Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát riển vốn từ cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát riển vốn từ cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số

Một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập nói chung và việc phát triển vốn từ nói riêng là giúp trẻ có điều kiện học tập mà không thấy nhàm chán. Thông qua các giờ đón, trả trẻ tôi có thể cho trẻ xem một

số tranh ảnh đẹp và gọi tên hình ảnh trong tranh .Ví dụ: Trong giờ đón trẻ. Cô hỏi hôm nay Y.Khiêm có cái gì đội trên đầu mới vậy? Trẻ trả lời thưa cô: mũ mới ạ

 Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đọc thơ ca, hò vè luyện phát âm cho trẻ và tích lũy từ mới.

 Ví dụ: Cho cháu đọc bài đồng dao: "Dung dăng dung dẻ" hoặc cho trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành”. Trẻ tạo thành từng nhóm, một bạn xòe bàn tay ra và các bạn khác lấy 1 ngón tay vừa đọc lời ca vừa chạm và nhấc tay lên, khi đến câu cuối tay tay phải nhấc lên nhanh, bạn nào bị chụp lại thì bạn ấy trả lời câu hỏi của cô. Như các con vừa chơi trò chơi gì? Trẻ trả lời trò chơi “Chi chi chành chành ”. Cô hỏi tiếp ai giỏi nói xem cô và các con vừa chơi trò chơi gì? trẻ trả lời Thông qua hoạt động khám phá khoa học: cho trẻ đọc từ dưới tranh, gọi tên các con vật, đồ vật nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.

 

doc 26 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1204Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát riển vốn từ cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vốn từ cho trẻ. 
c. Mặt mạnh, mặt yếu
Trong bất kì một đề tài nghiên cứu nào muốn đi đến thành công và đạt hiệu quả cao thì phải xác định được mặt mạnh và mặt yếu của đề tài. Cũng như đề tài “ Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số cũng có những mặt mạnh và mặt yếu như sau:
*Mặt mạnh
- Được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp, của Ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đồ dùng đồ chơi sạch sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ.
- Được sự hướng dẫn dìu dắt, giúp đỡ của các đồng nghiệp đi trước có kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên ngành mầm non.
- Giáo viên có khả năng dạy trẻ tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non cho trẻ và biết định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động để phát triển vốn từ tiếng Việt có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động ở lớp tương đối phong phú. Kiên trì, yêu nghề mến trẻ.
- Giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, thường xuyên được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho đi tham gia các lớp tập huấn về chuyên đề mầm non. Dự giờ các tiết mẫu về hoạt động phát triển ngôn ngữ cũng như các môn học khác trong chương trình do Phòng GD&ĐT huyện tổ chức. Thường xuyên tìm tòi học hỏi sáng tạo thêm một số đồ dùng đồ chơi đẹp mắt để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động.
- Cô có khả năng tạo các bài giảng điện tử dạy cho trẻ. Vì vậy trẻ rất tích cực và thích tham gia vào hoạt động phát triển vốn từ.
*Mặt yếu
- Học sinh trong lớp 93% là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đôi khi vẫn còn một số trẻ nhanh chán và vốn từ tiếng Việt của trẻ còn nghèo nàn nên sự hứng thú tham gia vào các hoạt động phát triển vốn từ của trẻ có lúc chưa tốt từ đó dẫn đến chất lượng chưa cao.
- Khi trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vốn từ cô chưa vận dụng tích hợp triệt để các môn học khác vào hoạt động và chưa đầu tư sưu tầm các trò chơi phát triển vốn từ ngoài chương trình.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đề tài
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, không có một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh được với ngôn ngữ. Trong giao tiếp nhờ có ngôn ngữ mà con người có khả năng hiểu biết lẫn nhau. Ở trẻ, nhu cầu giao tiếp rất lớn, khi giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩ, tình cảm, hiểu biết của mình với bạn bè và mọi người xung quanh. Do đó việc đầu tiên của người giáo viên mầm non là cần giúp trẻ sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt. 
