SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay

Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học:

 Chúng ta cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở đối tượng học sinh, mặt bằng học sinh ở địa phương theo hướng phát huy tính tích cực tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức về thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập lịch sử cho các em.

- Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử cần được tiến hành qua những biện pháp sư phạm chủ yếu sau:

Thứ nhất: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ được con người khôi phục, dựng lại tái hiện lại và xâu chuỗi kết nối lại với nhau nhờ các tư liệu như truyền miệng, hiện vật, chữ viết vì thế học sinh không thể tiếp xúc trực tiếp vì vậy khi dạy học lịch sử giáo viên khi dạy kiến thức mới cần gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức cơ bản đã học có liên quan khi học kiến thức mới. Điều này hơi khó vì học sinh sẽ quên nhiều nhưng nếu chúng ta biết cách hướng dẫn gợi mở thì học sinh sẽ nhớ được. Giáo viên cũng cần gợi ý những vấn đề cơ bản mà học sinh đã học kết nối xâu chuỗi với các kiến thức mới thành những vấn đề, chủ đề kiến thức hệ thống logic.

Ví dụ: khi dạy bài Nước Văn Lang khi dạy mục 1 Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Giáo viên gợi ý giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở phần lịch sử thế giới đã học ở bài các quốc gia cổ đại phương Đông bằng cách đạt câu hỏi hãy cho biết các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu? Trong điều kiện như thế nào? Từ đó dẫn dắt vào bài sẽ giúp các em dễ hiểu hơn những lí do ra đời của nhà nước Văn Lang.

Hay đối với học sinh lớp 7,8, giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống kê những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX theo mẫu: thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo. từ đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh rút ra được những điểm chung của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX

 

doc 16 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 9314Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc nhiều hạn chế của lối dạy học truyền thống coi người dạy là trung trung của quá trình dạy học với các biểu hiện đọc – chép lối truyền thụ kiến thức một chiều áp đặt nhàm chán mà đã tạo ra được sự chuyển biến to lớn trong nhận thức và hành động thực tiễn của giáo viên trong dạy học phần lớn giáo viên đã được trang bị lí luận dạy học đó là Tâm lí học. Giáo dục học, Phương pháp giảng dạy học tích cực đã quen dần với phương châm dạy học mới lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học, bỏ kiêủ dạy học nhồi nhét sang phát huy tính tích cực của học sinh, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại vào dạy học làm cho học sinh chủ động tích cực hứng thú hơn trong học tập Tuy nhiên không phải ở đâu, lúc nào, đối tượng học sinh nào cũng có được một sự thay đổi hoàn toàn tích cực 
b. Thành công và hạn chế: 
Trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng học sinh qua các năm, tôi nhận thấy để học sinh thích thú môn lịch sử và đạt được chất lương cao. Giáo viên không chỉ tìm tòi về mặt kiến thức, trau dồi phương pháp kĩ năng sư phạm mà còn phải làm tốt công tác định hướng tư tưởng cho học sinh một cách chu đáo, nên trước hết tôi luôn quan tâm đến tư tưởng tâm lí của học sinh và giúp các em có sự tự tin về vai trò nhiệm vụ của mình nên luôn thu được những kết quả như mong muốn. Đó cũng là thành công cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn của mình
c. Mặt mạnh – mặt yếu: 
Mặt mạnh của việc thực hiện đề tài này là luôn gắn được thực tiễn với lí thuyết, lấy thực tiễn công việc để từ đó đúc kết lí luận và ngược lại lí luận sẽ được kiểm nghiệm qua thực tế bồi dưỡng. Tuy nhiên cũng do vấn đề khá khó khăn nên tôi luôn mò mẫm thử nghiệm nên cũng không tránh khỏi chủ quan, lúng túng.
d. Nguyên nhân: 
Có nhiều nguyên nhân từ thực trạng nói trên nhưng có thể chia thành hai nhóm chính đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
- Nguyên nhân khách quan là do quan niệm sai lầm của một bộ phận trong xã hội chưa nhìn nhận đúng vai trò vị trí của Khoa học Lịch sử đối với sự phát triển của xã hội nói chung và đối với sự hình thành nhân cách của con người mới nói riêng.
- Nguyên nhân chủ quan là còn nhiều người làm công tác giáo dục vẫn còn tư tưởng phân biệt giữa môn chính môn phụ nên gây tâm lí tự ti cho người học lẫn người dạy.
	e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
	Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội nền giáo dục trên dịa bàn huyện cũng có những tiến bộ khởi sắc . trong tình hình đó đời sống nhân dân được cải thiện sự quan tâm của toàn xã hội đến giáo dục ngày càng lớn . 
Đối với ngành giáo dục việc chú trọng nâng cao chất lượng ngày càng được quan tâm và đầu tư ngày càng sâu về nhiều mặt
- Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện nhà trong những năm qua ngày càng phát triển. An ninh – chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. 
- Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. 
- Công tác chăm lo đến chất lượng giáo dục của các cấp, các ngành và nhân dân có sự chú trọng, đầu tư và hỗ trợ. 
- Nhu cầu học tập và nâng cao kiến thức của học sinh ngày càng tăng. 
- Lãnh đạo phòng, lãnh đạo các trường rất chú trọng đến đầu tư chất lượng mũi nhọn của đơn vị, cá nhân có điều kiện tổ chức tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
	Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ hàng năm được tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên, tổ chức các chuyên đề phương pháp dạy học, có kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề và trình độ chuyên môn khá vững vàng.
Về phía học sinh đã được làm quen với phương pháp học tập mới nhu cầu học tập và tìm hiểu khám phá của cũng ngày càng tăng phương tiện tài liệu học tập ngày càng phong phú
	Một bộ phận không nhỏ nhân dân đời sống còn khó khăn nên đầu tư cho học tập của con em còn hạn chế, một số cha mẹ không quan tâm nhắc nhở việc học tập của con cái mà khoán trắng cho nhà trường và thầy cô giáo không nhắc nhở con em học bài, chuẩn bị bài, tìm tòi học tập.
Nhiều học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học năm bắt tri thức toàn diện
- Bộ môn Lịch sử vẫn còn nhiều em chưa thích học do cho rằng đây là môn khó học, dài dòng, phải nhớ nhiều, mất nhiều thời gian, đây là môn phụ chỉ cần đủ điểm là được. 
- Chương trình bộ môn Lịch sử còn nhiều bất cập nặng nề trong khi đó do đặc trưng của bộ môn là không thể nhìn thấy những gì đã diễn ra, thiếu các điều kiện để tiếp xúc với các bảo tàng, di tích lịch sử nên khó có thể tạo được sự hứng thú cao cho học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, theo tôi muốn nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử chúng ta phải nổ lực hết sức và thực hiện đổi mới triệt để tất cả các khâu trong quá trình dạy học. 
II. 3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
	a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
- Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, thúc đẩy phong trào học tập rộng rãi trong học sinh. Góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của trường, của ngành. 
- Giáo viên có điều kiện để nghiên cứu, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
- Tạo được niềm tin, sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, của nhân dân địa phương, gia đình học sinh và các em học sinh đối với ngành giáo dục huyện nhà. Nâng cao niềm tin và sự mến phục của học sinh đối với người thầy. 
- Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. 
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp biện pháp.
	Nội dung và giải pháp thực hiện vấn đề này thực chất là giải quyết các vấn đề đặt ra theo các câu hỏi sau:
- Dạy cho ai? (Đối tượng dạy học)
- Dạy để làm gì? (Mục tiêu hướng đến)
- Dạy cái gì? (Nội dung kiến thức và kĩ năng)
- Dạy như thế nào? (Phương pháp tiến hành)
Dưới đây là giải pháp cụ thể cho các vấn đề nói trên
1. Tìm hiểu đối tượng dạy học: 
	Đối tượng dạy học của chúng ta là những học sinh phổ thông THCS. Vậy làm sao biết được học sinh nào yêu thích môn học của mình dạy một cách rõ ràng mà không phụ thuộc vào cảm tính ? Hãy thực hiện một bài trắc nghiệm khách quan như sau: Cho cả lớp hoặc khối mình dạy trả lời các câu hỏi dưới đây
1/ Hãy cho biết ý kiến của em về môn Lịch sử
A.Rất thích	B. Thích	C. Không thích	
2/ Sự giảng dạy của thầy(cô) giáo môn Lịch sử theo em là
A. Sinh động dễ hiểu	B. Bình thường	C. Khô khan khó hiểu
3/ Tài liệu học tập chủ yếu của em trong môn Lịch sử là
A. Sách giáo khoa	B. Vở ghi	C. Tài liệu khác	
4/ Khó khăn của em trong môn Lịch sử là gì
A. Quá nhiều sự kiện khó ghi nhớ	B. Trừu tượng khó hiểu	C. Ít tư liệu
5/ Quan niệm của em trong việc học Lịch sử
A. Học thuộc lòng	B. Nắm các nội dung, sự kiện chính và hướng đến hiểu biết Lịch sử	C. Cả hai ý trên
6/ Hãy nêu những kiến nghị của em đối với Thầy (Cô) giảng dạy môn Lịch sử hiện nay:.................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài kiểm tra trên sẽ giúp chúng ta dễ dàng nắm được các thông tin về tình hình thái độ học tập cũng như đánh giá của học sinh đối với bộ môn và mức độ tín nhiệm của học sinh với mình từ đó có thể định hướng cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
2. Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học:
	Chúng ta cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở đối tượng học sinh, mặt bằng học sinh ở địa phương theo hướng phát huy tính tích cực tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức về thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập lịch sử cho các em.
- Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử cần được tiến hành qua những biện pháp sư phạm chủ yếu sau:
Thứ nhất: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ được con người khôi phục, dựng lại tái hiện lại và xâu chuỗi kết nối lại với nhau nhờ các tư liệu như truyền miệng, hiện vật, chữ viết vì thế học sinh không thể tiếp xúc trực tiếp vì vậy khi dạy học lịch sử giáo viên khi dạy kiến thức mới cần gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức cơ bản đã học có liên quan khi học kiến thức mới. Điều này hơi khó vì học sinh sẽ quên nhiều nhưng nếu chúng ta biết cách hướng dẫn gợi mở thì học sinh sẽ nhớ được. Giáo viên cũng cần gợi ý những vấn đề cơ bản mà học sinh đã học kết nối xâu chuỗi với các kiến thức mới thành những vấn đề, chủ đề kiến thức hệ thống logic.
Ví dụ: khi dạy bài Nước Văn Lang khi dạy mục 1 Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Giáo viên gợi ý giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở phần lịch sử thế giới đã học ở bài các quốc gia cổ đại phương Đông bằng cách đạt câu hỏi hãy cho biết các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu? Trong điều kiện như thế nào? Từ đó dẫn dắt vào bài sẽ giúp các em dễ hiểu hơn những lí do ra đời của nhà nước Văn Lang.
Hay đối với học sinh lớp 7,8, giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống kê những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX theo mẫu: thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo... từ đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh rút ra được những điểm chung của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX
 Ví dụ Lập bảng niên đại về các cuộc phát kiến địa lí lớn.
Thời gian
Tên nhà phát kiến
Thành tựu
Ý nghĩa
Phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức giúp học sinh khát quát được kiến thức tổng hợp từ nội dung cụ thể của bài học.
Cần vận dụng tốt kĩ năng khai thác vốn kiến thức sẵn có của học sinh trong dạy học lịch sử. 
	Dạy học là dạy cho học sinh những cái chưa biết trên cơ sở những cái đã biết. Vì vậy khi dạy chúng ta có thể đặt những câu hỏi giúp học sinh tìm ra được các em đã biết và phát triển thêm cho các em những kiến thức mới nhằm tạo ra mối liên hệ giữa kiến thức đã có và kiến thức cần phải có.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Các quốc gia cổ đại phương Tây” lớp 6 có thể khai thác vốn kiến thức của học sinh đã có để xác lập mối quan hệ với bài mới bằng câu hỏi: “Hãy so sánh sự khác nhau về thành phần xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây”. 
Thứ hai: Ở trên lớp, giáo viên không trình bày đầy đủ, chi tiết nội dung các mục trong bài,mà chỉ nhấn mạnh, mở rộng nội dung sách giáo khoa để học sinh tự học bởi vì sách giáo khoa là tài liệu cơ bản để học sinh học tập.
Để làm được điều này, giáo viên phải làm việc tích cực mới có thể giúp học sinh tự học, những gì phải trình bày kĩ, bổ sung tài liệu tham khảo. Học sinh tích cực tự học sách giáo khoa những điều mà giáo viên không giảng, theo dõi những điều giáo viên trình bày thêm, không có trong sách giáo khoa để về nhà tự tìm hiểu.
Thứ ba: Trong giờ dạy ở trên lớp, giáo viên xác định rõ mục tiêu bài học- những điểm cần phải đạt được sau khi học tập về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độTiếp đó giới thiệu từng mục để học sinh hoạt động tiếp thu kiến thức.
Chú ý khi tìm hiểu mỗi hoạt động cần tiến hành như sau:
- Thông báo thông tin cho học sinh làm việc với sách giáo khoa, tư liệu lịch sử tranh ảnh, bản đồ, xem băng . Tuy nhiên phải có định hướng của giáo viên.
- Xử lí các thông tin nêu các câu hỏi, bài tập,vấn đề thảo luận thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoặc cả lớp dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
- Kết quả xử lí và kết luận: HS thông báo kết quả xử lí thông tin do giáo viên tổ chức, hướng dẫn, đưa ra kết luận đúng, sai, sữa chữa, bổ sung.
- Trong từng hoạt động tìm hiểu nội dung bài học, giáo viên chú ý đến việc phát triển các hoạt động nhận thức độc lập nhất là tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh.Vì hoạt động nhận thức độc lập của học sinh là một trong những điều kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy giáo dục và phát triển nhân cách của học sinh.
Hoạt động nhận thức của học sinh sẽ đảm bảo cho các em học sinh lĩnh hội sâu sắc nhớ lâu được kiến thức lịch sử
Ví dụ: dựa trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên học sinh tự rút ra kết luận: Tại sao “Cuộc Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản”, thì học sinh nắm vững khái niệm “cách mạng tư sản”và biết vận dụng kiến thức để hiểu tính chất của các cuộc cách mạng tư sản sau đó
Hơn nữa hoạt động độc lập nhận thức của học sinh là phương tiện tốt để hình thành kiến thức và niềm tin, nó gợi dậy xúc động, mong muốn, kích thích hứng thú học tập và giáo dục đạo đức học sinh .
Ví dụ: khi dạy về Chiến dịch biên giới thu – đông năm 1950 giáo dục tinh thần chiến đấu dũng cảm, sự hy sinh quên mình của quân dân ta, thì chính hình ảnh của La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt cánh tay để làm nhiệm vụsẽ gợi dậy trong trái tim học sinh thái độ đồng tình, khâm phục và tình cảm yêu thương anh bộ đội.
Thứ tư: Để phát triển các hoạt động nhận thức độc lập của học sinh, giáo viên sử dụng một cách đa dạng, có hiệu quả, biết kết hợp nhuần nhuyễn hợp lí các phương pháp, cách dạy học trong một bài lịch sử như:
- Phương pháp trao đổi đàm thoại
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Sử dụng đồ dùng trực quan.
+ Trong đổi mới phương pháp dạy học,đồ dùng dạy học trực quan tranh ảnh,bản đồ, lược đồ, sơ đồ, mô hình, hiện vậtkhông phải chỉ là phương tiện minh họa mà nó chính là nguồn tri thức từ đồ dùng phương tiện dạy học trực quan học sinh giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử mà các em tiếp thu được.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác hình ảnh, lược đồ có hiệu quả phát huy tính tích cực của học sinh giúp tự tìm hiểu nội dung của tranh, ảnh
- Phương pháp thích hợp hiệu quả nữa là đưa thơ văn vào trong giảng dạy lịch sử.Vì văn thơ dễ nhớ mau thuộc làm dẫn chứng sinh động trong tiết dạy, đồng thời tạo cảm giác nhẹ nhàng, thỏa mái cho các em.Từ đó chúng ta sẽ gây hưng phấn, tích cực hơn cho các em khi học môn lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy bài “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên”đưa vào đoạn trích thay cho lời nói của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn :” Ta thường tới bữa quên ăn, ruột đau như cắt”
Hoặc khi dạy về Xô Viết Nghệ Tĩnh giáo viên đưa bài ca cách mạng vào để nói rõ nguyên nhân, diễn biến, tinh thần đấu tranh cách mạng của quần chúng công - nông
- Và nhiều phương pháp khác 
- Chú ý trong đó vận dụng dung lượng của các phương pháp hợp lí để không làm nặng nề trong giờ học, trình bày nhồi nhét, tiết kiệm thời gian đạt hiệu quả cao.
Thứ năm: Giáo viên nên vận dụng tốt dạy học nêu vấn đề. Giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, nêu vấn đề và tổ chức, thúc đẩy hoạt động tìm tòi sáng tạo của học sinh giải quyết vấn đề. Để thực hiện tốt khi chuẩn bị giáo án, giáo viên nêu rõ nhiệm vụ của học sinh trong giờ học dưới dạng các câu hỏi nêu vấn đề. Các câu hỏi nêu vấn đề đưa vào đầu giờ học nhằm động viên sự chú ý, huy động các năng lực học thức của học sinh vào việc theo dõi bài giảng để tìm câu trả lời. Những câu hỏi này là những vấn đề cơ bản của bài học mà học sinh cần nắm.
Ví dụ: Khi dạy bài “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” để học sinh hiểu được nguyên nhân, tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của Thực dân Pháp giáo viên nêu câu hỏi:
+ Vì sao Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương trong đó có Việt Nam?
+ Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương trong đó có Việt Nam sẽ tác động như thế nào đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta?
Hoặc khi dạy bài “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” giáo viên có thể nêu nhiệm vụ nhận thức của học sinh bằng 2 câu hỏi:
+ 1.Tại sao Đảng ta quyết định khởi nghĩa khi Nhật đầu hàng đồng minh? 
+ 2.Tại sao cách mạng tháng Tám 1945 lại thắng lợi nhanh chóng, ý nghĩa lịch sử của nó.
Thứ sáu: Không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử, giảng dạy bằng giáo án điện tử sẽ tạo hứng thú giữa thầy và trò trong tiết học. Khai thác kiến thức thông qua hình ảnh,phim tư liệu sinh động hấp dẫn. Giáo viên được giảm nhẹ việc thuyết giảng, hiệu quả bài học cao. Tuy nhiên khi dạy giáo án điện tử cần phải kết hợp tốt với phương pháp trình bày bảng để chắt lọc nội dung cho các em ghi hệ thống kiến thức cơ bản tránh tình trạng lạm dụng mà gây phản tác dụng.
Thứ bảy: Sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử có hiệu quả: hướng dẫn học sinh lập sơ đồ chân chim hoặc tự vẽ bản đồ tư duy giúp học sinh dễ hiểu khắc sâu, khái quát hóa kiến thức bài học.Từ đó dễ nhớ, dễ học sự kiện lịch sử cơ bản
Ví dụ: Khi tìm hiểu giai đoạn lịch sử 1930 – 1945 giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ bản bằng dạng sơ đồ hình cây như sau:
Thứ tám: Giáo viên có thể tổ chức trò chơi hoặc các cuộc thi . Trong quá trình dạy học lịch sử có thể áp dụng là một hình thức thay thế các tiết ngoại khóa tham quan hoặc cho học sinh tham gia cuộc thi em yêu Lịch sử Việt Nam.Vì điều kiện kinh phí cũng như di tích lịch sử để tham quan, dã ngoại địa bàn huyện Krông Ana ít, Không có kinh phí. Hình thức tổ chức trò chơi như “Theo dòng lịch sử”, sân khấu hóa
Ví dụ: trong chương trình lịch sử 6 chúng ta có thể cho học sinh diễn kịch đóng vai Đinh Bộ Lĩnh lúc nhỏ chăn trâu và bẻ cờ lau chia bên tập trận. Khi đất nước có loạn 12 sứ quân, ông nhờ từ nhỏ quen tài đánh giặc dã, có óc thao lược dụng binh cộng với tấm lòng yêu nước, ông dẹp loạn đem lại bình an cho dân chúng.
Đối với học sinh khối 8, 9 chúng ta có thể tổ chức cho học sinh tham quan Bảo tàng ĐăkLăk và Nhà đày Buôn Mê Thuột.
3.Thực hiện tốt đổi mới kiểm tra đánh giá:
Việc kiểm tra đánh giá học sinh thực hiện theo đúng nguyên tắc sư phạm sau:
- Việc kiểm tra đánh giá phải nhằm giải quyết những yêu cầu của bài học, các nội dung kiểm tra luôn bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng phù hợp với tất cả đối tượng học sinh.
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách phong phú, đa dạng trong phần học tập trên lớp. Ngoài việc kiểm tra bài cũ còn kiểm tra khi trình bày bài mới như đặt câu hỏi cho học sinh phát hiện, so sánh, đánh giá,nhận xét hoặc yêu cầu các em dựa vào nội dung sách giáo khoa để hoàn thành bài tập do giáo viên đề ra, có thể làm cá nhân hay cặp đôi,theo bàn,theo tổtùy nội dung và mức độ của bài tập sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá ghi điểm để khích lệ động viên học sinh.
- Với đặc điểm tình hình học sinh ở địa bàn trường THCS giáo viên đề ra theo 3 mức độ: nhận biết 40%, thông hiểu 30%, vận dụng 30%.
-Hình thức ra đề kiểm tra kết hợp trắc nghiệm với tự luận:
+ Tự luận:70%
+ Trắc nghiệm:30%
Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao trong việc kiểm tra đánh giá dạy học môn lịch sử ở trường THCS hiện nay, giáo viên phải nỗ lực nhiều, phải tự học hỏi, bồi dưỡng về kiến thức năng lực sư phạm, phải nghiên cứu kĩ các văn bản định hướng chỉ đạo thực hiện của các cấp.Việc kiểm tra đánh giá học sinh không chỉ dừng lại ở việc ở việc đề ra các câu hỏi hoặc chỉ đòi hỏi học sinh ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, niên đại, địa danh số liệu một cách chi tiết hoặc chỉ trả lời có hay không, đúng hay sai mà phải bao gồm các loại câu hỏi kiểm tra trí thông minh của các em trong việc biết sự kiện xảy ra như thế nào hiểu vì sao lại diễn ra như vậy mà vận dụng sự kiện đó như thế nào có kết quả về mặt tư duy và hoạt động thực tiễn.
C. Điều kiện để thực hiện giải pháp biện pháp
 * Đối với nhà trường
- Xác định mục tiêu tầm quan trọng của giáo dục kiến thức đạo đức truyền thống cách mạng qua việc dạy học môn lịch sử. Mục tiêu này phải được thể hiện cụ thể từ kế hoạch của cá nhân, đến tổ chuyên môn và kế hoạch của nhà trường, đồng thời phải nêu được biện pháp để thực hiện được mục tiêu.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra, thao giảng, dự giờ, chuyên đề phương pháp dạy học tổ chức họp rút kinh nghiệm, đánh giá khách quan.
 - Tổ chức bồi dưỡng và thi học sinh giỏi. Sau quá trình tổ chức thực hiện phải có đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm và tiến hành trao thưởng cho học sinh có thành tích cao, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Công khai kết quả trước toàn trường và thông báo đến gia đình học sinh. 
* Đối với giáo viên
- Nắm chắc yêu cầu mục tiêu nhiệm vụ dạy học mục đích chương trình cấu trúc nội dung chương trình và các chương, bài cụ thể, biết rõ sự đóng góp của các bài cụ thể vào việc thực hiện mục tiêu của chương trình
- Nắm vững nội dung bài học. phân chia bài học thành những đơn vị k

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - LICH SU - VU CHUONG - LD CHINH.doc