SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp cho giáo viên trường mẫu giáo Hoa Đào

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp cho giáo viên trường mẫu giáo Hoa Đào

Giải pháp 1: Xây dựng chuẩn kiểm tra

+ Để thực hiện có hiệu quả việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường Mẫu giáo Hoa Đào. Dựa trên chuẩn đánh giá giờ dạy trên lớp của Bộ giáo dục và Đào tạo. Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp linh hoạt hơn, cụ thể hoá chuẩn sao cho phù hợp với tình hình thực tế của trường mình nhưng vẫn đảm bảo nội dung, kiến thức cơ bản và phương pháp hợp lí. Như vậy chuẩn đánh giá bao gồm (mục đích, chuẩn bị, nội dung, phương pháp và kết quả trên trẻ). Căn cứ vào chuẩn này mà sắp xếp thành 4 loại: Tốt, Khá, Đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu, được ghi cụ thể từng trang 29->33 trong quyển nghiệp vụ thanh tra trường Mầm non và giáo viên mầm non năm 1997. Chuẩn này tôi áp dụng cho các lớp không có học sinh dân tộc hoặc học sinh dân tộc trên lớp dưới 30%. Còn đối với các lớp học sinh dân tộc trên 30% thì dựa vào chuẩn nhưng linh hoạt hơn ở một số mặt như không đánh sát về thời gian.

 Ví dụ: Như đối với lớp không có học sinh dân tộc thời gian trên tiết là 25 phút, còn đối với những lớp có trên 30% là học sinh dân tộc thì thời gian kéo dài hơn 3-5phút (tức là 28-30 phút/ tiết) chúng tôi không trừ điểm khống chế thời gian và kết quả trên trẻ đạt trong tiết trường hạ xuống 5%.

Ví dụ: Loại tốt theo chuẩn lớp không có học sinh dân tộc nào thì kết quả đạt 90% trở lên. Còn đối với lớp trong có 90% trẻ dân tộc có kết quả 85% trở lên, vì đối với lớp có học sinh dân tộc trẻ rất chậm chạp. Khi đặt câu hỏi hoặc yêu cầu một vấn đề gì, cô phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần cháu mới hiểu câu hỏi, hoặc các thao tác cũng thế. Mà đối với bậc học này trẻ học thông qua trò chơi và các hoạt động vui chơi. Nên việc linh hoạt xây dựng chuẩn như thế cũng nhằm khích lệ các giáo viên dạy lớp có nhiều các giáo viên dạy lớp có nhiều học sinh dân tộc, chuẩn này sau khi được bàn bạc thống nhất trong ban kiểm tra. tôi đem công khai hoá chuẩn trong tập thể sư phạm của trường ngay đầu năm học để mỗi thành viên đều nắm được để có hướng phấn đấu để đạt kết quả cao hơn giờ dạy trên lớp của mình. Nhờ có chuẩn này mà các đối tượng kiểm tra cũng như người làm công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy chính xác các hoạt động theo cái nhìn tổng quát, đến chi tiết cụ thể và xếp loại giờ dạy dựa trên tiêu chí của trường. Nắm được chuẩn này đến tiêu chuẩn kiểm tra chuyển dần từ kiểm tra bên ngoài vào tự kiểm tra giờ dạy trên lớp của mình.

 

doc 25 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1105Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp cho giáo viên trường mẫu giáo Hoa Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y trình đó để thực hiện việc kiểm tra các hoạt động trong ngày trên lớp của giáo viên mầm non trong trường mình.
- Giải pháp 1: Xây dựng chuẩn.
 Đây là một việc làm hết sực cần thiết vì nhờ chuẩn này người ta kiểm tra đánh giá đối tượng và hướng dẫn đối tượng thực hiện. Tuỳ tình hình thực tế của đơn vị mà Phó hiệu trưởng xây dựng chuẩn phù hợp với đơn vị mình, tuỳ địa phương (ở những điểm có học sinh dân tộc) tuỳ hoạt động mà hiệu trưởng xây dựng chuẩn cho phù hợp. Tuy nhiên phải có sự quy định của cấp trên: Bộ giáo dục, sở giáo dục, phòng giáo dục và Hiệu trưởng.
- Giải pháp 2: Xây dựng lực lượng kiểm tra.
Xây dựng cơ chế và việc xây dựng lực lượng
Kiểm tra có ý nghhĩa quyết định hiệu quả của công tác kiểm tra. Chính vì vậy, trong nhà trường để tăng cường khả năng của đối tượng chuyển hoà vào tự kiểm tra, tự điều chỉnh, cần xây dựng lực lượng kiểm tra thật nòng cốt.
Tuyến trường: Hiệu trưởng – Phó hiệu trưởng
Tuyến trung gian: Tổ trưởng
Tuyến cá nhân: Các giáo viên giỏi đều các môn, (tổ nghiệp vụ tư vấn chuyên môn).
Đính biên: Lực lượng kiểm tra có uy tín, có năng lực để kiểm tra, đánh giá các hoạt động trong ngày trên lớp của giáo viên.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra, Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng, có sự thống nhất đánh giá theo chuẩn. Thực hiện chế độ chính sách cần phải có để khuyến khích, kích thích cho kiểm tra viên hoạt động.
- Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Xây dựng kế hoạch kiểm tra cũng đồng thời xây dựng kế hoạch năm học của chuyên môn. Xây dựng kế hoạch kiểm tra phải rõ ràng cụ thể về thời gian, đối tượng kiểm tra, lực lượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, hình thức chuẩn bị và phương tiện phục vụ cho tiết dạy.
Tổ chức phân công điều chỉnh và bổ sung.
- Giải pháp 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra
Đây là bước cơ bản của người kiểm tra tiến hành bao gồm:
Chuẩn bị: Người kiểm tra phải thông báo cụ thể nội dung: Kế hoạch để đối tượng có bước chuẩn bị tốt. Người kiểm tra phải nghiên cứu nội dung bài dự, tìm hiểu đặc điểm của đối tượng, đặc điểm của học sinh.
Tiến hành kiểm tra giờ dạy trên lớp người kiểm tra phải nhạy bén, linh hoạt quan sát tất cả các hoạt động của học sinh trong giờ học qua (mục đích, nội dung, phương pháp, chuẩn bị và đánh giá kết quả trên trẻ).
Rút kinh nghiệm đánh giá: Cho đối tượng tự nhận xét giờ dạy của mình, lực lượng kiểm tra tiến hành tư vấn rút kinh nghiệm cho đối tượng nâng cao tay nghề tiến bộ hơn và tự đánh giá mình qua giờ dạy sau.
- Giải pháp 5: Tổng hợp và điều chỉnh sau kiểm tra
Tuỳ theo nhu cầu của quản lý mà thống kê so sánh, phân tích tổng hợp ở nhiều góc độ khác nhau. Nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định điều chỉnh: Sơ kết từng đợt, kiểm tra tháng, học kỳ, năm.
- Điều chỉnh: 
Từ những thông tin trên Phó hiệu trưởng điều chỉnh hoạt động giảng dạy của đối tượng về nội dung phương pháp... nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
Các thông tin xử lý sau khi được lưu giữ để làm cơ sở phục vụ cho công tác kiểm tra sau này.
Kiểm tra dự giờ trên lớp của giáo viên có nhiều hình thức tuỳ theo mục đích người quản lý lựa chọn cho phù hợp.
+ Dự giờ báo trước: Nhằm xét năng lực của người dạy, khi đã có sự chuẩn bị.
- Dự đột xuất: Dự theo các kiểu riêng của hiệu trưởng, hình thức này thể hiện rõ việc chuẩn bị cũng như tay nghề giáo viên, lớp học hoạt động trong hoàn cảnh bình thường như thế nào.
- Dự chuyên đề: Dự theo kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề nhằm để nâng cao chất lượng cho một chuyên đề, hay đề tài nào đó.
- Dự toàn diện: Dự xem xét nhiều khía cạnh mà tổng thể toàn diện các hoạt động trong ngày vừa là tiết học và các hoạt động như tổ chức vui chơi, nêu gương... Các hình thức dự giờ nêu trên sẻ cung cấp cho người quản lý nhiều thông tin cần thiết, có tác dụng thiết thực trong quản lý. Qua kiểm tra giờ dạy trên lớp người quản lý vừa nắm được thông tin ngược của đối tượng kiểm tra, vừa có biện pháp điều chỉnh, bổ sung sửa sai độ lệch so với chuẩn nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ sư phạm, chất lượng giáo dục trong nhà trường và có điều kiện để tiếp cận chương trình nhiều hơn.
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Trường mẫu giáo Hoa Đào , với tổng số 09 nhóm lớp
Trong đó: MG Hoa Đào : (mầm 01 lớp, Chồi 01 lớp, Lá 03 lớp) 
TT Quỳnh Hương (mầm + Chồi 01 lớp, Lá 01lớp) ;
 TT Anh Đào:(mầm 01 lớp, Chồi 01 lớp, Lá 01 lớp) 
Giáo viên: 18( Trong đó: MG Hoa Đào : 08 GV ; TT Quỳnh Hương :06 GV ; TT Anh Đào:06 GV)
Nội dung khảo sát
Cô 
Tốt
khá
Đạt yêu cầu
 Kiểm tra toàn diện giáo viên 
09
04
03
02
Thao giảng 2 tiết/ giáo viên/ năm
30
16
10
04
 Kiểm tra chuyên đề
20
10
07
03
Dự giờ đột xuất
25
09
12
04
* Kết quả thực hiện chương trình mầm non năm học 2019-2020:
Tổng số lớp là: 09 nhóm/lớp với tổng số học sinh: 255 cháu và 18 giáo viên.
- Kết quả trẻ đạt được:
+ Trong năm học không để xảy ra ngộ độc hay tai nạn trong trường học.
 + Tỷ lệ chuyên cần 235/255 cháu đạt 92%. 
 + Số cháu được khen thưởng cuối năm học: 75/130 cháu được khen thưởng đạt 58%. 
a.Thuận lợi và khó khăn:
	* Thuận lợi :
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của chuyên môn, bộ phận mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo TX Buôn Hồ. 
- Sự ủng hộ nhiệt tình của các đoàn thể trong cũng như ngoài nhà trường, đặc biệt là Hội cha mẹ học sinh đóng góp và ủng hộ rất lớn cho nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, chấp hành đúng qui chế chuyên môn và 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trong đó có 8/9 giáo viên trên chuẩn đạt tỉ lệ: 88.9%
- Thực hiện chương trình Mầm non và tăng cường tiếng việt cho trẻ vùng dân tộc giáo viên nắm vững phương pháp, và có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và nuôi dạy trẻ. 
- 100% giáo viên biết sử dụng máy vi tính, biết thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy để hổ trợ cho việc thực hiện các hoạt động trong ngày.
- Đa số các cháu được học qua lớp Mầm, Chồi nên rất ngoan và có nề nếp.
- Các trang thiết bị từng bước được trang bị đầy đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng chuyên môn
- Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn, có năng lực trong công tác chỉ đạo, có tinh thần trách nhiệm và trau dồi học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.
	* Khó khăn :
- Một số giáo viên giáo viên tư thục và giáo viên lớn tuổi việc vận dụng phương pháp của chương trình còn hạn chế, chưa linh hoạt, chưa có sáng tạo trong giờ dạy về phương pháp dạy trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Một số ít giáo viên chưa thật sự sáng tạo trong xây dựng kế hoạch các hoạt động, tổ chức hoạt động chưa linh hoạt, các bước chuyển tiếp chưa lô gich, lồng ghép tích hợp chưa phù hợp.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình - thể hiện trẻ đầu vào còn gầy yếu, chậm chạp trong giao tiếp, ứng xử với các bạn cùng lớp.
- Thời gian dành cho việc đầu tư làm đồ dùng, đồ chơi còn hạn hẹp.
- Trang thiết bị mặc dù đã được chú trọng đầu tư nhưng vẫn còn thiếu so với chương trình mầm non.
3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi cảm thấy cần phải làm gì? và tôi luôn trăn trở để làm tốt công tác kiểm tra nhằm không gây áp lực cho giáo viên và giúp giáo viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ và tôi nghĩ: Mục đích của việc kiểm tra là nhằm đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên, giúp họ nâng cao chất lượng trong giảng dạy và giáo dục, khuyến khích sự cố gắng của giáo viên là liều thuốc tinh thần không thể thiếu, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý. Khi đánh giá chú ý tính chính xác, khách quan xem xét hoạt động của giáo viên trong hoàn cảnh cụ thể, chú ý hoạt động hiện tại giờ dạy trên lớp của đối tượng kiểm tra. Đồng thời tham khảo thêm những quá trình đóng góp xây dựng ở lần kiểm tra trước, xem chuyển biến mức độ nào, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp thích hợp với trường lớp.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp:
Do đặc điểm tình hình trên việc giảng dạy trên lớp của giáo viên còn nhiều hạn chế, số giáo viên khá giỏi chưa cao. Nhìn chung toàn thể giáo viên trong trường là những giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn nhưng soạn bài còn hạn chế, tổ chức giờ dạy cho học sinh mẫu giáo chưa sinh động, không linh hoạt, chưa khoa học, việc truyền thụ nội dung và kiến thức bài còn sai sót, một số giáo viên năng khiếu còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng các môn: hát, vẽ nặn,... Ở ngành học Mầm non có đặc thù riêng là “Chơi mà học, học mà chơi”. Nhưng số giáo viên nhìn chung chưa linh hoạt, sử dụng phương pháp cũ điều đó dẫn đến kết quả xếp loại và chất lượng không cao. Song bên cạnh đó cũng có số giáo viên nhiệt tình, có hướng phấn đấu rất cao nhưng vì điều kiện học sinh còn hạn chế trẻ dân tộc trong hai buôn nói Tiếng Việt chưa rành, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên do đó công việc chuyển đội hình dạy múa, tổ chức hoạt động theo nhóm, hay tổ chức vui chơi rất khó đạt kết quả cao.
Từ tình hình thực tế ấy, hiệu trưởng phải hoàn thành công tác kiểm tra để đạt chất lượng cao và đẩy phong trào mẫu giáo của nhà trường. Cần phải xây dựng kế hoạch lâu dài cho công tác phát triển mầm non.
Có kế hoạch cụ thể xây dựng một số lớp điểm để cho giáo viên tập trung về dự, học hỏi giúp công tác giảng dạy tốt hơn. Hiệu ttrưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Muốn đạt được điều đó, hiệu trưởng phải thực hiện các khâu sau đây:
+ Kiểm tra lại cơ sở vật chất của nhà trường thống kê số lượng gửi báo cáo về cho phòng giáo dục để xin cấp thêm cơ sở vật chất trang thiết bị, tu sửa thêm phòng học của các điểm lẻ, nhằm thuận tiện cho việc các hoạt động vui chơi. Kiểm tra lại tình hình đội ngũ giáo viên trong trường có hướng động viên kích lệ giáo viên học tập nâng cao trình độ trên chuẩn. Kiểm tra chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường qua dự giờ dạy trên lớp sâu sát hơn. Là Phó hiệu trưởng quản lý chuyên môn với thực tế địa phương và đặc trưng của ngành học mầm non, trên cơ sở lý luận và pháp lý các nguyên tắc kiểm tra, hình thức kiểm tra, để đẩy mạnh chất lượng của đội cán bộ quản lý, giáo viên trong trường đi lên. Người hiệu trưởng phải linh hoạt vận dụng nhiều biện pháp trong quản lý, dùng tình cảm động viên khuyến khích, thuyết phục giáo viên vượt qua trong điều kiện khó khăn chung của nhà trường (về cơ sở vật chất, học sinh dân tộc,...). Hiệu trưởng kết hợp Công đoàn để tạo điều kiện xây dựng quỹ tình thương, ... để giúp đỡ những giáo viên khó khăn cho họ an tâm trong công tác.
+ Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ tốt hơn qua giờ dạy và các hoạt động trên lớp như các khâu xác định mục đích, chuẩn bị, nội dung, phương pháp. Người Hiệu trưởng phải luôn theo dõi, đôn dốc giúp đỡ các đối tượng, kiểm tra giờ dạy về mọi mặt, tinh thần, cơ sở vật chất. Đồng thời chú trọng nâng cao tay nghề cho giáo viên. Tổ chức họp phụ huynh để họ nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình đối với con cái trong học tập, vì các cháu ở lứa tuổi mầm non, nhất là các cháu dân tộc để phụ huynh hợp tác với nhà trường đưa phong trào giáo dục đi lên. Bên cạnh đó Phó hiệu trưởng phải chú trọng vạch ra kế hoạch kiểm tra. Trong đó quan trọng nhất là kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên thật rõ ràng, cụ thể để ngay từ đầu giáo viên nắm được chuẩn kiểm tra của hoạt động giảng dạy ở các bộ môn.
- Kế hoạch kiểm tra đánh giá, được triển khai và thống nhất trong lực lượng kiểm tra, phải nắm vững những thông tin kiểm tra đúng theo kế hoạch đề ra. Tăng cường kiểm tra thường xuyên, hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện những sai sót, có biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy của giáo viên mầm non trong trường. Qua kiểm tra hiệu trưởng nắm được khả năng giờ dạy trên lớp của giáo viên để tăng cường kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mình sao cho thật phù hợp, giúp họ trong quá trình giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. Qua kiểm tra hiệu trưởng nắm bắt được ngay những yêu cầu cần thiết để bổ sung vào công tác quản lý.
- Muốn đạt được mục đích nêu trên đòi hỏi người hiệu trưởng phải tổ chức kiểm tra một cách khoa học từ khâu đánh giá nhận xét, bổ sung sửa sai đi đến xếp loại. Trong việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên phải có cái nhìn tổng thể đến chi tiết qua những hoạt động của cô và cháu. Từ đó rút ra kinh nghiệm bồ dưỡng những mặt còn hạn chế trong giờ dạy trên lớp của giáo viên trong trường đạt hiệu quả tốt. Thì tôi phải xây dựng đầy đủ hợp lý 5 bước để tiến hành kiểm tra.
Giải pháp 1: Xây dựng chuẩn kiểm tra
+ Để thực hiện có hiệu quả việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường Mẫu giáo Hoa Đào. Dựa trên chuẩn đánh giá giờ dạy trên lớp của Bộ giáo dục và Đào tạo. Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp linh hoạt hơn, cụ thể hoá chuẩn sao cho phù hợp với tình hình thực tế của trường mình nhưng vẫn đảm bảo nội dung, kiến thức cơ bản và phương pháp hợp lí. Như vậy chuẩn đánh giá bao gồm (mục đích, chuẩn bị, nội dung, phương pháp và kết quả trên trẻ). Căn cứ vào chuẩn này mà sắp xếp thành 4 loại: Tốt, Khá, Đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu, được ghi cụ thể từng trang 29->33 trong quyển nghiệp vụ thanh tra trường Mầm non và giáo viên mầm non năm 1997. Chuẩn này tôi áp dụng cho các lớp không có học sinh dân tộc hoặc học sinh dân tộc trên lớp dưới 30%. Còn đối với các lớp học sinh dân tộc trên 30% thì dựa vào chuẩn nhưng linh hoạt hơn ở một số mặt như không đánh sát về thời gian.
 Ví dụ: Như đối với lớp không có học sinh dân tộc thời gian trên tiết là 25 phút, còn đối với những lớp có trên 30% là học sinh dân tộc thì thời gian kéo dài hơn 3-5phút (tức là 28-30 phút/ tiết) chúng tôi không trừ điểm khống chế thời gian và kết quả trên trẻ đạt trong tiết trường hạ xuống 5%. 
Ví dụ: Loại tốt theo chuẩn lớp không có học sinh dân tộc nào thì kết quả đạt 90% trở lên. Còn đối với lớp trong có 90% trẻ dân tộc có kết quả 85% trở lên, vì đối với lớp có học sinh dân tộc trẻ rất chậm chạp. Khi đặt câu hỏi hoặc yêu cầu một vấn đề gì, cô phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần cháu mới hiểu câu hỏi, hoặc các thao tác cũng thế. Mà đối với bậc học này trẻ học thông qua trò chơi và các hoạt động vui chơi. Nên việc linh hoạt xây dựng chuẩn như thế cũng nhằm khích lệ các giáo viên dạy lớp có nhiều các giáo viên dạy lớp có nhiều học sinh dân tộc, chuẩn này sau khi được bàn bạc thống nhất trong ban kiểm tra. tôi đem công khai hoá chuẩn trong tập thể sư phạm của trường ngay đầu năm học để mỗi thành viên đều nắm được để có hướng phấn đấu để đạt kết quả cao hơn giờ dạy trên lớp của mình. Nhờ có chuẩn này mà các đối tượng kiểm tra cũng như người làm công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy chính xác các hoạt động theo cái nhìn tổng quát, đến chi tiết cụ thể và xếp loại giờ dạy dựa trên tiêu chí của trường. Nắm được chuẩn này đến tiêu chuẩn kiểm tra chuyển dần từ kiểm tra bên ngoài vào tự kiểm tra giờ dạy trên lớp của mình. 
Giải pháp 2: Xây dựng lực lượng kiểm tra
- Để tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường MG Hoa Đào, chúng tôi thành lập lực lượng kiểm tra bao gồm: Hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng, 2 tổ trưởng, giáo viên giỏi chuyên sâu các môn. Xây dựng lực lượng kiểm tra là xây dựng một mạng lưới kiểm tra vững vàng, các thành viên là những người có uy tín, có trình độ năng lực vượt trội hơn trình đội ngũ giáo viên trong trường. Hiện tại trường đang thực hiện kiểm tra theo cơ chế trực tiếp. Nhưng từng bước trường sẽ chuyển dần từ cơ chế trực tiếp sang cơ chế gián tiếp. Vì kiểm tra rất quan trọng, lực lượng kiểm tra nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác kiểm tra và nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. Khi thành lập đoàn kiểm tra: Tôi đã triển khai cụ thể yêu cầu và nhiệm vụ của người làm công tác kiểm tra, để lực lượng này nắm rõ nhiệm vụ của mình là nhằm bồi dưỡng cho đối tượng. Kiểm tra những vấn đề cần thiết(nội dung, phương pháp,...) giúp họ phát triển qua giờ dạy khi được đóng góp xây dựng. Đồng thời phân công phân nhiệm rõ ràng để các thành viên thực hiện đúng thời gian đủ chỉ tiêu số lượng đề ra trong năm học.
Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch kiểm tra
 Để làm tốt công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp: Tôi phải dựa trên Kế hoạch của phòng giáo dục giao cho trường đầu năm học Dựa vào kế hoạch năm của trường. Dựa trên tình hình hoặc thực tế của trường xét thấy tay nghề giảng dạy trên lớp của giáo viên và chất lượng của nhà trường mà xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp cho hợp lý.
- Kiểm tra toàn diện 50% giáo viên là những ai và ở tháng nào.
- Kiểm tra chuyên đề 60 % giáo viên
- Thao giảng 2 tiết/ giáo viên/ năm
- Hội giảng 3 tiết/ năm } giáo viên giỏi thực hiện
- Chuyên đề: chuyên đề 5 tiết/ năm 
 Ngoài ra khi xét thấy khả năng giảng dạy của của giáo viên. Trường đưa thêm vào kế hoạch để tăng cường kiểm tra số giáo viên còn yếu, một số tiết ở những môn dự giờ dạy xếp loại thấp, hoặc xét thấy lần 1 giáo viên đó sau khi kiểm tra giờ dạy trên lớp chưa đạt thì xây dựng kế hoạch bổ sung tái kiểm tra lần 2 xem có sự chuyển biết như thế nào để có kế hoạch giúp đỡ.
Là một người quản lí khi xây dựng kế hoạch kiểm tra phải xem xét kĩ 50% giáo viên nào chưa kiểm tra toàn diện ở năm học trước thì trong năm học này phải lên kế hoạch kiểm tra. Đối với giáo viên tay nghề còn hạn chế tôi lên kế hoạch kiểm tra trước, nhằm góp ý đánh giá sửa sai kịp thời, giúp đối tượng còn thời gian dài trong năm để rút kinh nghiệm có biện pháp khắc phục cho những tiết còn lại hiệu quả hơn. Còn ngược lại khi xây dựng kế hoạch thao giảng trong năm học của trường, tôi chỉ đạo tổ chuyên môn lên kế hoạch thao giảng những giáo viên giỏi thao giảng trước. Đề tài thao giảng là những môn, những tiết mà đa số giáo viên khi dạy còn thiếu sót nội dung, phương pháp... Kết quả xếp loại chưa cao, có những cái sai chung. Đưa kế hoạch như thế nhằm giúp cho chúng tôi tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp đạt chất lượng cao hơn. Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra tôi cũng xây dựng kiểm tra đều trong các tuần, các tháng của năm học, tránh lên kế hoạch dồn dập. Sau đó thông báo cho đối tượng kiểm tra biết kế hoạch cụ thể vào tuần mấy; nội dung kiểm tra là gì; yêu cầu chuẩn bị những gì; và lực lượng kiểm tra gồm có những ai. Thông thường vào buổi họp chuyên môn đầu tháng. Sau đó ra quyết định dựa trên kế hoạch và tiến hành thực hiện theo quyết định.
Giải pháp 4: Thực hiện kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên
 Sau khi đã cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra. Lực lượng kiểm tra tiến hành kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên theo các bước sau:
 *Bước 1: Chuẩn bị
- Tôi phải biết được vị trí của bài trong tiến độ thực hiện chương trình, phải nắm được mục đích của bài giảng và những dự kiến cho mục đích đó. Vận dụng trong giờ dạy trên lớp của đối tượng kiểm tra, trên cơ sở đó mà phát thảo toàn bộ nội dung cần quan sát để nghiên cứu, đánh giá kết quả thể hiện trên trẻ.
*Bước 2: Kiểm tra dự giờ
- Dự giờ là một hệ thống những quan sát, diễn biến thực tế bài dạy trên lớp của đối tượng, kiểm tra, nhằm thu thập tất cả những thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. Quá trình quan sát này được thực hiện theo tiến trình bài dạy, các tình huống trong hoạt động dạy học của cô và trẻ, thiết bị và đồ dùng dạy học có nhằm để phục vụ cho nội dung, yêu cầu bài giảng không. Cũng như việc nhận xét đánh giá về sự việc đó.
(Hình ảnh: Dự giờ Hoạt động giáo dục thể chất ở lớp chồi 2 )
(Hình ảnh: Dự giờ Hoạt động tạo hình ở lớp mầm )
(Hình ảnh: Dự giờ Hoạt động làm quen với toán ở lớp lá1.)
(Hình ảnh: Dự giờ Hoạt động làm quen với văn học ở lớp TT Quỳnh Hương)
(Hình ảnh: Dự giờ Hoạt động ngoài trời ở lớp TT Anh Đào)
(Hình ảnh: Dự giờ Hoạt động góc ở lớp lá 2)
* Bước 3: Phân tích
- Trao đổi những thông tin có được từ giai đoạn dự giờ. Trên cơ sở trình độ tư duy của người kiểm tra. Phân tích giờ dạy không đơn giản là chỉ nhận xét những vấn đề vụn vặt dự giờ dạy mà phải khái quát hoá, nêu lên những lý lẽ của nhận định đó. Bằng cách xác định tất cả các mối liên hệ của những hiện tượng quan sát được, với những căn cứ khoa học góp ý bổ sung nhằm bồi dưỡng cho giáo viên. Phân tích giờ dạy là giúp đối tượng thấy những mặt ưu điểm mình đã làm được cần phát huy, còn vấn đề tồn tại là do ng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_kiem_tra_g.doc