SKKN Một số biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp chồi 3 trường Mầm non Cư Pang

SKKN Một số biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp chồi 3 trường Mầm non Cư Pang

Ngoài ra giáo viên cần cung cấp những biểu tượng thật để tăng thêm sự sinh động, thích thú cho trẻ. Trẻ được “mắt thấy – tai nghe”, được sờ và cảm nhận về các sự vật đó trí tưởng tượng, sáng tạo sẽ phát triển theo.

Ví dụ: Trước khi cho trẻ vẽ “cây xanh”, giáo viên gợi ý cho trẻ quan sát thân cây, hoa hoặc quả trên cây sau đó cho trẻ xem tranh, ảnh vẽ về cái cây với những phần như trẻ quan sát được. Hoặc khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời tôi cho trẻ quan sát bông hoa đang nở, những búp chồi non. Tôi có thể gọi hỏi trẻ nêu đặc điểm, cấu tạo và cảm nhận của mình về vẻ đẹp của bông hoa đó. Hỏi trẻ nếu được vẽ trẻ sẽ vẽ bông hoa như thế nào .

Mặt khác trong quá trình tham quan sẽ giúp trẻ hiểu biết lĩnh hội và mở rộng nhiều về kiến thức, trẻ sẽ tự cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong khu vui chơi của trẻ, với những đồ chơi thường ngày như: Cầu trượt, xích đu, nhà bóng trẻ cũng có thể đưa vào trong sản phẩm tạo hình của mình.

Ví dụ: Cô cho trẻ đi tham quan khu vui chơi của trẻ sau đó trẻ sẽ nói về ý tưởng vẽ khu vui chơi theo ý tưởng của mình. Sẽ vẽ khu vui chơi có những gì, tô màu gì hoặc con sẽ dùng gì để tạo ra nó

 

doc 29 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 970Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp chồi 3 trường Mầm non Cư Pang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hợp tác với cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ dựa theo tiêu chí 3: Đa dạng các hình thức giao tiếp với cha mẹ trẻ, chỉ số 8: Có đa dạng các hình thức giao tiếp trực tiếp với phụ huynh. Tôi đã chọn lọc và áp dụng những biện pháp phù hợp. Cụ thể trong quá trình đi phổ cập, được trực tiếp trao đổi với phụ huynh, là cơ hội đầu tiên để tìm hiểu về môi trường sống, tính cách của trẻ. Trẻ có năng khiếu bẩm sinh, nhanh nhẹn hay còn chậm, không hứng thú với hoạt động tạo hình từ đó lập kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ. 
Ví dụ: Trước giờ dạy hoạt động tạo hình “trang trí rèm cửa”, Cô sẽ cho trẻ đi quan sát những chiếc rèm của các lớp, các phòng tại trường hoặc những tranh trang trí rèm cửa trên internet rồi hỏi sở thích của từng trẻ thích trang trí theo cách nào. màu gì, trang trí bằng vật liệu gì?....Sau đó cô sẽ phân nhóm để trẻ làm theo sở thích, những bạn nào cùng sở thích sẽ cùng một nhóm, hỗ trợ cho nhau.
	Dựa theo tiêu chí 4: Tổ chức cuộc họp với cha mẹ trẻ đạt hiệu quả, chỉ số 10 : Thay vì trước đây chỉ họp đầu và cuối học kì, tôi thường xuyên tổ chức họp phụ huynh vào cuối tháng, cho phụ huynh quan sát sản phẩm tạo hình của các cháu để cùng phụ huynh trao đổi về sự chuyển biến tâm lí của trẻ có tốt hay không. Trẻ thích điều gì, không thích điều gì cũng thể hiện phần lớn ở tác phẩm. Hoặc trao đổi hàng ngày qua điện thoại với phụ huynh. Đa số phụ huynh của lớp vẫn còn rất trẻ nên tôi đã lập một nhóm trên facebook và trao đổi trực tiếp trên nhóm đó. Phụ huynh rất hào hứng tham gia trao đổi.
Trực tiếp trao đổi với phụ huynh mọi lúc mọi nơi khi có cơ hội tiếp xúc với phụ huynh như vào các buổi sáng, chiều khi phụ huynh đưa đón trẻ. Tại các bảng tin của lớp sẽ để những thông tin của trẻ để phụ huynh dễ quan sát. Trong mỗi sổ bé ngoan đặc điểm riêng của từng trẻ như màu sắc, món thức ăn, bạn thích chơi... phát về nhà để phụ huynh hiểu thêm về con của mình.
Trong các buổi sinh hoạt đoàn kết thôn buôn, các buổi chuyên đề trường, cụm có sự góp mặt của phụ huynh. Bản thân giáo viên sẽ tuyên truyền động viên các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học, việc phát triển về tâm sinh lí của trẻ nhiều hơn nữa.
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
 Dựa vào tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, Tôi lên kế hoạch cụ thể cho năm, tháng, tuần, những công việc phải làm để hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong kế hoạch giáo dục năm học tôi bám vào các tiêu chí như tiêu chí 1 với chỉ số 1: Mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ. Tiêu chí 3 chỉ số 5,6 về dự kiến chủ đề và các mốc thời gian thực hiện các chủ đề.
 Ví dụ: Theo tiêu chí 1, chỉ số 1: trong năm học áp dụng các biện pháp vào trẻ mục tiêu đề ra cuối năm: 100% trẻ hứng thú khi học môn tạo hình, 90% trẻ sử dụng thành thạo các đồ dùng như: Bút màu, màu nước, nguyên vật liệu mởtrong sản phẩm tạo hình của mình. 95% trẻ biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn và trẻ biết sáng tạo những sản phẩm độc đáo mới lạ. 
 Kế hoạch tháng tôi áp dụng các tiêu chí như tiêu chí 5, chỉ số 12: Kế hoạch thể hiện các hoạt động phù hợp với hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ. Tiêu chí 6, chỉ số 14: Kế hoạch có nội dung phản ánh các nét văn hóa, truyền thống, tập quán, ngôn ngữ của gia đình và địa phương.
 Ví dụ: Kế hoạch tháng 8: Cô tìm hiểu, làm quen với trẻ giúp trẻ có cảm giác gũi hơn. Tạo những trò chơi liên kết trẻ với trẻ, trao đổi với phụ huynh về tính cách, cách sinh hoạt của trẻ để hiểu rõ hơn về tâm sinh lí. 
 Tháng 9, tháng 10: Cô tiến hành chọn những đề tài tạo hình kích phù hợp với tình hình lớp. Đưa ra những câu hỏi gợi mở để kích thích sự sáng tạo của trẻ. Sau đó cô quan sát cách tạo hình của từng trẻ, hướng trẻ tới những cái trẻ chưa làm được. Sau mỗi giờ tạo hình cô cho trẻ trưng bày và nhận xét các sản phẩm mà mình tạo ra. Hỏi trẻ về ý tưởng của mình trong mỗi sản phẩm đó. Trước mỗi tiết tạo hình cô cần trao đổi với phụ huynh về những gì mà trẻ sẽ được sắp tới, phối hợp với phụ huynh tìm những nguyên vật liệu mở giúp trẻ phát huy hết khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Tháng 11: Cô và trẻ cùng thực hiện các bài tập test sự sáng tạo qua bộ trắc nghiệm TSD – Z do Nguyễn Huy Tú việt hóa năm 2000. Bộ trắc nghiệm này có hai dạng (form) A và B, có thể đo khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân từ 04 tuổi trở lên. Mỗi bộ trắc nghiệm có 6 họa cho trước (nửa đường tròn, điểm, góc vuông lớn, đường cong uốn lượn, đường gạch, chữ U nhỏ nằm ngoài khung hình chữ nhật). Từ những họa tiết đó trẻ sẽ tưởng tượng và hoàn thành bài vẽ của mình. Dựa vào đó sẽ đánh giá được mức tư duy tưởng tượng của trẻ.
Cứ như vậy cô tùy theo tình hình trẻ để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, đẩy dần sự phát triển của trẻ.
 Kế hoạch tuần xây dựng theo tiêu chí 9, chỉ số 24: Kế hoạch có dự kiến những vật liệu, đồ dùng, đồ chơi cần chuẩn bị để trẻ khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động khác nhau. Chỉ ra những vật liệu, đồ dùng có tính kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động khác nhau.
 Kế hoạch ngày xây dựng theo tiêu chí 12, chỉ số 31,32 kế hoạch có các hoạt động trong lớp và ngoài trời, cũng xây dựng cụ thể cho hoạt động tạo hình mọi lúc mọi nơi: 
 Ví dụ: thứ 2, trong hoạt động ngoài trời trẻ sẽ được quan sát khu vui chơi của bé, cô hướng dẫn trẻ quan sát và giới thiệu bộ phận chức năng của những dồ chơi. Thứ 3 trẻ sẽ được tô màu chiếc cầu trượt, xích đu. Thứ 4 đi quan sát góc tạo hình của các bạn lớp khác
Lớp 100% là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ đa số dùng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hàng ngày với cô và các bạn, trẻ nói không rõ lời, nói ngọng, nói lắp, nói mất dấu, diễn đạt câu chưa mạch lạc, rõ ràng. Nên trong quá trình lên kế hoạch chủ đề tuần tôi lồng ghép tăng cường Tiếng Việt mọi lúc mọi nơi cho trẻ dựa vào tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Gồm 7 tiêu chí xây dựng môi trường học tập và hoạt động cho trẻ.
 	Sau khi xây dựng kế hoạch tôi tiến hành cùng trẻ xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học 
* Giải pháp 2: Tạo môi trường gây hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình và tích lũy kiến thức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, với những biện pháp:
+ Xây dựng môi trường với tiêu chí “lấy trẻ làm trung tâm” phối hợp với xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt.
Do đặc điểm của lớp là 100% dân tộc thiểu số, trẻ giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ. Rất khó khăn cho giáo viên trong quá trình hướng dẫn trẻ nên áp dụng tiêu chí 5,9, 7 và 10 tại môi trường xã hội trong các tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số: Luôn quan tâm, trao đổi, lắng nghe trẻ, dùng những phương pháp trực quan như tranh ảnh, vật thật, ngôn ngữ cơ thể để giải thích trẻ hiểu nghĩa của từ và câu nói của cô.
Áp dụng tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo. Chuẩn bị môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, không đưa ra quá nhiều mục đích trong một hoạt động học. Phải phù hợp nhu cầu, hứng thú của trẻ. Trong quá trình học ở trường mầm non chúng ta luôn phải xây dựng môi trường kích thích gây hứng thú cho trẻ ngoài môi trường trong lớp học mà trẻ sẽ được đi tham quan, đi dạo hoặc xem tranh, ảnh, các bài vẽ Đây chính là điều kiện thuận lợi để trẻ bộc lộ cảm xúc và hứng thú cá nhân với những gì chúng “tai nghe, mắt thấy” điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng sản phẩm. 
Xây dựng môi trường trong lớp học: Áp dụng tiêu chí 1, chỉ số 2 trong xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đối với trẻ dân tộc thiểu số: Môi trường trong lớp học có đồ dùng đồ chơi, phương tiện, thiết bị phù hợp với trẻ dân tộc thiểu số. Tôi chú trọng trang trí theo hình thức động nhiều hơn tĩnh trẻ có thể tự do quan sát, cảm nhận. Từ đó phát triển xúc giác, thị giác của trẻ, một yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ trong hoat động tạo hình. Kết hợp với tiêu chí 5 trong tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng việt, mỗi sản phẩm tôi có kí hiệu riêng hoặc gắn chữ viết để trẻ làm quen với chữ cái. Hoặc dùng những trò chơi nhẹ để trẻ phát âm.
Ví dụ: Tại góc địa phương cho trẻ xem đồ dùng dân gian bằng các chất liệu khác nhau như: gỗ, nứa, thổ cẩm, đất nặntrong đồ dùng có chứa những chữ số, chữ cái như “cái mẹt” thì để chữ “e” để trẻ sẽ quan sát và nói lên tổng thể hình dáng hoặc miêu tả một số đặc điểm nổi bật của đồ vật.
 Khi cho trẻ xem tranh ảnh về các đồ dùng trong gia đình, giáo viên đưa ra các câu hỏi để trẻ chú ý quan sát và ngay lúc đó trong đầu trẻ thể hiện lên những hình ảnh về màu sắc chất liệu của đồ dùng
Do vậy việc tạo môi trường kích thích hứng thú học tập cho trẻ trong hoạt động tạo hình là rất quan trọng, ở lớp tôi thường xuyên trưng bày ở các góc nghệ thuật, những tranh ảnh vẽ, xé dán đồ chơi vật mẫu sản phẩm mang tính nghệ thuật.
Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới thực vật”. Tôi trang trí nhiều các hình ảnh các loài hoa, cây ăn quả và dưới mỗi hình ảnh có ghi các từ ghép tương ứng để từ đó trẻ nhớ lâu hơn các loài hoa, quả, cây... Và những chữ cái trong các từ. Từ đó sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tập trung chú ý, mở rộng hiểu biết và trẻ còn được làm quen với môi trường chữ viết. 
 Tùy vào mỗi chủ đề trang trí góc sao cho phù hợp, hình ảnh sinh động gần gũi để trẻ dễ liên tưởng và làm vốn hình tượng cho trẻ.
 Khi vào tiết dạy vẽ ngôi nhà chủ đề “ngôi nhà của bé” tại góc chủ đề của lớp tôi trang trí những bức tranh ngôi nhà được tô màu thật đẹp, hay ngôi nhà được xé dán bởi các hình học, ngôi nhà được trang trí bằng những hạt đậu đen Những bức tranh đa dạng đó sẽ là những biểu tượng phong phú để trẻ phát huy trí tưởng tượng của mình vào bài vẽ của mình.
Cho các cháu đi tham quan góc sản phẩm của các lớp khác để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ. Xây dựng góc thư viện để trẻ có thể tìm hiểu, quan sát những tranh ảnh, sản phẩm trưng bày, cung cấp vốn biểu tượng cho trẻ.
 	Như vậy, để trẻ có thể tưởng tượng sáng tạo tạo ra một sản phẩm của riêng mình thì việc giáo viên cung cấp cho trẻ những biểu tượng đầy đủ, cảm xúc là vô cùng cẩn thiết. Điều này không có nghĩa là bắt trẻ phải mô tả giống thật, mà tạo điều kiện cho các hình ảnh sáng tạo có tính nghệ thuật sẽ ra đời ở tranh của trẻ, các vật thật với vẻ đa dạng muôn màu, muôn vẻ sẽ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động của nó, kích thích các xúc cảm tình cảm, giúp trẻ ghi nhớ tốt hình ảnh và tạo đà cho tưởng tượng sáng tạo phát triển.
 Xây dựng môi trường ngoài lớp học: Xây dựng môi trường mọi lúc mọi nơi, trong tầm nhìn của trẻ. Khi trẻ đến trường sẽ được áp dụng theo phương pháp “học bằng chơi, chơi mà học”, giáo viên hướng dẫn trẻ học một cách tự nhiên không gò bó, ép buộc trẻ.
Ngoài hành lang trước cửa lớp của trẻ được trang trí những hình ảnh cây cối, hoa lá, con vật, con người đa dạng đầy đủ màu sắc với những chất liệu khác nhau. Trên mỗi hình ảnh đều có những chữ cái kèm theo, điều này vừa giúp trẻ có tranh ảnh để trẻ quan sát, vừa tăng cường được Tiếng Việt cho trẻ. Tương tự trên mỗi đồ chơi, chiếc ghế hay chiếc bàn đều có những biểu tượng như hình vuông, hình tròn... để trẻ dễ dàng nhận biết được.
Xây dựng khu vui chơi riêng cho trẻ bằng những đồ dùng tự tạo như lốp xe làm cổng để trẻ chui qua, quả bí làm bằng lọ sữa nhựa, gian bán hàng được làm bằng nứa, tre trưng bày những sản phẩm đặc trưng của địa phương. Xung quanh khu vui chơi trồng những cây gần gũi với trẻ như cây chuối, cây bàng, cây mướpDưới mỗi đồ chơi đều kết hợp tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
Ví dụ: Có những con vật được làm bằng những chiếc rổ, nơm như con gấu, con gà. Dưới mỗi con vật sẽ có chữ cái tương ứng bằng những thẻ chữ rời. Ví dụ “con gà” cô sẽ rút thẻ chữ “a” ra và trẻ phải tìm đúng chữ “a” bỏ vô. 
Ngoài ra giáo viên cần cung cấp những biểu tượng thật để tăng thêm sự sinh động, thích thú cho trẻ. Trẻ được “mắt thấy – tai nghe”, được sờ và cảm nhận về các sự vật đó trí tưởng tượng, sáng tạo sẽ phát triển theo.
Ví dụ: Trước khi cho trẻ vẽ “cây xanh”, giáo viên gợi ý cho trẻ quan sát thân cây, hoa hoặc quả trên cây sau đó cho trẻ xem tranh, ảnh vẽ về cái cây với những phần như trẻ quan sát được. Hoặc khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời tôi cho trẻ quan sát bông hoa đang nở, những búp chồi non. Tôi có thể gọi hỏi trẻ nêu đặc điểm, cấu tạo và cảm nhận của mình về vẻ đẹp của bông hoa đó. Hỏi trẻ nếu được vẽ trẻ sẽ vẽ bông hoa như thế nào.
Mặt khác trong quá trình tham quan sẽ giúp trẻ hiểu biết lĩnh hội và mở rộng nhiều về kiến thức, trẻ sẽ tự cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong khu vui chơi của trẻ, với những đồ chơi thường ngày như: Cầu trượt, xích đu, nhà bóngtrẻ cũng có thể đưa vào trong sản phẩm tạo hình của mình.
Ví dụ: Cô cho trẻ đi tham quan khu vui chơi của trẻ sau đó trẻ sẽ nói về ý tưởng vẽ khu vui chơi theo ý tưởng của mình. Sẽ vẽ khu vui chơi có những gì, tô màu gì hoặc con sẽ dùng gì để tạo ra nó
Việc tạo môi trường trong và ngoài lớp là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực trong việc tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động tạo hình, vì khi trẻ được hoạt động trong những môi trường này thì cảm giác như là một thế giới riêng ở đây trẻ được tự do bộc lộ cảm xúc, khi xung quanh trẻ đều là những bài vẽ, nặn, xé dán do chính tay mình và bạn làm ra với những nguyên liệu thiên nhiên, phế thải có sẵn như: hạt đậu đen, vỏ hến, vỏ hướng dương, xốp, len màu vụn, giấy màu vụn, để sẵn ở góc, trẻ rất thích thú và muốn mình sẽ tự tạo ra những sản phẩm nghệ thuật đẹp.
* Giải pháp 3: Xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, với những biện pháp sau:
+ Tích hợp các môn học khác trong giờ hoạt động tạo hình.
Với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” phương pháp dạy trẻ theo chương trình mầm non mới như hiện nay. Để tích hợp môn hoạt động tạo hình với những môn học khác đòi hỏi giáo viên phải có sự linh hoạt và khéo léo. 
Ví dụ: Trước khi hoạt động tạo hình với đề tài: “Nặn chú gà con” thì trong tiết dạy làm quen văn học: thơ “Đàn gà con” phần trò chơi giáo viên cho trẻ tô màu con gà để trẻ làm quen với hình ảnh chú gà con.
Trong vở bé làm quen với toán tôi tận dụng các biểu tượng trẻ đã học để rèn kĩ năng tạo hình: Trang trí hình vuông, hình chữ nhật, hay tô màu vào những số đã học. 
Hay trước giờ tạo hình với đề tài: “Vẽ ngôi nhà” kết hợp với môn giáo dục âm nhạc cô có thể cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”. Sau đó hỏi trẻ sẽ vẽ ngôi nhà của mình như thế nào, tô màu gì?...
Trong giờ hoạt động tạo hình cần ứng dụng công nghệ thông tin để tạo giờ dạy không nhàm chán, rập khuôn. Hình ảnh sống động tăng thêm sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: Với đề tài “Vẽ và tô màu máy bay” Chủ đề: Các phương tiện giao thông. Cô cho trẻ xem đoạn video clip có hình ảnh chiếc máy bay bay trên bầu trời thêm âm thanh để kích thích trẻ. Được quan sát những hình ảnh động của những chiếc máy bay trên màn hình, Tôi thấy trẻ rất hứng thú và tôi có thể gợi ý hỏi trẻ con thích vẽ chiếc máy bay màu gì? Có cấu tạo mấy phần?..
+ Tích hợp môn tạo hình trong các môn học khác:
Trong các môn học khác, luôn lồng ghép hoạt động tạo hình vừa gây hứng thú, tránh mệt mỏi cho trẻ vừa củng cố được các kĩ năng tạo hình.
Ví dụ: Trong tiết làm quen với toán, nhận biết hình vuông hình tròn, hình chữ nhật, sau khi trẻ nhận biết xong cô sẽ cho trẻ chọn màu vàng để tô vào hình vuông, màu xanh tô hình chữ nhật hay màu tím tô hình tròn. Vừa cho trẻ ôn lại các hình vừa củng cố kĩ năng tô màu khéo léo.
	Lồng ghép tạo hình trong các hoạt động xuyên suốt trong ngày từ lúc đón trẻ bằng những hình ảnh trang trí ngoài lớp theo chủ đề như con gà, con heo
+ Giáo viên có thể sử dụng những phần mềm di màu trực tiếp trên máy tính để tạo ra sự mới lạ, kích thích tư duy và rèn kĩ năng khéo léo của đôi tay. Sau mỗi giờ dạy giáo viên cũng nên trao đổi với phụ huynh về phương pháp dạy học này.
Nhờ có các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp và kết hợp với áp dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng đã góp phần tới việc kích thích hứng thú học tập của trẻ, giúp trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp. Là giáo viên là giáo viên có thủ thuật để tạo cho trẻ sự hứng thú trong mỗi lần tham gia hoạt động tạo hình.
* Giải pháp 4: Sưu tầm đồ dùng, nguyên vật liệu mở để gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình, với những biện pháp sau:
+ Giáo viên nên chủ động, hướng dẫn học sinh chuẩn bị nguyên vật liệu mở trước giờ học. 
Thực trạng trước đây giáo viên chỉ sử dụng những vật dụng sẵn có trong giảng dạy như bút màu, giấy màu, màu nước. Trẻ làm theo sự rập khuôn đôi khi thành thạo dẫn đến nhàm chán. Giáo viên cùng với trẻ tìm những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên tuỳ theo chủ đề học để trẻ hứng thú, khám phá và sáng tạo nhiều hơn trong sản phẩm của mình. Trước khi dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự chuẩn bị về đồ dùng, đảm bảo về các yêu cầu như an toàn, chuẩn xác về đặc điểm, thẩm mĩ sao cho hấp dẫn và thu hút trẻ.
Ví dụ: Trước khi hoạt động tạo hình với đề tài “Làm thiệp tặng cô giáo’” chủ đề “Nghề nghiệp” cô cùng trẻ chuẩn bị những cánh hoa khô, lá khô, rơm khôđể làm nguyên liệu. Trong giờ hoạt động tạo hình cô có thể làm thiệp mẫu, thiệp mẫu của cô đảm bảo màu sắc tươi sáng, bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Sau khi cô hướng dẫn trẻ cách làm cô sẽ mời trẻ nói về ý tưởng của mình làm thiệp như thế nào, bằng chất liệu gì? Con cảm thấy như thế nào sau khi sử dụng chính những vật liệu mà mình tìm thấy?
 Hay trước giờ tạo hình “Nặn những con vật sống trong rừng” cô chuẩn bị những vò sò, vò hến để trẻ làm tai voi, cành cây khô để trẻ làm sừng hưu Cô cũng tổ chức tạo hình ngôi nhà của trẻ theo ý thích với những vật liệu như hạt đậu đen, đạu xanh, cà phê. Cô khuyến khích trẻ thêm những chi tiết cho bức tranh thêm sinh động.
Ví dụ: Cho trẻ xé dán “ Phương tiện giao thông đường thủy”. Tôi có thể sử dụng và thu thập những nguyên liệu để cho trẻ sử dụng xé, chỉ làm sóng nước, bông làm mây, sử dụng nhiều sáng tạo và sống động thu hút trẻ . Hay cô và trẻ cùng nhau tạo ra những sản phẩm tự tạo như làm những bộ quần áo thời trang gắn những lon nước ngọt, lá cây, bì bóng trong ngày hội diễn văn nghệ 20/11.
Theo phương pháp dạy học tích cực thì giáo viên chỉ là người giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp để tìm ra những điểm chung và điểm riêng của sự vật, hiện tượng. Cần giáo dục cho trẻ cách nhìn, cách nghĩ và cách cảm thụ sao cho trẻ tự lĩnh hội và thấy ham thích vì trẻ phải đưa vào vốn hiểu biết của mình (tự tiếp thu, tự tìm hiểu, tự phát hiện ra những điều lý thú, mới mẻ) trong thế giới xung quanh thì trẻ mới thấy ham thích. Muốn vậy, giáo viên phải kích thích, gợi mở, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động. Trẻ thích thú say mê thì chất lượng tranh vẽ mới được nâng cao và khả năng tưởng tượng sáng tạo mới được bộc lộ và phát triển. 
+Hợp tác, nhờ sự trợ giúp của phụ huynh góp những đồ dùng sẵn có tại gia đình.
 Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên cho trẻ, sự phát triển của trẻ ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình. Chính vì vậy sự hỗ trợ, hợp tác từ phụ huynh với giáo viên rất quan trọng. Vậy để làm tốt được điều này thì tôi thường xuyên trao đổi hướng dẫn các bậc phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình, cho phụ huynh quan sát sản phẩm của trẻ tại góc tạo hình và nói về ý tưởng của cháu trong mỗi sản phẩm đó. Trước của lớp tôi cung cấp thông tin của trẻ trên bảng tin, những hướng dẫn phụ huynh hiểu hơn về sinh hoạt ở trường của trẻ.
 Ví dụ: Trong bức tranh vẽ về “những người thân trong gia đình” trẻ vẽ bố và mẹ nắm tay nhau dắt bé đi chơi, mong muốn bố mẹ luôn yêu thương bé. Giáo viên nên truyền đạt lại cho phụ huynh mong muốn của trẻ để hiểu hơn về con em mình.
Với những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn tôi hướng dẫn phụ huynh dùng những vật liệu có sẵn để dạy cháu ở nhà như: Quả cau làm thân con gà. Tăm làm chân, chỉ làm biển trong tranh vẽ Những phụ huynh gia đình có điều kiện hơn hướng dẫn phụ huynh về việc áp dụng công nghệ thông tin và dạy trẻ để giúp trẻ có nhận thức sâu hơn, tạo điều kiện hướng dẫn và khuyến kh

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN (NG PHUONG).doc