SKKN Một số biện pháp tăng cường vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT

SKKN Một số biện pháp tăng cường vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT

Công tác tổ chức lớp

Đội ngũ cán bộ lớp, BCH chi đoàn lớp làm việc hiệu quả, chủ động trong công việc mình phụ trách, uy tín trước lớp là yếu tố quyết định sự thành công của tập thể lớp. Làm sao để lựa chọn giới thiệu cho Đại hội Chi đoàn bầu những học sinh phù hợp làm cán bộ đoàn, cán bộ lớp. Muốn vậy phải tìm hiểu từ trước, nhận thấy các em có tố chất hoạt động và phù hợp nên mới giới thiệu đưa vào danh sách nhân sự.

Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn, đặc biệt là lớp trưởng và bí thư có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm điều hành, quản lí lớp và xây dựng tập thể vững mạnh, được ví như “cánh tay phải” và “cánh tay trái” của giáo viên chủ nhiệm. Do đó cần phải lựa chọn kĩ lưỡng để tìm ra những nhân tố có tố chất lãnh đạo, vừa có tài, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Ngày đầu tiên nhận lớp giáo viên chủ nhiệm nên theo dõi, để ý tất cả học sinh để phát hiện lựa chọn cán bộ lớp, cán bộ đoàn. Cán bộ lớp phải có tác phong đàng hoàng, ngoại hình cũng phải tương đối nhìn được. Lớp trưởng phải là người có khả năng tiếp thu các môn học nhanh so với các thành viên trong lớp, kết quả học tập khá/giỏi, mạnh dạn, thật thà. Bí thư phải là người nhiệt tình, nhanh nhẹn, thích làm, những điều kiện đó giúp các em dễ thu hút khi đứng trước đám đông. Cán bộ lớp phải là người học được tương đối trong lớp, nằm tốp trên nhưng không cần giỏi nhất. Sau khi định hướng được cán bộ lớp rồi thì giao việc đầu năm để thử, đồng thời nói chuyện thăm dò các thành viên khác xem đánh giá các bạn như thế nào. Tất cả các thông tin đó kết hợp với dự đoán của mình để giới thiệu nhân sự cán bộ cho lớp bầu tại đại hội.

Sau khi bầu cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và tự phê bình, phương pháp quản lý lớp. Mỗi một chức danh đưa ra tình huống sư phạm và cho học sinh phụ trách đó giải quyết, sau đó ban cán sự lớp, cán sự đoàn cùng nhận xét, góp ý cuối cùng giáo viên chủ nhiệm sẽ phân tích tình huống cách xử lý cũng như nêu các tình huống liên quan. Trong quá trình chủ nhiệm lớp, giáo viên theo dõi xem em nào yếu ở mặt nào khi đó trong các cuộc trò chuyện riêng sẽ đặt tình huống rồi cùng học sinh phân tích, giải quyết. Đây là cách khá hiệu quả để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lớp. Bên cạnh đó cũng cần yêu cầu đội ngũ này phải làm việc nghiêm túc, nói trước lớp không được đùa giỡn, không được cả nói cả cười, nói năng phải mạnh dạn dứt khoát, theo dõi phải cụ thể. Cán bộ lớp chủ động công việc, bố trí phân công phù hợp cho các thành viên trong lớp, chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm và nhà trường về những việc mình làm. Khi giao nhiệm vụ như vậy thì cán bộ lớp cảm giác mình có quyền và có trách nhiệm với lớp, bên cạnh đó các thành viên khác phải chấp nhận sự chỉ huy của cán bộ lớp.

 

docx 41 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 36Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tăng cường vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lớp chủ động công việc, bố trí phân công phù hợp cho các thành viên trong lớp, chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm và nhà trường về những việc mình làm. Khi giao nhiệm vụ như vậy thì cán bộ lớp cảm giác mình có quyền và có trách nhiệm với lớp, bên cạnh đó các thành viên khác phải chấp nhận sự chỉ huy của cán bộ lớp.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải có chính sách “ưu đãi” hợp lí cho các thành viên trong ban cán sự lớp, ban chấp hành đoàn. Bởi, công sức và thời gian mà các em bỏ ra cho tập thể lớp là rất lớn. Thậm chí việc quản lí lớp không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng, nhiều lúc rất áp lực, các em còn bị “đổ lỗi” khi lớp có sai phạmDo đó cần tạo hứng thú và say mê cho các em thông qua nhiều chính sách “ưu đãi”. Ngoài ra đề xuất với giáo viên bộ môn lưu ý quan tâm động viên các thành viên này để các em luôn nhiệt tình với công việc được giao. Và tất nhiên việc ưu đãi này được phổ biến trước tập thể lớp, để các em có ý thức hơn với nhiệm vụ của mình. Khi các em có khuyết điểm, không nên phê bình gay gắt trước tập thể lớp mà khéo léo có cách rút kinh nghiệm riêng cho các em. Như vậy, các em sẽ không bị tổn thương lòng tự trọng; hơn nữa các em thấy rõ sự quan tâm, gần gũi của giáo viên chủ nhiệm đối với mình, các em sẽ tự thấy phải nâng cao trách nhiệm của bản thân.
- Xây dựng ban liên lạc kín
Ngoài ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm nên xây dựng một ban liên lạc kín, nên lựa chọn những học sinh ngoan, “kín đáo’’, có tinh thần trách nhiệm. Ban liên lạc này các thành viên hoạt động độc lập, cũng không nên lập ra một cách cụ thể, mà nên trao đổi từng em về ý định và mục đích của mình để nắm bắt tình hình lớp và quản lý lớp tốt hơn. Việc tiếp xúc để lấy thông tin từ ban này phải bí mật. Các thông tin giáo viên chủ nhiệm nên xử lý một cách tinh tế. Giáo viên không trực tiếp theo sát nhưng vẫn biết được thông tin, học sinh sẽ cảm nhận được thầy cô luôn dõi theo nên biết mọi hoạt động của mình, từ đó lo lắng và có ý thức rèn luyện hơn.
- Thiết lập nhóm học sinh cùng nhau học tập, tạo phong trào thi đua để nâng cao chất lượng học tập
Trong mỗi lớp lớp học giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu và nắm bắt được tình hình học tập của học sinh thông qua học sinh khác và các giáo viên dạy bộ môn. Từ đó xác định học sinh học yếu hơn trong học tập, cần kèm cặp môn nào, môn đó em nào học giỏi hơn. Nắm được thông tin rồi đến bước tiếp theo là lựa chọn trong những học sinh giỏi đó, tính cách em nào hợp với em cần kèm cặp, giáo viên chủ nhiệm gặp trực tiếp nhờ học sinh đó kèm cặp bạn và có chế độ động viên nếu kèm cặp được bạn tiến bộ. Giáo viên chủ nhiệm căn cứ các đôi bạn đó để bố trí chổ ngồi gần nhau, phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi kết quả học tập của lớp qua sổ điểm, sổ đầu bài, đánh giá của giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học tập của lớp, chỉ đạo cán bộ lớp đẩy mạnh phong trào học tập của lớp. Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm cần ghi nhận kết quả học tập tốt của học sinh và cũng đề ra biện pháp khắc phục những yếu kém của học sinh. Từ đó để có những thông tin chính xác, đề xuất danh sách học sinh tiêu biểu đề nghị khen thưởng mỗi đợt thi đua của nhà trường trong năm học tạo động lực cho các em phấn đấu.
Một số hình ảnh tại buổi tập huấn công tác chủ nhiệm lớp
Định hướng các giá trị của lớp học hạnh phúc cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
Thực hiện chủ trương xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên các văn bản hướng dẫn của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Công đoàn Giáo dục Nghệ An, trên cơ sở xác lập các giá trị của trường học hạnh phúc theo đó các giá trị của lớp học hạnh phúc cũng được xác lập và phân làm 3 nhóm:
Nhóm giá trị về môi trường học tập và phát triển cá nhân gồm các tiêu chí
- Đảm bảo sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm lý (phòng ngừa và ứng phó với bắt nạt, bạo lực học đường, ) cho học sinh và cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động khi học tập và tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; không để xảy ra các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.
- Phòng học phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định; tạo dựng không gian sạch đẹp, bố trí hài hòa, bắt mắt;
- Duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp và thân thiện; mọi thành viên trong trường học, trong lớp học được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được bảo đảm an toàn; 
- Các giáo viên thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực;
- Giáo viên tạo cơ hội để mỗi học sinh đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, tất cả cùng thay đổi và tiến bộ;
- Lớp thực hiện tốt nội quy đề ra.
Nhóm giá trị về hoạt động dạy và học gồm các tiêu chí:
- Các thầy cô giáo làm gương cho học sinh trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học;
- Thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách công bằng, hợp lý và phù hợp với điều kiện, năng lực cá nhân;
- Mọi hoạt động giáo dục được bàn bạc cởi mở, lắng nghe thấu hiểu, đối thoại tích cực;
- Nội dung dạy học hữu ích, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh; 
- Bài tập về nhà và thi cử vừa sức, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ thể chất và tâm lý của học sinh;
- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh;
- Học sinh được tự do phản hồi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng; có thói quen làm việc nhóm và hợp tác; 
- Tạo các điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị của bản thân;
- Thành lập và duy trì các “Nhóm học sinh cùng nhau học tốt” để có thể hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường các mối quan hệ, giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực;
- Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng thẳng cho học sinh;
Nhóm giá trị về các mối quan hệ trong lớp học gồm:
- Các thầy/cô giáo làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ, trong tương tác, giao tiếp và đối thoại;
- Học sinh, các thầy/cô giáo tôn trọng, lắng nghe thấu hiểu và chủ động xây dựng được các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp;
- Quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh, với giáo viên;
- Học sinh và giáo viên hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao;
- Giúp đỡ, chia sẻ với học sinh và thầy/cô giáo có nhu cầu đặc biệt; có hoàn cảnh riêng; 
Để đạt được các giá trị của lớp học hạnh phúc, chúng tôi đã định hướng cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm các biện pháp tổ chức thực hiện như sau:
- Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh
Hàng ngày quan tâm tới việc chấp hành nội quy, quy định của học sinh, giải quyết các trường hợp chấp hành chưa tốt một cách triệt để, hợp tình, hợp lý để học sinh tiến bộ, không quá áp đặt cũng không bao che vì thành tích của lớp. Làm tốt công tác nêu gương và nhắc nhở phê bình. Giáo dục học sinh phòng chống tệ nạn xã hội, chấp hành tốt luật lệ giao thông; giáo dục học sinh ý thức chia sẽ, giúp đỡ nhau học tập và trong cuộc sống. Giáo dục và phân tích cho học sinh hiểu được có ý thức bảo vệ tất cả các tài sản trong lớp học và tài sản khác trong nhà trường, biết cách giữ gìn tránh hư hỏng, mất mát đó là trách nhiệm của mỗi học sinh và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi học sinh. Giáo dục học sinh phải có văn minh, văn hóa trong sử dụng công trình vệ sinh công cộng. Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng tiết kiệm điện, nước. Giáo dục học sinh biết cách bảo quản đồ dùng cá nhân: đi học không mang theo nhiều tiền, điện thoại đắt tiền, đồ trang sức giá trị cao. Không tự tiện lục soát cặp sách của người khác. Nêu cao tinh thần tố giác các hành vi vi phạm. Việc giáo dục này được thực hiên vào các tiết sinh hoạt cuối tuần hoặc sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Bên cạnh việc chuẩn bị nội dung tuyên truyền, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em đổi mới hình thức sinh hoạt, chẳng hạn đưa ra các vấn đề xã hội để các em cùng thảo luận, cùng xử lý tình huống.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm, phát huy tinh thần đoàn kết
Trước hết giáo viên chủ nhiệm rèn luyện và hình thành cho học sinh ý thức đối với lớp, với nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm nên đổi mới hình thức sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt lớp bằng việc đưa ra các tình huống thực tiễn của lớp hoặc xây dựng tình huống và hướng xử lý tình huống đó. Tình huống đưa ra nhắm đến mục tiêu giáo dục cho các em ý thức trách nhiệm chung. Đặc biệt khi lớp lao động, giáo viên chủ nhiệm phải quán triệt làm với trách nhiệm cao, không đùn đẩy, hình thức, đối phó và làm được như thế thì ý thức với tập thể của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt.
Để phát huy tinh thần đoàn kết của học sinh, giáo viên luôn hướng học sinh làm theo khẩu hiệu “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, phát động và nói rõ ý nghĩa của các phong trào: giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn bằng các hoạt động thiết thực, như tới nhà động viên, chia sẻ chuyện buồn vui, giúp bạn “tăng gia sản xuất”, quyên góp ủng hộ bạn nghèo; phong trào văn nghệ, thể thaoỞ đó giáo viên chủ nhiệm nên hoà mình với tập thể, ủng hộ học sinh cả về vật chất lẫn tinh thần. 
- Xây dựng nội quy, tiêu chí lớp học
Giáo viên chủ nhiệm dựa trên nội quy của nhà trường, hướng dẫn đội ngũ cán sự lớp xây dựng nội quy riêng của lớp. Bên cạnh đó đề ra tiêu chí thi đua, mục tiêu phấn đấu của tập thể lớp. Sau đó họp với ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn trao đổi, bàn bạc và thống nhất bản nội quy, các tiêu chí thi đua của lớp, của đoàn. Tiếp theo đưa ra trước lớp lấy ý kiến của cả lớp, tổng hợp ý kiến, giải trình tiếp thu sửa chữa để hoàn thiện để xây dựng bản nội quy, tiêu chí thi đua chính thức cho lớp. Khi cho các em học sinh được tự mình đưa ra nội quy, mục tiêu phấn đấu, được trao đổi, thảo luận các em sẽ thấy mình được tôn trọng, cảm giác đây là việc mình đề ra và quyết tâm thực hiện nó chứ không phải có sự áp đặt. Do đó việc thực hiện cũng sẽ dễ dàng hơn. Bản thân mỗi em đều nắm được các nội dung, hiểu rõ, khi vi phạm cũng tự giác nhận khuyết đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tang_cuong_vai_tro_cua_doi_ngu_giao_vi.docx