SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non Hoa Cúc

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non Hoa Cúc

Câu chuyện “Bé làm bác sĩ ” cháu Bảo Ngọc với đồ dùng là một con búp bê và các dụng cụ khám chữa bệnh được cháu thể hiện như sau:

- Hôm nay em bé chíp (cháu đặt tên cho con búp bê) của tôi bị ốm. Ôi chắc là bị sốt rồi, tôi phải mau mau khám bệnh cho em chíp mới được. Nhưng mà phải đo nhiệt kế cái đã xem em sốt mấy độ rồi nào. Em ngoan nhé! Chị sẽ khám cho em rồi em sẽ mau lành bệnh thôi. Em chíp sốt 40 độ luôn, nhưng nhờ có bác sĩ tôi đây, em đã hạ sốt lại rồi.

Câu chuyện “Cáo, Thỏ, Gà trống ” của cháu Gia Bảo, Đức Kiên và Thúy Ngân. Đồ dùng là con cáo, thỏ và gà từ sản phẩm làm bằng rối tay, câu chuyện được các bé thể hiện như sau:

+ Bạn thỏ ơi cho tôi ở nhờ nhà bạn nhé.

+ Ừ, bạn cứ vào nhà tớ chơi đi.

+ Ha ha ha. cút đi thỏ, đây sẽ là nhà của tao.

+ Hu hu hu Có ai giúp tôi không? Cáo lấy mất nhà tôi rồi.

+ Bạn thỏ, bạn bị làm sao thế? Được rồi tôi sẽ giúp bạn lấy lại nhà.

+ Ôi cảm ơn bạn nhiều lắm.

+ Cáo kia, hãy mau trả lại nhà cho thỏ đi!.

Qua phần thể hiện của các cháu tôi nhận thấy các cháu sử dụng rối rất tốt. Ngôn ngữ của các cháu được thể hiện một cách rất tự nhiên và phong phú. Các cháu đã biết kết hợp với nhau sử dụng các nhân vật phù hợp ăn khớp với lời kể.

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 5830Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non Hoa Cúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học.
Ở trường mầm non phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Giáo viên cần phải khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic được thể hiện trong hình thức nói tương ứng (lời nói kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan).
Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày. 
2. Thực trạng
Ban đầu khi chưa thực hiện nghiên cứu đề tài trẻ của tôi mặc dù đã nói rõ ràng nhưng ngôn ngữ của trẻ vẫn còn nhiều hạn chế, trong câu nói của trẻ chưa có tư duy nhiều, chưa thật sự sáng tạo. Trẻ chưa hứng thú trong việc kể chuyện sáng tạo. Giáo viên ít cho trẻ kể chuyện sáng tạo
2.1. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu trường mầm non Hoa Cúc về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình mầm non mới, đầu tư về cơ sở vật chất đầy đủ. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt chuyên đề văn học, hội thi đồ dùng đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm.
Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cùng tôi trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.
Bản thân là giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi, được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh, có trình độ đạt chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định hướng cho trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả đã tạo được môi trường hoạt động ở lớp phong phú.
* Khó khăn
Nhà trường chưa có phòng chức năng riêng, chưa có nhiều trang phục để trẻ được nhập vai diễn phù hợp với từng nội dung câu chuyện.
Do kinh nghiệm sống của trẻ còn ít, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng, trẻ nói, phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ. Một số trẻ mới đi học chưa có nề nếp học tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo.
Đa số phụ huynh bận công việc hoặc một lí do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ chưa được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần giao tiếp.
Phụ huynh phần lớn là lao động nghèo, nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ đóng góp kinh phí để tạo góc hoạt động văn học cho trẻ.
Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp các môn học khác và chưa đầu tư sưu tầm các câu chuyện ngoài chương trình.
Qua các năm thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen tác phẩm văn học giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ, đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Song việc dạy trẻ đóng kịch còn có nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó khả năng cảm nhận các tác phẩm truyện kể của giáo viên còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, hiệu quả trên tiết học chưa cao.
2.2. Thành công và hạn chế
* Thành công
Ngôn ngữ của trẻ tăng dần, trong giờ học kể chuyện sáng tạo trẻ có hứng thú tham gia vào hoạt động. Giáo viên có khả năng thu hút trẻ tham gia vào hoạt động kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
* Hạn chế
Trẻ chưa thật sự hứng thú kể chuyện sáng tạo chính vì vậy ngôn ngữ của trẻ chưa phong phú, chưa mạch lạc. Giáo viên chưa có sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được tính kịch - sự kiện, lời thoại còn dài dòng khó hiểu.
2.3: Mặt mạnh- mặt yếu
* Mặt mạnh
Trẻ thích tham gia vào hoạt động kể chuyện sáng tạo, giáo viên biết khắc phục khó khăn của nhà trường, lên chương trình đầy đủ, phù hợp với trẻ và chủ đề trẻ đang học.
* Mặt yếu
Nhiều trẻ chưa mạnh dạn, chưa có ý tưởng để kể chuyện sáng tạo, chưa dám kể chuyện theo ý của mình nên việc phát triển ngôn ngữ còn yếu
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Môi trường lớp học chưa trang trí phù hợp, chưa lôi cuốn được trẻ vào tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ như mong muốn
Trẻ chưa được trực tiếp sử dụng nhân vật nhiều, hầu hết là cô hoặc được một vài trẻ sử dụng. Khi trẻ trực tiếp cầm các nhân vật thì trẻ mới hứng thú tham gia vào hoạt động từ đó mới khơi gợi ý tưởng trẻ mới nói lên những suy nghĩ của bản thân về nhân vật.
Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ. Nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có.
Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giá trị sử dụng chưa cao. Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn rất ít.
Chưa chú ý lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
Công tác tuyên truyền phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện chưa sâu sắc, chưa thuyết phục phụ huynh
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Môi trường trang trí chưa phù hợp, trước đây chưa chú trọng vào việc phát triển ngôn ngữ qua hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ nên trang trí chưa nổi bật chưa làm cho trẻ thật sự hứng thú tham gia vào kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ. Vì vậy khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã có hướng thay đổi tạo môi trường có các nhân vật trong các câu chuyện để khơi gợi sự tư duy, tò mò của trẻ, từ đó trẻ thích kể nói về các nhân vật kể các tình tiết trong câu chuyện theo ý của trẻ
Việc khảo sát thực tế cũng là một bước rất cần thiết và quan trọng khi chưa thực hiện nghiên cứu tôi chỉ đánh giá trẻ chung chung nhưng khi bước vào nghiên cứu tôi nhận thấy rằng cần phải khảo sát kỹ hơn để biết được trẻ đã đạt ở mức độ nào từ đó tìm ra các biện pháp khác phù hợp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ 
Trong giờ học giáo viên rất ít cho trẻ cầm đồ dùng là các nhân vật có trong câu chuyện để trẻ khám phá, tò mò tự kể câu chuyện theo ý thích của trẻ. Vì lý do là sợ trẻ làm hư hỏng đồ dùng, cho trẻ kể được sử dụng các nhân vật để kể lại câu chuyện còn những trẻ còn lại chỉ ngồi lắng nghe và quan sát. Qua một thời gian nghiên cứu tôi thấy nên dạy trẻ mầm non 5 - 6 tuổi cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo. Để làm được điều này giáo viên cần dành thời gian làm đồ dùng đồ chơi là các nhân vật trong các câu chuyện, đồ dùng đồ chơi phải phong phú và đa dạng nhiều hình thức. Cho tất cả các trẻ đều được sử dụng các nhân vật, được đội mũ các nhân vật đóng kịch không những trong giờ học mà trong giờ đón trẻ, trả trẻ cô cũng có thể cho trẻ tiếp xúc làm quen đặc biệt là những trẻ rụt rè, nhút nhát.
Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tôi chưa lồng ghép các môn học khác vào nên chưa tạo được không khí mới lạ trong câu chuyện. Vì vậy cần phải lồng ghép các môn học khác như âm nhạc, câu đố, ca dao vào khi kể chuyện sáng tạo là rất cần thiết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên
Trước đây công tác tuyên truyền phụ huynh tôi thường tuyên truyền cách chăm sóc sức khỏe, cách dạy con học toán, chữ cái, v.vcòn việc tuyên truyền cho phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất ít và chưa cụ thể rõ ràng. Nếu trẻ được phát triển ngôn ngữ thông qua kể chuyện sáng tạo ở lớp rồi về nhà được phụ huynh rèn luyện nữa thì ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển rất mạnh. Mà ngôn ngữ là một trong năm lĩnh vực giúp trẻ phát triển toàn diện.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tôi chọn các giải pháp này dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ lớp tôi đang chủ nhiệm, dựa vào điều kiện thực tế về môi trường, đồ dùng đồ chơi, nhận thức của phụ huynh trẻ. Tôi nhận thấy các giải pháp này là cần thiết, vì mỗi giải pháp đều góp phần giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ. Khi tạo môi trường hoạt động phù hợp, đẹp mắt sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú từ đó trẻ sẽ hứng thú tham gia vào hoạt động kể chuyện sáng tạo. Sử dụng biện pháp khảo sát thực tế đầu năm giúp cho giáo viên biết trẻ đang phát triển ngôn ngữ ở mức độ nào từ đó có biện pháp phát triển tiếp theo cho phù hợp. Biện pháp dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo giúp cho trẻ tự tin hơn, trẻ sẽ hiểu được nội dung của câu chuyện, biết được đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình. Với biện pháp lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ mầm non 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo sẽ làm cho môn học thêm phong phú, sáng tạo hơn về mặt ngôn ngữ. Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh để phụ huynh nhận thức được rằng phát triển ngôn ngữ là rất quan trọng đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Nếu các biện pháp này được kết hợp hài hòa và đầy đủ tôi tin chắc rằng ngôn ngữ của trẻ sẽ ngày càng rõ ràng hơn, mạch lạc hơn, sử dụng ngôn ngữ phong phú và đa dạng hơn không những giờ kể chuyện mà còn trong giao tiếp hàng ngày.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo.
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non mới. Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Với mỗi chủ điểm khác nhau, tôi luôn trang trí các góc bằng cách làm mới để kích thích tính tò mò của trẻ. Tôi đặc biệt quan tâm đến góc văn học của bé để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trên các mảng tường tại góc tôi thường trang trí các nhân vật có trong các câu chuyện hay những câu chuyện có kèm hình ảnh để trẻ kể chuyện sáng tạo từ đó cũng cố vốn từ cho trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 
Hơn thế nữa tôi còn mày mò viết tập truyện tranh chữ to và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy tạo cho trẻ sự hứng thú tham gia vào hoạt động. Những câu chuyện được thể hiện ở góc văn học, những nhân vật và truyện tranh sưu tầm đó sẽ giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó.
Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. Ngoài việc tạo những bức tranh nhân vật ở góc văn học, những tập truyện tranh chữ to tôi còn đi sâu làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động như: một số con rối dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bôi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt rời các con vật cho trẻ tự chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình.
Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ chủng loại về đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và trẻ có thể nảy ra nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện sáng tạo.
Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo.
Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dùng đó.
Như vậy ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển một cách phong phú và đa dạng hơn.
* Biện pháp 2: Dạy trẻ mầm non 5 - 6 tuổi cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.
Không những tạo môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.
Giờ đón, trả trẻ hay giờ chơi hàng ngày tôi thường đọc kể cho trẻ nghe những câu chuyện truyện tranh mà tôi sưu tầm. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. Với cách làm quen như vậy trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình.
Ví dụ: Dê con thật thà, sói già hung ác, cô Tấm hiền lành, bà tiên ông bụt thì tốt bụng còn phù thuỷ, mụ gì ghẻ thì độc ác.
Ngoài ra tôi thường xuyên quan tâm định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện, cho trẻ xem qua đĩa hình các câu chuyện . Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức. Từ đó trẻ sẽ có nền tảng để kể chuyện sáng tạo theo ý riêng của mình.
Tôi dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, theo thời gian thực hiện một tuần hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác, các trò chơi để củng cố và khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ.
* Sau đây là một số cách dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan:
- Dạy trẻ sử dụng rối tay: dạy trẻ sử dụng từng con một, kết hợp với lời nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại.
- Dạy trẻ ghép tranh kể chuyện: chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành một dải câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua các nhân vật trong tranh.
- Dạy trẻ ghép các nhân vật kể chuyện: chọn những nhân vật mà trẻ thích, sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ.
- Dạy trẻ kể chuyện bằng sa bàn: chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn. Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể đi theo nhân vật sử dụng.
Qua cách dạy trẻ tôi đã tiến hành tổ chức một giờ hoạt động có chủ đích kể chuyện sáng tạo, chủ đề thế giới thực vật như sau:
Bước 1: Hát bài “ Lí cây bông ”. Hỏi trẻ bài hát nói đến những bông hoa gì ? màu gì ?.
Bước 2: Nghe cô kể mẫu diễn cảm chuyện sáng tạo của cô ( Truyện: Sự tích hoa hồng ), cô sử dụng rối kể 1 lần. Đàm thoại với trẻ về câu chuyện của cô (tên nhân vật, đặc điểm nhân vật, đặt tên cho câu chuyện).
Bước 3: Trẻ đi chọn đồ dùng trực quan mà trẻ yêu thích. Trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhóm, cá nhân. Cô cho trẻ đánh giá và nhận xét câu chuyện của bạn kể. Theo dõi cách sử dụng đồ dùng trực quan của trẻ để cô góp ý nhận xét.
Qua cách làm này, bước đầu tôi đã thành công trong việc thực hiện dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, giúp trẻ linh hoạt sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với nghe, tay sử dụng”.
Sau đây là một số câu chuyện của trẻ khi thực hiện kể chuyện sáng tạo:
Câu chuyện “Bé làm bác sĩ ” cháu Bảo Ngọc với đồ dùng là một con búp bê và các dụng cụ khám chữa bệnh được cháu thể hiện như sau:
- Hôm nay em bé chíp (cháu đặt tên cho con búp bê) của tôi bị ốm. Ôi chắc là bị sốt rồi, tôi phải mau mau khám bệnh cho em chíp mới được. Nhưng mà phải đo nhiệt kế cái đã xem em sốt mấy độ rồi nào. Em ngoan nhé! Chị sẽ khám cho em rồi em sẽ mau lành bệnh thôi. Em chíp sốt 40 độ luôn, nhưng nhờ có bác sĩ tôi đây, em đã hạ sốt lại rồi.
Câu chuyện “Cáo, Thỏ, Gà trống ” của cháu Gia Bảo, Đức Kiên và Thúy Ngân. Đồ dùng là con cáo, thỏ và gà từ sản phẩm làm bằng rối tay, câu chuyện được các bé thể hiện như sau:
+ Bạn thỏ ơi cho tôi ở nhờ nhà bạn nhé.
+ Ừ, bạn cứ vào nhà tớ chơi đi.
+ Ha ha ha... cút đi thỏ, đây sẽ là nhà của tao.
+ Hu hu huCó ai giúp tôi không? Cáo lấy mất nhà tôi rồi.
+ Bạn thỏ, bạn bị làm sao thế? Được rồi tôi sẽ giúp bạn lấy lại nhà.
+ Ôi cảm ơn bạn nhiều lắm...
+ Cáo kia, hãy mau trả lại nhà cho thỏ đi!.........
Qua phần thể hiện của các cháu tôi nhận thấy các cháu sử dụng rối rất tốt. Ngôn ngữ của các cháu được thể hiện một cách rất tự nhiên và phong phú. Các cháu đã biết kết hợp với nhau sử dụng các nhân vật phù hợp ăn khớp với lời kể.
Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành kể chuyện sáng tạo đến nay ở lớp tôi đa số trẻ đã kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình. Trẻ rất thích được sử dụng các nhân vật để kể chuyện sáng tạo. Từ những việc làm đó không những trẻ sử dụng thành thạo đồ dùng trực quan về các con vật mà còn biết vận dụng sử dụng đồ dùng trực quan ở các chủ đề khác. Thông qua các câu chuyện sáng tạo của trẻ, trẻ sử dụng các ngữ điệu, ngắt nghỉ để truyền đạt thái độ, tình cảm của mình đối với tác phẩm. Trẻ bắt chước giọng kể diễn cảm của cô, trẻ có thể hiểu được một từ dùng với đồ vật này lại có thể vào các đồ vật khác nữa. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, vốn từ được làm giàu thêm qua đó trẻ cảm nhận được sự phong phú của ngôn ngữ.
* Biện pháp 3: Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ mầm non 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo.
Kể chuyện sáng tạo không những chỉ kể diễn cảm, sử dụng đồ dùng trực quan sinh động mà còn phải biết kết hợp lồng ghép các môn học vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn.
Để phát huy trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ xây dựng câu chuyện một cách hoàn chỉnh theo ý của từng cá nhân đòi hỏi giáo viên phải tổ chức kể chuyện một cách sinh động, hấp dẫn. 
Một số cháu đã kể chuyện được khi sử dụng mô hình, sách tranh, con rối, tranh ảnh sưu tầm...Sau mỗi lần kể tôi chú ý nhận xét kĩ lời kể của trẻ và tạo mọi cơ hội cho trẻ được kể chuyện sáng tạo. 
Âm nhạc là môn bổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “Rửa mặt như mèo”, “ Chú khỉ con”, “đố biết con gì”,giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện.
Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần củng cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Tôi cho trẻ chơi một số trò chơi ở dạng động như trò chơi: Bắt chước tiếng kêu con vật, mèo và chim sẻ, gà gáy vịt kêu, trời nắng trời mưa, cáo và thỏ
Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn.
Việc tích hợp các môn học khác giáo viên phải linh hoạt, lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất.
* Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho những cháu yếu.
Để chất lượng Giáo dục nâng lên bản thân tôi luôn tìm ra những biện pháp tối ưu để bồi dưỡng giúp đỡ trẻ yếu, những trẻ cá biệt. Tôi không những cho những trẻ khá giỏi tham gia kể chuyện sáng tạo mà còn khuyến khích, gây ấn tượng cho những trẻ yếu cũng được tham gia kể chuyện sáng tạo. Đoạn nào trẻ kể được tôi dùng hình thức khen trẻ để trẻ được tự tin hơn. Lúc đầu có thể trẻ kể được ít nhưng dần dần trẻ sẽ tiến bộ hơn, thích học môn học này. 
Ngoài ra tôi còn có kế hoạch bồi dưỡng, dạy mọi lúc, mọi nơi và thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh với nhiều hình thức. Với các trẻ này tôi thường xuyên quan tâm, chú ý hơn thường xuyên động viên khuyến khích trẻ nhất là trong các giờ học.
Đối với những trẻ cá biệt tôi thường xuyên trò chuyện, gần gủi để tạo niềm tin cho trẻ, động viên trẻ cùng làm với bạn. Những lời động viên kịp thời có tác dụng rất nhiều khuyến khích trẻ hứng thú tham gia các giờ học sau.
* Biện pháp 5: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
Trẻ mẫu giáo dễ hứng thú nhưng cũng nhanh chán, dễ nhớ nhưng cũng nhanh quên. Nếu phối hợp được với phụ huynh ôn luyện thêm ở nhà thì hiệu quả chăm sóc, giáo dục sẽ rất cao. Vì vây trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về c

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LOAN.doc