nhiều thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì. Vậy các em có biết cơ thể chúng ta đáng giá khoảng bao nhiêu tiền không? Cơ thể chúng ta gồm một lượng P đủ để sản xuất 2200 đầu que diêm. Lượng S đủ để giết chết 1 con bọ chét...Cộng cả lại kể các các nguyên tố khác như Mg, Cu, K Theo các nhà bác học tính ra thì với một người nặng 65kg, giá trị của chúng chỉ đáng giá chưa tới 3 đôla. Bài học ngày hôm nay giúp chúng ta hiểu thêm về các nguyên tố hóa học.
II.3. 2. b. Gây hướng thú cho học sinh bằng cách liên hệ các hiện tượng, sự việc xuất hiện trong cuộc sống
Các hiện tượng xuất hiện trong chương trình truyền hình được yêu thích ở độ tuổi các em: 
	GV tìm, tiếp cận kênh thông tin và các chương trình truyền hình luôn được các em nhỏ và các bậc phụ huynh ưa thích, sau đó dựa vào các hiện tượng xuất hiện để đặt câu hỏi nghi vấn cho các em.
Cách này kích thích học sinh dù học hay chơi, xem phim nghe nhạc cũng sẽ tự mình phát hiện ra những vấn đề hóa học lý thú.
Ví dụ: Hóa học 8: THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ – NGUYÊN TỐ NITƠ
	Trong đêm chung kết vua đầu bếp nhí toàn thế giới 2014: "Masterchef Junior US Season 2014" Á Quân nhí đã sử dụng một loại chất lỏng để đông cứng thức ăn. Đó là chất lỏng nào? Có tác dụng gì?
	Giải thích: Các em sẽ biết đó là nitor lỏng khi đã được xem chương trình.  Nitơ lỏng là một chất lỏng trong suốt không màu, là một chất lỏng đông lạnh có thể gây đóng băng nhanh chóng khi tiếp xúc với mô sống, có thể dẫn đến bị tê cóng. Khi sử dụng nito lỏng món ăn bốc khói nhìn rất đẹp mắt.	 
Ví dụ 2 : TIẾT 34 HOÁ HỌC 9- TRONG BÀI GIẢNG “CÁC ÔXIT CỦA CACBON” 
Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu trong các buổi biểu diễn " The Voice Kids" hay " bước nhày hoàn vũ nhí" ? 
Giải thích: Người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đá băng khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng. CO2 rắn thăng hoa nhanh, làm giảm nhiệt độ của vùng không khí xung quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo thành đám sương mù màu trắng. Để tạo hiệu ứng khói màu, người ta chiếu ánh sáng màu lên màn sương này. 
Ngoài ra giáo viên có thể giúp cho HS hiểu biết thêm về việc phòng cháy chữa cháy và đây cũng là vấn đề thiết thực có khi xảy ra trong phòng thí nghiệm (cháy nổ natri ). 
Các hiện tượng gắn với một số môn học khác mà các em yêu thích
Mỗi học sinh yêu thích một môn học khác nhau tùy theo sở thích và năng lực của các em. Tùy bài học mà GV đưa các hiện tượng, yếu tố liên quan tới bộ môn khác như toán học, văn học, sinh học, vật lý... này lồng ghép vào để lôi cuốn học sinh hơn.
Ví dụ: Học sinh yêu thích môn Văn
	Giáo viên tận dụng kiến thức hóa học để giải đáp các câu ca dao tục ngữ. Điều này rất thích hợp cho một số học sinh thích môn Văn, học sinh giỏi Văn cũng có thể yêu thích và giỏi Hóa học.
Bài 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
Nước chảy đá mòn
Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Khi gặp nước mưa và khí CO2 trong không khí, CaCO3 chuyển hoá thành Ca(HCO3)2. Theo PTHH sau:
 CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá  bị  bào mòn dần.
Ví dụ 2: hoc sinh yêu thích môn vật lý:
Bài 30 – SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT.
Vì sao Silic là một chất bán dẫn, được sử dụng chế tạo linh kiện điện tử khi nó dẫn điện kém?
Giải thích: Ở nhiệt độ thường độ dẫn điện của tinh thể silic kém, nhưng khi nhiệt độ tăng độ dẫn điện tăng theo nhiệt độ Linh kiện điện tử được chế tạo bởi tinh thể silic cực kỳ tinh khiết.
Bài 15- TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI
Vì sao nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế? Còn đồng được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà?
Giải thích: Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,96g/cm3) Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm.Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng.
Các hiện tượng tự nhiên 
	Tự nhiên luôn có nhiều điều bí ẩn mà con người luôn muốn khám phá, Hs cũng không nằm ngoài quy luật trên. Đặc biết khi nói tới vấn đề tự nhiên các em rất hào hứng muốn tìm hiểu chúng.
Ví dụ: Bài 25 – TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
Người ta có câu "Lập lòe ngọn lửa ma trơi. Tiếng oan văng vẵng tối trời còn thương". “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Giải thích: Ma trơi thường xuất hiện ở các nghĩa trang vào ban đêm. Nguyên nhân, trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng photpho khi chết phân hủy tạo một phần thành khí PH3 (photphin), khi có lẫn một chút khí P2H4 (diphotphin), khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí (lửa “ma trơi”) bay trong không khí. Bất kể ngày hay đêm đều có PH3 bay ra ở các nghĩa trang, chỉ có điều là ban ngày ánh sáng mặt trời quá mạnh nên ta không thấy được ma trơi.
PTHH:	2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O 
Điều trùng lặp ngẫu nhiên là : Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng thêm sự mê tính dị đoan của một số người.
Ví dụ 2: Bài 16- TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
Hutchinsonite.Tali 	 Tinh thể chalcanthite
Đá có độc. Có một số đá không cần chứng ta phải nếm mà chỉ cần chạm tay vào sẽ bị nhiễm độc:
Hutchinsonite.Tali là phiên bản đồng đen. Đây là loại kim loại dày, trơn, tương đương với trọng lượng của nguyên tử, nhưng lại nguy hiểm hơn cả nguyên tử. Kim loại hiếm này là hợp chất của nhiều chất lạ. Ảnh hưởng của tali khá lạ, bao gồm cả rụng tóc, bệnh hiểm nghèo khi tiếp xúc qua da, và trong nhiều trường hợp nó có thể gây chết người. Hutchinsonite là hợp chất của tali, đồng và thạch tín. 3 loại độc tố kết hợp vào tạo thành hutchinsonite, khiến mức độ nguy hiểm của hợp chất này tăng lên gấp bội
Tinh thể chalcanthite màu xanh là hợp chất của đồng, sulfua và nhiều chất khác cùng với nước. Chính vì sự kết hợp này đã biến đồng, cần thiết cho cơ thể nhưng sẽ trở nên độc nếu hiện diện với số lượng lớn, thành một tinh thể, nghĩa là đồng có thể bị hòa tan trong nước và có thể hòa tan với số lượng lớn vào cơ thể động vật hoặc cây, khiến động vật trở nên yếu đi và sau đó giết chết chúng bằng cách gây trở ngại cho các quá trình trao đổi trong cơ thể.
Các vấn đề thời sự đang nổi cộm quanh cuộc sống
	Giáo viên nói về các vấn nạn, tai nạn thương tâm hay gặp dễ dàng tránh khỏi nếu được trang bị về kiến thức Hóa học
 Ví dụ 1: Bài 44- RƯỢU ETYLIC
Hiện nay các tiêu đề như:"4 người chết ở Gia Lai vì ngộ độc rượu" "Một nông dân tử vong vì uống rượu không rõ nguồn gốc"...không còn xa lạ trên các mặt báo. Gần đây nhất là vụ án "Rượu nếp 29 Hà Nội" nhiễm độc làm 6 người chết vào 10/12/2013. Rượu giả sản xuất từ nguyên liệu gì? Tại sao uống phải rượu giả lại chết?
Giải thích: Rượu giả thường là những loại cồn công nghiệp rẻ tiền, chứa hàm lượng rượu metylic tỷ lệ cao. Tính chất hóa học và kết cấu của rượu metylic và rượu etylic khá giống nhau. Rượu Metylic còn gọi là rượu gỗ, chiết xuất từ gỗ, giá thành rẻ, thường được pha 1 lượng nhất định trong rượu công nghiệp để tăng hàm lượng cồn. Tuy nhiên lại là chất độc với cơ thể người, người lớn khi uống 5-10ml sẽ gây hiện tượng trúng độc nghiêm trọng.
Ví dụ 2: Bài 40- DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN. 
Thiếu nữ cháy ngực do đốt diêm soi... đổ xăng
Chị T.T.K.O. (SN 1992, sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM) bị tai nạn trong trường hợp vô cùng hy hữu.
Tối 20/8/2013, chị O mua xăng đựng trong bịch nilon về nhà đổ vào xe máy. Trong lúc đổ xăng vào xe, cháu của O. là bé L.T.Đ. (6 tuổi) dùng diêm đốt sáng để "soi cho dì đổ xăng".
Bất ngờ, ngọn lửa bén vào bịch xăng và lan nhanh sang người, bùng cháy dữ dội khiến chị này bị bỏng cấp độ 3, nặng nhất phần ngực, bụng và tay.
Nguyên nhân: Xăng, hay còn gọi là ét-xăng (phiên âm từ tiếng Pháp: essence), là một loại dung dịch nhẹ chứa Hydrocacbon , dễ bay hơi, dễ bốc cháy, được chưng cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong sử dụng xăng, chất đốt dùng trong tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày như đun nấu, một số lò sưởi, trong một số loại bật lửa. Một số loại vũ khí như súng phun lửa, bom, mìn,... Xăng được chế biến từ dầu mỏ bằng phương pháp chưng cất trực tiếp và Cracking, dễ bay hơi, dễ cháy, có mùi đặc trưng. Khi có tác dụng của nhiệt độ xăng dễ dàng bốc cháy mãnh liệt.
II.3. 2. c. Gây hứng thú bằng các trò chơi kiến thức.
Giáo viên lồng các trò chơi nhóm với nội dung câu hỏi khá sát với bài dạy, không yêu cầu độ khó quá cao nhằm ôn lại kiến thức cho các em. Phần này có thể thay thế cho kiểm tra bài cũ đầy áp lực, hoặc củng cố bài cho học sinh một cách hiệu quả. Giáo viên cũng có thể lồng ghép các trò chơi vào khi tiết học quá nặng nề hoặc vừa có những kiến thức nâng cao, để các e có thể thư giãn trước khi tiếp thu kiến thức mới. Phương pháp này vừa giúp các e thoải mái tiếp thu kiến thúc mới vừa giúp các em rèn luyện thêm nhiểu kỹ năng như hoạt động nhóm, thảo luận, phản xạ nhanh...
VD1: Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
Trò chơi mô tả - Đoán tên nguyên tố
Thể lệ: Mỗi đội chơi cử 2 bạn, 1 bạn miêu tả, 1 bạn đoán tên nguyên tố. Giáo viên phát cho mỗi đội 10 phiếu ghi tên 10 nguyên tố. HS mỗi đội cử 1 bạn sẽ mô tả về 1 nguyên tố bằng lời để cho đồng đội của mình cùng đoán và suy nghĩ tên nguyên tố trên, thời gian mỗi đội là 5 phút. Đội nào nhanh và nhiều đáp án chính xác hơn thì đội đó thắng. Chú ý: không dùng từ đồng nghĩa, từ tiếng anh. Nếu gợi ý có trùng với tên nguyên tố thì bị loại không tính điểm.
Đồng
Màu đỏ, dẫn điện, dẫn nhiệt, trống......Đông Sơn
Vàng
Kim loại hiếm, đắt, làm đồ trang sức
Bạc
Kim loại cũng dùng làm đồ trang sức, màu giống Nhôm
Nhôm
Là kim loại thịnh hành làm đồ dùng gia đình, thời kỳ thịnh vượng là Naphleon
Sắt
Nguyên tố kim loại có nhiều trong máu
Clo
Phi kim ở dạng khí, màu vàng lục
Lưu huỳnh
Phi kim ở dạng rắn(bột) màu vàng
Oxi
Khí, cần cho sự sống, sự cháy, chiếm nhiều nhất trong các nguyên tố trên trái đất
Thủy ngân
Nguyên tố có trong nhiệt kế
Cacbon
Nguên tố có trong than, và tạo thành kim cương.
Trên đây là một vài cách gợi ý của học sinh, mỗi học sinh sẽ có 1 cách miêu tả khác nhau, phát huy tính sáng tạo của học sinh một cách tối ưu. 
Ví dụ 2: Bài 26- OXIT 
Slide trò chơi đi tìm oxit: 
Luật chơi. Chia lớp thành 2 đội: Đội đỏ và xanh. Mỗi đội chọn các ô từ 1-16. trong môi ô số chứa 1 loại oxit và câu hỏi liên quan tới oxit vừa mở. Đội nào trả lời đúng 1 câu hỏi, tìm được oxit và được 10 điểm. Đội trả lời sai không được điểm và nhường quyền trả lời cho đội còn lại. Kết thúc trò chơi. Đội nào nhiều điểm hơn thắng.
Hệ thống câu hỏi thể hiện trên các slide: 
Ô số
Oxit
Câu hỏi
Trả lời
1
CaO
CaO có màu gì.
Trắng
2
Fe2O3
Trong công thức Fe2O3 sắt hóa trị mấy?
III
3
Fe3O4
Tên gọi của Fe3O4
Sắt từ oxit
4
CO2
Khí sinh ra trong quá trình hô hấp?
Khí cacbonic CO2
5
PbO
Chì có hóa trị mấy
II
6
K2O
Đọc tên của K2O
Kali oxit
7
SO2
SO2 có mùi gì?
Hắc
8
P2O5
Đọc tên của oxit P2O5
Điphotpho pentaoxit
9
NO2
Oxit thuộc loại oxit nào?
Oxit axit
10

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - HOA HOC - HONG - LTVINH.doc