SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh, buôn Tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh, buôn Tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

Trẻ được tham gia hoạt động tích cực như vậy, trẻ rất hứng thú và biết trân trọng những sản phẩm mình là ra. Đặc biệt các chữ, các từ mà trẻ tự tay sưu tầm được, thực tế cho thấy trẻ nhớ chữ nhớ từ rất lâu. Không những hoạt động ở các góc giáo viên còn hướng trẻ tham gia vào các trò chơi học tập, trò chơi vận động như “Mèo đuổi chuột”, “Bịt mắt bắt dê”, “Bán hàng” Vui chơi là người bạn đường của tuổi thơ, vui chơi luôn đem lại cho trẻ sự thoải mái, thỏa mãn, phấn chấn. Trò chơi học tập, trò chơi vận động đối với trẻ mầm non được sử dụng vừa là phương tiện củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, nó có tác dụng kích thích cho trẻ phát huy tính tích cực, tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức nhờ các tình huống chơi hấp dẫn.

Trò chơi học tập có ý nghĩa rất quan trọng, nó là phương tiện để phát triển trí tuệ, giáo dục một số phẩm chất đạo đức cho trẻ. Trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, trò chơi học tập chính là một phương tiện phát triển ngôn ngữ, sự tập trung chú ý của trẻ mầm non. Trong quá trình chơi, trẻ phải sử dụng các giác quan và ngôn ngữ (nói to) của mình để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi. Do đó, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc và phát triển. Trẻ 5– 6 tuổi sẽ biết chú ý đến nhiệm vụ và luật chơi hơn, tuy nhiên, chúng vẫn thích thú đến quá trình chơi nhiều hơn là kết quả chơi. Chính quá trình chơi đó đã giúp trẻ tích cực nhận thức được nội dung chơi và giúp trẻ sử dụng vốn từ để giải quyết vấn đề một cách phong phú hơn. Việc sử dụng trò chơi học tập , trò chơi vận động với việc phát triển vốn từ giúp trẻ hứng thú với việc học từ mới, ôn lại các từ cũ và khắc sâu hơn, bên cạnh đó, trẻ còn được chơi, quên đi nhiệm vụ chính là học, giúp trẻ tránh buồn chán và mệt mỏi, ngoài ra chính những trò chơi đó sẽ giáo dục trẻ những kỹ năng sống cho trẻ.

 

doc 26 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2192Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh, buôn Tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiêụ quả tối đa.
Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật: Tôi và trẻ cùng trò chuyện về chủ điểm, sau đó cô hướng trẻ vào câu truyện: Tại một khu rừng có rất nhiều con vật sinh sống, nào là hổ, báo, voi, ngựa, sư tử nào là chim, cây xanh, hoa, cỏCô tiên xanh rất muốn chúng mình đặt tên cho khu rừng này đấy, nào chúng mình cùng nghĩ ra một cái tên nhé.Trẻ nghe, suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình như: khu rừng xanh, khu rừng của những con vật ngộ nghĩnh, khu rừng đáng yêuvới nhiều cái tên ngộ nghĩnh như vậy, và cả quá trình cô đàm thoại với trẻ. Chính lúc đó trẻ đã tư duy xem mình đã bao giờ được thấy những con vật thật này chưa, đã nghe thấy cái tên đó chưa, và ngẫu nhiên cô đã cung cấp vốn từ cho trẻ.
Hay với việc đặt tên cho các góc trong lớp, cô và trẻ cùng đàm thoại, thoải mái trao đổi để đặt tên như: Bé làm ca sĩ, ban nhạc tý hon, nốt nhạc vui, đồ rê mí( đối với góc âm nhạc).
Từ những tên gọi gần gũi với trẻ mà chính cô và trẻ đặt tên, đã kích thích trẻ ghi nhớ từ đó lâu hơn, và trẻ đã phần nào hiểu về từ đó.
- Biện pháp 2: Gắn tên, gắn ký hiệu vào các đồ dùng đồ chơi và các giá góc trong lớp 
Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là “ dễ nhớ dễ quên”. Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ, nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác.
Mặt khác, khi trẻ hoạt động trẻ thường cất đồ dùng đồ chơi nhanh nhưng không ngăn nắp, giáo viên thường mất nhiều thời gian sắp xếp lại đồ chơi cho trẻ sau khi chơi. Như vậy rất vất vả cho cô mà trẻ lại không có thói quen lao động tự phục vụ. Đặc biệt không được làm quen với tên gọi các từ, hay các chữ cái tiếng Việt ghép thành từ đó.
Để khắc phục tình trạng này, tôi xếp đồ dùng đồ chơi trên giá góc gọn, đẹp, khoa học, sao cho trẻ dễ lấy, dễ cất, các đồ dùng trên giá phải tuân theo một trật tự nhất định. Khi gắn tên cho đồ chơi tôi thường đàm thoại với trẻ:
Ví dụ: Với đồ chơi; hộp bánh, quả bóng, ti vi,
Tôi hỏi trẻ đây là cái gì? chúng mình nhìn xem để chỉ tên của hộp bánh cô có từ gì? từ “hộp bánh” cho trẻ phát âm. Chữ cái đầu tiên trong từ “ hộp bánh” là chữ gì?...Cứ như vậy tôi cho trẻ phát âm, tri giác trọn vẹn từ “ hộp bánh” và các chữ cái còn lại trên giá đồ chơi.
Nhiều lần như vậy, trẻ ghi nhớ và thuộc các ký hiệu các chữ cái và sắp xếp thành từ có thể trẻ tự đọc được.
Khi trang trí tên gọi các góc, tôi thường lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp với góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ nhìn thấy. Đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, hầu hết các chữ này tôi thường để ở dạng chữ in thường, với màu sắc đẹp phù hợp với mảng hoạt động và hình ảnh minh hoạ của góc. 
Đối với các ngăn giá góc, tôi vẽ ký hiệu đồ dùng đồ chơi kèm theo từ ( tên gọi của đồ dùng) và giới thiệu với trẻ: Khi chơi tôi thường trò chuyện với trẻ: Đây là khối gì? dưới khối chữ nhật có từ: “ khối chữ nhật”. Cho trẻ hằng ngày tham gia vào góc thư viện thân thiện với nhiều loại truyện tranh, hình ảnh có tên nội dung ở dưới để trẻ xem và cô thường xuyên kể về những nội dung câu truyện cho trẻ nghe. Nghe nhiều lần trẻ kể lại như vậy vốn từ của trẻ phát triển rất nhanh
Việc ghép tên các đồ vật đồ chơi trong lớp không những tác động lên giác quan của trẻ để nhớ các chữ các từ lâu và chính xác mà còn giúp cho hoạt động phát triển vốn từ một cách thoải mái nhẹ nhàng.
Qua các chủ điểm, mỗi khi thay đổi đồ dùng đồ chơi, thay đổi các tiêu đề trên giá đồ chơi, tôi lại giới thiệu cho trẻ đồ dùng đồ chơi mới, giới thiệu chữ mới, từ mới. Kết hợp áp dụng thực tế bên ngoài xã hội, cùng với việc giới thiệu chữ cái của cô, trẻ có thể đọc được nhiều từ trong sách báo và trong sinh hoạt thực tế hàng ngày. Tôi thấy rằng đó thực sự là môi trường phong phú và có hiệu quả.
 - Biện pháp 3: Lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển vốn từ của trẻ:
 Để phát huy tính tích cực của trẻ ở môi trường trong lớp học giáo viên thường xuyên cho trẻ hoạt động trong cac góc chơi, đặc biệt là góc thư viện. Đây là nơi trẻ được tiếp xúc nhiều với chữ, từ, câu.. và rèn luyện kỹ năng tiền biết đọc, biết viết của trẻ như: cách lật giở sách, cách đưa mắt từ trái sang phải khi đọc, hoặc các từ mới như: tên truyện, tên các trang bìa, tên các album tự tạo.với các mẫu chữ khác nhau.
