SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nuôi dưỡng ở Trường Mầm non

SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nuôi dưỡng ở Trường Mầm non

PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài

Sự xuất hiện của và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền

thông đã, đang và sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Có thể nói,

công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động tích cực đến hầu hết các ngành nghề

trong xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục, nơi tính hiệu quả của việc ứng dụng

CNTT cả trong dạy học và quản lý đều đã được chứng minh.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng

CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả

thiết thực: Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, việc quản lý nhân

sự, chuyên môn, thực hiện hồ sơ sổ sách và báo cáo thống kê nhẹ nhàng và khoa

học.

Tuy nhiên trong công tác quản lý nuôi dưỡng thì việc ứng dụng công nghệ

thông tin lại chưa được chú trọng mặc dù công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là

nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong các hoạt động của trường mầm non.

Trong gần 3 năm được phân công làm nhiệm vụ phụ trách quản lý công

tác nuôi dưỡng tôi nhận thấy trong công tác quản lý nuôi dưỡng có rất nhiều

công việc tỉ mỉ,vụn vặt, tốn rất nhiều thời gian để kiểm tra số liệu cho chính xác.

Nếu không biết ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thì khó có thể hoàn

thành tốt nhiệm vụ quản lý của mình.

pdf 37 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 2984Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nuôi dưỡng ở Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bị mất. Ví dụ hôm nay chúng ta điều chỉnh cái gì đó và sau 2 tháng sau 
thì chúng ta xem được lịch sử ngày hôm nay chúng ta điều chỉnh gì. Đó là tính 
năng lớn nhất đối với công cụ này mà làm việc bằng Excel offline không có 
được. Cách làm như sau: 
Bước 1: Mở tài khoản Gmail truy cập vào ứng dụng Trang tính 
Bước 2: Tạo một trang tính mới 
- Bấm chuột vào ô có dấu ‘+’ trong phần “Bắt đầu bảng tính mới” 
7/20 
- Khi bạn mở một trang bảng tính mới, mặc định là dữ liệu sẽ bắt đầu điền 
ở ô được chọn sẵn thường là ô 1-A ngay đầu bên trái màn hình. 
- Đổi tên cho trang tính. Nhập tên “THEO DÕI TRẺ THÁNG 3/2021” tại 
ô “Bảng tính chưa có tiêu đề” để dễ dàng cho việc quản lý. 
- Phía dưới sẽ là thanh menu gồm những tính năng hỗ trợ cho công việc 
và còn lại giao diện tương tự như Excel. 
- Sau khi đã hoàn tất các công việc cơ bản, việc quan trọng nhất chính là 
nhập dữ liệu cho trang tính. 
+ Đầu tiên: Chúng ta có thể chọn bất kì ô nào mong muốn để điền thông 
tin, khi đã điền xong thì ấn nút ‘Enter’ để lưu các thông tin đã điền và chuyển 
đến ô kế tiếp hoặc có thể dùng nút ‘Tab’ để chuyển sang ổ bên phải cùng dòng 
hay sử dụng các phím mũ tên để di chuyển sang các ô mong muốn. Ngoài ra, có 
thể sử dụng chuột để chọn ngay vào ô bạn muốn chỉ định để điền thông tin. Còn 
nếu bạn không muốn ngồi gõ từng dữ liệu thì cũng có thể dùng cách ‘sao chép 
và dán’ từ các file có sẵn dữ liệu vào trang bạn đang làm. Để sao chép dữ liệu, 
chúngta vẫn thực hiện các bước thông thường là bôi đen dòng hoặc đoạn mà 
bạn muốn rồi sử dụng chuột phải click vào Copy hoặc sử dụng tổ hợp phím 
‘ctrl+C’ để sao chép. Sau đó chọn vị trí các ô muốn nhập thông tin, bắt đầu bôi 
đen các ô mong muốn điền thông tin rồi click chuột phải chọn Paste hoặc sử 
dụng tổ hợp phím ‘ctrl+V’ để có thể dán thông tin mà đã sao chép từ trước vào 
các ô đã chọn. 
Tôi thường sử dụng lại các File Excel đã làm sẵn, bôi đen toàn bộ Copy 
và dán vào trang tính. 
8/20 
Tuy nhiên khi dán vào sẽ bị thay đổi chiều rộng của các ô cột chúng ta 
cần phải mất một chút thời gian để đièu chỉnh lại, nhưng vẫn nhanh hơn là tạo 
mới. 
- Trong trang tính cũng có tính năng định vị, điều này tránh việc nhầm lẫn 
khi giáo viên nhập dữ liệu. Bởi vì đây là bảng theo dõi cả tháng nên sẽ rất dài, 
nếu ta không có định vị lại thì khi chúng ta kéo thì sẽ khó theo dõi, chúng ta sẽ 
không biết đây là nội dung cột nào. Vì vậy, tôi đã làm như sau: Để chuột vào 
hàng mà chúng ta muốn cố định -> Menu xem. Trong menu xem chứa tất cả các 
định dạng. Chúng ta kéo xuống cố định -> tới hàng hiện tại 
VD: Tôi đặt chuột tại hàng số 5 --> vào Menu Xem --> Cố định --> tới 
hàng hiện tại(5) 
9/20 
Như vậy chúng ta sẽ cố định hàng hiện tại của chúng ta lại không cho nó chạy. 
Cho dù bạn kéo đến cuối file nó vẫn hiện. 
Tương tự, muốn cố định cột, tôi đặt chuột vào cột B -->Menu Xem --> Cố 
định --> tới cột hiện tại (B) 
+ Việc vô cùng quan trọng tiếp theo đó là đặt các công thức để sao cho 
khi GVCN các lớp nhập số liệu xong thì cũng có kết quả tổng luôn không cần 
phải tính toán nữa. 
- Các công thức mà tôi sử dụng rất đơn giản và ai cũng có thể làm được vì 
đó chỉ là các công thức cơ bản trong Excel nên cũng không phải lo lắng khi phải 
ngồi tìm hiểu lại cách dùng vì điều đấy rất tốn nhiều thời gian, tôi sẽ chỉ đề cập 
đến 2 công thức cơ bản hay được dùng nhất trong tổng hợp và thống kê sẵn có 
trong biểu tượng ∑ góc bên phải của thanh công cụ. 
- Công thức đầu tiên đó là sử dụng hàm SUM : Công thức SUM 
là phương pháp tự động giúp bạn tính tổng giá trị của các ô mà bạn chọn. 
Chính vì lẽ đó công thức này rất hữu dụng giúp bạn đỡ phải tự tính toán các giá 
10/20 
trị mà chỉ việc dùng công thức và để công cụ tự thực hiện công việc tính 
toán một cách nhanh chóng và đơn giản. 
Có 3 cách để dùng công thức SUM 
--> Cách 1: Bôi đen những ô trong phạm vi mà bạn muốn tính tổng giá trị 
rồi ấn vào biểu tượng ∑ trên thanh công cụ rồi chọn SUM 
--> Cách 2: Chọn công thức SUM trong biểu tượng ∑ trên thanh công cụ, 
sau đó chọn phạm vi ô mà bạn mong muốn dùng thực hành các bước 
--> Cách 3: Gõ dấu = sau đó tự gõ các phương pháp và phạm vi ô mà 
bạn muốn sử dụng. 
--> Cuối cùng ấn nút ‘Enter’ để kết thúc thực hành các bước. 
VD: Để tính tổng số trẻ báo ăn toàn trường tôi nhập công thức sau: 
=SUM(D6+F6+H6+J6+L6+N6+P6+R6+T6) 
Sau khi nhấn Enter trang tính tích hợp chế độ tự điền nếu có sd lại công thức đó 
cho các hàng tiếp theo ta chỉ việc click chuột vào dấu 
- Công thức tiếp theo đó là tính tỉ lệ phần trăm (%) để biết được tỉ lệ 
chuyên cần của từng lớp cũng như toàn trường. 
VD: Để tính tỉ lệ chuyên cần của lớp A1 tôi nhập công thức sau 
=C32/(C33*12)sau đó click và dấu % (Định dạng theo phần trăm) 
trong đó: . C32 là tổng số trẻ đi có mặt từ ngày 02/03/2021- 15/03/2021 
 . C33 là tổng số trẻ đi học của lớp 
 . 12 là tổng số ngày trẻ đi học ( vì tôi lấy ví dụ của giữa tháng đang 
thực hiện nên số ngày trẻ đi học mới được 12 ngày. 
11/20 
- Cuối cùng là chia sẻ trang tính đến địa chỉ Gmail của GVCN các lớp sẻ 
chia, bảo vệ và di chuyển dữ liệu. Điều khiến Google trang tính trở nên xuất 
sắc cũng chính là khả năng ‘’đồng bộ hóa’’. Tôi làm như sau: Click vào nút 
“Chia sẻ” màu xanh ngay bên góc phải màn hình. Sau đó chọn địa chỉ Gmail của 
GVCN các lớp, nhập lời nhắn và nhấn nút “Gửi” 
 Còn một việc nữa mà tôi cần làm đó là hướng dẫn các cô giáo cách nhập 
dữ liệu trên trang tính và để thuận tiện hơn nữa các cô giáo có thể tải ứng dụng 
Google Trang tính từ trang Google Play về điện thoại thông minh điện thoại sẽ 
tự động đồng bộ và các cô có thể nhập bằng điện thoại. 
12/20 
Chỉ vài bước đơn giản đã giúp thôi nhẹ nhàng hơn trong việc quản lý, 
theo dõi trẻ hàng ngày từ đó kịp thời đôn đốc nhắc nhở các lớp nếu số trẻ nghỉ 
học quá nhiều và phát hiện kịp thời những lớp chưa trung thực trong báo ăn cho 
trẻ nếu số trẻ có mặt và số trẻ báo ăn có sự chênh lệch quá lớn. 
Bên cạnh đó cũng giúp cho đồng chí kế toán đỡ vất vả trong việc lấy số 
liệu báo ăn để điều chỉnh lượng thực phẩm mua cho phù hợp kịp thời hơn. 
(VD1: Bảng tổng hợp theo dõi trẻ tháng 1/2021 - Minh chứng phần phụ lục ) 
2. Biện pháp 2: Quản lý thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ trên phần 
mềm GoKids. 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng thực đơn, tính khẩu 
phần ăn cho trẻ là một việc làm quan trọng mang tính khoa học. Nó không chỉ 
nhằm mục đính sử dụng phân phối hợp lý tiền ăn để giảm tối đa sự thâm thừa 
tiền ăn trong ngày của trẻ mà nó còn giúp người quản lý công tác chăm sóc nuôi 
dưỡng tính được lượng thực phẩm, tỷ lệ các chất cần và đủ để cung cấp cho trẻ 
trong các bữa ăn ở trường mầm non cũng như chỉ đạo, giám sát việc xây dựng 
thực đơn, tính khẩu phần ăn một cách khoa học, hiệu quả và tiết kiệm. 
Năm học 2020 – 2021, phòng giáo dục tiếp tục chỉ đạo 100% các trường 
mầm non trong huyện thực hiện tính khẩu phần ăn trên phần mềm đã được 
huyện phê duyệt. Phần mềm GoKids đã chỉ ra được những tính năng ưu việt mà 
công thức tính trên Excel trước đây không có được đó là: Toàn bộ quy trình 
nghiệp vụ, cơ sở tính toán, các mẫu biểu báo cáo đều tuân thủ chặt chẽ các văn 
bản pháp lý liên quan như các thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo, 
Bộ Y tế, Bộ Tài chính. Dữ liệu gốc làm căn cứ tính toán đều được sử dụng từ 
các tổ chức chuyên môn cao nhất về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em như Vụ 
giáo dục mầm non - Bộ giáo dục và đào tạo hoặc các cơ quan chuyên chuyên 
môn về dinh dưỡng, lương thực và thực phẩm của Việt Nam và Quốc tế như 
Viện dinh dưỡng quốc gia, Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y tế 
Tính khẩu phần ăn là công việc, nhiệm vụ của đồng chí kế toán, song bản 
thân tôi là quản lý tôi nhận thấy rằng khi mình biết làm và làm tốt thì cũng sẽ dễ 
dàng hơn trong quản lý. Do đó, tôi thường xuyên giám sát và hỗ trợ đồng chí kế 
toán xây dựng thực đơn, tạo món ăn trên phần mềm,cân đối định lượng các chất 
vào các đợt thay đổi thực đơn. Để tiến hành thực hiện tính khẩu phần ăn trên 
phần mềm Gokids tôi đã thực hiện những bước sau: Đầu tiên là phải truy cập 
vào trang chủ kc.edu.vn --> Sau đó nhập tên đăng nhập, mật khẩu và mã bảo vệ. 
13/20 
Sau đó tiến hành 5 bước sau: 
* Bước 1: Điền đầy đủ các thông tin trong các mục như “Nhà cung cấp”; “Thực 
phẩm trường”; “Nhập kho” .... 
* Bước 2: Thêm mới các món ăn trong thực đơn của nhà trường vào mục “Món 
ăn” 
14/20 
Việc này chỉ cần làm 1, 2 lần trong một năm học nếu thực đơn sử dụng 
không thay đổi, nếu có thay đổi chỉ cần thêm món mới. Thường là vào dịp hè, 
khối lượng công việc ít tôi thường tranh thủ thêm các món ăn mới dự kiến đưa 
vào thực đơn trong năm học sau nên việc làm này đối với tôi không quá vất vả. 
* Bước 3: Thực đơn mẫu. 
- Đây là việc làm rất quan trọng, mục này ta có thể chọn thực đơn từ tham 
khảo thực đơn mẫu hoặc nhập mới. 
- Để tạo thực đơn mới ta nhấn vào nút “Thêm mới” sau đó điền đầy đủ 
các thông tin bữa trưa, bữa chiều, ssố tiền ăn của trẻ cũng như số trẻ trung bình 
cộng trong tháng để tránh phải thêm bớt, sửa đổi nhiều. 
Sau khi nhập đủ các thông tin ta tiến hành nhập số lượng thực phẩm sao 
cho cân đối được định lượng sáng chiều và tỉ lệ các chất. 
+ Đối với trẻ nhà trẻ: Lượng calo cần có tại trường là 600 - 
651Kcalo/ngày chiếm khoảng 60%- 70% nhu cầu năng lượng cả ngày. 
Gồm 3bữa: - Bữa trưa: 30% - 35 % 
 - Bữa phụ chiều: 25% - 30 % 
 - Bữa chính chiều: 5% - 10% 
Tỉ lệ P:L:G tương ứng là: P: 13% - 20%; L: 30% - 40%; G: 47% - 50% 
+ Đối với trẻ Mẫu giáo: Lượng calo cần có tại trường là 615 - 726Kcalo/ngày 
chiếm khoảng 50%- 55% nhu cầu năng lượng cả ngày. 
Gồm 2 bữa: - Bữa trưa: 30% - 35 % 
 - Bữa phụ chiều: 15% - 25 % 
Tỉ lệ P:L:G tương ứng là: P: 13% - 20%; L: 25% - 35%; G: 52% - 60% 
* Bước 4: Cân đối khẩu phần 
Để cân đối khẩu phần ta chọn mục “cân đối khẩu phần” . Bước này tôi thường 
yêu cầu đồng chí kế toán thực hiện từ ngày hôm trước lấy số trẻ dự tính bằng số 
15/20 
trẻ của ngày hôm đó. Tôi cũng khuyến khích tranh thủ trongnhững lúc có thời 
gian, công việc không gấp gáp có thể làm luôn cả tuần bằng cách lấy số trẻ trung 
bình đi trong tháng để làm vì cũng có những dịp công việc kế toán rất bận rộn 
nên nếu tranh thủ làm được việc gì trước thì tôi khuyến khích làm. Thậm chí bản 
thân tôi những lúc ít việc thường cũng xem lại thực đơn mẫu, cân đối lại những 
ngày chưa hợp lý. Đây cũng là điểm rất hay của phần mềm, vì ta có thể thực 
hiện ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào và không cần phải chia sẻ cho nhau mới thấy 
được những mục đã thay đổi. 
VD: Để cân đối khẩu phần ngày 19/01/2021. Ta chọn ngày lập 19/01/2021, ghép 
thực đơn thứ 3, tuần 2+4 - mùa đông của lứa tuổi mẫu giáo và nhà trẻ. Sau đó 
cân đối lại lượng thực phẩm để đảm bảo định lượng theo quy định. 
+ Bước 5: Xuất biểu mẫu - thống kê 
 --> Để gọi thực đơn cho ngay hôm sau: Ta chọn vào mục “Phiếu kê chợ” để in 
phiếu gọi thực đơn, hoặc chụp lại gửi cho nhà cung cấp qua tin nhắn Zalo việc 
này vừa đảm bảo chính xác lại đỡ tốn thời gian, công sức. 
16/20 
--> Và cuối cùng là xuất “Sổ tính tiền ăn” --> Đây là công đoạn cuối cùng hoàn 
tất công việc tính khẩu phần ăn. Ta chỉ cần chọn ngày --> Nhấn nút Xem --> 
chọn “Sổ tính khẩu phần ăn của trẻ” --> Xuất ra File Excel và chỉnh lại một chút 
thể thức văn bản là ta đã hoàn tất công việc. 
Dựa vào kiến thức được bồi dưỡng qua quá trình công tác, tự học và tham 
khảo từ nhiều nguồn khác nhau mà tôi đã nắm được tương đối rõ về tỉ lệ các 
chất cũng như thành phần dinh dưỡng trong từng loại thực phẩm để từ đó nhanh 
chóng hơn trongviệc lựa chọn và xây dựng thực đơn. 
Ví dụ: 
+ Nếu tỷ lệ Protein thấp: Tôi tăng thêm lượng thịt và giảm bớt số lượng 
dầu ăn hoặc các thực phẩm giàu tinh bột.... 
+ Nếu tỷ lệ Lipit cao: Tôi giảm bớt lượng thịt sấn, dầu ăn, tăng nạc vai 
và bổ xung thêm các loại ngũ cốc. 
+ Nếu tỷ lệ Gluxit thấp: Tôi tăng thêm lượng sữa, các loại rau, củ, quả. 
+ Nếu tỷ lệ Canxi thấp: Tôi sẽ bổ sung thêm sữa và các loại thực phẩm 
giàu canxi như: Cua, tôm, trai, cá.......... 
(VD2: Thực đơn chi tiết ngày thứ 6, tuần 1 + 3 trên phần mềm Gokids- 
Phần phụ lục ) 
(VD3:Thực đơn mùa hè, mùa đông được cân đối trên phần mềm Gokids 
- Phần phụ lục ) 
 Ngoài ra, để xây dựng thực đơn cho trẻ phong phú hấp dẫn kích 
thích trẻ ăn ngon miệng tôi không chỉ điều tra khẩu vị ăn của trẻ mà tôi thường 
xuyên khai thác tư liệu trên mạng internet tại  các website 
của các trường bạn và tìm những thực đơn hay trên sách, báo có các món ăn 
17/20 
ngon, cách chế biến mới lạ sau đó đánh máy hoặc Coppy lại thành một fide dữ 
liệu riêng đặt tên là “Thực đơn tham khảo”. 
(VD4: Ngân hàng thực đơn tham khảo - Minh chứng phần phụ lục) 
 3. Biện pháp 3:Ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, 
nhân viên về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 
Đối với đặc thù công việc của nhân viên nuôi dưỡng, cũng như giáo viên 
mầm non, thời gian để chăm sóc trẻ và thực hiện nhiệm vụ công việc của mình 
chiếm khá nhiều thời gian vì vậy mà thời gian bồi dưỡng chuyên môn là rất ít. 
Nếu chỉ tập trung vào mỗi tháng 1 - 2 lần sinh hoạt tổ nhóm và dịp hè thì chất 
lượng bồi dưỡng sẽ không được cao. Bởi vì thời gian để tiến hành sinh hoạt tổ 
không nhiều, mà cả năm chỉ tập trung bồi dưỡng trong dịp hè thì đến năm học 
lại quên ngay vì đặc thù công việc là học phải đi đôi với hành. Chính vì điều đó, 
tôi khuyến khích và ưu tiên phương pháp ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng 
chuyên môn. 
Nếu như trước đây, khi PDG tổ chức tập huấn, kiến tập nhà trường sẽ 
phân công giáo viên, nhân viên đi dự và ghi chép lại toàn bộ nội dung sau đó về 
trao đổi, triển khai tại nhà trường thông qua các buổi họp sinh hoạt chuyên môn 
hoặc tổ chức kiến tập chuyên đề. Việc làm này không sai nhưng còn nhiều hạn 
chế, vì khả năng ghi chép và hiểu vấn đề ở mỗi người là khác nhau, nhiều khi do 
suy nghĩ chủ quan của cá nhân mà vấn đề cần truyền tải lại không được chính 
xác và có những nội dung chỉ nghe thôi là chưa đủ. Nay, khi phân công giáo 
viên, nhân viên tham dự tôi yêu cầu chụp lại các hình ảnh và quay video lại toàn 
bộ những nội dung được học tập và chia sẻ ngay lên nhóm của tổ mình qua ứng 
dụng Zalo vì vậy mà các cô vừa được mắt thấy, tai nghe và khi sinh hoạt tổ lại 
được cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề còn thắc mắc, chưa hiểu rõ 
thì chất lượng bồi dưỡng sẽ được nhân rộng thêm nhiều lần. 
Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên tham khảo và sưu tầm các bài viết hay 
về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, cũng như các mẹo hay trong chế biến món 
ăn hay các vấn đề cần tránh trong chế biến thực phẩm đến các cô bằng hình thức 
chia sẻ qua nhóm Zalo của trường. Từ đó, mà lượng kiến thức và thông tin cũng 
được các cô cập nhật nhanh chóng hơn. 
(VD 5: Hình ảnh buồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhân viên - Minh chứng 
phần phụ lục) 
4. Biện pháp 4:Tận dụng sức mạnh của CNTT để tuyên truyền các biện pháp 
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng. 
Để việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả tốt nhất thì cần thiết phải 
có sự phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Hiện nay có rất nhiều 
phụ huynh ít chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ hoặc chăm sóc trẻ thái quá, 
18/20 
luôn ép trẻ ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa, ít cho trẻ ăn rau xanh. Cả hai cách chăm 
sóc này đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ làm cho trẻ 
không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng dễ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, 
thấp còi, béo phì. Thời gian phụ huynh đưa trẻ đến trường và đón trẻ rất vội để 
đi làm và chiều về lại rất vội với những công việc gia đình nên thường rất ít có 
thời gian để trao đổi nhiều với giáo viên về tình hình của trẻ. Vì vậy, ngay từ 
đầu năm học và các buổi họp phụ huynh tôi đã triển khai đến các lớp tích cực 
ứng dụng CNTT để tuyên truyền các nội dung để chăm sóc trẻ như: Lồng ghép 
hình ảnh, video về tác hại của việc suy dinh dưỡng, thấp còi, béo phì trên bài 
giảng PowerPoint, các video về những sai lầm trong chế biến thực phẩm, các tin 
tức về những thực phẩm cần và tránh sử dụng cho trẻ lứa tuổi mầm non... Thêm 
vào đó là các hình ảnh, video các con ăn, ngủ, tự vệ sinh cá nhân do cô giáo tự 
quay lại khiến phụ huynh hiểu rõ hơn về nội dung hoạt động một ngày của trẻ 
cũng như yên tâm hơn khi gửi gắm con tại trường. 
Ngoài ra, sau mỗi kỳ cân, đo khám sức khỏe tôi đều yêu cầu giáo viên 
chụp lại kết quả và thông báo trên Zalo nhóm phụ huynh của lớp mình. Từ đó 
mà 100% đều nắm được kịp thời tình hình sức khỏe của con và sớm có biện 
pháp phối kết hợp với nhà trường sao cho hiệu quả. 
 Bên cạnh việc tuyên truyền cho phụ huynh thì học sinh chính là đối 
tượng cần tuyên truyền để đạt hiệu quả cao nhất trong chất lượng chăm sóc nuôi 
dưỡng. Vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng 
vào các hoạt động trong ngày. Đối với nội dung này, tôi ưu tiên các cô ứng dụng 
CNTT để truyền tải đến học sinh thông qua bài giảng PowerPoint và các video 
về các nội dung giáo dục dinh dưỡng như: Bài giảng tìm hiểu khám phá về 4 
nhóm chất, video chế biến các món ăn, video về tác hại của việc không ăn 
đủ chất, video về chăm sóc vệ sinh cá nhân đúng cách... 
(VD 6: Hình ảnh bài giảng PPT và video lồng ghép nội dung giáo 
dục dinh dưỡng sử dụng để dạy trẻ - Minh chứng phần phụ lục) 
 Ngoài ra, tôi còn thường xuyên đăng tải các nội dung tham khảo về 
công tác chăm sóc trẻ cũng như các hoạt động về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ 
trong nhà trường lên trang cổng thông tin của nhà trường, trang Facebook của 
trường qua đó mở rộng hơn đối tượng biết đến các hoạt động của nhà trường, 
góp phần quảng bá về chất lượng của nhà trường. 
(VD 7: Hình ảnh các bài tuyên truyền về công tác cahưm sóc nuôi dưỡng 
đăng trên cổng thông tin và các trang mạng xã hội - Minh chứng phần phụ lục.) 
 Qua quá trình triển khai các giải pháp phối kết hợp với các bậc cha mẹ 
trong chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ chúng tôi đã tranh thủ 
được sự giúp đỡ nhiều mặt của các bậc phụ huynh như: Phụ huynh tự nguyện 
19/20 
đóng góp, hỗ trợ kinh phí, trao đổi thông tin, tham gia tích cực vào các hoạt 
động của nhà trường. Chất lượng chăm sóc nuôi dạy được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ 
trẻ đến trường ngày càng đông, phụ huynh yên tâm phấn khởi, tin tưởng khi gửi 
con tại trường. 
IV/ Kết quả đạt được 
 Với các biện pháp trên, tôi đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho giáo 
viên, nhân viên và bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quản lý tại 
trường. Cụ thể: 
Nội dung Cách làm cũ Cách làm mới 
Theo dõi trẻ, lấy 
số liệu báo ăn 
hàng ngày. 
- Mất nhiều thời gian 
- Đôi khi số liệu không 
chính xác 
- Nhanh chóng 
- Số liệu chính xác, được lưu trữ 
cẩn thận, việc tìm kiếm tra cứu 
thông tin nhanh chóng, thuận 
tiện. 
Tính khẩu phần 
ăn hàng ngày 
- Tính định lượng calo và 
tủi lệ các chất còn nhập 
bàng công thức nên chưa 
đảm bảo tính chính xác. 
- Không thể tận dụng thời 
gian làm trước. 
- Nhập công thức bằng 
Excel nên khó kiểm tra, 
đối chiếu. 
- Khẩu phần ăn được cân đối, 
tính toán đúng theo quy định. 
- Có thể tranh thủ thời gian rảnh 
để làm trước một số công việc. 
- Số liệu được lưu trữ trên phần 
mềm nên thuận tiện cho việc 
kiểm tra, đối chiếu. 
Bồi dưỡng 
chuyên môn cho 
giáo viên, nhân 
viên 
- Chưa hiệu quả, tốn nhiều 
thời gian, giáo viên, nhân 
viên học xong lại quên 
ngay. 
- Hiệu quả, có thể học mọi lúc 
mọi nơi, được tai nghe mắt thấy, 
khả năng ghi nhớ tốt hơn. 
Tuyên truyền, 
phối hợp với 
phụ huynh 
- Phụ huynh ít thời gian để 
trao đổi với giáo viên, 
nhiều phụ huynh ngại 
ngùng trong việc giao tiếp, 
chưa tận mắt thấy được 
hoạt động một ngày của 
trẻ. 
- Thông tin được cập nhật mọi 
lúc, mọi nơi, nhiều vấn đề trao 
đổi qua tin nhắn zalo dễ dàng 
hơn, được tận mắt xem các con 
hoạt động, yên tâm, tin tưởng 
hơn vào chất lượng của nhà 
trường. 
 Với sự nỗ lực của bản thân, năm học

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_qua.pdf