SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi

Với mỗi chủ điểm tôi luôn lựa chọn các bài hát có nội dung phù hợp với chủ điểm để đưa vào dạy trẻ. Tôi thường chọn lựa các bài hát vui nhộn gây hứng thú với trẻ. Tôi nghĩ rằng âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu.

* Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động giáo dục thể chất:

Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ không chỉ phát triển vận động mà còn giúp trẻ đang trên đà phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Với mỗi đề tài, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích sự tò mò hấp dẫn giúp trẻ hoạt động được tốt hơn.

Ví dụ: Hoạt động giáo dục thể chất với đề tài Bật vào 5 ô - trèo lên xuống ghế (dạy theo câu truyện) – chủ đề gia đình. Lôi cuốn trẻ vào hoạt động bằng cách sử dụng truyện cậu bé Tích Chu, cô dẫn dắt cho trẻ biết là giúp bạn Tích Chu đi lấy nước bà uống để bà Tích Chu trở lại thành người, đường đi lấy nước khó khăn và phải trải qua nhiều sông, suối gồ ghề khấp khểnh, vượt qua nhiều chặng đường nguy hiểm

 

doc 26 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3842Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ hoạt động thể chất còn nhiều hạn chế.
Hầu hết các cháu chưa đến trường, các cháu còn rất bỡ ngỡ với tất cả các hoạt động. Nhận thức của trẻ chưa có sự tập trung, chú ý.
Những yếu tố trên đã ảnh hưởng tạo ra thực trạng của hoạt động giao dục thể chất hiện nay. Nên định hướng của bản thân về phương pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ giúp trẻ là tiếp tục vận dụng các biện pháp cũ để phát huy những mặt mạnh, những thành công, tận dụng những thuận lợi của thực trạng và bổ sung những cái mới linh hoạt hơn, ứng dụng thực tế, áp dụng mọi lúc mọi nơi. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn các giải pháp biện pháp phù hợp. Những giải pháp biện pháp đó nhằm mục đích mang sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất nhằm đem lại một kết quả tốt nhất cho trẻ.
Lựa chọn các biện pháp, giải pháp phù hợp sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn khi trẻ tham gia hoạt động giáo dục thể chất, từ đó giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện là nền móng đầu tiên xây dựng nhân cách con người cho trẻ và khơi gợi trong trẻ tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, biết yêu quý cái đẹp và giữ gìn cái đẹp. 
Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau:
+ Phát triển tốt cho trẻ về mọi mặt, đặc biệt là thể lực. Khơi gợi ở trẻ sự hứng thú đối với hoạt động giáo dục thể chất, có ấn tượng về những hoạt động lý thú, bổ ích mà trẻ được tham gia cùng cô và các bạn. Qua đó góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 
+ Có kế hoạch giáo dục phù hợp, định hướng rõ ràng trong việc dạy trẻ hàng ngày, tạo được mối liên hệ phối hợp giữa giáo viên và cộng đồng.
+ Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ hoạt động giáo dục thể chất cũng như trong mọi hoạt động. 
+ Thông qua kết quả giáo dục thể chất trẻ đạt được ở trường, cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Biện pháp 1: Không ngừng học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.
Để giáo dục thể chất cho trẻ đạt hiệu quả cao thì việc bồi dưỡng kiến thức về giáo dục thể chất là cần thiết và thường xuyên. Chính vì vậy tôi đã không ngừng tự bồi dưỡng và học tập, trau dồi kiến thức giáo dục thể chất cho bản thân bằng những hình thức sau:
* Bồi dưỡng lý thuyết:
Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, tôi đã tham dự lớp học bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức với hình thức chuyên đề. Trong đó bồi dưỡng về nội dung phát triển vận động bao gồm:
+ Chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non.
+ Chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong môi trường mầm non.
+ Phối hợp cha mẹ và cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.
+ Hàng tháng tham gia sinh hoạt chuyên môn theo khối để trao đổi học tập lẫn nhau. Trong các buổi sinh hoạt tôi đã cùng đồng nghiệp trao đổi một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ. Ôn lại phương pháp thực hiện hoạt động phát triển vận động, bằng cách từng giáo viên nói lại lần lượt các bước thực hiện hoạt động vận động, đồng thời tập nói cách hướng dẫn vận động đó.
Ví dụ: Tại buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp cách tạo hứng thú cho trẻ ở phần khởi động trước khi vào bài tập bằng hoạt động bắt chước “Chim sẻ”: cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con, chim con đi vòng tròn quanh chim mẹ bằng các kiểu đi nhanh, chậm, nhấc cao chân. 
* Bồi dưỡng qua thực hành:
Sau mỗi lần bồi dưỡng lý thuyết chúng tôi thường được dự giờ thực hành hoạt động vận động theo kiểu cuốn chiếu đi theo từng độ tuổi. Trong quá trình dự giờ giáo viên tôi và đồng nghiệp được bồi dưỡng thêm về những kỹ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó. Qua tiết dạy, người dự đã nắm được phương pháp của hoạt động, hình thức lên lớp, cách lấy, cất đồ dùng dụng cụ, cách làm đồ dùng tự tạo trong hoạt động vận động cho trẻ.
Hình ảnh: Tham gia dự giờ hoạt động giáo dục thể chất 
tại trường Mầm non Hoa Hồng – Cụm Chuyên môn số 2.
Cuối mỗi chủ đề tôi và đồng nghiệp thảo luận nhận xét rút kinh nghiệm thực hiện chủ đề so với yêu cầu đề ra, ghi lại những đề nghị để trình lên lãnh đạo nhà trường giải đáp, hoặc tổ chức thao giảng để bản thân và đồng nghiệp dễ nhận thấy những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và bài tập vận động đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
* Lên kế hoạch giáo dục phát triển vận động để phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ. 
Để xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù hợp, tạo hứng thú cho trẻ, đầu năm học tôi đã khảo sát tình hình thực tế của lớp về đồ dùng vận động, khả năng vận động của trẻ để nắm được những trẻ hiếu động, những trẻ có thể lực tốt, thể lực yếu.
Khi lên kế hoạch phải dựa vào khả năng đặc điểm lứa tuổi để đưa ra cách vận động cho phù hợp. Đầu năm thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, dễ thực hiện, cuối năm tăng dần độ khó, vận động tinh xảo, khéo léo. Khi vận động, các hiệu lệnh cứng nhắc, khô khan sẽ được thay thế bằng các thủ thuật sinh động, thu hút trẻ.
Ví dụ: Với bài tập đội hình đội ngũ, đề tài Thế giới động vật, cô sử dụng nghệ thuật bắt chước hành động của những chú chim để gây hứng thú cho trẻ, cô nói trẻ làm theo. Cô nói “chim bay về tổ”: Trẻ xếp thành 3 hàng, ngồi hình chữ U.
Với sự chỉ đạo của phòng giáo dục, tôi và các đồng chí trong tổ đã dự kiến thời gian thực hiện các chủ đề trong năm và thống nhất lên mục tiêu các chủ đề dựa trên nguyên tắc từ dễ đến khó, phù hợp với từng chủ đề và độ tuổi.
Lập kế hoạch phát triển vận động dựa trên kế hoạch của nhà trường, kế hoạch được xây dựng cụ thể theo năm học, từng chủ đề. Với mỗi đề tài dạy vận động, cô giáo gây hứng thú cho trẻ bằng cách đặt tên vận động kích thích sự hiếu động của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề Những con côn trùng , đề tài Đi bước dồn ngang, bật nhảy qua vật cản, cô giáo sẽ đổi tên gọi thành “Đàn kiến nó đi” để kích thích hứng thú cho trẻ. Trong mỗi phần vận động cô đều xuyên suốt gây hứng thú cho trẻ bằng cách lồng hình ảnh con kiến.
* Xây dựng bài tập vận động phù hợp đặc điểm tâm lý trẻ:
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, các cơ quan vận động, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể
Để không gây áp lực cho trẻ, tạo hứng thú cho trẻ tham gia tất cả các hoạt động, giáo viên cần xây dựng các bài tập từ dế đến khó, khi làm được vận động này trẻ sẽ tự tin tham gia hoạt động tiếp theo. Việc giảng dạy giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện như vậy, và cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa vào giảng dạy cũng cần lưu ý dạy từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập luyện về sau. 
Ví dụ: Các bài tập từ dễ đến khó nhằm gây hứng thú cho trẻ, tăng dần khả năng thích ứng vào các hoạt động tiếp theo:
+ Tung bóng lên cao và bắt.
+ Tung, đập, bắt bóng tại chỗ.
+ Đi và đập bóng.
+ Ném xa bằng một tay, hai tay.
+ Ném trúng đích bằng một tay, hai tay.
+ Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. 
Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên. 
Để trẻ hứng thú khi hoạt động giáo dục thể chất, khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động cần cho trẻ có thời gian để trẻ luyện tập và kiên trì theo đuổi một hoạt động nào đó mà trẻ muốn trải nghiệm thành công. Trẻ ở giai đoạn này rất hiếu động nhưng chúng ta không thể coi rằng trẻ đã phát triển tất cả các kỹ năng vận động một cách tự nhiên. Khi hướng dẫn cho trẻ, không nhất thiết một nội dung nào giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ các bước như tập mẫu, cho 1,2 trẻ lên tập mẫu cô giáo chỉ gợi ý, lần lượt từng cá nhân, từng nhóm, từng tổ lên thực hiện, mà căn cứ vào khả năng của trẻ, giáo viên có thể lựa chọn các bước để tổ chức thực hiện cho phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vận động tích cực, thoải mái. 
Tránh để trẻ phải đứng chờ đợi theo thứ tự mới đến lượt được tham gia vận động. Những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi. Sau khi gọi tên trò chơi giáo viên chỉ cần giải thích sơ lược và nhắc lại những điều cơ bản của trò chơi, có thể đưa thêm một số yêu cầu cao hơn trước để trẻ thực hiện. Đối với trẻ nhút nhát, rụt rè giáo viên cần chia nhỏ nhiệm vụ và thực hiện cùng với trẻ, giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin. Với những hoạt động khó, giáo viên có thể hạ thấp mức độ để trẻ được tận hưởng cảm giác thành công và hứng thú đến với những hoạt động khác.
Ví dụ: Với đề tài giáo dục thể chất “Chạy 18m trong khoảng 10 giây”, trẻ chạy hết 18m nhưng lại hết 15 giây, cô hạ thấp yêu cầu và khen trẻ rằng con đã làm rất tốt, trẻ cảm nhận được niềm vui vì mình đã hoàn thành được nhiệm vụ khó và hứng thú đến những vận động khác.
Đối với trẻ chậm tiếp thu thì động tác mẫu có tác dụng rất lớn. Nội dung hướng dẫn và động tác làm mẫu cần ngắn gọn, đơn giản để trẻ dễ nhìn thấy, dễ hiểu. Không nên sửa động tác nhiều quá vì dễ làm cho trẻ mất hứng thú. Nếu trẻ không đạt như kết quả mong muốn thì giáo viên vẫn phải kiên trì động viên, khuyến khích trẻ để trẻ tiếp tục tập. Đối với trẻ mẫu giáo lời khen, lời động viên, khích lệ trẻ rất cần thiết, vì vậy giáo viên nên quan tâm đến những thành tích nhỏ nhất của trẻ cũng được công nhận và khen ngợi để trẻ thấy rằng mình đã cố gắng làm tốt. 
Các bài tập và trò chơi cần gắn với chủ đề, theo từng độ tuổi để gây hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia. 
Ví dụ: Để tạo hứng thú giáo viên cần liên tưởng đến các hình thức vận động của các con vật, của cây trồng, các hiện tượng trong thiên nhiên: 
+ Chủ đề thế giới động vật: Bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật như nhảy của thỏ, bay của chim, đi lạch bạch của vịt, hay tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, lợn kêu, chim hót
+ Chủ đề phương tiện giao thông: Giả làm phương tiện giao thông như tàu hỏa, máy bay, ô tô.
+ Chủ đề làm các hiện tượng thiên nhiên: Gió thổi, mưa rơi, lá rụng.
+ Chủ đề thế giới thực vật: Làm các động tác phát triển của cây như gieo hạt, hạt nảy mầm, cây lớn, cây ra nụ, cây ra hoa, ra quả, hái quả
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục phục vụ hoạt động thể chất dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không. Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ tập luyện. Các phương tiện luyện tập phải đảm bảo độ bền vững, an toàn cho trẻ;
+ Môi trường học tập trong lớp:
Dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, để đáp ứng được nhu cầu, hứng thú của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi thì các phòng học phải đảm bảo quy định, sắp xếp không gian hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện.. Đối với hoạt động phát triển thể chất chúng ta cần tạo ra môi trường thuận lợi, rộng rãi, thoáng mát. Sắp xếp không gian hợp lý, trang trí thân thiện, phù hợp với lứa tuổi, dựa vào khả năng mà giáo viên thực hiện phương pháp dạy học phù hợp.
Hình ảnh: Không gian học tập sạch sẽ, thân thiện.
Trong lớp học có các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, dễ thay đổi, đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ.
Thiết bị đồ chơi trong nhóm, lớp phải đảm bảo theo danh mục Đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ giáo dục và đào tạo và theo nội dung giáo dục phát triển vận động trong Chương trình giáo dục mầm non. Đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu đa dạng, kích thích sự phát triển của trẻ và được sắp xếp hấp dẫn, hợp lý.
Hình ảnh: Dụng cụ học tập trong lớp đa dạng.
+ Môi trường học tập bên ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẽ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời đa dạng, học liệu đảm bảo an toàn, vệ sinh. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây, nhặt lá cây Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của chương trình.
Sân trường được bố trí sắp xếp tạo khoảng trống cho trẻ tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Tạo các hình ảnh sinh động hấp dẫn ngoài sân trường để thu hút chú ý, khơi gợi hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Hoạt động bật chụm tách chân, cô giáo thay thế các ô vuông bằng những hình ảnh được sơn màu sặc sỡ như hình con sâu, các loại rau củ để trẻ nhảy trên những hình vẽ đó.
Hình ảnh: Bật chụm, tách chân trên hình củ cải đỏ.
+ Dụng cụ, đồ dùng tập luyện:
 Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất. Đồ dùng trực quan phải hấp dẫn, phong phú, được bảo dưỡng thường xuyên. 
Hình ảnh: Dụng cụ tập luyện vận động phong phú, an toàn.
 Ví dụ: Như khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng giáo viên kích thích sự hứng thú bằng cách thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo chủ đề: Khi thì sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục, nơ, cờ, hoasử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ đề đang thực hiện.
Ngoài ra sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có tạo ra các dụng cụ tập luyện sinh động, an toàn và đa dạng. Giáo viên cần kết hợp với cha mẹ thu gom các vật liệu sẵn có để cùng tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ.
Ví dụ: Cô giáo phối hợp với cha mẹ thu gom lốp xe cũ, vệ sinh sạch sẽ, trang trí màu sắc bắt mắt để thu hút trẻ. Đây là đồ dùng đồ chơi tự tạo an toàn, mang tính mở cho trẻ, trẻ có thể sử dụng cho hoạt động lăn, bật vào vòng,
Hình ảnh: Trẻ sử dụng dụng cụ tập thể dục từ phế liệu.
Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ thực hiện vận động cơ bản, tôi trang trí các đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa - thanh nhựa có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc: bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn.
Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động giáo dục thể chất bằng cách lồng ghép các bài hát, giai điệu, trò chơi sôi động...         
* Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất: 
- Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc. Nhờ có các biện pháp làm mềm hóa hoạt động học, đưa âm nhạc vào hoạt động giáo dục thể chất trẻ sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Từ thực tế tại lớp mình tôi nhận thấy đối với mỗi chủ điểm nên sử dụng các bài hát phù hợp với nội dung của từng bài dạy, tôi đã vận dụng một số bài hát khi thực hiện cho trẻ khởi động, thực hiện bài tập phát triển chung.
Ví dụ: Khi dạy trẻ học chủ điểm Thế giới động vật, để trẻ nhập vai chơi, hào hứng tham gia hoạt động tôi chọn nhạc bài:
 “Nhện nhện đang chăng tơ chăng tơ ta cùng leo lên này
Trời trời khi mưa to. Ối nhà đâu mất rồi?
À còn đâu nữa, ông mặt trời lên kìa
Nhện, lại đi chăng tơ ta cùng leo xuống nào’’
Hoặc có thể từ các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh với nhịp 2/4 như bài hát: “Đàn gà con’’, “Đàn gà trong sân’’ cô cho trẻ kết hợp khởi động được
Ví dụ: Ở phần hồi tĩnh, để trẻ không cảm thấy buồn chán, uể oải sau khi hoạt động, tôi cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài: Chim bay
“Con chim bay chim bay.
Con cò bay cò bay.
Vịt có bay không nào?
Không bay, không bay
Vịt thích lội dưới ao.
Cạp! cạp!cạp!
Với mỗi chủ điểm tôi luôn lựa chọn các bài hát có nội dung phù hợp với chủ điểm để đưa vào dạy trẻ. Tôi thường chọn lựa các bài hát vui nhộn gây hứng thú với trẻ. Tôi nghĩ rằng âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu.
* Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động giáo dục thể chất:
Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ không chỉ phát triển vận động mà còn giúp trẻ đang trên đà phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Với mỗi đề tài, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích sự tò mò hấp dẫn giúp trẻ hoạt động được tốt hơn.
Ví dụ: Hoạt động giáo dục thể chất với đề tài Bật vào 5 ô - trèo lên xuống ghế (dạy theo câu truyện) – chủ đề gia đình. Lôi cuốn trẻ vào hoạt động bằng cách sử dụng truyện cậu bé Tích Chu, cô dẫn dắt cho trẻ biết là giúp bạn Tích Chu đi lấy nước bà uống để bà Tích Chu trở lại thành người, đường đi lấy nước khó khăn và phải trải qua nhiều sông, suối gồ ghề khấp khểnh, vượt qua nhiều chặng đường nguy hiểm
+ Phần khởi động: Cho trẻ đi lên núi, xuống núi 
+ Trọng động: Tập luyện cùng nhau bật qua những chiếc vòng sau đó trèo lên xuống ghế. Tiếp theo đó tôi cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia hoạt động .
+ Phần hồi tĩnh: Bạn Tích Chu có gửi tặng mỗi bạn 1 niềm mơ ước bay tới đất nước của những giấc mơ đẹp.
Ngoài các câu chuyện, tôi còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để gây hứng thú dạy trẻ kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Chuyền bóng, tôi cho trẻ đọc các câu thơ:
Không có cánh mà bóng biết bay
Không có chân mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo
Cùng nhau đau nào, cùng nhau thi nào.
Đồng thời kết hợp với đọc thơ trẻ chơi vận động nhịp nhàng và thi đua cùng các bạn. 
Hay cho trẻ đọc các bài đồng dao: Rồng rắn lên mây, Thả đỉa ba ba qua đó trẻ thấy mạnh dạn và tự tin hơn đồng thời các tố chất thể lực của trẻ cũng được phát triển.
* Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục thể chất:
- Các trò chơi dân gian được hình thành và ông cha ta truyền từ đời này sang đời khác trải nghiệm qua thực tế cuộc sống con người. Những trò chơi dân gian đó theo ta từ khi sinh ra và lớn lên, đi vào cuộc sống và còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng ta đó là những hình ảnh về quê hương đất nước về gia đình và tuổi ấu thơ.
Trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp vui chơi hội hè nhằm phát triển các tố chất thể lực. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: Học bằng chơi - chơi mà học nên việc sử dụng trò chơi dân gian được tôi quan tâm áp dụng khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy nó đã giúp trẻ tiếp thu được kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái. Tôi vận dụng các trò chơi dân gian phù hợp với kiến thức và tuân thủ nguyên tắc vừa sức của trẻ.
Ví dụ: Với trò chơi “Ai ném xa nhất” tôi có thể thay thế và đưa trò chơi dân gian “ném còn” vào dạy trẻ.
Với các trò chơi dân gian thường đi sâu vào tiềm thức của trẻ, trẻ thấy như mình đang được học được chơi ở nhà với người thân, trẻ hứng thú, vui nhộn khi tham gia, trẻ thể hiện hết khả 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 17-18 ( NGỌC ).doc