SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ban nữ công quần chúng trong hoạt động công đoàn trường THPT Đô Lương 4

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ban nữ công quần chúng trong hoạt động công đoàn trường THPT Đô Lương 4

Để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là “đòn bẩy”, kích thích chị em hăng say hoạt động, phát huy hết tài năng của mình trong việc xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện thì Ban nữ công cần phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, Ban nữ công cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong xây dựng đơn vị. Bản chất của thi đua, khen thưởng không phải là sự cạnh tranh, ganh đua mà là hình thành động cơ thi đua trong sáng, lành mạnh, vì lợi ích của mọi người và của đơn vị.

Thứ hai, phối hợp phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức trong nhà trường, các lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự nhất trí cao về nhận thức, tư tưởng, thống nhất hoạt động đồng bộ nhịp nhàng của các tổ chức trong thực hiện phong trào thi đua.

Thứ ba, tích cực chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua. Điển hình tiên tiến là những tấm gương sinh động để giáo dục, thu hút mọi người tích cực tham gia thi đua, là nghệ thuật lấy phong trào chỉ đạo phong trào phát triển thành cao trào mạnh mẽ. Thông qua cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến để rút ra những sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt, bổ ích cho việc động viên, thúc đẩy phong trào thi đua trong toàn thể chị em và toàn cơ quan.

Thứ tư, tổ chức sơ kết, tổng kết, bình bầu và khen thưởng những chị em có thành tích trong phong trào thi đua. Đây là biện pháp rất quan trọng, không thể thiếu trong tổ chức thi đua nhằm đánh giá đúng thành tích, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua của Ban nữ công. Trong quá trình khen thưởng phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo đúng nguyên tắc và đạt được các yêu cầu: Chính xác, dân chủ, kịp thời, công khai, xây dựng được tinh thần đoàn kết phấn khởi, nêu cao tính tự phê bình và phê bình, đánh giá đúng người, đúng việc, tránh chủ quan, đơn giản, tranh công, đổ lỗi. Vấn đề mấu chốt trong công tác sơ, tổng kết phong trào thi đua là đúc rút tìm ra được những kinh nghiệm hay, chọn được tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc, đồng thời khen thưởng đúng mức để động viên mọi người phấn đấu thực hiện tích cực hơn nữa. Phát huy tốt vai trò của thi đua, khen thưởng sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc xây dựng khối đoàn kết trong nữ cán bộ, giáo viên nói riêng và toàn cơ quan nói chung.

 

docx 42 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ban nữ công quần chúng trong hoạt động công đoàn trường THPT Đô Lương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn thể dục thể thao phổ biến để chị em lựa chọn theo sở thích và năng lực đồng thời tránh hiện tượng rời rạc, thiếu tinh thần; lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của chị em về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Đồng thời mỗi nhóm môn cần bầu nhóm trưởng, lên kế hoạch tập luyện, có theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc tập luyện
Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao không chỉ với mục đích nâng cao sức khỏe, cầu nối đại đoàn kết mà xem đây cũng là một tiêu chí khi đánh giá thi đua mảng hoạt động phong trào cho chị em. Bên cạnh đó, nữ công cần chú trọng phối hợp với các tổ chức như Công đoàn, chi Đoàn giáo viên tổ chức các cuộc thi theo chủ đề, chủ điểm có ban giám khảo, có đánh giá, nhận xét, có sự cổ vũ và phần thưởng cả về vật chất và tinh thần. Như vậy sẽ khích lệ được tinh thần tham gia tự giác của chị em, phát huy sức mạnh của sự đoàn kết đưa phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ. 
3.1.3.3. Về công tác thi đua và khen thưởng 
Để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là “đòn bẩy”, kích thích chị em hăng say hoạt động, phát huy hết tài năng của mình trong việc xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện thì Ban nữ công cần phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau: 
Thứ nhất, Ban nữ công cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong xây dựng đơn vị. Bản chất của thi đua, khen thưởng không phải là sự cạnh tranh, ganh đua mà là hình thành động cơ thi đua trong sáng, lành mạnh, vì lợi ích của mọi người và của đơn vị. 
Thứ hai, phối hợp phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức trong nhà trường, các lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự nhất trí cao về nhận thức, tư tưởng, thống nhất hoạt động đồng bộ nhịp nhàng của các tổ chức trong thực hiện phong trào thi đua. 
Thứ ba, tích cực chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua. Điển hình tiên tiến là những tấm gương sinh động để giáo dục, thu hút mọi người tích cực tham gia thi đua, là nghệ thuật lấy phong trào chỉ đạo phong trào phát triển thành cao trào mạnh mẽ. Thông qua cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến để rút ra những sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt, bổ ích cho việc động viên, thúc đẩy phong trào thi đua trong toàn thể chị em và toàn cơ quan. 
Thứ tư, tổ chức sơ kết, tổng kết, bình bầu và khen thưởng những chị em có thành tích trong phong trào thi đua. Đây là biện pháp rất quan trọng, không thể thiếu trong tổ chức thi đua nhằm đánh giá đúng thành tích, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua của Ban nữ công. Trong quá trình khen thưởng phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo đúng nguyên tắc và đạt được các yêu cầu: Chính xác, dân chủ, kịp thời, công khai, xây dựng được tinh thần đoàn kết phấn khởi, nêu cao tính tự phê bình và phê bình, đánh giá đúng người, đúng việc, tránh chủ quan, đơn giản, tranh công, đổ lỗi. Vấn đề mấu chốt trong công tác sơ, tổng kết phong trào thi đua là đúc rút tìm ra được những kinh nghiệm hay, chọn được tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc, đồng thời khen thưởng đúng mức để động viên mọi người phấn đấu thực hiện tích cực hơn nữa. Phát huy tốt vai trò của thi đua, khen thưởng sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc xây dựng khối đoàn kết trong nữ cán bộ, giáo viên nói riêng và toàn cơ quan nói chung. 
3.2. Giải pháp xây dựng khối đoàn kết trong nữ học sinh 
3.2.1. Giải pháp 
Trường THPT Đô Lương 4 có tổng số 889 em học sinh, trong đó nữ sinh chiếm 58,6%. Để xây dựng khối đoàn kết trong nữ sinh Ban nữ công công đoàn cần phối kết hợp với Đoàn thanh niên, cùng xây dựng kế hoạch hành động qua những việc làm cụ thể. 
Thứ nhất, xây dựng khối đoàn kết nữ học sinh trong toàn trường thông qua mô hình tổ chức các câu lạc bộ. Phát huy vai trò của nữ công trong Đoàn thanh niên, thực hiện tư vấn, tổ chức cho các em căn cứ vào năng lực của bản thân để đăng kí môn sinh hoạt phù hợp trong các câu lạc bộ. Hiện tại, trường có các câu lạc bộ: Truyền thông, tập võ, nhảy hát múa, bóng chuyền và bóng đá. Mỗi câu lạc bộ có 1 nhóm trưởng, có kế hoạch luyện tập cụ thể sau giờ học thêm vào buổi chiều. Đặc biệt Đoàn thanh niên phải tạo các sân chơi để các em có cơ hội thể hiện, qua đó để đánh giá hiệu quả hoạt động và góp ý cho các em.
Câu lạc bộ Tiếng Anh và Võ thuật của học sinh trường THPT Đô Lương 4
Thứ hai, xây dựng khối đoàn kết trong nữ học sinh của từng lớp bằng việc tổ chức các cuộc thi dành cho nữ học sinh giữa các chi đoàn như: Cắm hoa, nấu ăn, vẽ, nữ sinh thanh lịch, bóng đá và bóng chuyền. Việc thi đua giữa nữ các chi đoàn là động lực để các em xây dựng tinh thần đoàn kết trong suy nghĩ và hành động để tạo nên những tác phẩm dự thi tốt nhất. Thông qua các cuộc thi các em được giao lưu học hỏi lẫn nhau phát triển các kĩ năng cơ bản từ đó xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các nữ sinh trong lớp cũng như giữa các chi đoàn trong khối trường học. Đây là những trải nghiệm thú vị để các em khám phá, thể hiện năng lực, năng khiếu của bản thân tạo bước đệm để các em tự tin khi tham gia các cuộc thi do Huyện đoàn hoặc Tỉnh đoàn tổ chức.
Hình ảnh: Hội thi nấu ăn nhân ngày 20/10
 3.2.2. Kết quả đạt được
 Thông qua những giải pháp trên, Ban nữ công công đoàn kết hợp với Đoàn thanh niên đã tạo nhiều sân chơi bổ ích dành cho học sinh nữ sau những giờ học căng thẳng trên lớp như thi đấu bóng chuyền, bóng đá, tập đàn, hát, nhảy múa, luyện tiếng anh, tổ chức vẽ trang trí bảng tin nhà trường tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong trường học. Đặc biệt qua các cuộc thi các em đã mang lại cho nhà trường những tác phẩm văn nghệ thật đặc sắc, những màn thi đấu thể thao hấp dẫn, những tác phẩm cắm hoa, tác phẩm vẽ đầy tính nghệ thuật. Những hình ảnh ý nghĩa đó đã được các em trong câu lạc bộ truyền thông lan tỏa có hiệu ứng mạnh mẽ trong toàn thể cán bộ giáo viên và các em học sinh cũng như trên các trang web của công đoàn trường THPT Đô Lương 4
Những nỗ lực của các em đã được các tổ chức trong và ngoài nhà trường ghi nhận. Năm học 2020-2021 có 7 em đậu học sinh giỏi cấp tỉnh thì nữ chiếm 70% đội tuyển nhà trường. Những hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao vào các ngày lễ lớn đã góp phần nâng cao kĩ năng sống, không khí vui tươi và góp phần làm nên những nét riêng trong vẻ đẹp học sinh trường THPT Đô Lương 4.
Hình ảnh: Hoạt động văn nghệ chào mừng ngày lễ lớn
Hình ảnh: Hoạt động thể dục thể thao chào mừng ngày lễ lớn
3.2.3. Bài học kinh nghiệm 
Để xây dựng khối đoàn kết trong nữ học sinh, trước hết Ban nữ công cần phát huy vai trò của nữ công trong Ban chấp hành Đoàn trường, là cầu nối kết hợp 2 tổ chức trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động. Để được sự đồng thuận cao trong cơ quan, mọi ý tưởng hành động cần trình Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường và thảm khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp. Như vậy, các tổ chức cùng vào cuộc thể hiện tinh thần đoàn kết từ cán bộ giáo viên đến các em học sinh tạo nên sức mạnh tổng hợp trong giáo dục
3.3. Giải pháp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho nữ CBNGNLĐ.
3.3.1. Giải pháp
Để chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho nữ cán bộ nhà giáo người lao động, trước hết Ban nữ công công đoàn nhà trường cần triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Công đoàn cấp trên; tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho chị em. Ban nữ công công đoàn nhà trường giữ vai trò đại diện trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho nữ cán bộ nhà giáo người lao động. Kịp thời giải quyết hoặc đề xuất, phản ảnh những vướng mắc, kiến nghị với BCH công đoàn điều khoản có lợi cho lao động nữ như: Chế độ thai sản, tiền lương, sáng tạo khoa học, chế độ giảm tiết cho nữ cán bộ giáo viên đi học tập nâng cao trình độ, nuôi con nhỏ..... Ban nữ công cần thường xuyên sâu sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng nữ cán bộ nhà giáo người lao động để động viên kịp thời cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần khi gia đình nữ cán bộ nhà giáo người lao động gặp ốm đau, hoạn nạn vv.. 
Hình ảnh: Thăm hỏi gia đình có người thân trong vùng dịch và Mừng thọ Xuân
Trong quá trình xét thi đua khen thưởng, Ban nữ công công đoàn cần thể hiện là những “người mẹ” thực sự để phân tích, bàn bạc và cân nhắc tạo điều kiện tối đa về quyền lợi cho chị em. Đặc biệt chú ý điều kiện để được nâng lương trước thời hạn 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. Tại đơn vị trường THPT Đô Lương 4, trước khi xét danh hiệu công nhận thành tích gửi về Công đoàn ngành, Ban nữ công Công đoàn đã thông qua kế toán nắm rõ danh sách những giáo viên trong lộ trình tăng lương từ đó phân tích, lựa chọn để đảm bảo quyền lợi tối đa cho chị em. Những giáo viên được tặng bằng khen về công tác chuyên môn họ cũng rất xuất sắc trong phong trào hoạt động công đoàn tuy nhiên họ đã đủ điều kiện để được nâng lương trước thời hạn 9 tháng. Khi có sự phân tích của Ban nữ công Công đoàn, họ sẵn sàng tạo điều kiện cho những chị em có thành tích kế cận đủ điều kiện để được hưởng chế độ chính sách. Từ những việc làm ấy, chị em luôn cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ của đồng nghiệp, tinh thần đoàn kết trên mọi mặt trận sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục
3.3.2. Kết quả đạt được
 	Trong những năm qua, cùng phối hợp với tài chính nhà trường trong việc kiểm tra, theo dõi các chế độ chính sách của chị em nên 100% chị em được hưởng chế độ thai sản, lương bổng luôn kịp thời. Tạo điều kiện về thời gian, chế độ cho 2 giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Chế độ làm thêm giờ, đi công tác luôn được đảm bảo. Đặc biệt có 8 giáo viên nữ đã tạo điều kiện cho 4 giáo viên nữ khác đủ hồ sơ để được nâng lương trước thời hạn. Đây là việc làm có tính nhân văn, sức lan tỏa về tinh thần chia sẻ, yêu thương và đoàn kết để chị em xem Công đoàn thực sự là mái ấm đầy tình thương và trách nhiệm từ đó chị em yên tâm công tác, cống hiến và không ngừng nỗ lực phấn đấu, đóng góp tích cực cho sự phát triển của nhà trường. 
3.3.3. Bài học kinh nghiệm
 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_b.docx