Ví dụ: Cô tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động với truyện thơ tranh chữ to có sẵn, tự tạo... trẻ được xem tranh, tập kể chuyện, tập "đọc" chữ to trong truyện...và như vậy một lần nữa trẻ mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ, trẻ như được hoà nhập với thế giới của người lớn. Khi trẻ tiếp xúc với các loại sách, báo, tạp chí...có nhiều kiểu chữ khác nhau ở bất kỳ nơi nào trẻ cũng rất tự tin và có thể tự mình khám phá nội dung.
Ví dụ: Cô tổ chức cho trẻ cùng làm album và truyện tranh chữ to theo chủ điểm. Nếu là chủ điểm “thế giới động vật” cô và trẻ sưu tầm album về các con: chó mèo, gà, vịt,Tôi yêu cầu trẻ tìm các chữ trong hoạ báo cắt và ghép từ “con mèo”, “con chó”dán dưới hình ảnh các con vật tương ứng. Một đều tôi luôn lưu ý nhắc trẻ là phải ghép chữ lần lượt từ trái sang phải, hết chữ này đến chữ khác, hết từ này đến từ khác bên cạnh phía phải, và sau đó tôi yêu cầu trẻ phát âm các chữ, "đọc" các từ .
 Để trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động tôi hướng trẻ tham gia vào góc học tập, hướng cho trẻ làm tranh:
Ví dụ: Cho trẻ sưu tầm các chữ có trong hoạ báo, lịch cũ,trẻ cắt, tô màu và cùng ghép chữ với cô để tạo thành các tuýp chữ, các tiêu đề xung quanh lớp mỗi khi thay đổi chủ điểm. Với chủ điểm “ thế giới động vật”, cô yêu cầu trẻ ghép chữ mà trẻ sưu tầm được Trong suốt quá trình hoạt động tích cực như vậy, bản thân trẻ lại một lần nữa khắc sâu chữ và từ.
Trẻ được tham gia hoạt động tích cực như vậy, trẻ rất hứng thú và biết trân trọng những sản phẩm mình là ra. Đặc biệt các chữ, các từ mà trẻ tự tay sưu tầm được, thực tế cho thấy trẻ nhớ chữ nhớ từ rất lâu. Không những hoạt động ở các góc giáo viên còn hướng trẻ tham gia vào các trò chơi học tập, trò chơi vận động như “Mèo đuổi chuột”, “Bịt mắt bắt dê”, “Bán hàng” Vui chơi là người bạn đường của tuổi thơ, vui chơi luôn đem lại cho trẻ sự thoải mái, thỏa mãn, phấn chấn. Trò chơi học tập, trò chơi vận động đối với trẻ mầm non được sử dụng vừa là phương tiện củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, nó có tác dụng kích thích cho trẻ phát huy tính tích cực, tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức nhờ các tình huống chơi hấp dẫn. 
Trò chơi học tập có ý nghĩa rất quan trọng, nó là phương tiện để phát triển trí tuệ, giáo dục một số phẩm chất đạo đức cho trẻ. Trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, trò chơi học tập chính là một phương tiện phát triển ngôn ngữ, sự tập trung chú ý của trẻ mầm non. Trong quá trình chơi, trẻ phải sử dụng các giác quan và ngôn ngữ (nói to) của mình để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi. Do đó, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc và phát triển. Trẻ 5– 6 tuổi sẽ biết chú ý đến nhiệm vụ và luật chơi hơn, tuy nhiên, chúng vẫn thích thú đến quá trình chơi nhiều hơn là kết quả chơi. Chính quá trình chơi đó đã giúp trẻ tích cực nhận thức được nội dung chơi và giúp trẻ sử dụng vốn từ để giải quyết vấn đề một cách phong phú hơn. Việc sử dụng trò chơi học tập , trò chơi vận động với việc phát triển vốn từ giúp trẻ hứng thú với việc học từ mới, ôn lại các từ cũ và khắc sâu hơn, bên cạnh đó, trẻ còn được chơi, quên đi nhiệm vụ chính là học, giúp trẻ tránh buồn chán và mệt mỏi, ngoài ra chính những trò chơi đó sẽ giáo dục trẻ những kỹ năng sống cho trẻ.. 
- Biện pháp 4: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua việc làm quen công nghệ thông tin:
Tâm lý trẻ vốn hiếu động, thích tò mò, ham hiểu biết và nhạy cảm nên tiếp thu công nghệ thông tin chẳng mấy khó khăn. Muốn thực hiện được ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thì trước tiên giáo viên phải biết sử dụng máy vi tính. Bản thân tôi đã dạy được nhiều tiết giáo án điện tử cho chị em trong trường dự. Qua các tiết dạy giáo án điện tử đa số trẻ rất hứng thú tham gia và kết quả đạt được trên trẻ cũng rất cao.
Để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ, đồng thời thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường giao. Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào giảng dạy thông qua việc khai thác trò chơi kidsmart và happykids, các nguồn dữ liệu thiết kế trên máy tính:
 Trẻ được tham gia vui chơi với những trò chơi vô cùng lý thú, hấp dẫn học mà chơi, chơi mà học . 
Trò chơi học tập: “Ghép đúng hình” 
 Cách chơi: Trẻ sẽ Clich con chuột và bấm chọn các hình có sẵn trên máy ( hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình ô van) để tạo thành chiếc ô tô, tàu lửa, con chim, con cá, con bướm.
Sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi giáo viên hỏi trẻ. Cháu đã ghép thành hình gì? Trẻ trả lời: Cháu ghép hình ô tô. Vậy ô tô cháu ghép từ những hình nào? Trẻ kể tên hình, đồng thời trẻ còn ghép thành nhiều đồ vật, con vật khác nữa. 
+ Tôi tìm các dữ liệu từ: sưu tầm tranh ảnh động trên mạng, scan các loại tranh ảnh tự vẽ hoặc mua đưa vào máy, phân loại theo từng chủ đề chủ điểm khác nhau.
Ví dụ: Chủ điểm: " Trường mầm non", tôi thiết kế trên máy tính các loại tranh ảnh về hoạt động ở trường mầm non như: Tập thể dục, cô dạy học, trẻ chơi trò chơi kéo co, chơi ở nhà banh.., hoặc là chủ đề “ thế giới động vật” Tranh ảnh về con vật như: con chó, con mèo, con cá, con hổ, con voi, con kiến... có các từ chỉ tên tương ứng kèm theo. Trẻ được chơi dưới hình thức chọn tranh theo yêu cầu của cô hoặc của bạn, trẻ quan sát phát âm chữ, "đọc" các từ dưới tranh, và ngẫu nhiên trẻ được ôn luyện, phát triển ngôn ngữ rất nhẹ nhàng thông qua trò chơi này.
 Tương tự giáo viên cho trẻ tham gia vào nhiều trò chơi khác như:
Trò chơi: Cái gì đã thay đổi
Trò chơi: Gặp gỡ bạn mới
Trò chơi: Chiếc túi kì diệu.
Và còn nhiều trò chơi khác nữa trẻ vô cùng hứng thú và rất thích đến trường. Có nhiều trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ nhưng còn phải tùy thuộc vào sự sáng tạo của cô và mục đích cô đặt ra phát triển, củng cố những từ, cụm từ nào đó.
Giải pháp 2: Tạo môi trường phát triển vốn từ ngoài lớp học. Tôi sử dụng các biện pháp sau:
 - Biện pháp 1: Phát triển vốn từ với nơi trẻ thường hoạt động 
+ Nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ như: mũ, ba lô, giầy dép, khăn mặt,Tôi luôn gắn ảnh kèm theo tên của trẻ. Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc sử dụng đồ dùng vừa đúng qui định, vừa biết tên của mình (của bạn), biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của các chữ như thế nào..Và trẻ còn viết tên của mình vào bài vẽ khi vẽ tạo hình. Mỗi một môi trường hoạt động của trẻ, tôi đều chủ động tạo môi trường để trẻ có cơ hội được luyện phát âm, ôn luyện các chữ, các từ đã biết, làm quen chữ mới và làm quen từ một cách rất tự nhiên thoải mái không gò bó áp đặt trẻ.
+ Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học: Đây là nơi không những tạo môi trường chữ cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để phụ huynh hiểu biết về chữ , từ, câu mà con em mình đang học. Và từ đó phối kết hợp cho trẻ học tập thêm tại gia đình. Tránh trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Cô dạy một đường phụ huynh lại dạy một nẻo:
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật”. Cô dạy trẻ phát âm từ “cây xanh”, nhưng có ông bà lại dạy là “cây sanh”. Hay từ “phát triển” lại đọc là “phát triễn” Và nếu không thống nhất trẻ sẽ giao động không biết như thế nào là đúng, hơn nữa nếu đã đọc sai thì rất khó sửa. Xác định được điều đó, mỗi hoạt động tuyên truyền tôi đều có hình ảmh kèm theo chữ in hoa tuyệt đối không viết chữ cách điệu chữ bay.
Ví dụ: Chế độ sinh hoạt của trẻ trong ngày
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
 Đón trẻ Tập thể dục Hoạt động ngoài trời Hoạt động học
Hay tên chủ điểm viết dạng: “ thế giới động vật”, các tranh ảnh con vật. có kèm theo từ để trẻ có thể phát âm, tự đọc.
 Ngoài ra tôi cho trẻ một mảng hoạt động để hàng ngày trẻ tập ghi số điện thoại, chép tên mình và địa chỉ cá nhân của mìnhTừ đó trẻ ghi nhớ các từ, chữ, tên của mình của bạn, biết nhà bạn hoặc nhà mình ở đâu?..
+ Góc thiên nhiên ngoài trời:
Đây là nơi trẻ được tiếp xúc mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày. Tạo môi trường chữ có kèm hình ảnh không những cho trẻ hiểu về thế giới các loài cây, loài hoa, biết các giai đoạn phát triển của cây, hiện tượng thử nghiệm khoa họcmà còn có thể ghi chép hiện tượng mà trẻ theo dõi hàng ngày.
Ví dụ: Tôi gắn tiêu đề cho góc : “ vườn hoa bé yêu” và tôi làm các biển cắm có chữ ghi tên hoa có kèm hình ảnh.
(Hình)
Cây hoa hồng
Khi cho trẻ tri giác từ dưới mỗi hình ảnh trong biển cắm tôi đều yêu cầu trẻ tìm đúng từ “ cây hoa hồng” gắn vào cây hoa hồng, và các loại cây khác cũng vậy, trẻ biết tên, chữ, từ, của cây đó, tập "đọc"tên các cây mà trẻ đã tìm đúng. Và như vậy trẻ được tri giác từ có hình ảnh tương ứng, trẻ lại được ôn luyện từ cũ và được làm quen từ mới ngay cả trong khi chơi, ngôn ngữ của trẻ phát triển, vốn từ của trẻ được mở rộng thêm.
- Biện pháp 2. Phát triển vốn từ ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động hằng ngày của trẻ.
	Một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập nói chung và việc phát triển vốn từ nói riêng là giúp trẻ có điều kiện học tập mà không thấy nhàm chán. Thông qua các giờ đón, trả trẻ tôi có thể cho trẻ xem một số tranh ảnh đẹp và gọi tên hình ảnh trong tranh .Ví dụ: Trong giờ đón trẻ. Cô hỏi hôm nay Y.Than có cái gì đeo đằng sau lưng mới vậy? Trẻ trả lời thưa cô: cặp sách mới ạ
	Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đọc thơ ca, hò vè luyện phát âm cho trẻ và tích lũy từ mới.
 Ví dụ: Cho cháu đọc bài đồng dao: "Dung dăng dung dẻ" hoặc cho trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành”. Trẻ tạo thành từng nhóm, một bạn xòe bàn tay ra và các bạn khác lấy 1 ngón tay vừa đọc lời ca vừa chạm và nhấc tay lên, khi đến câu cuối tay tay phải nhấc lên nhanh, bạn nào bị chụp lại thì bạn ấy trả lời câu hỏi của cô. Như các con vừa chơi trò chơi gì? Trẻ trả lời trò chơi “Chi chi chành chành ”. Cô hỏi tiếp ai giỏi nói xem cô và các con vừa chơi trò chơi gì? trẻ trả lời 	Thông qua hoạt động khám phá khoa học: cho trẻ đọc từ dưới tranh, gọi tên các con vật, đồ vậtnhằm phát triển vốn từ cho trẻ.
 Hoạt động làm quen văn học: Cho cháu đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, kể chuyện sáng tạo theo chủ đề chủ điểm.
	Hoạt động thể dục: Đối với hoạt động thể dục giáo viên cho trẻ đọc tên các hoạt động trẻ được tham gia như: Chuyền bóng, chui qua cổng, ném xa.để trẻ tích lũy vốn từ mới và củng cố vốn từ cũ.
	Hoạt động vui chơi: Thông qua việc “học mà chơi, chơi mà học”. Bởi vì nó có thể thay thế được toàn bộ hoạt động của cô và trẻ trong tiết học thông qua các trò chơi giúp trẻ củng cố, tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ nhàng, trẻ có cảm giác chơi nhưng thực chất là học.
 Hoạt động làm quen chữ cái: Trẻ được làm quen với 29 chữ cái qua từng chủ đề, chủ điểm trong năm học. Giáo viên dạy trẻ phát âm đúng chữ cái, nhận ra chữ cái trong từ. Từ đó trẻ có thêm vốn từ. Ví dụ: Trò chơi tìm chữ cái “ô cửa bí mật”, trẻ phải mở ô cửa ra và nhận biết nhanh và phát âm đúng chữ cái trong ô cửa. 
Không chỉ những hoạt động nêu trên mà còn rất nhiều hoạt động trong ngày ở trường mầm non để phát triển vốn từ cho trẻ. Vì vậy tôi thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánh giá quá trình phát triển, những kĩ năng cần thiết chuẩn bị cho việc phát triển vốn từ của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ.
Hoạt động chiều: Trong hoạt động tăng cường tiếng Việt. Giúp trẻ biết phát âm các từ, cụm từ thông qua từng chủ đề, chủ điểm. Ví dụ: Chủ đề trường Mầm non. Thứ hai: Trẻ biết phát âm các từ: chào cô, chào bạn, chào bố mẹ.Cô lần lượt nói: Chào cô, chào bạn, chào bố mẹ cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ tích cực nói. Cô cho trẻ tập nói: chào cô, chào bạn, chào bố mẹ. Lần lượt các thứ khác trong tuần trẻ được tăng cường tiếng Việt với các từ, cụm từ khác. Từ đó trẻ tích lũy được vốn từ cho bản thân và vận dụng vào trong các hoạt động giao tiếp ngày càng dễ dàng, tự tin hơn. 
- Biện pháp 3: Phát triển vốn từ thông qua hoạt động trải nghiệm
 Ở tuổi mầm non hoạt động trải nghiệm có nhiều thế mạnh để phát triển vốn từ cho trẻ. Bởi trong hoạt động này, trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng, được hành động với đối tượng hoặc được làm trực tiếpnhờ đó mà tích lũy được vốn từ phong phú, đa dạng và tích cực.
Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.
 Ví dụ: Hoạt động trải nghiệm “ Tham quan, nhổ cỏ tại vườn hoa của lớp”. Cho trẻ quan sát vườn hoa. Giáo viên đưa ra các tình huống hỏi trẻ để trẻ trả lời và thực hành. Để vườn hoa luôn luôn đẹp các con phải làm gì? (tưới nước, làm cỏ..). Nếu trẻ nói chưa đúng thì giáo viên sửa sai, cho trẻ nhắc lại. Vậy bạn nào đi lấy nước tưới cho hoa? Bạn nào nhổ cỏ. Khi nhổ cỏ các con phải chú ý điều gì?...Như vậy trẻ đã tư duy để trả lời các tình huống cô đưa ra, sau đó được thực hành. Từ đó, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy, tại các trường mầm non, các cô giáo đã cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu,
Ví dụ: Trong chủ đề ‘thế giới thực vật” Hoạt động khám phá khoa học, giáo viên cho trẻ hoạt động trải nghiệm: “ Làm thợ cắm hoa”, hoặc ở chủ đề “ Tết và mùa xuân”, hoạt động giao lưu, giáo viên tổ chức cho trẻ trải nghiệm “Kể chuyện, múa hát..”
 Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.
Giải pháp 3: Phát triển vốn từ qua các hoạt động khác
- Biện pháp 1: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
Đây là hai môi trường trẻ hàng ngày hoạt động, Trẻ tiếp thu lĩnh hội và phản ánh lại qua mọi hoạt động. Nên khi về nhà phụ huynh cần phải nắm được hôm nay trẻ học những gì để kịp thời củng cố, luyện lại cho trẻ . 
Ví dụ: Hôm nay ở trường trẻ làm quen với bài thơ : “Chú hải quân” nhưng có một số cháu phát âm chưa chuẩn như “quân thù mà ló mặt” trẻ phát âm thành “quân thù mà có mặt ” mặc dù cô đã luyện rất nhiều lần do vậy nên giáo viên cần phối kết hợp với phụ huynh về nhà tập phát âm thêm cho cháu từ “ló” và khuyến khích động viên trẻ đọc lại bài thơ cho người lớn trong gia đình cùng nghe, trò chuyện với trẻ về ngày học hôm nay ở trường.
	Trong các buổi họp phụ huynh lớp, tôi đã dành thời gian để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ 5-6 tuổi như: Về nhà tập cho trẻ nói bằng tiếng Việt, giảm trò chuyện với trẻ bằng tiếng mẹ đẻ, khuyến khích trẻ: hát, đọc thơ, kể chuyện cho bố mẹ cùng nghe nhằm hình thành và phát triển vốn từ, một số kỹ năng giao tiếp cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. 
 Ví dụ : Nói được trọn vẹn câu dài và đầy đủ câu như: Khi trẻ ra về “ con chào cô con đi về”; “con chào bố mẹ con đi học về” 
Thông báo các nội dung cần thiết về việc phát triển vốn từ cho phụ huynh rõ. Giới thiệu cho phụ huynh xem những đồ dùng, đồ chơi cần thiết để phục vụ cho việc phát triển vốn từ. Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vị trí quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ. Cần có những đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy học cho trẻ để trang bị cho trẻ kiến thức vững chắc vào lớp một. 
Từ đó tôi trao đổi với phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ.
	Ngày nay khi khoa học công nghệ thông tin bùng nổ, ngoài giờ học ở trường ra về nhà một số cháu thường ngồi ngay vào máy vi tính với những trò chơi phim ảnh bạo lực. Do vậy tôi cũng thường nhắc nhở phụ huynh về nhà nên cho trẻ xem những chương trình thiếu nhi như: Ai thông minh nhất , vườn cổ tích, ca nhạc thiếu nhi, kể chuyện cho bé nghenhằm tích lũy vốn từ cho trẻ và cũng để trẻ học tập theo các bạn..
	Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của từng trẻ. Đối với những cháu yếu, vốn từ còn hạn chế ngoài việc học ở lớp, tôi còn tranh thủ nhờ phụ huynh giúp đỡ thêm cho cháu ở nhà như : mẹ nói câ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - TUOI.doc