SKKN Một số giải pháp nhằm áp dụng phương pháp dạy học theo dự án môn Khoa học Lớp 5 một cách hiệu quả

SKKN Một số giải pháp nhằm áp dụng phương pháp dạy học theo dự án môn Khoa học Lớp 5 một cách hiệu quả

Dự án hướng học sinh vào việc giải quyết một nhiệm vụ mang tính liên môn, đa ngành mà không chỉ bó buộc trong phạm vi một lĩnh vực cụ thể nào. Theo lối tư duy dạy học truyền thống thì mỗi nội dung học vấn cụ thể cần hình thành cho người học được thiết kế thành một bài và tiến hành dạy trên lớp từ một đến vài tiết học (mỗi tiết học kéo dài trung bình 35 đến 40 phút), và tất nhiên bài học ấy sẽ thuộc một môn học cụ thể nào đó. Tuy nhiên,

ở dự án học tập người ta không tìm thấy ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học mà chỉ tồn tại vấn đề cần giải quyết.

Dự án học tập không bị bó buộc trong một vài tiết lên lớp như bài học truyền thống, nó có thể kéo dài trong một vài tuần, thậm chí cả tháng hay cả kì học. Hình thức thực hiện dự án cũng hết sức đa dạng, có thể ngay trên lớp học hoặc cũng có thể trên thư viện, ngoài thực địa, tại hiện trường hay thậm chí ở nhà. Điều quan trọng nhất của một dự án học tập không phải là vấn đề thời gian mà chính là tính vấn đề tương đối rõ và cao của nhiệm vụ học tập thể hiện trong dự án. Chính tính mở về thời gian thực hiện dự án đã làm cho nó trở nên cơ động và linh hoạt, làm cho nó mềm dẻo, hiệu quả và có sức sống hơn hơn nhiều so với lối học truyền thống.

Do đó, một giải pháp nữa xin được đưa ra để thực hiện thành công phương pháp dạy học theo dự án, đó là việc xây dựng lại nội dung môn học thành các chủ đề môn học. Việc này cần có sự thống nhất, nhất trí của Ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn. Mục tiêu vẫn là thực hiện được nội dung môn học nhưng chỉ khác là xây dựng theo một cách khác.

 

docx 70 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 47Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm áp dụng phương pháp dạy học theo dự án môn Khoa học Lớp 5 một cách hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá chéo, nhóm trưởng có trách nhiệm tập hợp và ghi chi tiết điểm thành phần theo mẫu gửi đến giáo viên vào cuối dự án.
+ Điểm hình thức thuyết trình có được tại buổi thuyết trình khi đó các nhóm hoc sinh đánh giá chéo theo mẫu (thiết kế kiểu Rubirc). Nhóm trưởng tâp hợp các phiếu đánh giá của các nhóm bạn rồi chia trung bình để có được điểm cuối cùng của nhóm (điểm của nhóm cũng là điểm của từng cá nhân) sau đó gửi lại cho giáo viên.
+ Điểm nội dung: Giáo viên chấm nội dung của từng học sinh thông qua việc từng học sinh chuyển nội dung theo kế hoạch được phân công như tiến độ đã dự kiến. Kết hợp với chấm nội dung của cả nhóm trên bản word và powerpoint đến giáo viên trước khi báo cáo. (Chú ý: điểm của từng thành viên sẽ là điểm cá nhân công với điểm của nhóm chia 2)
Cách chấm: Các nhóm chuyển sản phẩm cuối cùng cho nhau để chấm chéo sau đó nhóm trưởng tập hợp chi tiết điểm của nhóm bạn chấm cho nhóm mình rồi chia trung bình ra điểm của nhóm (điểm của nhóm cũng là điểm của từng cá nhân). Sau đó gửi điểm cho giáo viên. Điểm nội dung ̣ = (điểm nội dung của giáo viên + điểm nội dung của học sinh) /2. Điểm nội dung phải căn cứ vào mục tiêu đã đề ra để đánh giá.
Chú ý: Điểm nội dung cũng có thể được xác nhận thông qua bài kiểm tra viết Điểm của dự án = (Điểm nội dung + điểm thuyết trình + điểm làm việc). Các công cụ đánh giá này phải được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án, tại các thời điểm quan trọng hay vào giai đoạn cuối của dự án.
Những kĩ thuật đánh giá trên cung cấp thông tin có giá trị cho cả giáo viên và học sinh. Mỗi kĩ thuật đưa ra những phương pháp và công cụ đồng nhất. Điều then chốt là phải hiểu được các mục đích khác nhau của chúng, chúng được thiết kế như thế nào, và cuối cùng, xử lí kết quả thu được ra sao.
* Các tiêu chí đánh giá chất lượng 1 dự án học tập
Để đánh giá một dự án, có thể dựa vào 10 tiêu chí trong bảng dưới đây. Mỗi tiêu chí cho điểm từ 1 đến 5. Dự án đạt loại tốt khi có tổng điểm từ 40-50; khá: 30-40; đạt: 5-30; không đạt: dưới 25.
STT
Tiêu chí
Điểm
Ghi chú
1
2
3
4
1
Những kiến thức, kĩ năng thu
được sau dự án


2
Lượng kiến thức gắn với môn
học trong dự án


3
Tạo điều kiện cho mọi thành viên tham gia


4
Chỉ rõ những công việc người học cần làm


5
Tính hấp dẫn với người học của dự án


6
Phù hợp với điều kiện thực tế


7
Phù hợp với năng lực của người học


8
Áp dụng công nghệ thông tin


9
Sản phẩm có tính khoa học


10
Sản phẩm có tính thực tiễn, thiết
thực


* Một dự án tốt là dự án đạt các tiêu chí sau:
Nhiệm vụ của dự án phù hợp với khả năng thực hiện của người học.
Dự án tập trung vào những nội dung học tập quan trọng, cốt lõi của chương trình.
Các nhiệm vụ của dự án kích thích được cảm hứng, say mê của người học.
Người học được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để thực hiện công việc có chất lượng tốt.
Phát huy tối đa năng lực cá nhân của người học khi họ đảm nhận những vai trò khác nhau và hợp tác làm việc trong các nhóm.
Dự án phải gắn với đời sống thực tế của người học. Người học có điều kiện để tiếp xúc với những đối tượng thực tế, các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
Kết quả của dự án được thể hiện kết tinh trong sản phẩm của người học. Ngay từ khi riển khai dự án, các kết quả dự kiến phải được làm rõ và luôn được rà soát nhiều lần.
Người học có điều kiện thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua báo cáo và sản phẩm.
Dự án có các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên.
Dự án có sự tham gia của công nghệ hiện đại. Người học được tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau để hỗ trợ việc phát triển kỹ năng tư duy và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.
Các tiêu chí đánh giá dự án cần được đưa ra trước khi tiến hành thực hiện dự án để học sinh có định hướng thực hiện sản phẩm của mình.
Giải pháp 2: Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong dự án.
Như trên đã trình bày về điểm cốt lõi trong dạy học phát triển năng lực học sinh đó là lấy người học làm trung tâm. Vai trò của người giáo viên và học sinh giờ đã thay đổi. Chúng ta có thể xem bảng sau để hiểu rõ hơn vai trò nhiệm vụ cụ thể của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án.
Bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn bị cho dự án:
Xây dựng ý tưởng;
Lựa chọn chủ để, tiểu chủ đề;
Lập kế
hoạch các
nhiệm vụ học tập qua dự án.
Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được.
Thiết kế dự án: Xác định các lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ý tưởng và tên dự án.
Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: Làm thế nào để học sinh thực hiện xong thì bộ câu hỏi định hướng được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được.
Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế.
Làm việc nhóm để lựa chọn chủ đề dự án.
Xây dựng các kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.
Cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án.
2. Thực hiện dự án:
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án.
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch.

Thu thập thông tin;
Thực hiện điều tra;
Thảo luận với các thành viên khác;
Tham vấn giáo viên hướng dẫn.
Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh.
Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án.
Bước đầu thông qua các sản phẩm cuối của các nhóm học sinh.
Tiến hành thu thập, xử lí thông tin thu được.
Xây dựng sản phẩm hoặc sản phẩm báo cáo.
Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.
Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác.
3. Kết thúc dự án
Tổng hợp các kết quả;
Xây dựng sản phẩm;
Trình bày kết quả;
Phản ánh lại quá trình học tập.
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.
Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.
Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm.
Đánh giá sản phẩm dự án của nhóm khác theo tiêu chí đã đưa.

Như vậy ta có thể thấy rõ sự thay đổi vai trò của học sinh và giáo viên:
Về phía học sinh:
Học sinh là người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó.
Học sinh tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kĩ năng của người lớn thông qua làm việc theo nhóm.
Chính học sinh là người lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp (synthesize), phân tích (analyze) và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em.
Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó.
HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án
Cuối cùng, bản thân học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó.
Về phía giáo viên:
Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, là chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong dạy học theo dự án, giáo viên là chỉ là người hướng dẫn (guide) và tham vấn (advise) chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình. Theo đó, giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gằn với nội dung cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh) Như vậy, học sinh được có quyền tự chủ việc học của mình, học sinh học một cách tự nguyện, không cảm thấy gò ép. Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập này hoặc có thể hiểu cách khác học sinh bị “dẫn dụ” vào quá trình học mà không biết mình đang học, học sinh đang nghĩ mình chỉ vào một “cuộc chơi” đầy tò mò và thú vị mà thôi.
Tóm lại, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trên con đường thực hiện dự án.
Như vậy, giải pháp này giúp tháo gỡ những khó khăn của giáo viên khi nhận thức tìm phương pháp dạy học thích hợp vừa đáp ứng mục tiêu dạy học, vừa phát triển năng lực học sinh và nâng cao chất lượng dạy học thực sự.
Giải pháp 3: Xây dựng nội dung môn học lại thành các chủ đề bài học, có thể xây dựng liên môn
Dự án hướng học sinh vào việc giải quyết một nhiệm vụ mang tính liên môn, đa ngành mà không chỉ bó buộc trong phạm vi một lĩnh vực cụ thể nào. Theo lối tư duy dạy học truyền thống thì mỗi nội dung học vấn cụ thể cần hình thành cho người học được thiết kế thành một bài và tiến hành dạy trên lớp từ một đến vài tiết học (mỗi tiết học kéo dài trung bình 35 đến 40 phút), và tất nhiên bài học ấy sẽ thuộc một môn học cụ thể nào đó. Tuy nhiên,
ở dự án học tập người ta không tìm thấy ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học mà chỉ tồn tại vấn đề cần giải quyết.
Dự án học tập không bị bó buộc trong một vài tiết lên lớp như bài học truyền thống, nó có thể kéo dài trong một vài tuần, thậm chí cả tháng hay cả kì học. Hình thức thực hiện dự án cũng hết sức đa dạng, có thể ngay trên lớp học hoặc cũng có thể trên thư viện, ngoài thực địa, tại hiện trường hay thậm chí ở nhà. Điều quan trọng nhất của một dự án học tập không phải là vấn đề thời gian mà chính là tính vấn đề tương đối rõ và cao của nhiệm vụ học tập thể hiện trong dự án. Chính tính mở về thời gian thực hiện dự án đã làm cho nó trở nên cơ động và linh hoạt, làm cho nó mềm dẻo, hiệu quả và có sức sống hơn hơn nhiều so với lối học truyền thống.
Do đó, một giải pháp nữa xin được đưa ra để thực hiện thành công phương pháp dạy học theo dự án, đó là việc xây dựng lại nội dung môn học thành các chủ đề môn học. Việc này cần có sự thống nhất, nhất trí của Ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nham_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_theo.docx
  • pdfSKKN Loan 2019-2020.pdf