 Qua thời gian nghiên cứu tài liệu và áp dụng vào thực tế, tôi thấy việc “Phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số” là một việc làm thiết thực và là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà giáo viên mầm non trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Tôi thiết nghĩ đó là một việc cần quan tâm. Song dù là vấn đề đơn giản hay phức tạp muốn đạt được kết quả cao như mong muốn đều phải có những nguyên nhân để dẫn đến thành công và hạn chế, yếu kém của nó.
- Nguyên nhân dẫn đến thành công của đề tài. 
+ Giáo viên thường xuyên trao dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ (tham gia học lớp trên chuẩn về chuyên ngành). Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp đặc biệt là những đồng nghiệp giảng dạy lâu năm trong trường.
+ Nắm chắc phương pháp cho từng loại tiết và biết cách sử dụng linh hoạt áp dụng trong giờ học.
+ Luôn tìm tòi, sáng tạo đồ dùng trực quan đẹp, sinh động, hấp dẫn phù hợp với trẻ.
+ Chọn hoạt động cho trẻ phát triển vốn từ phù hợp theo đặc điểm của trẻ vùng dân tộc thiểu số. Luyện cho trẻ tích lũy vốn từ chính xác phù hợp với từng hoạt động. Luôn quan tâm đến việc sử dụng câu từ, cách phát âm của trẻ, sửa sai kịp thời.
- Hạn chế, yếu kém
+ Trẻ 93% là học sinh dân tộc thiểu số. Vốn từ tiếng Việt của trẻ chiếm tỉ lệ thấp, chủ yếu là tiếng mẹ đẻ.
+ Đa số trẻ còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động phát triển vốn từ. 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Như chúng ta đã biết thực trạng về việc “ Phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số” đã đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi người thực hiện đề tài cần phải phân tích, đánh giá để người đọc hiểu được thực trạng cần thiết của vấn đề.
 Từ thực trạng thuận lợi, thành công, mặt mạnh của đề tài đã tạo được môi trường hoạt động ở lớp cho trẻ tương đối phong phú. Tạo được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình đến trường, lớp. Tỉ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp 100% tăng so với các năm trước. Giáo viên chọn hoạt động cho trẻ phát triển vốn từ phù hợp theo đặc điểm của trẻ vùng dân tộc thiểu số. Luyện cho trẻ đọc , tích lũy vốn từ chính xác phù hợp với từng hoạt động. Luôn quan tâm đến việc sử dụng câu từ, cách phát âm của trẻ, sửa sai kịp thời. 
 Ví dụ: Khi tham gia hoạt động làm quen với toán, một số trẻ phát âm chưa đúng trạng từ như: “đằng trước” trẻ phát âm thành “đằng tước”, chữ “hôm qua” trẻ phát âm thành “hôm toa” cô sửa sai và cho trẻ phát âm lại nhiều lần theo cô.
 Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp đặc biệt là những đồng nghiệp giảng dạy lâu năm trong trường nhằm phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ. Tuy nhiên khó khăn, hạn chế và mặt yếu cũng là những thực trạng quan trọng đã làm cho việc “phát triển vốn từ của trẻ người dân tộc thiểu số” gặp không ít những trở ngại như: Vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, phụ huynh học sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việc đưa con em mình đến trường học. Trẻ còn theo bố mẹ lên nương, lên rẫy để chăn trâu, chăn bò, hái điều. Trẻ còn nhút nhát hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt, vốn từ về danh từ , động từ, tính từ, đại từ sử dụng chưa chính xác chiếm tỉ lệ cao: 30% (qua kết quả khảo sát trước khi thực hiện)
 Đánh giá được tầm quan trọng của thực trạng, từ đó có phương pháp, biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề và mang lại hiệu quả cao cho đề tài khi nghiên cứu. Đó chính là “Phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ngời dân tộc thiểu số”. Vốn từ của trẻ tăng, ngôn ngữ của trẻ phát triển dần theo chiều tiến bộ qua từng giai đoạn, qua từng lứa tuổi . Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động bằng vốn từ trẻ tích lũy được.
 II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Thông qua mọi hoạt động ở trường mầm non sẽ góp phần giúp trẻ phát triển vốn từ. Từ đó sẽ thúc đẩy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bởi vì khi trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động thì bắt buộc trẻ phải tư duy, nhận biết, ghi nhớ và đó cũng là tiền đề để trẻ tiếp tục phát triển vốn từ ở phổ thông sau này. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số là luyện cho trẻ tư duy, ghi nhớ đúng từ tiếng Việt rõ ràng.
Để việc phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số đạt được kết quả cao nhất chúng ta cần phối hợp sử dụng các giải pháp, biện pháp sau:
 b.1. Biện pháp rèn luyện bản thân nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
Giáo viên phải chịu khó học tập, nghiên cứu tài liệu nắm chắc các chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, thực hiện đúng thời gian biểu, bài soạn đầy đủ sáng tạo, có chất lượng, phù hợp với đặc điểm tình hình của trẻ trong lớp. Sưu tầm sáng tác những bài hát, câu đố, thơ truyện, ca dao, đồng dao, làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, tranh ảnh, trang trí lớp phù hợp với từng chủ điểm và mang bản sắc dân tộc, gần gũi với trẻ. Giáo viên thường xuyên có kế hoạch làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động phát triển vốn từ như: Ví dụ: Làm bộ đồ chơi về phương tiện giao thông (làm ô tô từ can nhớt thải, làm tàu lửa từ lon nước yến bỏ đi, làm tàu từ ống hút
Phải vận động học sinh 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số ra lớp 100% và duy trì được sĩ số từ đầu năm học đến cuối năm học bằng nhiều biện pháp như kết hợp với Ban tự quản của thôn buôn, các đoàn thể. Giáo viên làm tốt công tác quần chúng, vận động các bậc phụ huynh không đưa con lên nương rẫy, luôn làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ phối hợp với nhà trường tổ chức các ngày lễ, tết. Vận động quyên góp quần áo, đồ dùng để động viên tinh thần giúp các em ham thích đến trường lớp.
Bản thân thường xuyên tham gia dự giờ đồng nghiệp, dự tiết chuyên đề mẫu của Phòng giáo dục huyện tổ chức, tham gia thao giảng tại trường để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Khám phá tìm tòi trên mạng Internet những bài giảng, trò chơi hay học hỏi để phục vụ phát triển vốn từ cho trẻ. Ví dụ: trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, “vòng quay kì diệu”Tìm nhiều hình thức để rèn luyện phát triển vốn từ cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tùy từng đối tượng học sinh có phương pháp để dạy thích hợp. Đối với giáo viên người dân tộc thiểu số không được lạm dụng tiếng mẹ đẻ để dạy cho trẻ. Rèn ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong hoạt động tự nhiên.
b.2. Biện pháp dùng lời
Trò chuyện với trẻ theo câu hỏi: Đây là biện pháp chính hướng dẫn trẻ làm quen với thiên nhiên. Các câu hỏi có tác dụng hướng sự chú ý của trẻ tới đối tượng cần nhận thức, dạy trẻ biết quan sát đối tượng một cách tổng thể cũng như quan sát tỉ mỉ các đặc điểm, tính chất và các mối quan hệ của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên. Các câu hỏi kích thích trẻ nói, gọi tên hoặc mô tả các đối tượng quan sát. Qua đó, vốn từ của trẻ ngày càng được mở rộng hơn. Cần chú ý đặt sao cho câu hỏi đa dạng, khuyến khích trẻ trả lời bằng các từ loại khác nhau: Hỏi về tên gọi, đặc điểm, tính chất, công dụng, hoạt động.
Ví dụ: Cho trẻ xem tranh các chú bộ đội hành quân. Đặt câu hỏi làm sáng tỏ ý nghĩa chung của bức tranh như: Chúng mình có thể đặt tên cho bức tranh này là gì? Đặt câu hỏi làm sáng tỏ đối tượng miêu tả. Bức tranh này vẽ ai? Họ đang làm gì? Trang phục các chú đang mặc màu như thế nào? Đặt câu hỏi nhằm mở rộng đề tài, phát huy sáng tạo của trẻ: Các con thử kể một câu chuyện về bức tranh? Những bức tranh đã cho trẻ xem có thể treo trong lớp một thời gian để trẻ xem lại, trao đổi và củng cố vốn từ đã tiếp thu được.
Đối vởi trẻ người dân tộc thiểu số còn hạn chế về vốn từ. Khi trò chuyện, cô giáo có thể sử dụng phối hợp một số thủ thuật: nói mẫu, nhắc lại, giảng giải, khen gợi, cho trẻ sử dụng các thao tác cầm nắm, sờ mó.Ví dụ : Hỏi trẻ về một số loại quả: Đây là quả gì? Quả này ăn như thế nào? Con thử sờ xem quả nhẵn hay sần sùi?....
Trò chuyện với trẻ bằng hình thức cho trẻ quan sát tranh, sau đó cô đưa ra câu hỏi để trẻ sử dụng vốn từ của trẻ để trả lời câu hỏi. Nếu trẻ trả lời chưa được giáo viên có thể giúp trẻ bằng cách cô nói mẫu trẻ nhắc lại.
Ví dụ: Cô sử dụng bức tranh cảnh gia đình đang ăn cơm. Cho trẻ quan sát và đàm thoại:
Trong mấy người ngồi ăn cơm, ai ngồi ở giữa? (bạn nhỏ)
Bên phải bạn nhỏ là ai? (mẹ)
Bên trái bạn nhỏ là ai? (bố)
Kế bên bạn nhỏ là con gì? (con mèo)
Con chó và con mèo thì con nào ở trên bàn, con nào ở dưới bàn? (con mèo ở trên, con chó ở dưới). 
Cho trẻ tự kể về những gì trẻ đã được làm quen: Đây là biện pháp tích cực hóa vốn từ của trẻ. Khi trẻ tự kể chuyện, trẻ sẽ gọi tên, kể ra các đặc điểm của các loại hoa, con vật sự vật hiện tượngvà đó là điều kiện để các từ ngữ ở trạng thái bị động chuyển thành chủ động tích cực.
Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật. Cho trẻ kể về vườn cây ăn quả nhà bé : Nhà em có một vườn cây xoài, nó nằm ở bên phải của ngôi nhà, hàng năm cây xoài ra rất nhiều quả. Quả xoài có màu xanh, em rất thích vườn xoài của nhà em .
b.3. Biện pháp cho trẻ phát triển vốn từ ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động hằng ngày của trẻ.
	Một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập nói chung và việc phát triển vốn từ nói riêng là giúp trẻ có điều kiện học tập mà không thấy nhàm chán. Thông qua các giờ đón, trả trẻ tôi có thể cho trẻ xem một
số tranh ảnh đẹp và gọi tên hình ảnh trong tranh .Ví dụ: Trong giờ đón trẻ. Cô hỏi hôm nay Y.Khiêm có cái gì đội trên đầu mới vậy? Trẻ trả lời thưa cô: mũ mới ạ
	Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đọc thơ ca, hò vè luyện phát âm cho trẻ và tích lũy từ mới.
 Ví dụ: Cho cháu đọc bài đồng dao: "Dung dăng dung dẻ" hoặc cho trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành”. Trẻ tạo thành từng nhóm, một bạn xòe bàn tay ra và các bạn khác lấy 1 ngón tay vừa đọc lời ca vừa chạm và nhấc tay lên, khi đến câu cuối tay tay phải nhấc lên nhanh, bạn nào bị chụp lại thì bạn ấy trả lời câu hỏi của cô. Như các con vừa chơi trò chơi gì? Trẻ trả lời trò chơi “Chi chi chành chành ”. Cô hỏi tiếp ai giỏi nói xem cô và các con vừa chơi trò chơi gì? trẻ trả lời 	Thông qua hoạt động khám phá khoa học: cho trẻ đọc từ dưới tranh, gọi tên các con vật, đồ vậtnhằm phát triển vốn từ cho trẻ.
 Hoạt động làm quen văn học: Cho cháu đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, kể chuyện sáng tạo theo chủ đề chủ điểm.
	Hoạt động thể dục: Đối với hoạt động thể dục giáo viên cho trẻ đọc tên các hoạt động trẻ được tham gia như: Chuyền bóng, chui qua cổng, ném xa.để trẻ tích lũy vốn từ mới và củng cố vốn từ cũ.
	Hoạt động vui chơi: Thông qua việc “học mà chơi, chơi mà học”. Bởi vì nó có thể thay thế được toàn bộ hoạt động của cô và trẻ trong tiết học thông qua các trò chơi giúp trẻ củng cố, tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ nhàng, trẻ có cảm giác chơi nhưng thực chất là học.
 Hoạt động làm quen chữ cái: Trẻ được làm quen với 29 chữ cái qua từng chủ đề, chủ điểm trong năm học. Giáo viên dạy trẻ phát âm đúng chữ cái, nhận ra chữ cái trong từ. Từ đó trẻ có thêm vốn từ. Ví dụ: Trò chơi tìm chữ cái “ô cửa bí mật”, trẻ phải mở ô cửa ra và nhận biết nhanh và phát âm đúng chữ cái trong ô cửa. 
 Không chỉ những hoạt động nêu trên mà còn rất nhiều hoạt động trong ngày ở trường mầm non để phát triển vốn từ cho trẻ. Vì vậy tôi thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánh giá quá trình phát triển, những kĩ năng cần thiết chuẩn bị cho việc phát triển vốn từ của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ.
 Hoạt động chiều: Trong hoạt động tăng cường tiếng Việt. Giúp trẻ biết phát âm các từ, cụm từ thông qua từng chủ đề, chủ điểm. Ví dụ: Chủ đề trường Mầm non. Thứ hai: Trẻ biết phát âm các từ: chào cô, chào bạn, chào bố mẹ.Cô lần lượt nói: Chào cô, chào bạn, chào bố mẹ cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ tích cực nói. Cô cho trẻ tập nói: chào cô, chào bạn, chào bố mẹ. Lần lượt các thứ khác trong tuần trẻ được tăng cường tiếng Việt với các từ, cụm từ khác. Từ đó trẻ tích lũy được vốn từ cho bản thân và vận dụng vào trong các hoạt động giao tiếp ngày càng dễ dàng, tự tin hơn. 
b.4. Biện pháp về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển vốn từ cho trẻ.
	Tâm lý trẻ vốn hiếu động, thích tò mò, ham hiểu biết và nhạy cảm nên tiếp thu công nghệ thông tin chẳng mấy khó khăn. Muốn thực hiện được ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thì trước tiên giáo viên phải biết sử dụng máy vi tính. Bản thân tôi đã dạy được nhiều tiết giáo án điện tử cho chị em trong trường dự. Qua các tiết dạy giáo án điện tử đa số trẻ rất hứng thú tham gia và kết quả đạt được trên trẻ cũng rất cao.
 Tôi còn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ máy vi tính cho lớp và sắp xếp lịch học trên máy cho trẻ. Trẻ được tham gia vui chơi với những trò chơi vô cùng lý thú, hấp dẫn học mà chơi, chơi mà học như:
Trò chơi học tập: “Ghép đúng hình” 
 Cách chơi: Trẻ sẽ Clich con chuột và bấm chọn các hình có sẵn trên máy ( hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình ô van) để tạo thành chiếc ô tô, tàu lửa, con chim, con cá, con bướm.
Sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi giáo viên hỏi trẻ. Cháu đã ghép thành hình gì? Trẻ trả lời: Cháu ghép hình ô tô. Vậy ô tô cháu ghép từ những hình nào? Trẻ kể tên hình, đồng thời trẻ còn ghép thành nhiều vật , con khác nữa. 
 Tương tự giáo viên cho trẻ tham gia vào nhiều trò chơi khác như:
Trò chơi: Cái gì đã thay đổi
Trò chơi: Gặp gỡ bạn mới
Trò chơi: Chiếc túi kì diệu.
Và còn nhiều trò chơi khác nữa trẻ vô cùng hứng thú và rất thích đến trường. Có nhiều trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ nhưng còn phải tùy thuộc vào sự sáng tạo của cô và mục đích cô đặt ra phát triển, củng cố những từ, cụm từ nào đó.
b.5. Biện pháp phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Đây là ba môi trường trẻ hàng ngày hoạt động ở trường lớp, cô giáo, quan tâm rèn luyện, cung cấp kiến thức cho trẻ. Trẻ tiếp thu lĩnh hội và phản ánh lại qua mọi hoạt động. Nên khi về nhà phụ huynh cần phải nắm được hôm nay trẻ học những gì để kịp thời củng cố, luyện lại cho trẻ . 
Ví dụ: Hôm nay ở trường trẻ làm quen với bài thơ : “em yêu nhà em” nhưng có một số cháu phát âm chưa chuẩn như “có nàng gà mái hoa mơ” trẻ phát âm thành “có đàn gà mái hoa mơ” mặc dù cô đã luyện rất nhiều lần do vậy nên giáo viên cần phối kết hợp với phụ huynh về nhà tập phát âm thêm cho cháu từ “nàng” và khuyến khích động viên trẻ đọc lại bài thơ cho người lớn trong gia đình cùng nghe, trò chuyện với trẻ về ngày học hôm nay ở trường.
 Không chỉ nhà trường và gia đình cùng chung tay nuôi dạy trẻ mà toàn xã hội tất cả mọi người đều phải quan tâm để thấy được tầm quan trọng của ngành học mầm non cần phải phát triển vốn từ ngay từ những năm học đầu tiên. Tích lũy được vốn từ nhiều thì giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp vì xã hội còn là môi trường để trẻ thể hiện mình. Vì vậy trong trường lớp cô giáo phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, mỗi lớp đều phải có bảng tuyên truyền cho các bậc phụ huynh.
	Trong các buổi họp phụ huynh lớp tôi, tôi đã dành thời gian để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo lớn như: Về nhà tập cho trẻ nói bằng tiếng Việt, giảm trò chuyện với trẻ bằng tiếng mẹ đẻ về nhà khuyến khích trẻ như: hát, đọc thơ, kể chuyện cho bố mẹ cùng nghe nhằm hình thành và phát triển vốn từ, một số kỹ năng giao tiếp cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. 
 Ví dụ : Nói được trọn vẹn câu dài và đầy đủ câu như: Khi trẻ đi học về “con chào bố mẹ con đi học về” 
Thông báo các nội dung cần thiết về việc phát triển vốn từ cho phụ huynh rõ. Giới thiệu cho phụ huynh xem những đồ dùng, đồ chơi cần thiết để phục vụ cho việc phát triển vốn từ. Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vị trí quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ. Cần có những đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy học cho trẻ để trang bị cho trẻ kiến thức vững chắc vào lớp một. 
Từ đó tôi trao đổi với phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ.
	Ngày nay khi khoa học công nghệ thông tin bùng nổ, ngoài giờ học ở trường ra về nhà một số cháu thường ngồi ngay vào máy vi tính với những trò chơi phim ảnh bạo lực. Do vậy tôi cũng thường nhắc nhở phụ huynh về nhà nên cho trẻ xem những chương trình thiếu nhi như: Ai thông minh nhất , vườn cổ tích, ca nhạc thiếu nhi, kể chuyện cho bé nghenhằm tích lũy vốn từ cho trẻ và cũng để trẻ học tập theo các bạn..
	Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của từng trẻ. Đối với những cháu yếu, vốn từ còn hạn chế ngoài việc học ở lớp, tôi còn tranh thủ nhờ phụ huynh giúp đỡ thêm cho cháu ở nhà như : mẹ nói câu mẫu trẻ nhắc lại nhiều lần sau đó đặt câu hỏi để trẻ sử dụng vốn từ của mình để trả lời câu hỏi.
 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
 - Phải là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nắm vững phương pháp dạy trẻ phát triển vốn từ, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng rèn phát triển vốn từ ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và biết định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vốn từ có hiệu quả.
+ Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, có tâm huyết với nghề.
+ Giáo viên phải vận động học sinh 5 tuổi người dân tộc thiểu số trong địa bàn ra lớp 100% và duy trì sĩ số từ đầu năm cho đến cuối năm học.
- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung dạy cho trẻ, chuẩn bị bài soạn đầy đủ sáng tạo, có chất lượng. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, thiết bị dạy học phù hợp với đề tài, nội dung dạy để giúp trẻ phát triển vố từ tiếng Việt.
- Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động phát triển vốn từ ở mọi lúc mọi nơi.
- Bằng nhiều hình thức giáo viên cung cấp kiến thức, rèn luyện việc phát triển vốn từ cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tùy từng đối tượng học sinh có phương pháp dạy thích hợp
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Để ph

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN TƯƠI 14-15.doc