SKKN Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học Phổ thông

SKKN Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học Phổ thông

Google form là một hình thức rất phù hợp với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nó có thể khắc phục được những nhược điểm của nhật ký tay và có một bước tiến hiện đại hơn rất nhiều. Việc đảm bảo bí mật là hoàn toàn tuyệt đối vì chỉ có giáo viên chủ nhiệm, người khởi tạo link mới có quyền truy cập và đọc thông tin. Ngoài ra nó rất dễ sử dụng, học sinh chỉ cần click vào đường link viết câu trả lời và gửi. Các bạn ấy có thể viết bất kỳ ở đâu và lúc nào.

Với mong muốn lưu lại được những dòng tâm sự của các em học sinh lớp chủ nhiệm, đồng thời cũng muốn là người đồng hành cùng giải quyết các vấn đề của các bạn nhỏ trong suốt ba năm cuối cấp. Bởi là tuổi mới lớn, chưa phải là người lớn nhưng đã tự cho mình đã qua trẻ thơ, với bao biến động ở môi trường mới với những mối quan hệ mới. Ngoài học tập, các bạn còn có những tình cảm, tình yêu đầu đời vô cùng đẹp đẽ, trong sáng nhưng cũng nhiều thử thách, cám dỗ tuy nhiên thiếu kinh nghiệm và kiến thức dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Thông qua đây, là GVCN, chúng tôi đã đón nhận sự tin tưởng, gửi gắm từ phía học sinh, mỗi quan hệ giữa cô trò trở nên thân thiết gần gũi, cảm nhận một sự tin tưởng ấm lòng từ phía học sinh.

Biện pháp thứ hai: Nhận định diễn biến tâm lý, các tác động bên ngoài đến học sinh

Việc nắm bắt kịp thời diễn biến tâm lý người học sẽ giúp giáo viên có những phương pháp tác động một cách có chủ đích, hiệu quả, là liều thuốc quan trọng giúp học sinh an nhiên thích ứng trong trạng thái bản thân và tự chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Các tác động dễ nhận thấy ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý học sinh bao gồm các vấn đề cơ bản như: Các mối quan hệ xã hội, thiên tai, dịch bệnh, áp lực học hành, sự kỳ vọng của gia đình.GVCN là người cần kịp thời nắm rõ những khó khăn mà học sinh đang mắc phải và đưa ra được các giải pháp giúp các em thích ứng với thực tại, không bị khuyếch đại những căng thẳng, stress.

 

doc 33 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 52Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở lớp chủ nhiệm trong trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hách, cám dỗ tuy nhiên thiếu kinh nghiệm và kiến thức dẫn đến những hậu quả khôn lường. 
Thông qua đây, là GVCN, chúng tôi đã đón nhận sự tin tưởng, gửi gắm từ phía học sinh, mỗi quan hệ giữa cô trò trở nên thân thiết gần gũi, cảm nhận một sự tin tưởng ấm lòng từ phía học sinh.
3.2. Biện pháp thứ hai: Nhận định diễn biến tâm lý, các tác động bên ngoài đến học sinh
Việc nắm bắt kịp thời diễn biến tâm lý người học sẽ giúp giáo viên có những phương pháp tác động một cách có chủ đích, hiệu quả, là liều thuốc quan trọng giúp học sinh an nhiên thích ứng trong trạng thái bản thân và tự chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Các tác động dễ nhận thấy ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý học sinh bao gồm các vấn đề cơ bản như: Các mối quan hệ xã hội, thiên tai, dịch bệnh, áp lực học hành, sự kỳ vọng của gia đình...GVCN là người cần kịp thời nắm rõ những khó khăn mà học sinh đang mắc phải và đưa ra được các giải pháp giúp các em thích ứng với thực tại, không bị khuyếch đại những căng thẳng, stress.
3.2.1. Những ảnh hưởng từ thiên tai, dịch bệnh 
Thiên tai, dịch bệnh là những tác nhân ngoại cảnh tác động trực tiếp đến nề nếp đến lớp, đến sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh. 
* Về thiên tai
Học sinh của nhà trường chúng tôi cơ bản là con em của hai huyện Nghĩa Đàn và TX Thái Hòa, là vùng núi/bán sơn địa, có nhiều khe suối trên các tuyến đường đến trường. Vì thế chịu ảnh hưởng lớn của những trận mưa bão. 
Đã có những thương vong đáng tiếc khi các em đến trường qua các khe suối. Vậy nên, là GVCN chúng tôi luôn sát sao, nắm bắt thông tin thời tiết (đặc biệt trong mùa mưa bão) để tham mưu với BGH về kế hoạch học tập của học sinh. Ở những vùng bị chia cắt do lũ lụt kéo dài, các em luôn cần sự động viên về vật chất và tinh thần của thầy/cô và bạn bè để vượt qua sự lo lắng, yên tâm đối phó và an toàn.
* Về dịch bệnh
Năm học 2021- 2022 là năm cao điểm bùng phát dịch bệnh Covid-19. Thời gian nghỉ học trực tiếp kéo dài, một năm học mà học sinh đến lớp chưa được một lần cởi chiếc khẩu trang !. Các nhà trường phải linh động với hai hình thức học trực tiếp và trực tuyến, thường xuyên luân phiên nhau. 
Số lượng giáo viên, học sinh mắc covid-19 tăng cao, mọi người đến trường trong tâm trạng lo sợ, đề phòng. Đôi lúc phụ huynh còn phải băn khoăn nên cho con cái ở nhà để an toàn với dịch bệnh hay cho các con đến trường đi học. Trước tình hình đó đã làm cho học sinh chịu nhiều áp lực: 
Thứ nhất, việc học online kéo dài triền miên khiến cho các em không gặp trực tiếp bạn bè ở lớp, không có người chia sẻ vui buồn, không được nói cười cùng bạn bè để giải tỏa những căng thẳng trong học tập và cuộc sống, làm cho cuộc sống của các em trở nên tù bức, thậm chí có em rơi vào tình trạng trầm cảm. 
Thứ hai, việc học online là cơ hội cho các em làm quen với công nghệ, học hỏi được nhiều điều, song nó cũng là con dao hai lưỡi, có em vì thế mà nghiện games, nghiện mạng xã hội, xem những trang web đen,... làm cho sức khỏe tinh thần và thể chất của các em bị đầu độc. 
Thứ ba, việc học online làm cho giáo viên không thể kiểm soát được hết thái độ học tập của các em, sau một thời gian học trực tuyến, kiến thức của nhiều em sa sút, vì thế mà mất cảm hứng với học tập. 
Thứ tư, một số gia đình khó khăn, bố mẹ không đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu cho con em trong việc học online. 
Thứ năm, vì nỗi lo dịch bệnh, phải tuân thủ thông điệp 5k, các em không được tham gia các hoạt động đoàn thể, mất đi cơ hội chứng tỏ và phát triển năng khiếu của bản thân, không thoải mái giao tiếp cùng bạn bè, làm cho những ngày tháng học trò của các em giảm đi những ý nghĩa tươi đẹp. 
3.2.2. Những ảnh hưởng từ mạng xã hội
Học sinh hiện nay đang sống trong thời đại 4.0 được tiếp cận với nhiều sự tiến bộ của khoa học công nghệ, giúp các em nâng cao kỹ năng, cũng như có thêm nhiều kiến thức, sự hiểu biết về con người và cuộc sống, nhưng chính nó cũng tác động tiêu cực đến những tâm hồn bé nhỏ và mong manh, cái tuổi dễ bị dụ dỗ, tuổi của sự khám phá và tìm tòi cái mới. Những lời dèm pha, bình luận trên mạng xã hội của bạn bè cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hành động và quyết định của các em. Biết bao học sinh bị bạn bè soi mói và thậm chí là đánh hội đồng chỉ vì một bình luận trên facebook, hay chỉ vì một lời thách thức mà có em phải trả giá quá đắt. Cũng chính vì mạng xã hội, cái mà các em coi như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình mà rất nhiều học sinh nữ bị lôi kéo đi vào con đường sai trái, bị mất đi phẩm chất của mình. Vì không tìm ra lối thoát cho bản thân, có em rơi vào trầm cảm, thậm chí là tự tử chỉ vì sự chỉ trích của bạn bè hay vì lời chê bai trên mạng xã hội. Với những vô vàn cám dỗ bên ngoài như vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng lớn. Để kịp thời nắm bắt được diễn biến tâm lí, tâm tư tình cảm của từng học sinh đó là một thử thách không hề nhỏ, đòi hỏi sự nhiệt huyết, tận tâm của một người thầy thực sự. Giáo viên ngoài việc nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, còn phải biết kết nối giữa thế giới ảo và đời thực mới có thể đưa ra những xử lí kịp thời, đúng đắn. 
3.2.3. Những ảnh hưởng từ phía gia đình
Gia đình có vai trò rất lớn trong việc định hướng phát triển của mỗi cá nhân. Có thể nói, gia đình là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới tâm lý và học tập của con người. Một gia đình vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc là động lực tinh thần giúp mọi người cân bằng tâm lý, tập trung vào việc học hành, lao động để đạt hiệu quả cao. Sự định hướng, quan tâm sát sao của bố mẹ chính là yếu tố then chốt cho sự phát triển hài hòa nhân cách ở trẻ, từ lối sống, cách cư xử, ý thức phát triển bản thân và các quan hệ xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm phải kịp thời nắm bắt thông tin về những học sinh đến từ những gia đình có những vấn đề như: Bố mẹ bỏ nhau, gia đình bố mẹ vẫn còn ở với nhau nhưng không hòa thuận, hay những em mồ côi bố mẹ, ở với ông bà cô, chú, hoặc những em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Chắc chắn những em này sẽ có những tâm sự thầm kín, có những nỗi khổ trong lòng và sẽ phát triển theo một cách không dễ dàng thuận lợi như các bạn khác. Giáo viên cần kịp thời nắm bắt và hỗ trợ tâm lý cho các em một cách kịp thời và hiệu quả. 
3.2.4. Những ảnh hưởng từ phía thầy cô, bạn bè
Các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè chiếm khoảng 1/2 tổng thời gian của các em. Nó có một ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách và sự phát triển của học sinh. Nếu chơi với những người bạn tốt, có năng lực học tập sẽ tạo tính cạnh tranh, thúc đẩy quá trình học tập của cá nhân, đồng thời cũng giúp cho các em có lối sống lành mạnh, có quan điểm đúng đắn về cuộc sống, học tập được nhiều điều tốt về bạn bè. 
Giáo viên là người chỉ đường dẫn lối giúp HS hiểu rõ nội dung bài học. Sự gần gũi của giáo viên đối với học sinh giúp các em có hứng thú với việc học, không còn cảm giác chán ghét, học sinh sẽ không có cảm giác ngại ngùng khi nhờ đến sự trợ giúp của giáo viên trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhờ đó mà các em sẽ sống tích cực hơn. 
Vậy nên, nếu các em không có mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và học tập, các em có thể đi sai đường lạc lối, có thể dễ bị cảm thấy lạc lõng trong môi trường lớp học, từ đó dẫn đến chán ghét trường lớp, bỏ bê học hành, sa vào con đường sai trái. 
3.3. Biện pháp thứ 3: Điều chỉnh hành vi thông qua trao đổi, chia sẻ của giáo viên chủ nhiệm, tổ tư vấn tâm lý nhà trường.
Từ việc hiểu những trở ngại, xác định kịp thời các vấn đề học sinh thường gặp trong đời sống học tập (ở Biện pháp thứ hai) mà từ đó giáo viên xây dựng các kế hoạch, nội dung tác động đến học sinh nhằm điều chỉnh hành vi người học trở về quỹ đạo mong muốn.
3.3.1. Về việc đối mặt với thiên tai, dịch bệnh 
 Đứng trước những khó khăn của thiên tai, dịch bệnh, nhà trường và gia đình cần phải có một sự phối hợp chặt chẽ để giúp các em giảm thiểu những sang chấn tâm lý gây ra. Giáo viên chủ nhiệm với vai trò vừa là người thầy dạy chữ, đồng thời là chiếc cầu nối nắm bắt thông tin, truyền đạt thông tin đến và đi từ hai phía gia đình và trường học một cách kịp thời nhất. 
Chúng tôi đã lập những nhóm chat trên zalo, mesenger để cho các em dù không gặp nhau (do cách ly dịch...) cũng có cơ hội thường xuyên nói chuyện với nhau. Để hiểu được tâm tư của từng học sinh, chúng tôi đã thành lập trang nhật ký online dạng thức google form, để các em tâm sự, bộc bạch nỗi lòng, ghi lại những dấu ấn tuổi học trò. Có những học sinh đã xem trang nhật ký như một phần của cuộc sống mỗi ngày, ghi nhật ký như một thói quen, xem nhật ký như một người bạn. Bên cạnh đó các giáo viên cũng học hỏi và ứng dụng công nghệ để soạn những bài giảng, tạo bài tập gây hứng thú cho các em, đồng thời thành lập nhóm zalo phụ huynh học sinh để cung cấp lịch học, kết hợp quản lý để các em giảm thiểu lạm dụng máy tính điện thoại để chơi games... 
Đối với những em có hoàn cảnh khó khăn, không có máy để học online, giáo viên kết hợp với nhà trường, xin nguồn tài trợ từ các tổ chức đoàn thể để hỗ trợ cho các em. Dù không có các sinh hoạt đoàn thể trực tiếp nhưng Đoàn trường và lớp cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi online để các em có cơ hội thể hiện những điểm mạnh của mình như: Các cuộc thi “ Thai Hoa’s got talent”, làm video “Thầy cô trong mắt em” để tri ân thầy cô nhân ngày 20/11 hàng năm, cuộc thi “góc học tập của em” và sinh hoạt theo chủ đề vào các dịp haloween, giáng sinh, năm mới... qua đó giúp các em cởi mở, năng động tự tin và yêu trường lớp hơn. 
Hình 3.4 Cuộc thi: Góc học tập của em
3.3.2. Về học tập
(Góc học tập của em Phan Thị Bình An và Vũ Thị Linh đã đạt giải của lớp)
Các em mới vào học cấp 3 nên còn lúng túng về phương pháp học tập, về phong cách dạy của các giáo viên bộ môn, về cách hài hòa và bắt kịp với các bạn xung quanh nên nhiều em rơi vào tình trạng không tìm ra phương pháp học tập hợp lí, phải chịu áp lực không đáng có dẫn đến kết quả học tập chưa cao, thậm chí là sa sút. Với vai trò một giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp sau đây: 
Thứ nhất, cùng các em xây dựng một thời gian biểu phù hợp cho từng nhóm đối tượng (v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_de_lam_tot_cong_tac_tu_van_tam_li_cho.doc