Giải pháp, biện pháp.
Với thực trạng đặt ra ở trên, tôi có một số biện pháp để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
Biện pháp 2: Giúp giáo viên tự tin, mạnh dạn khi thể hiện các bài hát dân ca cho trẻ mầm non.
Biện pháp 3: Rèn kỹ năng hát dân ca cho trẻ.
Biện pháp 4: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy hát dân ca cho trẻ
Biện pháp 5: Lồng ghép dạy dân ca vào các hoạt động của trẻ hằng ngày.
Biện pháp 6: Xây dựng môi trường tạo cảm xúc cho trẻ hứng thú hoạt động hát dân ca
hầu hết các giáo viên trong trường đều có khả năng, hát múa và sử dụng nhạc cụ một cách cơ bản. Song, vẫn còn một số ít giáo viên chưa thể sử dụng được nhạc cụ và múa được tốt vì những lý do cá nhân (năng khiếu, thời gian, tuổi đời) - Khả năng hát dân ca của giáo viên: Chất giọng Phong cách Nét mặt Điệu bộ Động tác minh họa Trang phục 40% 80% 70% 61% 30% * Nhận xét: Các bài hát có trong chương trình mầm non theo các giáo viên đa số dễ hát. Các giáo viên có thuận lợi trong việc dạy dân ca cho trẻ là có lợi thế về thể hiện điệu bộ nét mặt, động tác minh họa. Hiện nay, hiệu quả của việc đưa dân ca đến với trẻ mầm non, phát huy sức sống lâu bền của dân ca trong các hoạt động âm nhạc chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi. Bởi vì việc dạy và học dân ca chỉ mới dừng ở tính chất giới thiệu, chưa được đánh giá đúng vai trò, giá trị và từ đó chưa được đầu tư, chú trọng. Các giờ dạy hát dân ca trôi qua một cách nặng nề khiến trẻ cảm thấy không hứng thú. Trong số hơn 80 bài hát trong chương trình giáo dục mầm non, chỉ có một số bài hát dân ca được đưa vào giảng dạy. Bên cạnh đó với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay đã tạo rất nhiều điều kiện cho các cô giáo trong việc giáo dục trẻ, các cô có thể “tránh” dạy dân ca cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển cho trẻ về mọi mặt, đặc biệt là giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc thông qua các tiết dạy khám phá khoa học, làm quen văn học hay qua các ca khúc thiếu nhi . Tuy nhiên dân ca có tính giáo dục mà không một thể loại âm nhạc nào có thể so sánh được đó chính là giáo dục truyền thống, giáo dục tâm hồn dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, phong tục tập quán, tình yêu quê hương đất nước, yêu cha mẹ, yêu hòa bình. Vì vậy cần được giáo dục ngay từ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non. Thêm vào đó là tình hình thực tế của giáo dục âm nhạc tại trường mầm non hiện nay, dân ca là loại hình âm nhạc ít được quan tâm, yêu thích và có xu hướng xa lạ đối với trẻ mầm non. Giáo viên không biết hát dân ca thì làm thế nào để dạy hát dân ca cho trẻ được tốt? Vậy phương thức nào tiêu chí nào để lựa chọn bài dân ca phù hợp với trẻ? Làm cách nào để các cô giáo mạnh dạn, tự tin dạy dân ca cho trẻ? Khi dạy dân ca cho trẻ giáo viên cần chú ý điều gì? Để giờ hoạt động dạy hát dân ca trở nên hứng thú và hấp dẫn cần có những yếu tố nào? Đây là điều mà có lẽ rất nhiều giáo viên muốn đi tìm câu trả lời. Bởi chúng ta đều nhận thấy cần phải thay đổi để thực hiện tốt nhiệm vụ đưa dân ca đến gần hơn với trẻ. Các bài dân ca thuộc nhiều vùng miền nhưng do điều kiện và nơi sống khác nhau nên một số giáo viên thường gặp khó khăn trong việc hát các bài dân ca thuộc vùng miền khác. Ví dụ: Giáo viên Bắc Bộ (Trung Bộ) khó có thể hát đúng ca từ, chất giọng của các bài dân ca Nam Bộ và ngược lại. Nếu cô giáo phát âm sai thì trẻ cũng có thể bắt chước cách phát âm sai ấy. Vì vậy, giáo viên phải tìm hiểu đặc điểm dân ca các vùng miền, cấu trúc, ca từ và giai điệu của các bài dân ca trước khi giới thiệu cho trẻ. Nhưng do điều kiện sống và môi trường làm việc nên một số giáo viên không có nhiều thời gian, điều kiện học tập rèn luyện nâng cao khả năng hát dân ca. Việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy hát dân ca nhằm mục đích không chỉ đơn thuần cung cấp các hiểu biết, kiến thức, kĩ năng thực hành âm nhạc mà còn giúp trẻ có được môi trường trải nghiệm mở rộng những hiểu biết, ứng xử văn hóa, tạo tiền đề cho trẻ bước vào bậc học Tiểu học. Hy vọng rằng quá trình tiếp tục nghiên cứu và mở rộng phạm vi ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giáo dục dân ca trong hoạt động âm nhạc, trong sự tích hợp với các nội dung, lĩnh vực giáo dục ở trường mầm non và đồng thời cũng hài hòa trong hệ thống nội dung chương trình giáo dục trẻ. Đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ của bậc học mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho các bậc học tiếp theo trong nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 3. Giải pháp, biện pháp. Với thực trạng đặt ra ở trên, tôi có một số biện pháp để giải quyết vấn đề. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn Biện pháp 2: Giúp giáo viên tự tin, mạnh dạn khi thể hiện các bài hát dân ca cho trẻ mầm non. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng hát dân ca cho trẻ. Biện pháp 4: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy hát dân ca cho trẻ Biện pháp 5: Lồng ghép dạy dân ca vào các hoạt động của trẻ hằng ngày. Biện pháp 6: Xây dựng môi trường tạo cảm xúc cho trẻ hứng thú hoạt động hát dân ca 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Khắc phục khó khăn của giáo viên mầm non khi hát dân ca cho trẻ nghe. Giúp giáo viên tự tin hơn khi đưa dân ca đến với trẻ. - Giúp giáo viên tiếp cận với cách thức và phương pháp dạy dân ca mới. - Tạo cho trẻ hứng thú, ngày càng yêu thích các làn điệu dân ca. - Giúp cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc dạy hát dân ca đối với việc giáo dục trẻ và luôn có ý thức thường xuyên cho trẻ nghe và hát dân ca 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn Trước hết là người cán bộ quản lý chuyên môn phải xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cụ thể xuyên suốt cả năm học, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên xây dựng giảng dạy hoạt động giáo dục âm nhạc phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của trường. Việc xây dựng kế hoạch cần bám sát các văn bản chỉ đạo của ngành, của địa phương và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường Cán bộ quản lý cần đầu tư cho giáo viên nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh theo từng độ tuổi, từng nội dung, phương pháp cho trẻ làm quen với các ca khúc dân ca trong hoạt động âm nhạc theo chương trình mầm non mới trên cơ sở đó xây dựng chuyên đề với các hình thức đa dạng, phong phú cả về lý thuyết và thực hành nhưng mang tính vừa sức. Hướng dẫn giáo viên chọn lựa các bài hát dân ca có nội dung phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ. Với các nội dung cần thiết phải truyền tải cho trẻ trong những bài hát dân ca, phù hợp với chủ đề. Phối hợp với Công đoàn phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi để phục vụ cho các tiết dạy dân ca. Trong đó có đồ dùng đồ chơi cô và trẻ cùng làm. Chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Triển khai xây dựng mục tiêu phát triển 5 mặt cho trẻ. Chọn lớp điểm, bồi dưỡng giáo viên có năng khiếu hát dân ca và biết sử dụng đàn, bước đầu xây dựng bồi dưỡng các lớp 5 tuổi, sau đó tiến hành thực hiện đại trà ở các lớp 4 tuổi, 3 tuổi, Tổ chức chuyên đề với các đề tài khác nhau. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy chi tiết cho từng hoạt động. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ đề tài dạy hình thức gì, bài hát gì?, nội dung trọng tâm? Lựa chọn cách dạy phù hợp trước khi lên lớp. Phối kết hợp với Cụm chuyên môn tổ chức các buổi chuyên đề cho tổ 5 tuổi để các giáo viên trực tiếp thao giảng và đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm. Luôn động viên giáo viên tổ chức giờ học thoải mái, không gò bó, gây hứng thú cho bài dạy, giúp trẻ nhanh làm quen với bài hát và đem lại kết quả cao. Biện pháp 2: Giúp giáo viên tự tin, mạnh dạn khi thể hiện các bài hát dân ca cho trẻ mầm non. Tư thế hát: Chọn tư thế đẹp, duyên dáng, nhẹ nhàng lôi cuốn trẻ vào hoạt động cùng cô. Trong tiết học âm nhạc nói chung và tiết dạy dân ca nói riêng, giáo viên có thể đứng, ngồi hoặc đi lại giao lưu với trẻ nhưng cần phải đạt được yêu cầu của bài dạy đề ra, phù hợp với trẻ và nội dung bài học. Khi ngồi cô giáo có thể đặt tay lên đùi hay minh họa nhẹ nhàng, giao lưu với trẻ, dạy từng câu chữ và cách thức hát một bài dân ca đúng. Khi biểu diễn cho trẻ theo làn điệu, nội dung tư tưởng bài hát cô giáo nên chọn tư thế đứng. Tuy nhiên giáo viên không nên dùng tư thế đứng quá nhiều khi dạy trẻ mà nên ngồi vì khi đó sẽ dễ dàng giao lưu với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi hơn, an toàn hơn giúp trẻ cảm nhận bài hát tốt hơn. Dù có ở tư thế khác nhau cũng cần phải đảm bảo yêu cầu: Thả lỏng toàn thân, thoải mái tự nhiên khi ca hát, không nghiêng ngả dù đứng hay ngồi hát, nét mặt tươi tắn, linh hoạt diễn cảm bằng ánh mắt, nụ cười khi giao lưu với trẻ. Tư thế đứng thẳng hoặc ngồi thẳng là tư thế tốt nhất cho hơi thở và cũng là tư thế đẹp khi hát. Khi tập hát, trẻ nên ngồi, không dựa lưng vào ghế, tay đặt lên đùi, đầu giữ thẳng, không nghẹo cổ. Khi trẻ thuộc bài hát nên cho trẻ đứng hát vì khi đó trẻ thở sâu hơn, vận động tự do hơn, âm thanh cũng vang lên tốt hơn rõ rệt. Khi cho trẻ đứng hát, giữ đầu thẳng, tay buông xuôi theo người một cách tự nhiên. Hát rõ lời Ca khúc là trung tâm của các hoạt động âm nhạc. Nhạc và lời của bài hát gắn quyện với nhau tạo thành tác phẩm âm nhạc. Nội dung lời ca phản ánh các khía cạnh giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng, nhờ có lời ca mà việc cảm thụ âm nhạc trở nên dễ dàng hơn. Vì thế việc ca hát rõ lời là một yếu tố rất quan trọng của chất lượng biểu diễn bài hát . Nếu ca hát không rõ lời , vô tình làm cho nội dung bài hát diễn tả không đầy đủ, trọn vẹn và đôi khi làm hỏng cả một tác phẩm âm nhạc. Khi dạy một bài hát dân ca rất cần người giáo viên mầm non phải tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ và tính chất phổ biến của bài hát đó, cần tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt, đặc điểm ngôn ngữ tùng vùng miền để diễn đạt tốt bài hát của mình. Trẻ 5 tuổi thường gặp những lỗi phát âm như: “Le té le te” hát thành “le ché le che”. Từ có dẫu ngã thường hát thành dấu sắc “cũng” hát thành « cúng », ‘ ngựa gỗ’ hát thành « ngựa gố ». Vì vậy giáo viên cần cố gắng tập cho trẻ hát rõ lời nhưng vẫn giữ được độ mềm mại, duyên dáng trong khi hát. Để làm được điều này, giáo viên cần đọc lời hát một cách diễn cảm, chậm rãi và khi học thuộc bài hát ở các trẻ 5 tuổi giáo viên cần cho trẻ đọc tập thể lời bài hát nhẹ nhàng, không đọc to, đọc chậm bằng âm cao, theo tiết tấu bài hát. Như vậy các từ sẽ vang lên rõ rệt, diễn cảm và sẽ nhớ nhanh, lâu hơn. Hát chính xác. Hát chính xác đối với trẻ chính là sự nhắc lại đúng âm điệu và nhịp điệu bài dân ca. Đối với trẻ 5 tuổi có âm vực giọng từ nốt : Đô 1 – Đô 2. Dựa vào điều này, khi giáo viên lựa chọn các bài dân ca phù hợp với âm vực giọng, hơi thở, vừa sức với trẻ sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng hát chính xác. Để hỗ trợ cho trẻ hát chính xác cần thực hiện các biện pháp như : + Giáo viên hát chính xác, tập cho trẻ nghe qua các giai điệu trên băng nhạc hoặc cô giáo có thể đàn trực tiếp cho trẻ nghe, tập trẻ hát trên những nốt nhạc mà trẻ đàn. + Cho trẻ ôn tập có hệ thống các bài đã học thuộc. + Cho trẻ hát theo tùng nhóm nhỏ, hát đơn. Trẻ sẽ nghe mình hát rõ hơn, biết mức độ biểu diễn của bản thân. + Có những trẻ hay hát sai do không chú ý, có trẻ rụt rè nhút nhát, vì vậy khi tập hát cô cần động viên, khen ngợi mỗi thành tích trẻ đạt được. Nên xếp những trẻ hay hát sai, nhút nhát ngồi cạnh cô giáo hoặc ngồi xen lẫn với những trẻ hát chính xác. + Có thể thay đổi âm vực bài hát bằng nút transpose để nâng cao hoặc hạ giọng. Ta thấy rằng, hát chính xác còn phụ thuộc vào môi trường âm nhạc quanh trẻ. Nếu ở gia đình, bố mẹ thường hay hát, nghe đài, xem tivi...thì trẻ sẽ cố gắng hát theo và những khả năng âm nhạc của trẻ cũng phát triển. Vì vậy, ta cần tạo môi trường hát dân ca quanh trẻ. Cách hát các bài hát dân ca vùng miền. - Dân ca Bắc Bộ : Dân ca Bắc Bộ có phong thái trang trọng, duyên dáng, rất trữ tình tinh tế và đầy vẻ đôn hậu. Nếu có sự dí dỏm thì cũng biểu lộ rất kín đáo, tế nhị như bài : « Hoa thơm bướm lượn », « Cây trúc xinh », « Xe chỉ luồn kim », « Cò lả »...Giáo viên khi thể hiện các bài hát dân ca Bắc Bộ cần luyến láy, hát với luồng hơi ngân dài, mềm mại liên tục với nhau. - Dân ca Trung bộ : Dân ca trung bộ phần lớn mang đậm nét trữ tình, khắc khoải, man mác buồn. Ví dụ : « Lý hoài nam », « Hò ba lý »..Nên khi hát, giáo viên cố gắng lấy hơi và luyến láy ở các quãng rộng, như bài « Lý hoài nam » có câu « Chim ơi kêu »..cần hát đúng để thấy sự « đượm buồn » của bài hát, chủ yếu là các tiếng đệm : i, ơi, ba lý tang tình.. - Dân ca Nam Bộ : Dân ca Nam Bộ tràn đầy tính lạc quan, phóng khoáng, bộc trực, thẳng thắn, hài hước và vui tươi nhưng không kém vẻ trữ tình. Như bài « Lý con sáo », « Lý cây bông »..Khi hát cần thể hiện được giai điệu nhanh gọn, vui nhộn, tiết tấu gọn gàng. - Dân ca Tây Nguyên: Mang nhiều nội dung phong phú, đa dạng, đi sâu vào nhiều lĩnh vực nhằm ca ngợi cái đẹp trong lao động sản xuất, trong tình yêu nam, nữ, tình yêu quê hương đất nước, thiên nhiên hùng vĩ. Mỗi dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đều có những thang âm tiêu biểu cho dân nhạc của mình: Giai điệu của dân ca Ja rai thường nồng nàn, mạnh mẽ, sâu đậm, thiết tha. Sự tiến hành của các giai điệu có thể thay đổi nhưng tiết tấu thì ít khi thay đổi. Thí dụ bài “Lên nương”, bài “Bơ hơ chim”: Dân ca Ba na có tính chất thiết tha, nồng nàn. Giai điệu Ba na có tính bình ổn, ít có đột biến, thường là những khúc nhạc ngắn, nhịp điệu đơn giản.. Dân ca Ba na cũng đem cảm giác lắng dịu, êm đềm.Ví dụ bài “vui mùa mai vàng” dân ca Ba na: Dân ca Ê đê yếu tố trữ tình và mạnh mẽ, dàn trải và nhịp điệu, có 2 thể hát chính là hát nói (Kứt) và hát có giai điệu (Muynh), sau này có sự xuất hiện của điệu ei rei là sự biến dạng của lối hát có giai điệu (hát đối đáp) “điệu arei của bài dân ca Chi ri ria” Có thể nói trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, lũy tre xanh trải dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương qua những giai điệu ngọt ngào của dân ca như gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh. Chính vì vậy, khi hiểu được những giai điệu quê hương chúng ta sẽ mang lại niềm tự hào cho chính mình. Cũng từ đó mà có sự hãnh diện trong lòng khi thấy dân tộc mình có một nền âm nhạc dân gian phong phú. Những bài dân ca có giai điệu nhẹ nhàng bay bổng cũng tạo cho trẻ biết cách diễn đạt ngôn ngữ hơn còn những bài có tiết tấu sinh động, rộn ràng, lời ca rắn rỏi, mạnh mẽ sẽ tạo cho trẻ phát huy những tình cảm thẩm mĩ và lành mạnh. Điều quan trọng là thông qua một bài dân ca cụ thể, giáo viên cần giới thiệu được cái hay, cái đẹp của một nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng hát dân ca cho trẻ. Trẻ 5 tuổi có thể xác định được các âm thanh cao, thấp, to, nhỏ nhưng âm vực giọng chưa ổn định, hơi của trẻ còn ngắn, độ ngân chưa đủ . Trẻ chưa hát chuẩn về cường độ, vận động chưa đúng nhịp phách..Đối với bài hát mới, giáo viên cần cố gắng dạy trẻ từng câu, với những đoạn khó hát nên cho trẻ tập luyến láy, lấy hơi. Tổ chức tập luyện cho trẻ thông qua hoạt động “Văn nghệ cuối tuần”. Chú ý rèn nề nếp, kích thích sự hứng thú cho trẻ. Rèn cho trẻ một số động tác múa như nhún chân, cuộn cổ tay nhịp nhàng theo lời bài hát. Bên cạnh đó giáo viên cần giảng giải cho trẻ hiểu được nội dung câu, từ trong bài hát, giúp trẻ hiểu được các từ đã được miêu tả trong bài hát vì ở các vùng miền khác nhau thì cách xưng hô, dùng từ trong bài cũng khác nhau. Ví dụ: Chủ đề Gia đình, bài“Cái Bống” cô phải nói cho trẻ biết đây là bài dân ca Bắc bộ. Đã miêu tả Cái Bống giúp mẹ với những việc làm rất khéo léo “Khéo sảy khéo sàng” và giúp mẹ gánh gồng để chạy một cơn mưa. Giáo viên phải giải thích những từ trẻ khó hiểu có trong bài hát, “Bống” tên riêng của một cô bé người miền Bắc, ở miền Bắc người ta hay dùng từ đẻ gọi trước tên riêng là “Cái”. “Khéo sảy khéo sàng” là động tác sàng lúa, Bống sàng lúa giúp mẹ rất là khéo léo để hạt lúa lép rơi ra ngoài. Bài hát ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của Bống, tuy nhỏ nhưng Bống đã có thể giúp mẹ làm những việc đơn giản. Qua đó giáo viên giáo dục trẻ tình cảm gia đình, là con phải biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ. Trẻ hóa thân vào bài hát “Bà Còng” Bài “Bà Còng đi chợ trời mưa”, đây là bài hát phổ từ ca dao cổ nói về một người bà đã già lưng còng, khi bà đi chợ, đánh rơi tiền. “Cái tôm, cái tép” trong bài hát là những bạn nhỏ giáo dục trẻ biết trung thực, thật thà, biết kính trọng, giúp đỡ người lớn tuổi như ông bà, cha mẹ giáo dục trẻ thái độ kính trọng người khác. Chủ đề Quê hương, đất nước với bài “Cò lả” hoặc “Inh lả ơi”. “Inh lả ơi” là lời mời gọi các bạn dân tộc Thái, bài hát ca ngợi cảnh núi rừng Tây Bắc xinh đẹp, ca ngợi mùa xuân đất nước muôn hoa tươi đẹp. Qua bài hát trẻ sẽ biết thêm về một vùng đất Tây Bắc của Việt nam, đó là nơi muôn hoa, lá luôn khoe sắc tươi màu. Các bạn ở đó thân thiện và vui vẻ. Bài “Cò lả” lại là một cảnh đẹp khác của đất nước Việt Nam, là một vùng đồng bằng Bắc bộ trù phú với những cánh đồng cò bay thẳng cánh. Nơi đó có những con người chịu thương chịu khó. Khi tiếp xúc với các bài dân ca vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ biết được thêm cả từ của các vùng miền khác nhờ sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, điều đó giúp cho trẻ dễ dàng làm quen văn học, làm quen chữ viết. Vì vậy người giáo viên khi chọn phương pháp này phải luôn tìm hiểu các từ địa phương, từ khó hiểu có trong bài dân ca muốn truyền tải để giải thích chính xác có như vậy mới thấm nhuần sự hiểu biết ở trẻ. Biện pháp 4: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy hát dân ca cho trẻ Đổi mới trong việc lựa chọn nội dung các bài dân ca, nội dung vận động cũng như trò chơi cho trẻ. Sự kết hợp giữa các nội dung này sẽ giúp trẻ tăng tính tò mò, và tăng mức độ cảm xúc âm nhạc cho trẻ Ví dụ: Khi dạy tiết vận động vỗ tay theo nhịp bài hát “Em yêu cây xanh”, phần nghe hát có thể kết hợp với bài hát “Cây trúc xinh” (dân ca quan họ Bắc Ninh) để làm nổi bật chủ đề thế giới thực vật. Hoặc khi dạy bài “Gọi bướm”, cho tre nghe bài “Hoa thơm bướm lượn” (Dân ca quan họ Bắc Ninh), trò chơi âm nhạc cho trẻ chơi “Bướm thụ phấn cho hoa” để làm rõ chủ đề thế giới động vật Đổi mới hình thức, khả năng biểu diễn một cách lôgic từ hoạt động này sang hoạt động khác. Ví dụ: Khi dạy chủ đề Thế giới thực vật, trọng tâm nghe hát bài “Cây trúc xinh” (dân ca quan họ Bắc Ninh). Giáo viên đàn cho trẻ nghe một đoạn nhạc rồi yêu cầu trẻ đoán, sau đó cô hát lên một lần giai điệu để trẻ cảm nhận. Có thể tạo tình huống bất ngờ bằng cách cho trẻ xem máy chiếu về hình ảnh làng quê Bắc Ninh có lũy tre xanh, có mái đình, những cô gái quan họ e ấp và những trò chơi dân gian. Sau đó cô bất ngờ xuất hiện trong trang phục áo tứ thân cùng múa hát với giai điệu bài hát cho trẻ xem. Lúc này trẻ hòa nhịp với cô bằng cách đứng vòng tròn và múa hát cùng cô. Với cách làm này sẽ tạo hứng thú cho trẻ. Trẻ sẽ rất hào hứng với tiết học lần sau. Phương pháp dạy trẻ nghe dân ca: - Nghe trực tiếp: Trẻ được nghe trực tiếp cô hát, trực tiếp chơi đàn và nghe các bạn hát là phương pháp hiệu quả nhất, đem lại cho trẻ ấn tượng sâu sắc về âm nhạc. Khi nghe trực tiếp, trẻ được quan sát cách trình bày, cách thể hiện sống động của cô và bạn. Phương này đòi hởi cô giáo phải hát thật diễn cảm, chính xác, tự nhiên, mềm mại và thể hiện đúng phong cách tác phẩm. - Nghe qua phương tiện: Giáo viên có thể dùng đĩa hát, băng casset cho trẻ nghe toàn bộ bài hát hay trích đoạn. Nghe bằng phương tiện sẽ mở rộng cho trẻ làm quen với những giai điệu diễn tấu của các nhạc cụ khác nhau. Giáo viên có thể kết hợp cho trẻ vừa nghe vừa xem tranh, xem cô múa minh họa nội dung bài hát. Tuy nhiên các phương tiện cần có sự lựa chọn phù hợp tránh lạm dụng. Những điều cần chú ý đối với giáo viên khi dạy trẻ hát dân ca: - Chuẩn bị dạy hát: Giáo viên cần học thuộc lòng bài hát, luyện tập để bài hát trôi chảy. Nắm bắt giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, xác định cấu trúc cỡ giọng và sắc thái tình cảm của tác phẩm. Dự kiến những đoạn khó câu khó phát âm, dễ nhầm lẫn đối với trẻ. Với những bài hát trẻ đã biết giáo viên cần ôn luyện, sửa những chỗ hát sai hoặc nâng cao yêu cầu thể hiện bài hát, rèn luyện kĩ năng ca hát cho trẻ. - Giới thiệu bài hát: Phương pháp dùng lời để giới thiệu bài hát phải ngắn gọn, dễ hiểu và sinh động. Các phương tiện trực quan sử dụng linh hoạt cho phù hợp với khả năng và nhận thức của trẻ. Nên sử dụng thủ thuật gây bất ngờ ở phần mở đầu. Giúp trẻ biết qua về bài hát và hấp dẫn, thu hút trẻ chú ý lắng nghe bài hát. - Hát mẫu: Hát mẫu là s
Tài liệu đính kèm: