SKKN Một số biện pháp rèn vở sạch-Chữ đẹp cho học sinh lớp 3A1 Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường

SKKN Một số biện pháp rèn vở sạch-Chữ đẹp cho học sinh lớp 3A1 Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường

3. Tính mới:

* Các biện pháp cũ:

 Về phía học sinh

 Các em chưa thấy được tầm quan trọng của việc viết chữ đẹp, chưa thực sự hăng say trong việc rèn chữ viết, chưa biết cách giữ gìn, trình bày vở sạch đẹp, chưa biết giữ gìn sách vở sạch đẹp.

 Nhiều em chưa nắm chắc cấu tạo của từng con chữ.

 Nhiều em chưa biết lựa chọn bút, vở viết phù hợp.

 Khi viết các em ngồi chưa đúng tư thế, cầm bút chưa đúng cách, kỹ năng viết còn chậm.

 Về phía giáo viên

Chữ viết của một số giáo viên còn chưa đảm bảo, bảng lớp chưa kẻ ô ly theo vở viết của học sinh dẫn đến không có sự mẫu mực, chính xác trong chữ viết ở bảng lớp. Nhiều giáo viên chưa quan tâm kịp thời, thường xuyên trong việc uốn nắn, sửa chữa từng nét chữ, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở của học sinh, chưa sát sao trong việc hướng dẫn học sinh cách giữ gìn sách vở, cách lựa chọn bút và vở cho học sinh.

Thường ngày trong quá trình luyện viết cho học sinh, đa số giáo viên chỉ sử dụng phương pháp trực quan, đàm thoại, gợi mở, luyện tập thực hành mà ít quan tâm đến việc chia ra từng nhóm chữ viết, nêu gương, cách chọn đồ dùng học tập (vở, bút, mực ) cho học sinh, chưa sát sao trong việc hướng dẫn học sinh kĩ năng giữ vở.

Về phía phụ huynh học sinh

Một số phụ huynh chưa quan tâm, đầu tư vở viết cũng như các loại bút viết đúng tiêu chuẩn cho học sinh. Nhiều phụ huynh không có kỹ năng hướng dẫn con em luyện viết ở nhà, chưa có sự phối hợp với giáo viên trong việc rèn chữ viết.

 

doc 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1558Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn vở sạch-Chữ đẹp cho học sinh lớp 3A1 Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó một số biện pháp trong phong trào rèn vở sạch- chữ đẹp từ đó rút ra được một vài kinh nghiệm như:
Với biện pháp nêu gương giúp các em có ý thức học hỏi hơn, hăng say hơn trong việc rèn chữ và giữ vở sạch.
Phân chia các con chữ thành các nhóm chữ đồng dạng giúp cho học sinh nắm chắc được các nét và cách viết các con chữ.
Học sinh biết cách giữ vở, không để mực giây ra vở trong khi viết và sau khi viết.
Giáo viên, phụ huynh, học sinh biết cách chọn vở, bút, bảng...đúng tiêu chuẩn để luyện chữ.
4. Hiệu quả sáng kiến đem lại.
Chữ viết của học sinh đều, đẹp, đúng độ cao, kiểu chữ; học sinh biết giữ gìn vở sạch đẹp; giáo viên có kinh nghiệm trong việc rèn vở sạch, chữ đẹp cho học sinh.
5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm đã được tôi áp dụng trên lớp của mình từ đầu năm học và đã có hiệu quả thiết thực. Với sáng kiến này có thể áp dụng đối với tất cả lớp 3 của trường, là tài liệu để các đồng nghiệp tham khảo.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG
THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
Một số biện pháp rèn vở sạch- chữ đẹp cho học sinh lớp 3A1 
Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
Tác giả: Trần Thị Thoa
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
Tam Đường, ngày 31 tháng 3 năm 2017
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn vở sạch- chữ đẹp cho học sinh lớp 3A1 Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường 
2. Tác giả
	Họ và tên: Trần Thị Thoa
	Năm sinh: 7/4/1979
	Nơi thường trú: Bản Tiên Bình- T.T Tam Đường- Tam Đường- Lai Châu
	Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường 
Điện thoại: 0915483391
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:100 % 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt lớp 3
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 1 tháng 9 năm 2016 đến hết ngày 20 tháng 5 năm 2017
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường 
	Địa chỉ: Bản Mường Cấu- Thị trấn Tam Đường- Tam Đường -Lai Châu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Chữ viết của học sinh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học là vô cùng quan trong và cấp thiết, việc xây dựng nề nếp “Vở sạch- Chữ đẹp”có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì đây là những năm học đầu tiên đối với các em, đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện nhà trường không chỉ giúp các em học viết và rèn luyện chữ viết: viết đúng, viết đẹp, viết đảm bảo tốc độ nhằm tạo điều kiện cho các em ghi chép bài học của tất cả các môn học được tốt, mà còn thông qua rèn luyện chữ viết, giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức như: Tính kiên trì, cẩn thận, lòng yêu thích cái đẹp, tinh thần trách nhiệm ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng người khác (thể hiện qua chữ viết). Qua chữ viết, học sinh vừa thể hiện được nội dung thông tin, vừa thể hiện được đặc điểm, tính cách của người viết đồng thời tạo được tình cảm đối thầy với bạn đọc bài vở của mình, bởi người xưa đã có câu: “Nét chữ, nết người”. Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, đem lại cho con người rất nhiều ứng dụng, có thể không cần viết chữ đẹp vì đã đánh trên máy tính. Nhưng với những ý nghĩa giáo dục như đã nêu ở trên thì việc rèn chữ cho học sinh ngày càng trở nên cần thiết, nó đã góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì vậy tôi chọn sáng kiến “Một số biện rèn vở sạch- chữ đẹp cho học sinh lớp 3A1 Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường”.	
2. Phạm vi triển khai thực hiện
31 học sinh lớp 3A1 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường.
3. Mô tả sáng kiến
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
* Thực trạng
Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường trong những năm học vừa qua về phong trào "Vở sạch- chữ đẹp" luôn là lá cờ đầu trong toàn huyện. Cụ thể năm học 2014-2015 đạt giải nhất toàn đoàn với với 63/76 học sinh đạt giải đạt 83% (trong đó 11 giải nhất, 16 giải nhì, 14 giải ba, 22 giải khuyến khích); đặc biệt năm học 2015-2016 trường vẫn duy trì đạt giải nhất toàn đoàn với 41/41 học sinh đạt giải đạt 100% (9 giải nhất, 16 giải nhì, 14 giải 3, 2 giải khuyến khích). Để đạt được những thành tích đó là nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, của Ban Giám hiệu nhà trường, sự nỗ lực của mỗi giáo viên, sự rèn luyện miệt mài của mỗi cá nhân học sinh, sự quan tâm và phối kết hợp kịp thời của các bậc phụ huynh học sinh.
	Những thành tích đã đạt được là như vậy nhưng đối với học sinh lớp 3 nhiều em viết chữ và số còn chưa đảm bảo về kiểu chữ, cỡ chữ; viết và trình bày chưa khoa học, tốc độ viết chậm, mắc lỗi chính tả, ngồi và viết chưa đúng tư thế, chưa biết giữ gìn sách vở sạch đẹp.
Tổng số
Viết chưa đúng kiểu chữ, cỡ chữ
Tốc độ viết chậm
Mắc lỗi chính tả
Trình bày chưa khoa học
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
31
13
42%
5
16%
8
26%
5
16%
* Nguyên nhân
	Về phía học sinh
 Các em chưa thấy được tầm quan trọng của việc viết chữ đẹp, chưa thực sự hăng say trong việc rèn chữ viết, chưa biết cách giữ gìn, trình bày vở sạch đẹp, chưa biết giữ gìn sách vở sạch đẹp.
          Nhiều em chưa nắm chắc cấu tạo của từng con chữ.
	Nhiều em chưa biết lựa chọn bút, vở viết phù hợp.
	Khi viết các em ngồi chưa đúng tư thế, cầm bút chưa đúng cách, kỹ năng viết còn chậm.
          Về phía giáo viên
Chữ viết của một số giáo viên còn chưa đảm bảo, bảng lớp chưa kẻ ô ly theo vở viết của học sinh dẫn đến không có sự mẫu mực, chính xác trong chữ viết ở bảng lớp. Nhiều giáo viên chưa quan tâm kịp thời, thường xuyên trong việc uốn nắn, sửa chữa từng nét chữ, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở của học sinh, chưa sát sao trong việc hướng dẫn học sinh cách giữ gìn sách vở, cách lựa chọn bút và vở cho học sinh. 
Thường ngày trong quá trình luyện viết cho học sinh, đa số giáo viên chỉ sử dụng phương pháp trực quan, đàm thoại, gợi mở, luyện tập thực hành mà ít quan tâm đến việc chia ra từng nhóm chữ viết, nêu gương, cách chọn đồ dùng học tập (vở, bút, mực) cho học sinh, chưa sát sao trong việc hướng dẫn học sinh kĩ năng giữ vở. 
Về phía phụ huynh học sinh
Một số phụ huynh chưa quan tâm, đầu tư vở viết cũng như các loại bút viết đúng tiêu chuẩn cho học sinh. Nhiều phụ huynh không có kỹ năng hướng dẫn con em luyện viết ở nhà, chưa có sự phối hợp với giáo viên trong việc rèn chữ viết.
Từ những nguyên nhân trên tôi đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp học sinh có kĩ năng viết đúng, đẹp, nêu cao ý thức hơn trong việc viết chữ đẹp, giữ gìn sách vở sạch đẹp. 
	b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 
* Điểm mới của sáng kiến
GV có một số biện pháp trong phong trào rèn vở sạch- chữ đẹp từ đó rút ra được một vài kinh nghiệm như:
Với biện pháp nêu gương giúp các em có ý thức học hỏi hơn, hăng say hơn trong việc rèn chữ và giữ vở sạch.
Phân chia các con chữ thành các nhóm chữ đồng dạng giúp cho học sinh nắm chắc được các nét và cách viết các con chữ.
Học sinh biết cách giữ vở, không để mực giây ra vở trong khi viết và sau khi viết.
Giáo viên, phụ huynh, học sinh biết cách chọn vở, bút, bảng...đúng tiêu chuẩn để luyện chữ.
* Giải pháp 1: Khảo sát, phân loại học sinh
- Tuần đầu tiên của năm học thường để ổn định nề nếp, tổ chức lớp học, củng cố kiến thức đồng thời tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh và tham gia với phụ huynh nên cho học sinh dùng loại vở nào, dùng loại bút nào để luyện viết, hướng dẫn học sinh cách bọc vở và giữ gìn sách vở. 
	 - Khảo sát phân loại học sinh ngay từ đầu năm để có kế hoạch hướng dẫn kèm cặp những học sinh viết chưa đảm bảo và có kế hoạch bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, viết đẹp.    
* Giải pháp 2: Những điều kiện về cơ sở vật chất
- Đồ dùng học tập của học sinh
Vào đầu năm học giáo viên tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh và tham gia với phụ huynh nên cho học sinh dùng loại vở nào (phải là loại vở 5 ô li- đối với học sinh lớp 3 thì dùng loại vở ô li nhỏ, viết không thấm mực), đối với bút viết thì dùng bút mực để viết và bút A để kẻ, hướng dẫn học sinh cách bọc vở có giấy bóng bọc ngoài cùng và giữ gìn sách vở. Riêng bảng con thì thống nhất toàn lớp dùng loại bảng có ô ly to, viết không trơn.
- Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của học sinh. Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học trong toàn huyện đều đảm bảo các yêu cầu cơ bản, nhất là đối với trường tôi - một trường đã có nhiều thành tích về phong trào rèn chữ, giữ vở. Ánh sáng phòng học đã được đảm bảo theo tiêu chuẩn học đường, có bảng chống loá dòng kẻ rõ ràng theo đúng vở ô ly của học sinh, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh tiểu học.
* Giải pháp 3: Những phương pháp sử dụng trong dạy luyện chữ thông qua các tiết học tập viết
- Phương pháp kể chuyện nêu gương
Muốn rèn chữ viết cho học sinh một cách có hiệu quả, trước hết cần giúp các em hiểu được viết chữ đẹp để làm gì? vai trò, ý nghĩa của việc rèn chữ viết. Ngay từ đầu năm học tôi đã sưu tầm các bài viết của học sinh đạt giải cấp trường, cấp huyện của những học sinh khóa trước phô tô một số mẫu chữ viết đẹp để làm mẫu cho các em học tập, tham khảo, đồng thời luôn động viên các em cần cố gắng, kiên trì rèn luyện thì chữ viết của các em sẽ đạt được như vậy thậm chí còn đẹp hơn.Thường xuyên nêu những gương sáng về rèn chữ viết của lớp, của trường, nêu những gương người thật việc thật, Ví dụ em Hoàng Thái Vĩnh, em Thùy Dương chữ đẹp nhất trường, nhất huyện các em quan sát chữ viết của bạn và học tập. Khi đã gây được hứng thú cho học sinh, lúc đó các em rất thích rèn viết chữ đẹp và giữ gìn sách vở. 
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
Sử dụng phương pháp này trong thời gian đầu của tiết học để hướng dẫn học sinh phân tích nhận xét cấu tạo của con chữ: độ cao, độ rộng con chữ, nét giống nhau và khác nhau giữa con chữ mới với con chữ đã học từ trước.Với học sinh lớp 3 cho các em nhắc lại cấu tạo, độ cao, độ rộng của các con chữ (đặc biệt là con chữ hoa) mà các em đã được học ở lớp 2. 
- Phương pháp trực quan
Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng quan trọng, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng này nhằm mục đích là giúp học sinh nhớ, khắc sâu những biểu tượng về chữ viết. 
Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học. Sử dụng khi hình thành biểu tượng về chữ cho các em. Phương tiện trực quan là chữ mẫu: Chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ trong vở tập viết, hoặc một số bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi chấm bài, nhận xét bài cho học sinh.... Ngoài việc đưa chữ mẫu, chữ phóng to trên bảng thì quan trọng nhất vẫn là nét chữ của giáo viên. Chữ của giáo viên trong mọi tiết học phải chuẩn vì học sinh tiểu học thường viết bắt chước theo giáo viên.
- Phương pháp chia nhóm chữ viết 
Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa các chữ cái trong bảng chữ cái. Chúng ta có thể chia nhóm chữ như sau:
+ Chữ thường có thể chia làm 3 nhóm
Nhóm 1 : i, u, ư, t, p, y, n, m, v, r, s
Nhóm 2 : l, b, h, k
Nhóm 3 : o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, e, ê, x
Cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm. Dựa vào nét chữ đồng dạng với đầu nhóm, giáo viên cho học sinh tự rèn các chữ còn lại trong nhóm.
+ Chữ hoa
Dựa và các nét chữ đồng dạng ta chia chữ cái viết hoa thành các nhóm như sau:
- Nhóm 1 gồm các chữ: A, Ă, Â, M, N
- Nhóm 2 gồm các chữ: P, R, B, D, Đ
- Nhóm 3 gồm các chữ: C, E, Ê, G, L, S, T
- Nhóm 4 gồm các chữ: I, K, H, V
- Nhóm 5 gồm các chữ: O, Ô, Ơ, Q, Q
- Nhóm 6 gồm các chữ: U, Ư, X, Y
Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của các con chữ. Từ đó, học sinh nắm chắc được cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. Vì vậy, tôi cũng cho các em luyện thêm cách viết theo nhóm trong các tiết luyện chữ.
- Phương pháp luyện tập thực hành
Đây là một phương pháp cực kì quan trọng. Để hình thành cho các em kĩ năng viết chữ đẹp thì phải thông qua thực hành là chủ yếu. Vì vậy phải thường xuyên nhắc nhở học sinh viết nắn nót không chỉ ở môn tập viết, chính tả mà còn ở tất cả các môn học khác, môn nào cũng cần chữ viết để ghi nội dung bài. Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý: các chữ có nét giống nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn. Rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài để giáo viên dễ dàng nhận ra lỗi của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh. Hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp lên cao, tăng dần độ khó để học sinh dễ tiếp thu: viết đúng rồi mới viết nhanh viết đẹp. Việc luyện chữ phải được tiến hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân môn tập viết, chính tả cũng như các môn học khác.
Các hình thức tổ chức luyện tập thực hành
+ Tập viết chữ trên bảng lớp: Khi kiểm tra bài cũ, hoặc sau bước giải thích cách viết chữ.
+ Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Trước khi tập viết giáo viên cần nhắc nhở học sinh lau sạch bảng từ trên xuống, từ trái sang phải, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết. Khi viết xong giơ bảng lên để kiểm tra theo lệnh của giáo viên. Nhận xét, tuyên dương những em viết đúng, đẹp; sửa vào bảng con cho những em viết còn chưa chuẩn bằng phấn màu.
+ Luyện tập trong vở tập viết: Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết. Trước khi học sinh viết giáo viên cần nhắc nhở một lần nữa về tư thế ngồi viết cách cầm bút và để vở. Viết một đến hai chữ ra nháp trước khi viết vào vở tránh bị nhòe mực hoặc mực chưa ra đều. Lưu ý với học sinh luôn để giấy kê để không bị giây mực ra vở.
+ Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác: Giáo viên phải có những yêu cầu về chữ viết của học sinh khi học những môn học khác. Coi chữ viết là một trong những tiêu chuẩn để kiểm tra và đánh giá tất cả các môn học.
+ Luyện chữ trong bài kiểm tra: Ngoài kiến thức và chữ viết trong bài kiểm tra thì chữ viết và cách trình bày trong bài kiểm tra là một trong những tiêu chí để đánh giá, nhận xét cho học sinh. Vì vậy tôi luôn rèn cho các em cách trình bày sao cho khoa học, sạch đẹp.
* Giải pháp 4: Tư thế ngồi và cách cầm bút
Để giúp các em viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp tôi đã hướng dẫn cả lớp tư thế ngồi viết: ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm. Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo theo chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức khoẻ như bị cận nếu cúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng.... Trước khi viết bài tôi thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết. “Em hãy nêu lại tư thế ngồi viết.” Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế.
Tư thế ngồi học sai
Tư thế ngồi học đúng
Ngoài ra tôi thường quan tâm hướng dẫn học sinh cách cầm bút, đặt vở khi viết: cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại. Tôi cũng lưu ý các em cầm bút vừa phải. Vì nếu cầm bút sát ngòi hoặc quá xa ngòi thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó khăn, làm cho chữ xấu mà mực dễ bị giây ra tay, ra vở. Còn vở viết khi viết bài, tôi cũng luôn nhắc học sinh cách đặt vở sao cho cạnh dưới quyển vở hơi nghiêng so với cạnh bàn. Những yếu tố tưởng chừng không quan trọng nhưng thực chất đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh.
Cách cầm bút sai
Cách cầm bút đúng
* Giải pháp 5. Rèn kĩ năng viết cho học sinh
- Hướng dẫn viết nối nét
Việc nối chữ chủ yếu viết các chữ viết thường, tạo nên một tổ hợp chữ cái ghi vần, ghi tiếng, dựa vào những nét cơ bản của chữ cái viết thường. Khi học sinh đã biết viết đúng các nét cơ bản thì các em viết các con chữ sẽ đúng mẫu. Việc hướng dẫn nối chữ cũng rất quan trọng vì từ đó học sinh viết chữ mới rõ ràng đều và đẹp, hơn nữa mới đảm bảo được tốc độ viết ở những lớp trên. Từ đó có thể vận dụng các trường hợp nối chữ trong quá trình thực hiện như sau:
Trường hợp 1. Nét móc của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của của chữ cái sau; Ví dụ: a – n = an, i – m = im, a – i = ai Khi nối chú ý khoảng cách giữa hai chữ cái sao cho vừa phải, hợp lý để chữ viết đều nét và có tính thẩm mĩ.
Trường hợp 2. Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc đầu tiên của chữ cái sau. Ví dụ: e – m = em, c – ư = cư, ơ – n = ơn, o – i = oi,
Trường hợp 3. Nét móc (hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau. Ví dụ: a – c = ac (ác), h – o = ho (họ), g – a = ga (gà), y – ê = yê (yêu), Đây là trường hợp viết khó nên giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ cách lia bút và giữ khoảng các sao cho vừa phải. Lưu ý cho các em điểm kết thúc (dừng bút) của chữ cái trước để lia bút viết tiếp chữ cái sau sao cho liền mạch.
Trường hợp 4. Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau. Ví dụ: o – e = oe, o – a = oa, x – o = xo, e – o = eo, Đây là trường hợp khó nên giáo viên cần lưu ý học sinh rê bút từ điểm cuối của chữ cái o chúc xuống để gặp điểm bắt đầu của chữ cái e sao cho nét vòng ở chữ cái o không to quá (oe). Rê bút từ điểm cuối của của chữ cái o sang ngang rồi viết tiếp chữ cái a (hoặc c) để thành oa (oc) sao cho khoảng cách giữa o và a (c) hợp lý.
Khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ cái viết hoa đứng đầu (tên riêng, chữ viết hoa đầu câu), giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách viết tạo sự lien kết (bằng nối nét hoặc để khoảng cách hợp lý) giữa các chữ viết hoa và chữ cái viết thường trong chữ ghi tiếng (chữ viết hoa), cụ thể:
17 chữ cái viết hoa A, Ă, Â, G, H, K, L, M, Q, R, U, Ư, Y- (kiểu 1), A, M, N, Q- (kiểu 2) có điểm dừng bút hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, khi viết cần tạo sự lien kết bằng cách thực hiện nối nét (VD: An Khê, Gia Lai, Mường Kim, Lữ Nhuôm, Ô, Quý Hồ, )
17 chữ cái viết hoa B, C, D, E, Ê, I, N, O, Ô, Ơ, P, S, T, V, X- (kiểu 1), V- (kiểu 2) có điểm dừng bút không hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, khi viết cần căn cứ vào trường hợp cụ thể để tạo sự liên kết bằng cách viết chạm nét đầu của chữ cái viết thường vào nét chữ cái viết hoa đứng trước, hoặc để khoảng cách ngắn (bằng khoảng cách giữa chữ cái viết thường) giữa chữ cái viết thường với chữ cái viết hoa (VD: Pu Ta Leng, Bản Vàng Pheo, Tam Đường,
Lưu ý: Khi gặp trường hợp các chữ cái viết hoa không có điểm dừng bút hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, ta có thể tạo nên nét phụ (nét hất) để lấp khoảng cách, liên kết chữ và tạo đà lia bút (VD: Bằng), hoặc điều chỉnh nét cơ bản của chữ cái sao cho phù hợp với sự liên kết và thực hiện được việc nối chữ (VD: Trường điều chỉnh nét thẳng xiên ở chữ cái r).
- Cách viết liền mạch.
Khi viết ứng dụng, để thực hiện yêu cầu nối chữ và đảm bảo yêu cầu viết nhanh, ta thường viết liền mạch. Viết lền mạch là viết tất cả các hình cơ bản của chữ cái trong một chữ ghi tiếng rồi sau đó ới đặt dấu (kể cả dấu phụ của chữ cái và dấu thanh) theo trình tự: dấu phụ trước (từ trái sang phải), dấu thanh sau; ví dụ
Viết vần uông: Viết lền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành uong, sau đó đặt dấu mũ (dấu phụ) trên chữ o để được chữ uông.
Viết chữ ghi tiếng xuống: Viết liền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành xuong, sau đó đặt dấu mũ (dấu phụ) trên o và dấu sắc (đấu thanh) trên ô để được xuống.
Viết chữ ghi tiếng mường: Viết liền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành muong, sau đó viết dấu ư (dấu phụ) dấu ơ (dấu phụ) cuối cùng là dấu huyền (dấu thanh) trên ơ để thành mường.
- Cách viết dấu thanh
Dấu thanh cần đảm bảo sự hài hòa, cần đối, không được viết to quá, bé quá và phải viết đúng vị trí. Thực tế tôi thấy học sinh thường mắc tình trạng các dấu thanh viết cao quá và lệch so với âm chính, ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết. Tôi luôn nhắc học sinh dấu vi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_vo_sach_chu_dep_cho_hoc_sinh_lop_3.doc