B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Nội dung lý luận:
Khái niệm hạnh phúc: “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của
con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu cầu vật
chất và tinh thần, hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không
có hạnh phúc riêng lẻ.
Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng
tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan,
thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần.
Có rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với
mỗi chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường
gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường
xã hội của trẻ chính là trường học. Vậy trường học phải là trường học hạnh
phúc.
+ Hạnh phúc của học sinh mầm non rất đơn giản và có thể thực như:
* Những đứa trẻ hạnh phúc thường ăn uống đúng giờ: Việc ăn uống đúng
giờ rất có ý nghĩa đối với não bộ và cơ thể đang phát triển mạnh mẽ của trẻ.
Khi trẻ bình tĩnh và hài lòng vì không bị làm phiền bởi cảm giác đói khát,
chúng sẽ cảm thấy hạnh phúc tuyệt vời hơn rất nhiều.
hơn đối với chính mình, dạy trẻ biết quan sát làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, , tự rửa tay, rửa mặt, đánh răng, cất, lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, mặc áo, tự xúc ăn. Trong những kỹ năng về chăm sóc bản thân tôi lựa chọn một số những kỹ năng cơ bản sau để dạy trẻ: Kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tự mặc quần áo, kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: Như kỹ năng tự xúc ăn, kỹ năng tự mặc áo, cởi áo, gấp quần áoTrẻ ở độ tuổi này có khả năng tự xúc ăn, tuy nhiên có nhiều trẻ khi ăn xúc cơm còn rơi vãi, có những trẻ không tự xúc mà chỉ đợi cô xúc cho thì mới ăn. Chính vì vậy trước khi vào giờ ăn tôi thường kể cho trẻ nghe một số câu chuyện do tôi sưu tầm có nội dung liên quan đến việc tự xúc cơm ăn, sau đó gợi hỏi trẻ: Bạn nhỏ trong câu chuyện có ngoan không? Vì sao lại chưa ngoan? Sau đó cô giáo dục trẻ: Các con biết xúc cơm là đã giúp được việc cho bố mẹ rồi đó và chúng mình đã dần lớn rồi.Trong giờ ăn luôn luôn động viên, khen trẻ khi trẻ tự xúc cơm. Vệ sinh cá nhân là một việc làm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh cá nhân bao gồm: Rửa tay, rửa mặt, tập đánh răng ,tập chải đầu..Những việc làm này được tôi thực hiện dạy trẻ một cách thường xuyên. Dạy trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rèn cho trẻ biết tự rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng đúng quy trình, đúng kỹ năng. Với những kỹ năng này người lớn đặc biệt là bố mẹ trẻ sẽ yên tâm hơn về trẻ. Trẻ sẽ dần có thói quen về vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng, biết tự lựa chọn và mặc những trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe cho Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non 8/20 chính mình. Không chỉ dừng lại ở đó mà những kỹ năng này còn giúp trẻ khéo léo hơn, có ý thức và có tính kiên trì, làm việc một cách chủ đích hơn. - Kỹ năng sống tự tin: Người ta thường nói: Chỉ cần tự tin là giành được 50% thành công. Tự tin là điều hết sức cần thiết để có thể thành công trong cuộc sống, sự nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể luôn đạt được sự tự tin cần thiết trong nhiều tình huống. Do đó tự tin là một trong những yếu kỹ năng quan trọng mà chúng ta cần từng bước xây dựng cho trẻ từ khi còn nhỏ tuổi. Sự tự tin sẽ giúp trẻ dám nỗ lực, không ngại thử thách; trẻ tự tin sẽ có khả năng sống độc lập, hòa nhập xã hội tốt và dễ thành công hơn trong cuộc sống. Vậy tự tin là gì? Làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn? Để trả lời được câu hỏi này trước tiên đòi hỏi giáo viên phải hiểu và nắm được khái niệm của tự tin là gì? Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Thiếu tự tin là hệ quả của việc đánh giá thấp bản thân, điều này khiến con người không thể phát huy được những khả năng tiềm ẩn. Mất tự tin làm chúng ta nhụt chí, không dám nỗ lực, ngại thử thách, tự ti với bản thân và sống khép mình với xã hội. Vậy làm thế nào để giáo dục trẻ kỹ năng sống tự tin cho trẻ 3- 4 tuổi? Đó quả là một vấn đề không phải đơn giản, vì trên thực trẻ lớp tôi phụ trách đa phần là con em có cha mẹ làm nghề tự do nhiều nên sự hiểu biết về cách dạy kỹ năng sống tự tin cho con còn nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ hết. Những ngày đầu đến lớp nhiều trẻ còn hay khóc, rất ít nói, trong giờ học khi được cô giáo gọi lên trả lời câu hỏi trẻ không đứng lên trả lời mà trẻ còn khóc. Nắm bắt được điều đó nên vào đầu năm học khi phân tổ tôi thường phân những trẻ nhút nhát ngồi gần những trẻ mạnh dạn để giúp trẻ có thể giao lưu, trò chuyện giúp trẻ mạnh dạn hơn. Đối với những trẻ nhút nhát trong giờ học tôi thường quan tâm, gọi trẻ trả lời nhiều hơn, khen, động viên khích lệ trẻ kịp thời để giúp trẻ tự tin với bản thân hơn. Buổi sáng khi bố mẹ đưa đến lớp tôi thường quan tâm, hỏi han trẻ để trẻ giao lưu với cô. Ví dụ: Trong lớp tôi có bạn Thảo nhi, bạn Tuệ anh mỗi sáng bố mẹ đưa đến lớp, trẻ không chịu vào lớp với cô mà cứ đòi về. Đối với những trẻ đó tôi và giáo viên trong lớp vào các buổi chiều trước khi trẻ trả, chúng tôi thường trò chuyện gần gũi, động viên khuyến khích trẻ bằng các hình thức như: Hôm nay cô thấy con học bài rất giỏi, trong lớp con ngồi học rất ngoan nhưng cô muốn ngày mai con đi học con sẽ không khóc nhè nữa nhé! Như vậy thì cô và các bạn sẽ yêu con hơn đấy! Hoặc vào giờ đón trẻ, tôi dùng hình thức khen ngợi, động viên trẻ bằng cách: Hôm nay con có váy đẹp thế? Ai mua váy đẹp cho con đấy? Sau khi vào lớp, trò chuyện với trẻ xong tôi dùng hình thức khen ngợi , động viên trẻ trước lớp: Hôm nay cô thấy bạn Thảo nhi đến lớp rất ngoan, không khóc nhè nữa đâu, cả lớp mình cùng động viên và khen bạn nào!. Bằng những câu động viên, gần gũi của cô giáo dần dần sẽ giúp trẻ tự tin hơn, thích đến lớp hơn. Bên cạnh Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non 9/20 đó để giúp trẻ tự thì trong các giờ học hoạt động chung, với những trẻ nhút nhát tôi tăng cường cho trẻ được trả lời câu hỏi của cô, khi trẻ trả lời xong nếu đúng thì cô và các bạn động viên khen ngợi, còn nếu trẻ chưa trả lời được vì nhiều lý do (Có thể trẻ biết những không dám nói ra những điều suy nghĩ của mình hoặc có thể trẻ chưa biết trả lời câu hỏi của cô), dù bất cứ lý do nào giáo viên cùng không nên chê trẻ và sẽ gợi mở bằng cách dẫn dắt trẻ trẻ theo nội dung câu hỏi giúp trẻ trả lời, sau mỗi lần như vậy cô và các bạn lại cổ vũ, động viên sẽ giúp trẻ thấy tự tin hơn. Bên cạnh việc dạy trẻ tự tin khi trả lời các câu hỏi của cô, khi tham gia biểu diễn văn nghệ tôi còn chủ đọng giao cho trẻ những công việc vừa sức như : Nhờ trẻ lấy cho cô quyển sách , đồ chơi, cùng cô sắp xếp đò dùng trong góc chơi vào cuối tuần. giúp trẻ tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống. Ngoài ra việc giao lưu tình cảm, tiếp xúc với trẻ là một cách tạo ra sự tin tưởng, gắn bó giữa trẻ với người xung quanh. Tăng cường sự phát triển các giác quan, góp phần tích cực phát triển các kỹ năng xã hội, trong đó có kỹ năng sống tự tin. Bên cạnh đó để giúp trẻ có kỹ năng sống tự tin, vào các thời điểm trong ngày tôi luôn tạo cơ hội gần gũi, trò chuyện với trẻ bằng lời nói, cử chỉ thể hiện cảm xúc, ánh mắt, nét mặt sẽ khiển trẻ cảm nhận được thái độ, tình cảm của người giao tiếp. Với những hình thức giáo dục cho trẻ như vậy qua một thời gian tôi thấy trẻ lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt, hầu hết trẻ đã mạnh dạn, tự tin, và tích cực tham gia phát biểu trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, những trẻ nhút nhát đã tự tin hơn khi đứng trước lớp biểu diễn văn nghệ hoặc mạnh dạn hơn trong việc đưa ra các ý kiến cá nhân của mình. Có thể nói việc rèn kỹ năng sống tự tin giúp trẻ luôn vui vẻ, linh hoạt, tạo nền tảng cho cuộc sống vững vàng cho trẻ sau này. - Kỹ năng giao tiếp ứng xử Kỹ năng giao tiếp ứng xử đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Ứng xử tốt giúp chúng ta xây dựng và duy trì mối quan hệ hữu ích, thành công trong công việc, xây dựng một hình ảnh cá nhân ấn tượng, cũng như đạt được những mục đích trong cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi việc ứng xử không hiệu quả có thể tạo lên những mối mâu thuẫn trong các mối quan hệ, dẫn đến nhiều điều bất lợi trong cuộc sống. Cách giao tiếp ứng xử không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng nền tảng giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống. Trẻ giao tiếp ra sao là hoàn toàn do chúng ta dạy dỗ, bởi trẻ hay bắt chước, chưa hiểu hết được các từ ngữ. Trẻ của lớp tôi sống ở vùng nông thôn nên bị ảnh hưởng rất nhiều những từ ngữ không lành mạnh từ phía người lớn hay từ phía các anh chị lớn tuổi hơn. Để giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt tôi đã tiến hành dạy trẻ qua các hình thức sau: * Kỹ năng giao tiếp với bạn bè: Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng là Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non 10/20 nơi đa sở thích. Chính vì vậy cô có thể dạy trẻ tìm hiểu, khám phá những sở thích của chính bản thân, quan tâm đến bạn bè.. Trẻ trong lớp tôi mỗi trẻ lại có tính cách khác nhau, chính vì vậy tôi đã tìm hiểu tính cách của từng trẻ trong lớp để thuận tiện cho việc dạy và rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ thường thể hiện rõ nhất ở giờ hoạt động góc và nhất là góc chơi phân vai, vì ở góc chơi phân vai trẻ được chơi đóng vai các nhận vật như: Người bán hàng, cô cấp dưỡngmà những vai đó cần thể hiện bằng lời nói. Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi “ Bán hàng”, người bán hàng khi thấy có khách đến mua thì phải niềm nở, dùng ngôn ngữ của mình để trả lời khách, dùng ngôn ngữ của mình để mời chào khách, còn trẻ đóng vai người mua hàng sẽ phải về giá cả các mặt hàng như thế nào? Ngoài ra trong giờ học hoạt động chung, tôi tăng cường cho trẻ trả lời câu hỏi của cô, cho trẻ đọc thơ, hát để giúp cho vốn từ của trẻ ngày càng phòng phú . * Kỹ năng giao tiếp với người lớn và mọi người xung quanh trẻ: Đối với người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép , dạy trẻ nói đủ câu, không nói trống không. Để trẻ có thói quen nói đủ câu, không nói trống không thì giáo viên phải quan sát, uốn nắn trẻ thường xuyên, khi thấy trẻ nói chưa đủ câu cần sửa cho trẻ ngay. Vào các thời điểm đón trẻ, qua giờ học, giờ chơi tôi trao đổi với giáo viên trong lớp cùng kết hợp sửa cho trẻ. . Với những hình thức như vậy dần dần trẻ lớp tôi đã biết thưa gửi, nói năng lễ phép với cô giáo, với người lớn và mọi người xung quanh. Kết quả: Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động.Trẻ lớp tôi đã tự giác làm những việc tự phục vụ bản thân như: tự cất dép lên giá, tự cất và lấy ba lô,chào hỏi mọi người rất lễ phép. Khi trẻ giao tiếp bạn bè với nhau rất tình cảm thân mật không sưng mày tao, không văng tục, nói bậy trong giao tiếp. Đối với phụ huynh cảm thấy các con mạnh dạn giao tiếp hơn và lễ phép khi giao tiếp với mọi người đặc biệt phụ huynh rất vui khi con họ tự lập làm được những việc như cất giày, dép, cất ba lô, dần dần tự biết mặc quần áo...... * Biện pháp 3: Cô luôn đảm bảo an toàn cho trẻ và biêt cách kiềm chế những cảm xúc tiêu cực. Lớp học hạnh phúc là gì? Là môi trường giáo dục phải tuyệt đối an toàn, nói không với bạo lực, các con đều được sống trong tình yêu thương, cô giáo được phụ huynh tin tưởng tôn trọng. Mỗi ngày đến trường cô và trò đều trong tâm thế vui tươi, thoải mái. Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm an toàn về “thể chất” và “tinh thần”. Giáo viên học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến lớp trẻ có cảm nhận như ở nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là trẻ phát triển khỏe mạnh. Thể chất các con được đảm bảo chế độ ăn uống. Là một ngôi trường mới nhưng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo phòng, xã. Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng bếp đầy đủ tiện nghi, thực hiện quy trình bếp hai chiều, tính khẩu phần ăn theo đúng sự chỉ đạo quản lý trên phần mềm. Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với các công ty cung ứng thực phẩm sạch theo sự chỉ đạo giám sát Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non 11/20 của phòng. Với đội ngũ các cô nhân viên với nhiều kinh nghiệm chế biến, nấu ăn, sự tận tụy, chịu thương chịu khó mày mò đã nấu cho các con những bữa ăn rất ngon miệng đầy đủ các chất đủ định lượng. Chúng tôi là giáo viên trên lớp thì luôn động viên khích lệ trẻ ăn hết xuất của mình. Các con được rèn luyện tập thể dục, tham gia các hoạt động đều thường xuyên, luôn đảm bảo giờ nào việc nấy đưa các con vào các hoạt động. Các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi. Hai cô luôn chú ý bao quát trẻ khi các con ra khám phá hoạt động ngoài trời hay giao lưu tập thể các lớp trong khối cũng như giao lưu toàn trường luôn được đảm bảo. Hai cô dạy trẻ một số kỹ năng khi ra ngoài như kỹ năng đi cầu thang tôi luôn cho các con xếp hàng và đi theo hàng sang bên phải các con đi như một đàn kiến Có những hoạt động chúng tôi chia các con theo nhóm và có hoạt đông các con tham gia cả lớp nhưng vẫn được đảm bảo an toàn 100 %. Chúng tôi sưu tầm nghiên cức tìm tòi những trò chơi an toàn bổ ích cho trẻ khi trẻ được chơi hoạt động cả trong và ngoài lớp. Luôn đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu. Tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn ngây nguy hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của các con tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhà vệ sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lên giá đúng nơi quy định. Lớp tôi duy trì lịch trực vệ sinh hàng tuần . Đấy là an toàn về thể chất còn an toàn về tinh thần thì sao. An toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời. Chính vì vậy các con phải có một tâm thế gọi là vui mừng, phấn khởi nhất và cảm nhận thấy vui vẻ khi đi học. Và biện pháp đầu tiên khi nghĩ đến an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo. Cô là tinh thần món ăn của các con, là một giáo viên chuẩn nghề nghiệp, tôi đã nắm bắt được tâm lý của các con theo đúng lứa tuổi, việc nắm bắt được tâm lý của các con nghĩa là mình đã nắm bắt được niềm vui ước muốn và cũng như khát khao của trẻ. Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên trẻ như “ Con cần gì” “ Cô nghĩ là còn làm được”. Biết được các con cần gì bản thân tôi có phương pháp như nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động viên khích lệ trẻ kịp thời, tôi khen trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ đồng thời bản thân không được vi phạm những điều giáo viên không được làm đối với trẻ. Để đảm bảo tốt về an toàn thể chất cho trẻ tôi đã đặt ra quy định cho mình là phải : “Biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực”. Cô giáo mầm non rất vất vả nào là soạn giảng, chuẩn bị đồ dùng cộng với việc chăm sóc các cháu nhỏ,hơn thế nữa trẻ nhỏ lại hay nghịch ngợm thêm vào đó là những bộn bề những lo toan của cuộc sống gia đình, Vì vậy thấy luôn ẩn chứa những cảm xúc tiêu cực mà nhiều khi vô tình dẫn đến những hành vi tổn thương cho trẻ, đồng nghiệp và cho chính bản thân mình. Nhận thức được tác hại của cảm xúc tiêu cực nên tôi đã tìm hiểu và áp dụng những biện pháp kiềm chế sau: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non 12/20 + Học cách nhìn nhận lại mình: Khi tức giận thường sẽ gây hậu quả nghiêm trọng .Đã có lần đã làm mất đi mối quan hệ bạn bè thân thiết vì không kiềm chế cảm xúc?Tôi đã nhìn nhận lại hậu quả khi tôi tức giận và suy nghĩ có nên làm như vậy hay không? Điều này sẽ giúp tôi có cân nhắc với những trường hợp tương tự tránh những hậu họa không hay. + Tránh suy nghĩ tiêu cực: Tránh những suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ trầm trọng về vấn đề xảy ra sẽ làm bạn không kiềm chế được cảm xúc tức giận. Vì thế, bạn không nên căng thẳng, chán nản với thực tế và tìm cách khắc phục vấn đề. Tự động viên bản thân là mình có thể giải quyết được việc này tốt hơn. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng “quản trị cảm xúc” hơn. + Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi: Sai lầm có thể xảy ra với bất cứ ai, vì vậy tôi nghĩ rằng khi nóng giận và trách mắng thậm tệ người đó thì cũng không thay đổi được thực tế đã xảy ra. Do đó, việc quan trọng lúc này không phải là tìm ra ai chịu trách nhiệm cho sơ suất này, mà lúc này sẽ cùng mọi người tìm ra phương án khắc phục những hậu quả gây ra và giải quyết được vấn đề. + Không giữ thù hận hay ác cảm: Khi có ác cảm hoặc thù hận với người khác không chỉ làm mất thời gian và năng lượng của bản thân, thậm chí sẽ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực ấy. Vì vậy, tôi giải quyết vấn đề và tha thứ, không giữ lại thù hận sẽ giúp tôi có nhiều năng lượng làm việc, sức khỏe và hạnh phúc. + Nghĩ đến những gì tốt đẹp: Cảm xúc tức giận xảy ra nhanh chóng khiến cho tôi mất khả năng kiểm soát, vì thế lúc này tôi sẽ tránh mặt người đó và tìm đến một nơi yên tĩnh để nghĩ ra những điều tốt đẹp người đó đã làm cho tôi. “Cân bằng cảm xúc” để đánh giá khách quan những lỗi lầm để công bằng xử trí vấn đề. + Khiến bản thân trở nên bận rộn: Để kiềm chế cảm xúc, tôi sẽ đánh lạc hướng tâm trí bản thân bằng cách làm cho bản thân thật bận rộn. Nếu tôi không đối diện với vấn đề xảy ra ngay lập tức, tôi sẽ có thời gian kiểm soát được cơn tức giận. Do đó, thay vì nổi nóng làm mọi thứ rối tung lên thì tôi hãy để tâm vào những công việc khác, hứng thú và vui vẻ hơn. + Học cách đối mặt với khó khăn: Trong cuộc sống, giao tiếp chúng ta thường xuyên gặp phải những khó khăn phải đối mặt, vì thế, thay vì trốn tránh, tôi đương đầu với khó khăn và tìm cách vượt qua chúng. Không chỉ trích người khác, mà học cách tranh luận để kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân. + Bình tĩnh trong mọi tình huống: Cơn nóng giận sẽ làm mất bình tĩnh, nổi cáu, thậm chí gây hại với người khác thậm trí với cả trẻ. Vì vậy, khi gặp những khó khăn, thử thách tôi sẽ cố gắng bình tĩnh để giải quyết. Bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề toàn diện để khắc phục tránh hậu quả xấu. + Học cách giải tỏa cảm xúc : Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường. Tôi là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc lúc này tôi nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua và nếu có tôi sẽ Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non 13/20 uống một cái gì đó thật lạnh. Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc của mình tốt hơn. Kết quả: Trẻ lớp tôi luôn đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần,trẻ tăng cân đều ,nhanh nhẹn khỏe mạnh khi tham gia mọi hoạt động.Về sức khỏe tinh thần luôn vui vẻ tươi cười và hào hứng mạnh dạn tham gia mọi hoạt động. * Biện pháp 4 : Tổ chức thực hiện một số hoạt động để trẻ được là “trung tâm” và giúp trẻ hạnh phúc khi tham gia vui chơi, học tập và trải nghiệm. - Hoạt động đón trẻ: Ở giờ đón trẻ là thời điểm mà bé sẽ tạm chia tay bố mẹ, ông bà để đến với vòng tay của các cô. Đặc biệt thời điểm này trẻ thường hay nhõng nhẽo bịn nhin bố mẹ nhất là thời điểm đầu năm khi mà từ cô đến các bạn và tất cả đối với trẻ đều mới mẻ. Trẻ không muốn rời xa bố mẹ nên khóc lóc không muốn vào lớp.Tâm thế của trẻ vào buối sáng quyết định tâm trạng cả ngày của trẻ ở lớp, có những trẻ chỉ nhõng nhẽo một lúc là lại hòa vui cùng các bạn nhưng có những bạn thì gần như nhõng nhẽo cả ngày làm ảnh hưởng tới các bạn khác vốn đã ngoan lại bè nheo theo,hơn nữa còn ảnh hưởng tới các hoạt động khác nữa.. Chính vì vậy tôi đã tìm tòi trên mạng và kết hợp với đặc thù trẻ lớp mình mà đưa ra hình thức:“Màn chào hỏi buổi sáng”. Với biện pháp này trẻ sẽ chọn màn chào hỏi cảm xúc và được cô đáp lại bằng những nụ cười: Trước khi vào lớp, các bé sẽ tự mình lựa chọn một cách chào với giáo viên trong “menu lựa chọn” hành động cảm xúc dán ngay cửa lớp trẻ được vô tư lựa chọn những hình thức chào hỏi ( Ảnh 1) Hình ảnh bàn tay: Tùy từng lựa chọn của trẻ, cô sẽ đập tay, bắt tay với trẻ và quan trọng hơn nữa là cô phải nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ. Lúc đó đứa trẻ sẽ không còn cảm giác nặng nề rằng đó là cô giáo mà trẻ sẽ cảm nhận được không khí thoải
Tài liệu đính kèm: