Trang trí, xây dựng môi trường bên trong lớp học theo hướng mở giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt, sáng tạo.
Trang trí mục đích là phối hợp giữa các mảng hình màu sắc, đường nét, sao cho cân đối hài hòa, hợp lý trong một không gian nhất định. Đối với mầm non việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng góc chơi, với nội dung chơi, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ
Xây dựng góc chủ đề là góc thể hiện nỗi bật nhất chủ đề trẻ đang học nên tôi xây dựng hình ảnh mang tính thẩm mĩ, thân thiện gần gũi đối với trẻ. Mảng chủ đề tôi sử dụng chất liệu có bề mặt trơn, nhẵn để có thể dễ dàng dán, bóc thay đổi hình ảnh phù hợp với từng chủ đề, tôi trang trí gợi ý 1 số chi tiết và để khoảng trống khuyến khích trẻ tham gia.
Ở góc học tập ngoài hình ảnh cây hoa sinh động, đẹp mắt, và hình ảnh hình dạng nghộ nghĩnh, những chú thỏ thông minh tôi trang trí thêm 1 vườn hoa “ những bông hoa chữ cái với chữ cái, và số” trong bảng tôi gắn các hộp dắt và đánh nhám theo hàng ngang, phía trên là hộp dắt biểu tượng của cô, phía dưới là các hộp dành cho trẻ, cô và trẻ có thể thay đổi nội dung, hình ảnh dể dàng, tiện lợi
BÀI THUYẾT TRÌNHMỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG VÀ NGOÀI LỚP THEO HƯỚNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 -6 TUỔIHọ và tên : Lê Thị Xuân HươngChức vụ: Giáo viênĐơn vị: Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Thị Xã Buôn HồNăm học: 2020- 2021 1. Lý do hình thành biện pháp.Như Bác Hồ đã nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tốt nhất, luôn là mục tiêu không điểm dừng. Muốn thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng. Vì vậy mỗi chúng ta cần chung tay để tạo cho trẻ một môi trường học tập, vui chơi, trải nghiệm, thực sự an toàn và lành mạnh, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. *Thực trạng . Năm học 2019 - 2020 bản thân tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 tuổi, với tổng số là 43 trẻ, bước vào thực hiện đề tài này tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau đây: Thuận Lợi- Nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.- Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp theo hướng mở. - Bản thân tôi là một giáo viên luôn yêu nghề, mến trẻ, có năng khiếu thẩm mỹ trong việc tạo môi trường và làm đồ dùng đồ chơi. - Bước đầu Phụ huynh đã hiểu và quan tâm đến ngành học.- Trẻ được học và phân chia đúng theo độ tuổi. Khó khăn Trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Kinh phí, việc tạo môi trường trong và ngoài lớp để trẻ được học tập, được trải nghiệm tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi còn hạn chế. Môi trường lớp học được thay đổi thường xuyên theo từng chủ đề nhưng nội dung và hình thức chưa phong phú, hấp dẫn đối với trẻ. Việc sắp đặt, bố trí các góc chơi cho trẻ chưa hợp lý, chưa thuận tiện, các mảng trang trí chưa sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa mang tính mở, đồ dùng, đồ chơi chủ yếu là mua sẵn, nguyên vật liệu, học liệu chưa phong phú, đa dạng. Trẻ được tổ chức hoạt động một cách rập khuôn chưa tích cực, chưa sáng tạo. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm. Kết quả khảo sát thực trạng lớp tôi như sau: Tổng số trẻ Môi trường hoạt động trong lớpMôi trường hoạt động ngoài lớpTrẻ hứng thú hoạt độngTrẻ chưa hứng thú hoạt độngTrẻ hứng thú hoạt độngTrẻ chưa hứng thú hoạt động43 trẻ 20 trẻ23 trẻ25 trẻ 18 trẻTỷ lệ %46,5%53,5%58,1%41,9% 2. Nội dung biện pháp * Tự tìm tòi, khám phá học hỏi, tự bồi dưỡng bản thân. Đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ Mầm non 5- 6 tuổi. Tìm đọc tham khảo những cách xây dựng mội trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo hướng mở, làm đồ dùng đồ chơi đơn giản trên sách báo, tạp chí Mầm non. Xem các chương trình truyền hình về chăm sóc giáo dục trẻ trên các kênh truyền hình, Học vẽ tranh ảnh, con vật cây cối qua yotube, qua trường bạn và bạn bè đồng nghiệp. * Phối hợp với phụ huynh trong việc sưu tầm nguyên vật liệu, học liệu để tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. * Trang trí, xây dựng môi trường bên trong lớp học theo hướng mở giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt, sáng tạo. Trang trí mục đích là phối hợp giữa các mảng hình màu sắc, đường nét, sao cho cân đối hài hòa, hợp lý trong một không gian nhất định. Đối với mầm non việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng góc chơi, với nội dung chơi, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ Xây dựng góc chủ đề là góc thể hiện nỗi bật nhất chủ đề trẻ đang học nên tôi xây dựng hình ảnh mang tính thẩm mĩ, thân thiện gần gũi đối với trẻ... Mảng chủ đề tôi sử dụng chất liệu có bề mặt trơn, nhẵn để có thể dễ dàng dán, bóc thay đổi hình ảnh phù hợp với từng chủ đề, tôi trang trí gợi ý 1 số chi tiết và để khoảng trống khuyến khích trẻ tham gia.Ở góc học tập ngoài hình ảnh cây hoa sinh động, đẹp mắt, và hình ảnh hình dạng nghộ nghĩnh, những chú thỏ thông minh tôi trang trí thêm 1 vườn hoa “ những bông hoa chữ cái với chữ cái, và số” trong bảng tôi gắn các hộp dắt và đánh nhám theo hàng ngang, phía trên là hộp dắt biểu tượng của cô, phía dưới là các hộp dành cho trẻ, cô và trẻ có thể thay đổi nội dung, hình ảnh dể dàng, tiện lợiGóc phân vai, tôi xây dựng và làm mô phỏng đồ dùng thật trong sinh hoạt hàng ngày và các loại rau củ quả với cách làm mở sinh động, gần gũi quen thuộc với trẻGóc nghệ thuật : Tôi trang trí nhưng bức tranh mẫu của cô tranh được làm từ các nguyên liêu phế thải, in hình hoa bằng vân tay, trang trí thiệp Góc xây dựng.Tôi trang trí mở trên mảng tường hình ảnh những ngôi nhà công trình cây xanh rời cho trẻ tự do lắp ghép xây dựng theo các công trình theo ý trẻ muốn, phía dưới là các rỗ đựng các hàng rào rời, cây xanh rời rau củ quả rời theo từng yêu cầu của chủ đề trẻ lắp ghép các chi tiết tạo thành cây xanh và thành nhiều cây thành vườn cây, vườn hoa theo yêu cầu của cô Xây dựng, bố trí sắp xếp môi trường ngoài lớp phù hợp, thuận tiện, đa dạng, phong phú theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Cho trẻ hoạt động sáng tạo như; vẽ tự do trên sân trường, xếp hình, chơi trải nghiệm trên cát, sỏi, đá, bông... 3. Hiệu quả sau khi áp dụng biện pháp Đối với trẻ Hình thành cho trẻ những mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội .Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động, kỹ năng được củng cố, nhiều trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện, cởi mở + Số trẻ hứng thú tích cực tham gia xây dựng môi trường cùng cô chiếm tỉ lệ cao. + Đa số trẻ có kỹ năng chơi với các vật liệu thiên nhiên. Trẻ thích thú, miệt mài khi chơi với các học liệu đó. + Trẻ hoạt động hiệu quả, sáng tạo, tích cực. Đối với giáo viên Xác định được vai trò các hoạt động cho trẻ, luôn tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Chủ động, mạnh dạn, tự tin, có nhiều kinh nghiệm cho bản thân, các góc chơi ngày càng sinh động, phong phú đa dạng và hấp dẫn. Biết cách sắp xếp, tạo môi trường trong lớp, ngoài lớp phù hợp chủ đề, với độ tuổi được bố trí, khai thác sử dụng có hiệu quả trong việc thiết kế môi trường giáo dục từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương được nâng lên, tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập. Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình. Phụ huynh cảm thấy vui với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của giáo viên và nhà trường. Nhiệt tình sưu tầm ủng hộ nhà trường đồ dùng, đồ chơi sẵn có ở địa phương, đóng góp kinh phí tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phong phú. Sau khi áp dụng biện pháp kết quả giáo dục trẻ đạt cao, thể hiện qua bảng so sánh trước và sau khi áp dụng biện pháp như sauTrước khi chưa áp dụng biện phápSau khi áp dụng biện phápSố trẻMôi trường hoạt động trong lớpMôi trường hoạt động ngoài lớpMôi trường hoạt động trong lớpMôi trường hoạt động ngoài lớpTrẻ hứng thú HĐTrẻ chưa hứng thú HĐTrẻ hứng thú HĐTrẻ chưa hứng thú HĐTrẻ hứng thú HĐTrẻ chưa hứng thú HĐTrẻ hứng thú HĐTrẻ chưa hứng thú HĐ43 trẻ 20 trẻ23 trẻ25 trẻ18 trẻ38 trẻ5 trẻ40 trẻ3 trẻTỷ lệ %46,5%53,5%58,1%41,9%88,4%11,6%93%7%4. Kết luận Đến đây ta có thể khẳng định rằng: Môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí các khu vực chơi và học trong lớp, ngoài lớp phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh. Đã tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm tư, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn. Như vậy, việc tạo môi trường trong và ngoài lớp theo hướng mở “Lấy trẻ làm trung tâm” là hết sức quan trọng. Chỉ khi trẻ có môi trường thân thiện, được trực tiếp thực hành trải nghiệm, được tham gia vào các hoạt động tập thể để tự mình làm ra sản phẩmlàm thỏa mản nhu cầu chơi của trẻ, được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện đáp ứng được chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
Tài liệu đính kèm: