/ Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức:
Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức nhằm có đựơc hành vi đạo đức, từ đó có thói quen đạo đức.
Môn đạo đức lớp 3 cần hình thành cho học sinh các hành vi, thói quen đạo đức như:
- Giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- Hành vi lễ phép.
- Có những việc làm vừa sức để giúp đỡ bạn bè, hàng xóm láng giềng, những thương binh, gia đình liệt sĩ.
Ví dụ: Đối với hang xóm thì trông nhà giúp, chơi với em khi hàng xóm đi vắng
- Có những việc làm nhân đạo vừa sức đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những người gặp thiên tai, gặp khó khăn.
Ví dụ: Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ như quét dọn nhà cửa
- Có những hành động, việc làm bảo vệ trường, lớp, tài sản công cộng, thiên nhiên, nguồn nước, đồ đạc, tài sản của người khác.
Ví dụ: Không chặt , bẻ cành ở công viên, trường học
- Cần giáo dục hành vi văn hoá cho học sinh: “đúng” về mặt đạo đức, “đẹp” về mặt thẩm mĩ.
o giáo viên và nhà trường, hoặc quá nuông chiều con cái. - Sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng làm cho trẻ có điều kiện tiếp xúc với văn hóa của nhân loại, các em có sự hiểu biết về hơn và thông minh hơn. - Nói tới dạy đạo đức, học đạo đức người ta luôn thấy nặng nề và không mấy hứng thú khi học môn này. Từ chỗ xem nhẹ việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nói chung học sinh lớp 3 nói riêng chưa được quan tâm triệt để, số tiết dự giờ môn đạo đức của giáo viên còn hạn chế, giáo viên chủ nhiệm chưa đầu tư cho việc dạy Đạo đức, vì vậy việc cung cấp các khái niệm, chuẩn mực đạo đức chưa tạo cho các em tiếp thu bằng cả tình cảm của mình để biến thành niền tin. Do đó là những nguyên nhân chính dẫn đến chiều hướng đi xuống về mặt đạo đức của học sinh hiện nay. Từ những nguyên nhân và thực trạng nêu trên, bản thân đưa ra một số biện pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3/2: VIII. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 3 : 1. Nắm vững Mục tiêu giáo dục đạo đức lớp 3: Ở tiểu học, cụ thể là ở lớp 3, quá trình giáo dục đạo đức nhằm giúp học sinh: a/ Về nhận thức: Học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3 trong các mối quan hệ của các em với những người thân trong gia đình; với bạn bè, và công việc của lớp; của trường; với Bác Hồ và những người có công với đất nước, với dân tộc; với hàng xóm láng giềng; với thiếu nhi và khách quốc tế; với cây trồng, vật nuôi và nguồn nước; với lời nói, việc làm của bản thân. b/ Về kĩ năng, hành vi: Học sinh được từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thể trong cuộc sống. c/ Về thái độ: Học sinh bước đầu hình thành thái độ trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ; quan tâm, tôn trọng với mọi người, đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế; có ý thức bảo vệ nguồn nước và cây trồng, vật nuôi. 2. Nắm vững Quan điểm chung về đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở lớp 3: - Dạy học môn Đạo đức cần đi từ quyền trẻ em, từ lời ích của trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy học Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, giúp cho học sinh lĩnh hội và thực hiện hành vi tự giác hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây. - Dạy học môn Đạo đức sẽ chỉ đạt hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Dạy học môn Đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, khái niệm mới. - Đối với học sinh lớp 3, nhận thức còn cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động: đóng vai, chơi trò chơi; phân tích, xử lí tình huống, kể chuyện theo tranh, xây dựng phần kết cho các câu chuyện cho kết cục mở, đánh giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực hành vi đã học; tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống đạo đức của lớp học, của nhà trường, của địa phương, kể chuyện, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, xem băng hình,...có liên quan đến chủ đề bài học. - Dạy học môn Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh. Các truyện kể, tình huống, tấm gương, tranh ảnh,...sử dụng để dạy học đạo đức phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực của học sinh. Điều đó sẽ giúp cho bài học đạo đức thêm phong phú, gần gũi, sống động đối với các em. - Các phương pháp và hình thức dạy học đạo đức lớp 3 rất phong phú đa dạng, bao gồm cả các phương pháp dạy học hiện đại như: đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, điều tra thực tiễn, báo cáo, giải quyết vấn đề, động não,... và các phương pháp truyền thống như: kể chuyện đàm thoại, nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan, khen thưởng... bao gồm cả hình thức dạy học cá nhân, theo nhóm theo lớp, học ở trong lớp, ngoài sân trường, vườn trường . - Mỗi phương pháp và hình thức dạy học môn đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của bản thân, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường mình, lớp mình mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học hợp lí, đúng mức để giáo dục đạo đức cho học sinh qua các bài đạo đức. 3. Các vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 Chương trình môn đạo đức ở lớp 3 bao gồm 14 bài phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết, phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Ở mỗi bài đạo đức đều phải thực hiện các nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như: Giáo dục ý thức đạo đức Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức. Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức. a/ Giáo dục ý thức đạo đức: Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, sơ đẳng về chuẩn mực hành vi, hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Các chuẩn mực hành vi này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức, chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em. Đó là: - Quan hệ cá nhân với xã hội: Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu quê hương, làng xóm, phố phường của mình... Để từ đó HS yêu mến và tự hào về trường, lớp, giữ gìn môi trường sống xung quanh nơi mình đang sống. - Quan hệ cá nhân với công việc, lao động: Biết chăm chỉ, kiên trì, vượt khó trong học tập, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau. - Quan hệ cá nhân với những người xung quanh: Hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, tôn trọng, giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè, với thiếu nhi quốc tế, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm láng giềng... theo khả năng của mình. - Quan hệ cá nhân với tài sản xã hội, tài sản của người khác: Tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường, của nhà nước và của người khác... - Quan hệ cá nhân với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi học, nơi chơi, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại, bảo vệ nguồn nước... - Quan hệ cá nhân với bản thân: khiêm tốn, thật thà, bạo dạn, vệ sinh, tự làm lấy công việc của mình... * Những tri thức đạo đức ngày nay giúp các em phân biệt được cái đúng – cái sai, cái tốt – cái xấu, cái thiện – cái ác... từ đó các em sẽ làm theo đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh, phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác... ý thức đạo đức đúng đắn có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức. b/ Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh những rung động, những xúc cảm với hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ ràng, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống. - Thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh: kính yêu, biết ơn, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, tôn trọng và yêu quý bạn bè, tôn trọng những người xung quanh khác, hàng xóm... - Thái độ đối với xã hội: Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu trường mến lớp, yêu quê hương làng xóm... -Thái độ đối với môi trường sống: yêu thiên nhiên, và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp môi trường xung quanh. - Thái độ đối với bản thân: có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, biết giữ lời hứa, trung thực... - Thái độ đối với các hành động: Thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, có thái độ lên án, phê phán, chê cười những ai có hành động sai trái, xấu, có hại cho người khác, xã hội, cộng đồng. Tình cảm tích cực được hình thành dựa vào ý thức đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành vi, đồng thời có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức. c/ Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức nhằm có đựơc hành vi đạo đức, từ đó có thói quen đạo đức. Môn đạo đức lớp 3 cần hình thành cho học sinh các hành vi, thói quen đạo đức như: - Giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. - Hành vi lễ phép. - Có những việc làm vừa sức để giúp đỡ bạn bè, hàng xóm láng giềng, những thương binh, gia đình liệt sĩ... Ví dụ: Đối với hang xóm thì trông nhà giúp, chơi với em khi hàng xóm đi vắng - Có những việc làm nhân đạo vừa sức đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những người gặp thiên tai, gặp khó khăn... Ví dụ: Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ như quét dọn nhà cửa - Có những hành động, việc làm bảo vệ trường, lớp, tài sản công cộng, thiên nhiên, nguồn nước, đồ đạc, tài sản của người khác... Ví dụ: Không chặt , bẻ cành ở công viên, trường học - Cần giáo dục hành vi văn hoá cho học sinh: “đúng” về mặt đạo đức, “đẹp” về mặt thẩm mĩ. - Các nhiệm vụ trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cần được giải quyết đồng bộ thông qua: d.Giáo dục kĩ năng sống: Như chúng ta đã biết giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.- Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng- quê hương và đất nước. + Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS,nếu thiếu KNS các em dễ bị lôi kéo các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kĩ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách . Vì vậy giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp trẻ em có ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. Bản thân tôi đã giáo dục KNS cho HS bằng cách tích hợp tất cả các môn học trong chương trình,đồng thời thực hiện hình thức xây dựng”Trường học thân thiện”nhằm thúc đẩy giáo dục KNS cho HS lớp mình. + Tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác.Ví dụ : Kĩ năng tiếp xúc với bạn bè thầy cô ( kĩ năng thương lượng, giải quyết vấn đề). Biết thương lượng với bạn, nhường nhịn, giải quyết vấn đề nảy sinh khi giao tiếp. + Tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho HS thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của mình và người khác. + Giáo dục KNS cả một quá trình : nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi. + Kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để HS duy trì hành vi mới và có thói quen mới ; tạo động lực cho HS điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và thay đổi những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị hành vi mới. Tạo điều kiện cho HS tự tóm tắt những nhận thức cho bản thân sau mỗi giờ học/ phần học. + Giáo dục KNS cho HS ở mọi nơi, mọi lúc, trong các giờ học, hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giáo dục khác. + Việc giáo dục KNS trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bị cho học sinh những KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tuổi tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộng đồng với quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỉ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh.. để trở thành con ngoan trong gia đình, HS tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội. 4. Nắm vững Nội dung chương trình môn đạo đức lớp 3: Nội dung môn đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo dục bổn phận của học sinh. - Kết hợp giáo dục quyền trẻ em được có gia đình, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc với giáo dục bổn phận của trẻ em phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (Bài 4 – Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em). - Kết hợp giáo dục kĩ năng sống : Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.Kĩ năng thể hiện sự cảm thong trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. Chương trình không chỉ giáo dục bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục trách nhiêm của các em đối với chính bản thân như: biết tự trọng, tự tin, hài lòng về những điểm tốt của bản thân, biết quan tâm giữ gìn vệ sinh và hình thức bên ngoài của bản thân, biết giữ gìn đồ dùng, sách vở cá nhân, biết bảo vệ an toàn cho bản thân... Thông qua các bài đạo đức, học sinh lớp 3 được giáo dục cho một số kĩ năng sống cơ bản như: kinh nghiệm giao tiếp, kinh nghiệm tự nhận thức, kinh nghiệm ra quyết định, kinh nghiệm giải quyết vấn đề... 5. Tìm hiểu tâm lý lứa tuổi : Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi rất là hồn nhiên với tâm hồn trong sáng, dễ tiếp thu sự giáo dục của nhà trường. Cơ chế sự phát triển của trẻ thông qua hoạt động vui chơi , học tập. Nắm được đặc điểm tâm lý và sự phát triển thể chất của học sinh Tiểu học là nguyên tắc sư phạm quan trọng của những thầy, cô giáo Học sinh tiểu học hay bắt chước cho nên mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Phải giáo dục học sinh bằng tình cảm. Tư duy của trẻ rất cụ thể, khi dạy đạo đức phải nêu sự việc cụ thể. Giáo dục đạo đức người giáo viên Tiểu học cũng có nhiều thuận lợi, có điều kiện tiếp xúc thường xuyên các em, giáo viên có thể tìm hiểu được hoàn cảnh sống của các em. Từ đó có biện pháp, phương thức giáo dục thích hợp. 6. Tổ chức, vận dụng tốt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng mục tiêu của bài học. * Thông qua các tiết đạo đức để các tiết học hiệu quả cao thì giáo viên phải nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy, bài giảng để tổ chức tiết học một cách hợp lý. Cách sử dụng đồ dùng dạy học đưa ra phải đúng lúc, đạt hiệu quả tốt. Nhất là tiết lý thuyết thì phương pháp dạy phải khác với tiết thực hành. Tiết lý thuyết khi giảng dạy giáo viên phải lưu ý đến hệ thống câu hỏi đàm thoại phải phù hợp, phải logic để đúc rút ra được những bài học quý báu trong giờ đạo đức cho học sinh cần học tập. Khác hẳn với tiết thực hành giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện những hành vi đạo đức tốt vừa học được qua tiết lý thuyết bằng những việc làm cụ thể vừa sức, vừa khả năng của học sinh: bằng nhiều việc làm khác nhau, cũng như nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ : Khi dạy bài “Chăm sóc ông bà, cha mẹ” ở tiết lý thuyết giáo viên có thể cho học sinh đàm thoại một số câu hỏi để học sinh hiểu được: Tại sao chúng ta phải chăm sóc ông bà, cha mẹ? Chăm sóc ông bà, cha mẹ con phải làm gì? Cho học sinh liên hệ bản thân mình đã chăm sóc ông bà, cha mẹ chưa? Nếu đã chăm sóc thì con đã chăm sóc như thế nào? Trong nhiều trường hợp khác nhau giáo viên phải lựa chọn cách giảng khác nhau cho các tổ nhóm sưu tầm câu chuyện, tranh ảnh phục vụ bài giảng cùng giáo viên thì học sinh dễ nắm chắc nội dung của bài mới. Giáo viên không phải giảng nhiều mà học sinh dễ hiểu. * Còn tiết thực hành thì giáo viên hướng dẫn học sinh biết áp dụng những kiến thức vừa học vào thực tế cuộc sống chăm sóc ông bà, cha mẹ như thế nào? Kể cả lúc khoẻ mạnh, lúc đi chơi xa, đi công tác và nhất là lúc ốm đau, bệnh tật bằng những việc làm cụ thể của mình qua việc “nhận diện hành vi đúng sai, qua tranh ảnh”. “Cùng nhau tham gia giải quyết các tình huống”. (Qua các tiểu phẩm do học sinh tự đóng) hoặc các tình huống các em có thể gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Giúp các em có những đối xử đúng mực bộc lộ được tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của mình đối với ông bà cha mẹ người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Ví dụ : Dạy bài: “Chăm làm việc trường, việc lớp” qua câu chuyện: “Chiếc khăn trải bàn” giúp các em thấy được: Bạn Lan được cô giáo phân công mang khăn trải bàn để mai sơ kết lớp. Bạn Lan bị ốm nhưng không quên nhiệm vụ. Bạn đã nhờ mẹ đến xin phép cô nghỉ học và đưa khăn trải bàn cho cô, trong khi cả lớp đang lo lắng. Nên lễ sơ kết vẫn diễn ra tốt đẹp. Noi gương bạn Lan các bạn con phải làm gì? Giáo viên cho học sinh liên hệ bản thân. Nhất là đội ngũ cán sự lớp phải quản lý lớp ra sao? Khi vắng cô, và cả lớp tự quản như thế nào? Đó cũng là trách nhiệm của các em đối với lớp với trường. THIẾT KẾ BÀI DẠY MINH HỌA Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em 1/ Mục tiêu: - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình. - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau. - Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình em. - Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc phù hợp với khả năng. * Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.Kĩ năng thể hiện sự cảm thong trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. II/ Tài liệu – phương tiện - Vở bài tập đạo đức. - Các tấm thẻ màu xanh, màu đỏ, màu trắng. - Truyện “Bó hoa đẹp nhất”. - Các bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề gia đình. - Tranh minh hoạ truyện “Bó hoa đẹp nhất”. - Một số đồ dùng phục vụ đóng vai. III/ Các hoạt động dạy hoc chủ yếu Tiết 1 1 Khám phá - Cho học sinh hát tập thể bài hát: “Cả nhà thương nhau”, nhạc và lời : Phan Văn Minh. -Các em vừa hát bài gì? - Bài hát nói lên điều gì? - Gia đình em có bao nhiêu người? Đó là những ai? - Mỗi em hãy nêu một biểu hiện về sự quan tâm , chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình. - Giáo viên giới thiệu bài: Bài hát nói về tình cảm giữa cha mẹ, và con cái trong gia đình. Vậy chúng ta cần phải cư xử đối với những người thân trong gia đình như thế nào? Trong tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về điều đó. 2. Kết nối: Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm,chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Hoạt động 1: Kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất”. - GV kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất” (Có sử dụng tranh minh hoạ). - Mời 1 HS kể lại hoặc đọc lại truyện. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi: * Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ? * Khi nhận hoa, mẹ Ly thấy như thế nào? * Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất? - Yêu cầu đại diện từng nhóm học sinh trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhận xét * Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì? - GV nhận xét lại. 2. Thực hành: Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình. Mục tiêu: HS cảm nhận chia sẻ được Tình cảm, sữ quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình. Bước đầu biết và hiểu được ý nghĩa, giá trị của cuộc sống có sữ quan tâm, chăm sóc của ông bà cha mẹ trong gia đình. *Gia đình em gồm những ai? - Giáo viên yêu cầu HS làm việc nhóm đôi theo yêu cầu sau: * Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về những việc mình đã được ông bà, cha mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc
Tài liệu đính kèm: