SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động Giáo dục phát triển Vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường Mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động Giáo dục phát triển Vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường Mầm non

Việc lồng ghép các hoạt động vận động nhằm củng cố bài học và thay đổi tư thế, hình thức trong hoạt động là rất cần thiết, chính vì vậy tôi luôn đưa các nội dung vận động vào các hoạt động trong ngày, thay đổi trạng thái động tĩnh bằng các trò chơi động, trò chơi dân gian

+ Lồng ghép vào làm quen với Toán:

Thông qua các trò chơi ở phần luyện tập mà tôi đã đưa ra cách tích hợp hoạt động phát triển vận động như: Bật nhảy qua suối, bật liên tục qua các vòng, đi trong đường hẹp .Qua đó củng cố các kiến thức mà trẻ đã được học và tăng sức hút với trẻ ở khả năng thi đua.

Ví dụ: Giờ hoạt động làm quen với toán “Đếm đến 4, nhận biết các nhóm có số lượng là 4”, chủ đề: Giao thông. Sau khi tôi cho trẻ học đếm đến 4, nhận biết các nhóm có 4 đối tượng. Tôi đã tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi “Bé thông minh nhanh trí”, tôi chia trẻ thành 3 đội, nhiệm vụ của các đôi là lần lượt đi trong đường hẹp lên gắn toa tàu sao cho mỗi con tàu có 4 toa.

+ Hoạt động khám phá khoa học: Tìm hiểu về nghề thợ xây, chủ đề nghề nghiệp.

Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng trò chơi “Kéo cưa lửa xẻ”.

Đến phần ôn luyện củng cố tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Tìm đồ dùng của nghề thợ xây”. Tôi chia trẻ thành 2 đội, nhiệm vụ của 2 đội là bật liên tục của qua 3-4 vòng lên lấy đồ dùng của nghề thợ xây để vào rổ của đội mình.

+ Lồng ghép vào hoạt động phát triển ngôn ngữ:

 Với hoạt động làm quen với văn học như đọc thơ kể chuyện, tôi cũng đã đưa các trò chơi vận động nhẹ nhàng vào phần gây hứng thú cho trẻ.

Ví dụ: PTNN: Truyện “Chị thợ may”, để gây hứng thú cho trẻ tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Dệt vải”, sau đó trò chuyện, dẫn dắt vào nội dung câu truyện.

Hoặc khi dạy trẻ bài thơ “Đèn giao thông”, sau khi đọc thơ cho trẻ nghe và dạy trẻ đọc thơ, để củng cố thêm kiến thức về nội dung bài thơ tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đèn xanh đèn đỏ” .

+ Lồng ghép vào hoạt động tạo hình:

Sau khi trẻ tập tô màu, tập vẽ xong khiến tay, chân bị mỏi thì tôi đưa thể dục chống mệt mỏi (phút thể dục) vào để dạy trẻ. Cho trẻ dừng lại tập khớp cổ tay và ngón tay: xoay hai cổ tay vào trong – ra ngoài và ngược lại, co duỗi các ngón tay, thả lỏng bàn tay, ngón tay và lắc. Vừa tập vừa đọc bài thơ “Vẽ mãi tay, cúi mãi mỏi lưng, tập thể dục thế này, là hết mệt mỏi”

Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tôi luôn luôn tìm cách giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và kết hợp vào tất cả các hoạt động trong một ngày của trẻ như: Giờ đón trả trẻ, chơi hoạt động ở các góc, vận động nhẹ sau khi ngủ dậy, chơi ngoài trời, chơi hoạt động theo ý thích.

 

docx 25 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 98Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động Giáo dục phát triển Vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ hứng thú hơn với bài tập, tránh được sự mệt mỏi, nhàm trán.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động nhảy bằng 2 chân tiến về phía trước tôi đã sử dụng hình ảnh của chú chim hoặc chú thỏ nhảy đi chơi sẽ giúp trẻ hứng thú hơn với bài tập.
 Hoặc Dạy trẻ vận động bật nhảy tại chỗ, tôi sử dụng hình ảnh quả bóng nảy.
 Sử dụng vật chuẩn thị giác:
 Vật chuẩn thị giác bao gồm vạch vẽ, đồ chơi, các bộ phận trên cơ thể trẻ và đồ vật xung quanh trẻ. Tôi thường sử dụng vật chuẩn thị giác để giúp trẻ khắc sâu hơn hình ảnh về động tác đã học, củng cố kỹ thuật khó.
 Ví dụ: 
 Bò đến lá cờ: Xác định hướng thẳng.
 Ném trúng vòng: Xác định đích ném
 Bật nhảy để hái quả .
 Sử dụng vật chuẩn thính giác: (Sử dụng âm nhạc trong dạy vận động cho trẻ)
 Trực quan bằng thính giác bao gồm vận động thường xuyên của âm thanh. Âm nhạc là sự quan sát bằng âm thanh tốt nhất. Âm nhạc có tác dụng nâng cao cảm xúc, xác định tính chất vận động và điều chỉnh âm điệu nhịp điệu của nó. Trong quá trình dạy trẻ vận động tôi thường sử dụng âm thanh của đàn, xắc xô, tiếng vỗ tay, lời bài hát, chuông  để dạy trẻ. Tùy thuộc vào từng bài vận động mà tôi sử dụng âm thanh cho phù hợp.
 Ví dụ: Khi dạy vận động “Bò chui qua cổng”, chủ đề thế giới động vật.
 - Tôi sử dụng tiếng sắc xô để làm hiệu lệnh di chuyển đội hình khi dạy trẻ.
 - Phần khởi động tôi cho trẻ đi thường kết hợp với các kiểu đi bằng gót chân, mũi bàn chân, má bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm dưới nền nhạc của bài hát “Đố bạn”, sau đó cho trẻ chuyển đội hình để tập bài tập phát triển chung. 
 - Bài tập phát triển chung tôi cho trẻ tập với nhạc erobic có đầy đủ các động tác tay-vai, chân, bụng - lườn, bật có nhịp dầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động cơ bản. Tôi cho trẻ tập các động tác cùng với nơ.
 - Và khi tập vận động cơ bản, tôi cho trẻ bò thi đua với nhau dưới nền nhạc bài hát “Chú voi con” .
 - Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ làm những chú chim bay, bay nhẹ nhàng theo nhạc không lời.
 Ngoài ra tôi tích cực sưu tầm những bài hát, bản nhạc nước ngoài vui nhộn, dễ nhớ, dễ vận động để đưa vào dạy trẻ như bản nhạc Chikendacen, bài Finger Family, A beautiful day Hay những bài hát vui nhộn có nhịp điệu 2/4 giành cho trẻ mầm non như: Đàn gà con, Đàn gà trong sân
 Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục phát triển vận động tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt.
 7.1.5. Biện pháp 5: Tích cực cho trẻ thực hành, trải nghiệm.
 Phương pháp thực hành bao gồm Luyện tập, trò chơi, thi đua.
 Luyện tập.
 Luyện tập là một trong những phương pháp cơ bản để trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận động. Phương pháp này tôi thường sử dụng sau khi làm mẫu xong.
 Đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi vì trí nhớ vận động của trẻ chưa tốt, hay quên nên khi cho trẻ luyện tập bài tập phát triển chung tôi thường tập cùng với trẻ. Lúc đầu tôi cho trẻ tập tay không sau đó tôi cho trẻ tập tập với dụng cụ như cờ, nơ, bóng tập với nhạc.
 Với bài tập vận động cơ bản, trong khi trẻ luyện tập tôi sẽ quan sát trẻ tập, kịp thời sửa sai cho trẻ, đến tận nơi nhắc nhở, hướng dẫn trẻ nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến những trẻ khác.
 Trò chơi:
 Trò chơi có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thỏa mái. Có 2 cách để tiến hành phương pháp này đó là:
 Đưa yếu tô chơi vào buổi tập: 
 Ví dụ “Đi đều”: Hành quân như các chú bộ đội, bài tập “Vươn thở” cho trẻ bắt chước gà gáy, thổi bóng, ngửi hoa; bài tập “Bò”: Bò như chuột; động tác “Nhảy”: Nhảy qua rãnh nước, nhảy như thỏ
 Sử dụng trò chơi vận động: Tham gia trò chơi vận động trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động. Tùy vào mục đích của bài dạy mà tôi lựa chọn trò chơi vận động cho phù hợp. 
 Ví dụ: Muốn rèn luyện vận động chạy cho trẻ tôi chọn trò chơi “Đuổi bắt”, “Mèo đuổi chuột” Hoặc Rèn luyện định hướng âm thanh bằng trò chơi “Chuông reo ở đâu”.
 Tôi đã tích cực sưu tầm lựa chọn trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề như: 
Chủ đề: Giao thông.
- Trò chơi vận động: “Bánh xe quay”, “Ai nhanh nhất”; “Chèo thuyền”; “Thuyền vào bến”; “Ô tô vào bến ”; “Đèn xanh, đèn đỏ”; “Máy bay”; “Ô tô và chim sẻ”; “Về đúng bến”; “Tín hiệu”.
- Trò chơi dân gian : “Kéo cưa lừa xẻ”; “Dung dăng dung dẻ”
Chủ đề:  Nước và các hiện tượng tự nhiên.
- Trò chơi vận động: “Trời nắng trời mưa”; “Nắng mưa”;
“Nhảy qua suối”; “Tung và bắt bóng”; “Ném bóng vào chậu”.
- Trò chơi dân gian :“Nhảy lò cò”; “Lộn cầu vồng”.
Để các trò chơi vận động không bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin. Tôi đã tổ chức cho trẻ vừa chơi trò chơi vừa đọc bài thơ, bài ca, bài đồng dao, vừa hát vừa vận động.
 Phương pháp thi đua:
 Thi đua là một trong những hiện tượng xã hội phổ biến rộng rãi. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở mức độ cao, làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ vào tập luyện. Trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển vận động tôi rất hay sử dụng phương pháp thi đua, thi đua được tiến hành dưới 2 dạng:
 Thi đua cá nhân: Để tránh tình trạng trẻ chán nản giữa các cháu thì khi tổ chức tôi thường chọn các cháu ngang sức, ngang về kỹ năng vận động thi đua với nhau. Và tôi nâng cao dần yêu cao trẻ thực hiện bài tập.
 Ví dụ:
 Lúc đầu yêu cầu trẻ thực hiện đúng bài tâp: “Ai đi đúng”; “Ai ném đúng”
 Sau đó đòi hỏi cao hơn: “Thi xem ai nhảy giỏi”; “Ai chạy nhanh tới cờ”: “Ai ném trúng vòng”
 Thi đua đồng đội: Tôi phân chia hai đôi tương đương về sức, bằng nhau về số lượng. Trước khi thi đua tôi luôn giải thích rõ cho trẻ biết cách thực thi đua và luật thi, sau đó mời trẻ nhắc lại. Sau khi trẻ thi đua tôi luôn là người phân xử thắng thua một cách khách quan, không thiên vị; động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
 Kết quả sử dụng phương pháo này hay phương pháp khác chịu tác động bởi nhiều yếu tố như nhận thức, khả năng sư phạm của giáo viên, sự tham gia của trẻ  Để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ, một trong những vấn đề quan trọng là phải đảm bảo mật độ vận động cho trẻ và cần phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt, sáng tạo.
7.1.6. Biện pháp 6: Tổ chức tốt giờ học thể dục.
Giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong giờ thể dục giáo viên cung cấp (rèn luyện) cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo vận động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống, có kế hoạch, qua đó phát triển các tố chất vận động cho trẻ. Để tổ chức tốt giờ học thể dục cho trẻ thì trước tiên tôi cần xác định nội dung trọng tâm trong giờ thể dục, nội dung trọng tâm trong giờ thể dục cần lựa chọn theo nguyên tắc hệ thống, phát triển và vừa sức. 
Tiếp đến là xác định nội dung hỗ trợ là các bài tậ phát triển chung ở phần trọng động, bài tập vận động ở phần trò chơi vận động, khởi động, hồi tĩnh, bài tập đội hình đội ngũ. Về cơ bản đây là những bài tập vận động mà trẻ đã được làm quen và đảm bảo an toàn, theo nguyên tắc động – tĩnh của vận động.
Ví dụ: Với những vận động cơ bản là tĩnh như bò, trườn thì trò chơi vận động phải động như trò chơi chạy nhảy “Mèo đuổi chuột”, “cướp cờ”
Nếu vận động cơ bản là động như Ném kết hợp với chạy nhảy thì trò chời phải tĩnh như trò chơi “Tìm cờ”, “Tiếng gọi của ai”
Sau khi xác định được nội dung trọng tâm, nội dung hỗ trợ và mục tiêu của bài học thì tôi phải chuẩn bị địa điểm phù hợp với bài dạy, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ, trang phục cho cô và trẻ hoạt động. 
 Bước tiếp theo là tổ chức giờ thể dục: Giờ thể dục gồm có 3 phần đó là Khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Mỗi phần giải quyết nhiệm vụ nhất định và có sự chuyển tiếp tự nhiên, liên tục.
Phần khởi động: Có nhiệm vụ chuyể trẻ sang trạng thái sẵn sàng vận động, hình thành thái độ tích cự, hứng thú, tập trung đối với việc thực hiện vận động. Tùy vào từng độ tuổi mà thời gian giành cho khởi động là khác nhau, với trẻ 3-4 tuổi thì tôi cho trẻ khởi động từ 2-3 phút. Tôi cho trẻ đi, chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi khác nhau với tốc độ khác nhau: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mép chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm Để gây hứng thú và tập trung sự chú ý của trẻ tôi thường sử dụng âm nhạc cho phần khởi động, âm nhạc tôi chọn thường vui nhộn, phù hợp với chủ đề.
Ví dụ: Với chủ đề “Bản thân”, tôi chọn nhạc dân vũ: Vũ điệu rửa tay cho trẻ đi khởi động.
Phần trọng động: Đây là phần trọng tâm của giờ thể dục, nó có tác dụng nhiều nhất đến sự phát triển của cơ thể trẻ. Thời gian của phần này thường chiếm 2/3 thời gian của cả giờ học. Ở phần này gồm có hai hay ba giai đoạn: Bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động. 
- Giai đoạn 1: Thực hiện bài tập phát triển chung: 
+ Đội hình 3 hàng ngang, khoảng cách đều nhau. 
+ Tập các động tác phát triển, rèn luyện các nhóm cơ, theo trình tự Tay-vai; bụng- lườn; chân-bật
Số lần tập các động tác phụ thuộc vào mức độ yêu cầu của bài tập vận động cơ bản, trong đó động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản với số lần tập tăng thêm từ 1- 2 lần. 
Ví dụ: Vận động cơ bản “Bật qua vật cản”, lựa chọn động tác: 
+ Tay-vai: Tay đưa ra phía trước, lên cao.(2l x 4n)
+ Bụng- lườn: Đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân. (2l x 4n) 
+ Bật: Bật về phía trước. (4l x 4n) 
Với trẻ 3-4 tuổi, tôi tập mẫu và tập cùng với trẻ. Để tạo hứng thú cho trẻ tôi thường cho trẻ tập cùng với dụng cụ thể dục như: Cờ, nơ, vòng, gậy, bóng.
- Giai đoạn 2: Thực hiện bài tập vận động cơ bản.
+ Đội hình 2 hàng ngang đứng đối diện nhau
+ Tùy thuộc vào vận động mới hoặc cũ để hướng đẫn trẻ tập. Đối với vận động cũ tôi tổ chức cho trẻ nhắc lại cách thực hiện và tập thử, sau đó cả lớp tiến hành tập. Đối với vận động mới tôi hướng dẫn trẻ thật tỉ mỉ, tiến hành theo các bước:
Bước 1: Cô làm mẫu: 
Lần 1: Cô làm không giải thích động tác. 
Lần 2: Cô làm kết hợp giải thích động tác ngắn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_hoat_dong_gi.docx