SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 1

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 1

1.MỞ ĐẦU

1.1 . Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết: mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người nhằm

phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, có thẩm mĩ, có nhân

cách tốt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Việc hình thành nhân

cách, năng lực, phẩm chất của công dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa -

hiện đại hóa nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Để đảm bảo được điều đó,

phải đổi mới cách tiếp cận các yếu tố của quá trình dạy học như: mục tiêu dạy

học, chương trình dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức

dạy học, kiểm tra đánh giá và các hình thức dạy học khác. Trong giai đoạn hiện

nay, nhiệm vụ hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh đang trở nên cấp

bách và cần thiết. Đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học lại càng phải quan tâm

và coi trọng, bởi nó là một nhân tố phát triển nhân cách, là gốc rễ để phát triển

tài và đức của mỗi con người. Việc hình thành năng lực, phẩm chất, kĩ năng

sống cho học sinh Tiểu học là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt đối với học

sinh lớp 1, đó là lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang “ Như búp trên cành” “ Như tờ giấy

trắng”.

Với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, việc hình

thành các năng lực, phẩm chất phải được áp dụng bằng các phương pháp trải

nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, vận dụng kiến thức

trong cuộc sống hàng ngày. Điều này được thể hiện qua việc chăm học, chăm

làm, tích cực hoạt động giáo dục, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực

kỉ luật Giáo viên sẽ tổ chức, quan sát các biểu hiện trong hoạt động của học

sinh hàng ngày, hàng tuần để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển

năng lực, phẩm chất của học sinh.

pdf 19 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 4258Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
cô và bạn bè. 
6 
Mặt khác, một bộ phận không nhỏ giáo viên chỉ chú trọng việc dạy kiến 
thức mà không chú trọng đến việc rèn luyện để hình thành năng lực, phẩm chất 
cho học sinh. Để nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 
chủ nhiệm tôi đã đưa ra và áp dụng một số giải pháp sau. 
2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm 
chất cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu 
2.3.1.* Nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng trong việc 
hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1. 
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy: hầu như tất cả giáo viên dạy lớp 
1 chỉ chú trọng vào việc rèn chữ, luyện đọc, rèn kĩ năng tính toán cho học sinh là 
chủ yếu. Còn việc hình thành các năng lực, phẩm chất chưa thực sự được quan 
tâm. Nếu ngay ở đầu cấp mà chúng ta không hình thành những năng lực, phẩm 
chất chủ yếu cho học sinh thì lên các lớp trên học sinh chỉ là những con rô bốt 
làm việc một cách máy móc và khô khan. Tôi đã xác định được tầm quan trọng 
của mình trong việc nâng cao hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 
tôi chủ nhiệm đó là: Tôi thực hiện tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phát 
huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh trong giao tiếp, phải biết khai thác, phát 
huy tính tích cực tự giác, tự giải quyết vấn đề ở mỗi em học sinh thông qua các 
tiết học, giờ học ngoại khóa. Tạo cho các em môi trường học tập thoải mái, tự 
tin trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Chính vì lẽ đó, việc nâng cao nhận thức cho 
bản thân tôi về việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 là rất 
quan trọng. 
*Xác định nhiệm vụ cơ bản và trách nhiệm của bản thân giáo viên trong 
việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh 
Bản thân tôi đã nhìn thấy nhiệm vụ cao cả của mình trong việc làm này và 
làm thế nào cho hiệu quả nhất? Đó là câu hỏi tôi và không ít giáo viên phải suy 
nghĩ trăn trở. Từ đó, tôi đã xác định được nhiệm vụ cơ bản của mình trong việc 
hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh như sau: 
- Tôi đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự 
sáng tạo, tích cực của học sinh, phải biết khai thác, phát huy năng khiếu, tiềm 
năng sáng tạo ở mỗi học sinh vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo 
dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống 
của cuộc sống đời thường. 
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục cho các em cho 
thích hợp tuân theo một số quan điểm như: giúp các em phát triển đồng đều các 
lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và nhằm phát huy tích 
tích cực hình thành năng lực, phẩm chất. 
- Giúp các em có mối liên hệ mật thiết với những người bạn trong lớp, 
trong trường; các em biết chia sẻ chăm sóc lẫn nhau, các em cần phải học cách 
ứng xử, biết lắng nghe và trình bày vấn đề. Cần trang bị cho học sinh sự tự tin, 
thoải mái trong mọi trường hợp giao tiếp, thường xuyên liên lạc với phụ huynh 
học sinh để kịp thời nắm tình hình phát triển năng lực, phẩm chất của các em ở 
mọi lúc mọi nơi. 
7 
 Đối với những em có ý thức tự quản, tự phục vụ chưa cao. Tôi đã giáo 
dục năng lực tự phục vụ, tự quản; giao tiếp và hợp tác trong hoạt động học tập 
như: hoạt động học nhóm, cô giáo giao việc cho nhóm các em tự biết giao việc 
cho nhau, từng thành viên trong nhóm nhận nhiệm vụ của mình. 
Qua đây, tôi dạy cho học sinh kĩ năng học tập hợp tác, học sinh có kĩ năng 
hợp tác là những em đã hiểu rõ những tri thức về kĩ năng hợp tác và các em đã 
biết vận dụng kĩ năng hợp tác một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo và hiệu 
quả vào quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cần phải rèn 
cho các em thói quen biết hợp tác với những người xung quanh, với bạn bè để 
hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập; cá nhân trong nhóm học tập phải biết phối hợp, 
chỉa sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung. 
2.3.2.Tìm hiểu tâm sinh lý và hoàn cảnh của lớp mình phụ trách. 
Qua thực tế chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy hầu như tất cả các em trong lớp 
chủ nhiệm việc tự phục vụ, tự quản chưa làm được do các em đang còn nhỏ nên 
được cha mẹ nuông chiều, làm thay mọi việc. Từ việc soạn sách đi học, thay 
quần áo, vệ sinh thân thể đều do cha mẹ đảm nhiệm. Nhiều em còn rụt rè, ngại 
giao tiếp, hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh. Đặc biệt việc tự học, tự 
giải quyết vấn đề đang còn hạn chế. Chính vì do tâm sinh lý của các em đang 
còn non nớt, như một tờ giấy trắng. Một số phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự 
tin, tự trọng, chịu trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; yêu gia đình bạn bè và người 
thân đang còn mờ nhạt và mơ hồ đối với các em. Mặt khác, một số em gia đình 
có điều kiện, lại là con một nên tất cả mọi việc đều do cha mẹ đảm nhận làm 
thay và rất cưng chiều dẫn đến các năng lực của các em chưa được hình thành, 
tạo cho các em tính ích kỉ, lệch lạc về phẩm chất. Phần đa học sinh trong lớp đều 
có bố mẹ đi làm ăn xa nhà, nên phó mặc con cái cho ông bà già chăm sóc và dạy 
dỗ. Ông bà chỉ quan tâm đến việc miếng ăn, giấc ngủ hàng ngày cho các em là 
chủ yếu còn việc hình thành các năng lực, phẩm chất nêu trên chưa được quan 
tâm, nên hầu hết các em phát triển một cách tự do theo bản năng. Một số gia 
đình bố mẹ mâu thuẫn tình cảm, bỏ mặc con cái gửi cho các bác hoặc người thân 
nuôi. Có em đã bị tự kỉ, ít nói ngại hoạt động học tập vui chơi cùng với thầy cô 
và bạn bè. 
Nắm bắt được tâm sinh lý và hoàn cảnh của từng em trong lớp để lựa 
chọn phương pháp, cách thức hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh tốt 
và hiệu quả nhất đòi hỏi người thầy phải chuẩn mực về năng lực và phẩm chất; 
bởi học sinh thường rất nghe lời thầy cô giáo, thầy cô dạy bảo điều gì các em 
luôn luôn ghi nhớ và làm theo, có khi hơn cả cha mẹ ở nhà. Tôi luôn dặn dò các 
em: phải chăm chỉ học hành, khi làm bài kiểm tra không được nhìn bài của bạn; 
trong buổi kiểm tra tôi chú ý quan sát các em làm bài; thường xuyên quan sát 
thái độ ứng xử của các em trong giờ học, trong các buổi ra chơi, sinh hoạt tập 
thể chắc chắn đức tính trung thực sẽ dần được hình thành cho các em. Mặt 
khác, tôi thường xuyên phối kết hợp giáo dục các em cùng với gia đình nhờ phụ 
huynh thường xuyên nhắc nhở con chăm chỉ học hành; chú ý quan sát nề nếp 
học tập của con hàng ngày ở nhà, cùng với những biểu hiện của đức tính trung 
thực, ngay thẳng trong sinh hoạt gia đình, thì các em sẽ không thể có hành vi “ 
8 
gian lận” trong học tập, trong các lần kiểm tra tại lớp. Chính vì tôi đã làm tốt 
việc này nên hiện nay ở lớp tôi chủ nhiệm các em rất ngoan, chăm chỉ học tập, 
trung thực trong học tập, biết nhận lỗi và sửa lỗiMặc dù các em mới chuyển từ 
hoạt động vui chơi ( ở Mầm non ) sang hoạt động học tập ( ở Tiểu học) nhưng 
các em đã quen dần với các hoạt động học tập có nề nếp tự phục vụ: biết tự soạn 
sách vở đi học theo thời khóa biểu, biết sắp xếp ngăn bàn nơi ngồi của mình gọn 
gàng ngăn nắp, biết tự chọn cho mình bộ quần áo đẹp mỗi buổi đến trường. 
 2.3.3. Phân loại đối tượng học sinh trong lớp, đưa ra các giải pháp giáo 
dục học sinh. 
Căn cứ vào tình hình chung của lớp sau một thời gian học tập, tôi đã tiến 
hành phân đối tượng học sinh trong lớp để biết có bao nhiêu học sinh đạt mức 
hoàn thành tốt, bao nhiêu em ở mức đạt và bao nhiêu học sinh cần cố gắng về 
năng lực, phẩm chất. Để từ đó có biện pháp giáo dục các em, nâng cao trình độ 
đồng đều trong lớp. 
 + Đối với những em còn chậm tiến bộ (đạt mức Cần cố gắng) thì xếp những 
em này ngồi ra đầu bàn, gần với em học hoàn thành tốt các môn học. Đặc biệt 
cần phát triển tư duy, nâng cao kiến thức bồi dưỡng năng lực học tập tốt cho học 
sinh. Nhất là học sinh lớp 1, giờ các em mới làm quen với môi trường mới, 
nhiều em thao tác chậm, không có khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề được. 
Bản thân tôi đã lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể là: 
 - Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó, để học sinh có thể trả lời được. Tôi 
đã kịp thời khen, cho các bạn vỗ tay khen bạn, với học sinh lớp 1 các em rất 
thích được khen. Từ đó phát huy được năng lực tự giác, tự tin trong giao tiếp, 
các em sẽ phát huy tính tích cực trong học tập, thích giơ tay phát biểu bài. 
Thường xuyên kiểm tra các em chậm chạp, rụt rè trong quá trình dạy trên lên 
lớp. Tích cực rèn các kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp cơ bản cho những em 
này như: biết chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi... 
Tôi thường xuyên cho học sinh hoạt động lồng ghép hoặc hoạt động ngoài giờ 
lên lớp, múa hát sân trường, tạo cơ hội giao tiếp cho các em. 
 + Đối với hoc sinh có ý thức tự quản, tự phục vụ chưa cao. Tôi phải thường 
xuyên gặp gỡ phụ huynh trao đổi về tình hình học tập, sinh hoạt ở lớp cũng như 
ở nhà của các em. Đặc điểm của học sinh lớp một là mau nhớ, nhanh quên nên 
việc rèn luyện cho các em cần được làm thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi 
nơi. Vì thế, ngay đầu năm học, tôi đã đề cao công tác hình thành năng lực, phẩm 
chất cho các em. Học sinh lớp 1 chưa quen với môi trường mới nên tôi luôn tạo 
cho các em tập nhiều thao tác mạnh dạn khi giao tiếp như: học sinh được luyện 
nói nhiều, thực hành giao tiếp, đóng vai,Rèn cho các em kĩ năng sống như: tự 
vệ sinh cá nhân, tự buộc tóc, tự soạn sách vởKĩ năng giải quyết mâu thuẫn. 
Đây cũng là một trong những kĩ năng quan trọng trong việc hình thành phẩm 
chất cho học sinh giúp các em học sinh tránh được sự mất đoàn kết, các em biết 
thương yêu bạn bè, kính trọng người lớn tuổi và thầy cô giáo. 
 + Đối với một số ít học sinh hạn chế về năng lực, phẩm chất, với những em 
học sinh thuộc gia đình ít quan tâm, họ không chú trọng đến việc học của con 
9 
em mình, còn nuông chiều, cung phụng con cái khiến trẻ không có năng lực tự 
phục vụ. Tôi đã tạo cho các em học sinh này hình thành mối quan hệ thầy trò: 
tôi luôn là người đồng hành cùng học sinh thực hiện tốt những việc cần làm 
phục vụ bản thân. Tôi còn có lời nói cử chỉ nhẹ nhàng với những em học sinh 
thiếu tập trung, bài vở chưa tốt; cần phải nhắc nhở riêng từng em, từng đối 
tượng vào đúng thời điểm tránh làm các em thẹn, xấu hổ với các bạn trong lớp. 
Cuối mỗi tuần, cuối mỗi tiết học tôi đã hình thành năng lực, phẩm chất cho các 
em thông qua các bài học, kĩ năng làm bài tập ở các môn học cụ thể là môn 
Tiếng Việt như: 
 2.3.4. Xây dựng kế hoạch, nề nếp nội quy lớp học 
 Từ việc điều tra, khảo sát tôi đã nắm được mặt mạnh, mặt yếu của từng 
học sinh trong lớp chủ nhiệm để có biện pháp giáo dục thích hợp. Tổ chức cho 
lớp bầu ra: “Hội đồng tự quản” và ban này phải là những học sinh hoàn thành 
xuất sắc các môn học, đối xử với bạn bè vui vẻ, nhanh nhẹn, nhiệt tình trong 
công việc, tự quản lớp hoạt động tốt. Xây dựng lớp tự quản tốt là tạo cho các em 
môi trường thân thiện. Vậy ngay từ đầu nhận lớp, tôi phải lên kế hoạch từng 
tuần, từng tháng cho ban này hoạt động. Tôi chỉ là người tổ chức, theo dõi và 
đánh giá kết quả hoạt động đó. Sau khi bầu xong hội đồng tự quản của lớp, tôi 
họp ban này lại và giao nhiệm vụ cụ thể để “Hội đồng tự quản” hoạt động 
thường xuyên và đạt kết quả. 
Ngoài ra, giáo dục các em phải: “Nói lời hay, làm việc tốt”, thường xuyên 
dạy các em thực hiện tốt nội quy nhà trường. Muốn các em thực hiện tốt đòi hỏi 
tôi phải gương mẫu về mọi mặt để học sinh noi theo, nói phải làm, đề ra phải 
thực hiện, luôn gần gũi và có lòng vị tha với học trò. 
Ví dụ: Phía trên tay trái góc bảng ghi rõ lớp, sĩ số học sinh, dưới kí hiệu ở 
góc bảng: “ +, B, V, S, 1,2,3,” 
Chỉ vào “+” là học sinh cả lớp vòng tròn tay, lắng nghe tôi giảng bài. 
Tôi chỉ “ B” là cả lớp lấy bảng con ra làm bài. 
Tôi chỉ vào “V” là ngay lập tức học sinh biết lấy vở ra chép bài. 
Tôi chỉ vào số1, số 2 hay số 3 là học sinh biết ngay tổ mình là tổ 1, tổ 2, tổ 3 
đang không nghiêm túc học bài và làm bài hoặc là ồn. 
 2.3.5. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong lớp 
 Qua nhiều năm giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy rằng: chỉ khi nào xây dựng 
được một tập thể lớp đoàn kết thì các giải pháp giáo dục khác mới đạt hiệu quả 
cao. Để thực hiện được điều này, tôi phải tạo điều kiện cho các em hiểu nhau và 
xử lý các tình huống một cách hợp lý. Hơn nữa với lớp 1 các em nhút nhát nên 
phải tập cho học sinh thói quen biết thương yêu bạn, giúp đỡ bạn,Đối với học 
sinh thiếu thốn tình cảm, hay e rè, ích kỉ: tôi thường xuyên trò chuyện cởi mở 
với các em, tạo không khí vui vẻ khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào 
các hoạt động của nhóm, lớp, trường. Lôi cuốn các em vào một sân chơi lành 
mạnh, vui vẻthường xuyên kể cho học sinh nghe những câu chuyện về lòng 
nhân hậu, tình đoàn kết, nói cho các em biết về tình đoàn kết. Mỗi khi nhà 
trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa tôi đều lôi cuốn các em tham gia, tuyên 
10 
dương các em khi tham gia các hoạt động đó như: văn nghệ, góp giấy vụn, ủng 
hộ người nghèo Cuối mỗi tháng, tôi lại tổng kết hoạt động, tuyên dương và 
khen thưởng những học sinh có tiến bộ, những nhóm học sinh học tập đạt chất 
lượng tốt. 
2.3.6.* Chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình tự học 
của học sinh lớp mình phụ trách 
Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên Tiểu học phải có hiểu biết 
về chương trình của lớp học, cấp học, mạnh dạn đổi mới phương pháp, các hình 
thức dạy học, tuyệt đối không được áp đặt kiến thức; phát huy tính tự học, tự tìm 
tòi khám phá cái mới ở mỗi học sinh. Trong quá trình dạy học trên lớp, tôi 
thường thực hiện như sau: 
 + Giúp học sinh nắm được mục tiêu nhiệm vụ học tập. 
 + HS tự giải quyết nhiệm vụ học tập. 
 + Các bạn trong nhóm tự trao đổi bài cho nhau. 
 + Báo cáo kết quả học tập trước lớp và thực hiện nhiệm vụ học tập mới 
Trong khi học sinh học tập, tôi đã chọn vị trí thích hợp quan sát cử chỉ, 
nét mặt để phát hiện em nào gặp khó khăn - vướng mắc nhằm kịp thời kiểm tra 
kết quả nhiệm vụ học tập, cách dạy đó phát huy tốt các năng lực tự học và giải 
quyết vấn đề; tự hợp tác và giao tiếp. Đến nay, học sinh trong lớp tôi đã biết cố 
gắng thực hiện các nhiệm vụ của mình, chủ động giao tiếp, hợp tác chia sẻ kết 
quả học tập với bạn Đổi vở cho bạn kiểm tra chéo bài của nhau... Tôi đã dành 
thời gian cho học sinh học trước vấn đề, thực hành trải nghiệm, với bài tập và 
vấn đề thảo luận. Sau đó các em tự tương tác khi có nhu cầu trao đổi, cả lớp tự 
phản biện học hỏi lẫn nhau giáo viên chỉ là người tổ chức. 
* Áp dụng phương pháp dạy học: “ Bàn tay nặn bột” trong dạy học. 
Đây là phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm áp dụng cho 
việc giảng dạy “ Bàn tay nặn bột” là hình thành cho học sinh bằng việc các em 
tự nghiên cứu tìm ra câu trả lời cho các vấn đề thông qua làm thí nghiệm, quan 
sát, nghiên cứu với một vấn đề được đặt ra, học sinh có thể tìm hiểu những 
hiểu biết ban đầu, tiến hành các phân tích, thảo luận rồi đưa ra kết quả phù hợp. 
Áp dụng phương pháp dạy học này tôi đã thực hiện như sau: 
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức, học sinh lớp tôi còn được rèn luyện 
kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ giao tiếp. Nhờ đó mà năng lực: tự học và 
tự giải quyết vấn đề được nâng cao, các em đã biết vận dụng những điều đã học 
để giải quyết các nhiệm vụ học tập; trong cuộc sống, các em đã biết phát hiện ra 
những tình huống có mới liên quan và tìm cách giải quyết một cách triệt để. Một 
trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là 
các em rất chăm chỉ. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ: “ 
Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở những người làm công tác 
giáo dục nói chung, bản thân tôi nói riêng cần coi trọng phẩm chất chăm học, 
chăm làm. Chăm chỉ học tập là đức tính quý báu của mỗi học sinh, của mỗi con 
người. Những em có đức tính chăm chỉ học tập, chăm làm thì các em luôn đạt 
được những gì các em mong muốn. 
11 
2.3.7. Lồng ghép việc hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh vào 
các môn học. 
Các năng lực, phẩm chất của học sinh được hình thành trong quá trình rèn 
luyện. Hiện nay, nội dung giáo dục năng lực, phẩm chất đã được lồng ghép vào 
các môn học ở bậc Tiểu học. Trong quá trình dạy học trên lớp tôi đã dạy học 
theo kiểu mô hình lồng ghép nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm 
chất của học sinh như sau: 
 Khi dạy các môn học tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực 
nhằm rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua việc hình thành các năng lực: tự học 
và tự giải quyết vấn đề. Học sinh lớp tôi đã biết vận dụng những điều đã học để 
giải quyết nhiều tình huống trong cuộc sống, phát hiện những tình huống mới 
liên quan và tìm cách giải quyết. Thông qua các môn học học sinh được rèn 
luyện năng lực hợp tác, giao tiếp, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước đám 
đông. Nhất là ở tiết Tự nhiên xã hội và tiết Sinh hoạt tập thể 
Phương pháp dạy học của giáo viên vô cùng quan trọng để hình thành 
năng lực, phẩm chất cho các em. Dạy học lồng ghép thông qua các môn học 
như: môn Tiếng việt, môn Đạo đức, môn Tự nhiên và xã hộitất cả các môn 
học đều hình thành cho học sinh nhiều vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực và tư duy 
sáng tạo. Vậy trong các giờ học tôi luôn phải tìm tòi các phương pháp, hình thức 
tổ chức cho phù hợp với nội dung tiết dạy nhằm nâng cao hiểu biết cho các em. 
Cách dạy học này phát huy tốt các năng lực tự học và giải quyết vấn đề, 
giao tiếp, hợp tác. Học sinh lớp tôi đã biết cố gắng thực hiện nhiệm vụ cá nhân 
của mình, chủ động giao tiếp, hợp tác - chia sẻ kết quả học tập với bạn, hình 
thành phẩm chất mạnh dạn, tự tin, chăm học cho các em. Học sinh trong lớp tôi 
các em biết tự mình làm bài, thường xuyên trao đổi kết quả với bạn, mạnh dạn 
trình bày ý kiến cá nhân về kết quả bài học theo hình thức nhóm, trình bày trước 
lớp, trước đám đông trong cuộc sống học tập cũng như vui chơi hàng ngày. Học 
như vậy, học sinh được học sâu hơn rất nhiều, nhớ bài kĩ hơn và chắc chắn hơn, 
mà cũng từ cách học đó hình thành năng lực, phẩm chất của các em tốt hơn. Đối 
với lớp 1 thì việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học lấy học 
sinh làm trung tâm cũng được áp dụng thường xuyên, sử dụng các kĩ thuật dạy 
học tích cực như: khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, bàn tay nặn bột, nhóm cộng tác 
Để hình thành năng lực, phẩm chất cho các em có hiệu quả tôi đã vận 
dụng lồng ghép rất nhiều qua các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Toán, 
Sinh hoạt tập thể. Tôi đã dạy học lồng ghép ở tiết Toán, các em đã hình thành 
được năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy tích cực và tư duy 
sáng tạo, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, các năng lực hợp tác, năng lực tính 
toán. Hầu như các em đã được hình thành năng lực tư duy qua quá trình học 
toán, thể hiện qua các thao tác chủ yếu như: phân tích và tổng hợp so sánh, đặc 
12 
biết hóa và khái quát hóa; các phẩm chất tốt như: chăm học chăm làm, các em 
biết thương yêu bạn bè, đoàn kết giúp đỡ bạn vượt khó khăn. Học sinh trong lớp 
nhiều em đã tích cực xây dựng bài, các tiết học sôi nổi, các em thi đua nhau xây 
dựng bài. 
2.3.8. Thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm để tạo cơ hội cho 
các em được hình thành năng lực, phẩm chất. 
Các năng lực, phẩm chất của học sinh không chỉ được hình thành trong 
hoạt động học tập và rèn luyện mà nó còn được hình thành nhiều ở các hoạt 
động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường. Hoạt động trải nghiệm có thể thực 
hiện theo quy mô lớn nhỏ tùy vào thời gian, điều kiện của nhà trường, của lớp 
học, của từng khối lớp cụ thể. Bản thân tôi đã áp dụng giải pháp này theo quy 
mô nhỏ bởi học sinh chủ yếu hoạt động trên lớp; tôi thường xuyên, liên tục tổ 
chức các hoạt động trải nghiệm thì học sinh mới hình thành được năng lực, 
phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh. Tôi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và đưa ra 
được giải pháp cụ thể như sau: để các hoạt động trải nghiệm diễn ra thường 
xuyên ngay đầu năm tôi lên kế hoạch cụ thể cho hàng tuần, hàng tháng, trong 
năm rõ ràng. 
 Ngay từ đầu năm tôi nhận lớp 1C, tôi bắt đầu cho các em trải nghiệm như: 
lần lượt

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nham_nang_cao_viec_hinh_thanh_nang_luc_pham.pdf