SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ

SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ

Người GVCN phải đáp ứng được những yêu cầu sau: Phải là người có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có hiểu biết sâu sắc về nghề dạy học, có tầm nhìn về tương lai để tin tưởng vào công việc của mình; Có sự tôn trọng và tình yêu mến đối với học sinh; Có sự khéo léo đối xử sư phạm; Là người có uy tín với học sinh và cha mẹ học sinh; Là một tấm gương cho học sinh noi theo; Có chuyên môn vững vàng, giảng dạy tốt.

 Trong quá trình bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp, phải đặc biệt lưu ý đến một số trường hợp sau:

 - Bố trí giáo viên chủ nhiệm có năng lực cho khối 10 và khối 12. Đặc biệt lưu ý đến các lớp yếu kém, có nhiều học sinh có khó khăn về học tập hoặc đạo đức.

 - Không bố trí giáo viên nữ gần sinh nở hoặc nuôi con nhỏ dưới một tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn làm công tác chủ nhiệm.

 - Không bố trí giáo viên chủ nhiệm hoàn toàn dựa trên mặt bằng lao động. Những người có năng lực có thể chênh lệch về số tiết dạy và chủ nhiệm so với người hạn chế năng lực.

 Bên cạnh việc bố trí GVCN lớp, những năm học gần đây, ở một số lớp, chúng tôi đã thực hiện thêm chế độ phó chủ nhiệm để vừa đảm bảo hoàn thành hiệu quả công tác chủ nhiệm, vừa là cơ hội tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng cho các giáo viên trẻ, GV chưa có nhiều kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp hoặc hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp chưa cao.

 Trường hợp các lớp được bố trí thêm GV làm Phó chủ nhiệm lớp: đó là các lớp có nhiều học sinh gặp khó khăn trong học tập, cần đặc biệt quan tâm trong giáo dục; hoặc các lớp có GVCN chưa có nhiều kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm, hiệu quả công tác chủ nhiệm ở một số năm chưa cao.

 

docx 50 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 224Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh khó khăn. Việc đánh giá, xếp loại của giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh lớp chủ nhiệm 	 
	Trong quá trình chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện kế hoạch của mình, BGH phải hướng dẫn GV bổ sung và điều chỉnh những nội dung mới phát sinh hoặc thay đổi theo yêu cầu thực tế. Bên cạnh sự đôn đốc thường xuyên thì việc động viên, khích lệ GVCN trong quá trình thực hiện kế hoạch là việc làm cần thiết.
	 Đối với những giáo viên mới làm công tác chủ nhiệm lớp lần đầu thì cần giám sát thường xuyên để hỗ trợ, giúp đỡ GV khi cần thiết cũng như để kịp thời uốn nắn những sai lệch của GV. Nhất là trong việc tổ chức họp phụ huynh (mỗi năm 2 lần), rất nhiều giáo viên trẻ hết sức lúng túng, bị động khi phụ huynh chất vấn, thậm chí nhiều người không giải trình được hoặc giải trình sai lệch một số nội dung mà phụ huynh thắc mắc, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường cũng như của chính bản thân GVCN. Cách giúp đỡ GV tốt nhất là trước khi mở cuộc họp phụ huynh toàn trường, ngoài việc thống nhất báo cáo chung, BGH cần dự đoán trước các tình huống, các vấn đề mà phụ huynh có thể chất vấn giáo viên, hướng dẫn GV cách giải đáp thoả đáng nhất.
	 	Một yêu cầu nữa đối với người quản lý trong quá trình chỉ đạo thực hiện là phải thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện khác cho GVCN thực hiện nhiệm vụ của mình, nhất là khi GV tổ chức các hoạt động NGLL, các hoạt động giúp đỡ học sinh có khó khăn về học tập và đạo đức(bố trí phòng ốc, sân bãi, loa máy, đèn chiếu, phát tài liệu, in ấn, phiếu liên lạc, phiếu điểm, sử dụng phương tiện thông tin nhà trường để liên lạc với phụ huynh khi cần thiết)
2.3.2.2. Bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp 
Làm giáo viên chủ nhiệm là một công việc vô cùng khó khăn, sự thành công hay thất bại của một nhà trường trong một năm học phụ thuộc rất nhiều vào việc phân công, bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp. Đặc biệt, đối với học sinh, GVCN có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. GVCN có nhiều tác động đến quá trình phát triển nhân cách, định hướng tương lai, nghề nghiệp, kỹ năng đối nhân xử thế, kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể và nhiều kỹ năng mềm trong cuộc sống của học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải GV nào cũng có thể đảm nhiệm tốt vai trò chủ nhiệm lớp. Có những GV năng lực chuyên môn rất tốt, nhưng khả năng làm công tác chủ nhiệm chỉ ở mức bình thường. Có những môn học, mặt bằng lao động còn thấp, nhưng số GV có khả năng làm tốt công tác chủ nhiệm lớp lại rất ít. Vì thế, việc bố trí GVCN lớp như một bài toán khó, cần phải có nhiều suy nghĩ, trăn trở để có cách giải quyết hiệu quả nhất. 
	Trước hết, khi phân công GVCN, BGH cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Tuân thủ các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên trong Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý; Phù hợp với năng lực sư phạm của giáo viên; Đảm bảo chất lượng đào tạo và lợi ích học sinh; Đảm bảo tính kế thừa, sự ổn định trong phân công trong thời gian nhất định.
	 	Người GVCN phải đáp ứng được những yêu cầu sau: Phải là người có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có hiểu biết sâu sắc về nghề dạy học, có tầm nhìn về tương lai để tin tưởng vào công việc của mình; Có sự tôn trọng và tình yêu mến đối với học sinh; Có sự khéo léo đối xử sư phạm; Là người có uy tín với học sinh và cha mẹ học sinh; Là một tấm gương cho học sinh noi theo; Có chuyên môn vững vàng, giảng dạy tốt.
	Trong quá trình bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp, phải đặc biệt lưu ý đến một số trường hợp sau:
	- Bố trí giáo viên chủ nhiệm có năng lực cho khối 10 và khối 12. Đặc biệt lưu ý đến các lớp yếu kém, có nhiều học sinh có khó khăn về học tập hoặc đạo đức.
	- Không bố trí giáo viên nữ gần sinh nở hoặc nuôi con nhỏ dưới một tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn làm công tác chủ nhiệm.
	- Không bố trí giáo viên chủ nhiệm hoàn toàn dựa trên mặt bằng lao động. Những người có năng lực có thể chênh lệch về số tiết dạy và chủ nhiệm so với người hạn chế năng lực.
	Bên cạnh việc bố trí GVCN lớp, những năm học gần đây, ở một số lớp, chúng tôi đã thực hiện thêm chế độ phó chủ nhiệm để vừa đảm bảo hoàn thành hiệu quả công tác chủ nhiệm, vừa là cơ hội tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng cho các giáo viên trẻ, GV chưa có nhiều kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp hoặc hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp chưa cao. 
	 Trường hợp các lớp được bố trí thêm GV làm Phó chủ nhiệm lớp: đó là các lớp có nhiều học sinh gặp khó khăn trong học tập, cần đặc biệt quan tâm trong giáo dục; hoặc các lớp có GVCN chưa có nhiều kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm, hiệu quả công tác chủ nhiệm ở một số năm chưa cao. 
	- GV nào được phân công làm Phó CN lớp: 
	Trường hợp thứ nhất, đó là một số GV đã có nhiều kinh nghiệm, nhiều thành tích trong công tác chủ nhiệm lớp, nhưng hiện tại họ đảm nhận các nhiệm vụ khác như tổ trưởng, tổ phó, Chủ tịch CĐ mặc dù số tiết lao động của họ đã đủ, nhưng họ có nguyện vọng tự nguyện giúp đỡ, kèm cặp đồng nghiệp.
	Trường hợp thứ hai: đó phải là những GV có năng lực chủ nhiệm khá tốt, có khả năng đảm nhận tốt các nhiệm vụ của một GVCN trong giáo dục học sinh, được học sinh tin yêu, hiện tại đang giảng dạy bộ môn tại lớp và có mặt bằng lao động còn thấp, chưa đủ số tiết nghĩa vụ trong năm học, nên được nhà trường bố trí làm Phó chủ nhiệm lớp để kèm cặp, hỗ trợ thêm GVCN lớp.
	Để có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau đạt hiệu quả giữa giáo viên chủ nhiệm và phó chủ nhiệm thì cần tuỳ vào đặc điểm từng lớp cụ thể để có quy định về vai trò, nhiệm vụ cho từng GV, như thế mới phát huy hết vai trò của GVCN lớp và GV làm PCN lớp.
	 2.3.2.3. Phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục trong nhà trường
	* Thứ nhất: Phát huy hiệu quả phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với BGH và Hội đồng giáo dục nhà trường. Các GVCN lớp cần thiết phải thực hiện những công việc:
	- Tiếp nhận chủ trương, kế hoạch và những định hướng cho từng hoạt động cụ thể của BGH và Hội đồng giáo dục nhà trường.
	- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm. Trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, nếu xuất hiện những khó khăn, vướng mắc, những tình huống đột xuất không thể hoặc không thuộc quyền xử lý thì cần báo cáo với BGH và Hội đồng giáo dục để lấy ý kiến chỉ đạo, bổ sung, điều chỉnh.
	- Báo cáo kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp theo định kỳ (cuối học kỳ, cuối năm học) hoặc đột xuất theo hướng dẫn chung của nhà trường.
	- Đề đạt nguyện vọng chính đáng của lớp chủ nhiệm với BGH và Hội đồng giáo dục nhà trường, đề xuất các phương án giải quyết với suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng.
	- Phản ánh những ý kiến, nguyện vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay phản bác đối với những chủ trương, quy định của trường trong các mặt hoạt động giáo dục để cấp trên có sự xem xét, giải đáp, sửa đổi cho phù hợp. 
	* Thứ hai: Phát huy hiệu quả sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với Đoàn thanh niên và Hội liên hiệp thanh niên.
	Đoàn thanh niên trong trường học là một tổ chức quan trọng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức, lý tưởng đoàn viên thanh niên. Vì thế, Đảng uỷ, BGH nhà trường đã có những biện pháp chỉ đạo sự phối hợp giữa GVCN với các tổ chức Đoàn thanh niên như sau:
	- Chỉ đạo BCH Đoàn trường xây dựng nội quy học sinh, phân công nhiệm vụ đến các Chi đoàn và triển khai đến toàn bộ GVCN.
	- Chỉ đạo GVCN nắm bắt nội quy của Đoàn trường, cách thức hoạt động của đội an ninh, đội nề nếp do Đoàn trường quản lý, đồng thời nắm bắt việc phân công nhiệm vụ tới các chi đoàn để từ đó đôn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt. Cuối mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt tình hình thông qua đội an ninh, đội nề nếp của Đoàn trường để từ đó có những biện pháp giáo dục kịp thời với cá nhân học sinh và tập thể lớp. 
	- Chỉ đạo GVCN nắm vững kế hoạch và chương trình hoạt động của Đoàn trường, của Hội liên hiệp thanh niên để tư vấn, hướng dẫn và chỉ đạo chi đoàn mình tích cực hưởng ứng tham gia một cách hiệu quả.
Giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh tham gia các hoạt động của Đoàn trường
 	* Thứ ba: Phát huy hiệu quả phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên chủ nhiệm lớp cùng khối.
	Các giáo viên chủ nhiệm cùng một khối lớp được chúng tôi thành lập thành một tổ chủ nhiệm, có tổ trưởng phụ trách và sinh hoạt theo định kỳ hàng tuần, tháng, học kỳ và năm học. Là thành viên trong tổ, mỗi giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện những công việc sau:
	- Bàn bạc thống nhất với những thành viên trong tổ về nội dung, kế hoạch, cách thức, tiến độ các hoạt động chủ nhiệm tương ứng với từng thời điểm cụ thể của kế hoạch năm học.
	- Báo cáo hoạt động của lớp chủ nhiệm về các mặt, phối hợp với các lớp cùng khối trong một số công việc để tạo phong trào, phát huy sức mạnh của cộng đồng khối lớp.
	- Trao đổi những kinh nghiệm, thành công hay thất bại, sáng kiến được chọn lọc trong quá trình thực thi công tác chủ nhiệm của bản thân với đồng nghiệp để cùng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo môi trường đồng cảm, đồng trách nhiệm với thế hệ trẻ.
	* Thứ tư: Phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn.
	Để phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa GVCN với GVBM, BGH đã chỉ đạo cho GVCN thường xuyên phối hợp với tất cả GVBM trong quá trình giáo dục, tạo ra sự tác động sư phạm đồng bộ đến các em. Cụ thể là:
	- Thống nhất yêu cầu, các biện pháp giáo dục đối với học sinh. Sự thống nhất này tránh được những tác động rời rạc, tuỳ tiện, thậm chí chồng chéo trái ngược nhau giữa các giáo viên đối với một tập thể học sinh.
	- Theo dõi thường xuyên ý thức và kết quả học tập của từng học sinh và của tập thể lớp đối với từng môn học.
	- Dự giờ, quan sát ý thức, hứng thú học tập cũng như thăm dò để phát hiện những khó khăn trong học tập của các em.
	- Trao đổi và phối hợp với nhau để giúp đỡ, hỗ trợ những học sinh có khó khăn trong học tập và đạo đức.
 - Phản ánh nguyện vọng của học sinh, trao đổi bàn bạc, đưa ra hướng giải quyết tối ưu.
	- Phối hợp với nhau tổ chức các hoạt động tập thể của lớp liên quan đến môn họ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_doi_n.docx