Tổ chức cho trẻ hoạt động thể dục sáng.
Thể dục sáng được tiến hành vào buổi sáng sớm sau khi đón trẻ , được tập ở ngoài trời .Thể dục sáng là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ ,đối với trẻ nhỏ không nên cho trẻ tập các động tác thể dục theo nhịp đếm một cách đơn điệu mà nên cho trẻ tập các bài tập với các dụng cụ và các động tác mô phỏng theo từng chủ đề. Tôi tổ chức cho trẻ tập theo các bài nhịp điệu, các bài hát theo chủ đề, trẻ tập bài thể dục sáng với các động tác : hô hấp, tay- vai, lưng –bụng – lườn, chân .Có thể lựa chọn nhiều dụng cụ khác nhau tập trên nhiều nền nhạc với tiết tấu nhanh, mạnh, vui tươi sẽ khiến cho các bài thể dục sáng không chỉ mang tính rèn luyện sức khỏe mà còn mang tính trình diễn đẹp mắt.
Ví dụ : Chủ đề “ Những con vật đáng yêu” giáo viên cho trẻ tập các động tác mô phỏng : gà gáy, gà vỗ cánh, gà mổ thóc.hay các bài tập với vòng, gậy, nơ.kết hợp với các động tác là các bài nhạc theo chủ đề : con gà trống, gà trống mèo con,cún con.sẽ tạo hứng thú tham gia tập luyện cho trẻ.
Ví dụ : cho trẻ tập theo nhạc “ mời lên tàu” .Tôi cho trẻ khởi động đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu chân : đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh sau đó trẻ đứng thành hàng ngang theo 3 tổ, cho trẻ đứng cách đều để tập các động tác , khi tập với cờ, nơ tôi thường để nhiều nơi cho trẻ tự lấy.
an trọng của phát triển vận động đối với trẻ , chưa có chế độ luyện tập thường xuyên, đúng mức ở nhà. Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường. Thể lực, thể trạng của trẻ có sự chênh lệch.Nhận thức , kỹ năng , kỹ xảo của trẻ là không đồng đều nên rất khó để giáo viên truyền đạt. Trường đóng trên địa bàn xã Băng Ađrênh là một xã thuộc vùng khó khăn, kinh tế còn hạn hẹp nên về dụng cụ, đồ dùng hỗ trợ cho trẻ phát triển vận động còn chưa phong phú, đa dạng , chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. 2.2. Thành công - hạn chế - Thành công Phát triển vận động giúp trẻ tự lực , tự tin trong vận động ,trong lao động tự phục vụ, trẻ hiếu động và vận động không biết mệt mỏi .Trẻ đã nhận biết và thực hiện được những động tác, vận động quen thuộc bằng nhiều cách, trong một thời gian dài hơn với lượng vận động lớn hơn .Trẻ đã có kinh nghiệm vận động , thói quen vận động đã được hình thành ,sự phối hợp vận động tốt hơn .Các vận động của trẻ bước đầu đã đạt mức độ chính xác , nhịp nhàng , nhịp điệu ổn định , biết phối hợp vận động của mình với các bạn. - Hạn chế Một số trẻ thể lực yếu nên lúc thực hiện các vận động thường bị chậm hơn so với các bạn, dẫn đến kết quả vận động chưa cao. Đồ dùng , dụng cụ hỗ trợ cho trẻ vận động chưa đa dạng. 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu - Mặt mạnh Môn giáo dục phát triển vận động nếu được truyền đạt một cách nhẹ nhàng , linh hoạt, sáng tạo sẽ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra còn tổ chức tốt các hoạt động như : hoạt động dạo chơi ngoài trời, thể dục sáng, các trò chơi vận động hay các ngày hội thể dục thể thao đa dạng, đặc sắc. - Mặt yếu Một số giáo viên còn hạn chế về cách tổ chức một tiết phát triển vận động cho trẻ theo chương trình mầm non mới mà còn rập khuôn theo chương trình cải cách cũ, chưa có sự linh hoạt sáng tạo 2.4. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động - Tìm hiểu vị trí của môn giáo dục phát triển vận động trong công tác GDMN để truyền đạt cho trẻ một cách có hiệu quả. - Tìm hiểu sự khác nhau giữa chương trình cũ và chương trình mới trên cơ sở đó giúp giáo viên có những sáng tạo linh hoạt hơn trong cách chọn đề tài phù hợp với chủ đề và đặc thù của lớp mình chủ nhiệm. - Nêu ra quy trình dạy học của chương trình đổi mới, giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ đặc trưng của từng đề tài. - Thiết kế và thực hành trên trẻ chuyên đề giáo dục phát triển vận động trên cơ sở định hướng phương pháp giảng dạy để áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Hình thành thói quen, nề nếp, hành vi văn minh, kĩ năng, kĩ xảo hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn qua khả năng của trẻ. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Kiến thức môn giáo dục phát triển vận động luôn là những trăn trở đối với những người làm công tác chăm sóc –giáo dục trẻ. Có thể nói dạy hay, lối cuốn trẻ vào học môn giáo dục phát triển vận động giáo viên phải có năng khiếu, tính kiên trì, linh hoạt và luôn luôn sáng tạo tìm tòi ra những cái hay, cái mới thì mới mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Trẻ luôn thích cái mới lạ, nhất là các hình thức tổ chức vận động trên nền nhạc hoặc là được sử dụng nhiều dụng cụ ,các trò chơi mới lạ...Để đáp ứng với mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, chúng ta cần chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tối đa tính tích cực,chủ động sáng tạo của trẻ ở tất cả các hoạt động, từ đó giúp cho việc tổ chức hoạt động của giáo viên có những thuận lợi hơn. Trên thực tế Tôi tham gia thực hiện chương trình mầm non mới ở môn giáo dục phát triển vận động nhưng vẫn còn lúng túng trong việc chọn đề tài để xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, đa số giáo viên làm thay cho trẻ rất nhiều. Trong phương pháp giảng dạy hạn chế về sự sáng tạo, chạy theo giáo án, một số tình huống sử lí chưa linh hoạt, chưa chú ý dạy phát triển theo khả năng của trẻ. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trong ngày chưa có sự logic, chưa sáng tạo chưa đưa ra được yêu cầu phù hợp với lớp mình . Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp, tôi cần tìm ra các biện pháp để nâng cao việc thực hiện chương trình đổi mới đạt kết quả tốt và phát triển đúng mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra: Nắm vững tâm sinh lý theo từng lứa tuổi của trẻ; hình thành nhân cách của trẻ thông qua các hoạt động phát triển vận động trong các giờ hoạt động chung, đi dạo đi chơi, giờ ngoại khóa để phát huy tính tích cực của trẻ...Tất cả các hoạt động nhằm góp phần giúp trẻ tăng cường và bảo vệ sức khỏe , hình thành và rèn luyện các kĩ năng vận động, đồng thời phát triển các tố chất vận động . 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Hình thành và rèn luyện các kĩ năng vận động, đồng thời phát triển các tố chất vận động qua các hoạt động giáo dục phát triển vận động giúp trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.Thực hiện được các vận động cơ bản vững vàng và đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động , vận động nhịp nhàng biết định hướng trong không gian.Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi bàn tay, có một số thói quen kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an toàn cho bản thân. Xác định rõ mục đích là tìm ra những biện pháp thiết thực ,hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động ở lớp lá 1 trường mầm non Hoa Hồng theo chương trình mầm non mới hiện nay. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Giáo dục phát triển vận động theo chương trình mầm non mới là nâng cao chất lượng giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển các tố chất thể lực.Giáo viên cung cấp cho trẻ những kĩ năng , kĩ xảo vận động có mục đích, có thổ chức , có hệ thống và có kế hoạch ,cách thức tổ chức vận động theo từng đề tài của từng chủ đề khác nhau nhằm phát triển các nhóm cơ và hô hấp cho trẻ, tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động, tập các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng ,dụng cụ thành thạo. Là một giáo viên đứng lớp kiêm tổ trưởng khối lá tôi phải có một trình độ chuyên môn nhất định để nắm bắt, cập nhật kịp thời chương trình mầm non mới nhằm giúp giáo viên lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn để từ đó có nhiều hình thức tổ chức phong phú, hấp dẫn đưa vào thực tế giảng dạy của nhóm/lớp. * Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động - Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian/ thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển , khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện . Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. * VD: Kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP LÁ 1 NĂM HỌC 2015 – 2016 STT CHỦ ĐỀ NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1 Trường mầm non - Đi bằng mép bàn chân đi khuỵu gối - Tung bóng lên cao và bắt bóng - Bật xa 50 cm - Biết đi bằng hai chân và đi khuỵu gối - Tung bóng lên cao, tung thẳng hướng và bắt bóng bằng 2 tay - Bật nhảy bằng cả 2 chân. - Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân và giữ được thăng bằng. - Nhảy qua tối thiểu 50 cm. 2 Bản thân - Tung bóng lên cao và bắt bóng ( VĐ cũ ) Bật sâu 40 cm ( VĐ mới ) - Bật sâu 40 cm ( VĐ cũ) Ném trúng đích nằm ngang ( VĐ mới ) - Đi bằng mép bàn chân đi khuỵu gối ( VĐ cũ) Đập bóng tại chỗ ( VĐ mới ) - Tung bóng lên thẳng hướng , không làm rơi bóng và bắt bóng bằng 2 tay. - Lấy đà và bật nhảy xuống. - Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân. - Giữ được thăng bằng khi chạm đất. - Biết ném trúng bao cát vào đich - Biết đi bằng mép chân Đập bóng thẳng hướng bằng 2 Tay và bắt được bóng 3 Gia đình - Ném trúng đích nằm ngang ( VĐ cũ ) Đi nối bước bàn chân tiến ( VĐ mới ) - Đập bắt bóng tại chỗ ( VĐ cũ ) Đi và đập bắt bóng - Đi chạy đổi tốc độ, hướng dích dắc theo hiệu lệnh - Ném trúng bao cát vào đích - Đi nối gót chân , đầu chân này nối vào gót chân kia, tiến về phía trước - Đập bóng xuống đất, khi bóng nảy lên thì bắt bóng bằng 2 tay - Đi đập bóng và bắt bóng - Biết chạy thay đổi tốc độ nhanh chậm theo hiệu lệnh,giáo viên yêu cầu 4 Một số nghề - Nhảy lò cò (VĐcũ ) Bò dích dắc qua 7 điểm ( VĐ mới ) - Chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc theo hiệu lệnh - Ném xa bằng một tay (VĐ mới ) - Bò bằng bàn tay,bàn chân 4-5m - Biết dừng lại theo hiệu lệnh. - Nhảy lò cò 5-7 bước liên tục về phía trước - Biết bò qua khe của hộp, không làm chạm hộp - Biết chạy thay đổi tốc độ nhanh chậm theo hiệu lệnh, giáo viên yêu cầu - Biết cách cầm bao cát và ném mạnh về phía trước - Bò luôn phiên tay nọ chân kia 5 Các phương tiện giao thông -Đi nối bước bàn chân tiến ( VĐ cũ ) -Đi thăng bằng trên ghế thể dục( VĐ mới) -Chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc theo hiệu lệnh - Bật xa 50 cm ( VĐ cũ ) - Ném xa bằng 2 tay VĐ mới ) Đi nối gót chân , đầu chân này nối vào gót chân kia, tiến về phía trước - Khi bước lên ghế không mất thăng bằng. - Khi đi mắt nhìn thẳng. - Giữ được thăng bằng hết 6 - Bật xa 50 cm ( VĐ cũ ) Ném xa bằng 2 tay VĐ mới ) chiều dài của ghế. - Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân và giữ được thăng bằng. Nhảy qua tối thiểu 50 cm - Ném đúng kỹ năng 6 Thế giới động vật - Ném xa bằng 2 tay VĐ cũ ) - Nhảy chụm tách chân ( VĐ mới ) - Nhảy chụm tách chân ( VĐ cũ ) Bò chui qua ống dài ( VĐ mới ) - Bò chui qua ống dài ( VĐ cũ) - Ném bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m - Tại lớp - Bật liên tục , chụm tách chân đúng ô - Tự tin khi chui qua ống dài - Biết cách ném bóng và bắt bóng 7 Thế giới thực vật Tết và mùa xuân - Bò qua vật cản 15-20cm - Chuyền bóng bên phải bên trái ( VĐ cũ) Chạy nhanh 18m ( VĐ mới) - Chuyền bắt bóng qua chân - Đi trên ghế băng đầu đội túi cát - Trường sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục - Trèo lên xuống thang 7 gióng - Biết cách bò qua vật cản - Chuyền đúng hướng không làm rơi bóng - Chạy nhanh đúng hướng - Chuyền đúng hướng - Đi thăng bằng trên ghế thể dục không làm rơi túi cát - Trườn áp sát ngực vào sàn nhà tay nọ chân kia - Trèo lên bằng tay nọ chân kia 8 Nước và hiện tượng tự nhiên - Đi lên xuống trên ván dốc - Ném trúng đích bằng hai tay - Chạy chậm 15m - Đi nối bước tiến, lùi - Trẻ mạnh dạn đi lên , xuống ván dốc - Biết cách cầm bao cát và ném - Chạy chậm đều , liên tục - Đi nối gót chân nọ vào mũi bàn chân kia, đi đều liên tục 9 Quê hương- Đất nước Bác Hồ - Nhảy lò cò - Bật xa 50cm - Bật tách khép chân qua 7 ô - Ném xa bằng hai tay - Chạy nhanh 18m - Nhảy lò cò liên tục 5 bước đổi chân theo yêu cầu - Bật liên tục tách và khép chân đúng ô - Ném đúng kĩ năng - Chạy nhanh đều 10 Trường tiểu học -Trèo lên xuống thang, nhảy lò cò - Ném đích đứng - Chạy vượt chướng ngại vật - Bài tập tổng hợp - Trèo lên xuống thang liên tục phối hợp chân nọ tay kia - Biết đổi chân mà không dừng lại - Khi chạy gặp chướng ngại vật bước qua không chậm vào Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp tục xây dựng “góc vận động”. Xây dựng góc vận động , để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ dược bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này,vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không,.. * Gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động giáo dục vận động Như chúng ta đã biết về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo , sự tập trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp mới lạ có sự hấp dẫn cao.Nên việc gây hứng thú cho trẻ ở môn học này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhấc và khô khan có phần “ Kỉ luật”. Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ học tuân thủ theo khuôn mẫu nhất định hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, rập khuôn sẽ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học , phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu các vận động hạn chế. Vì thế tôi đã tìm ra một số biện pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết là phải chuẩn bị đồ dùng,dụng cụ đầy đủ cho cô và trẻ .Đồ dùng , dụng cụ đó phải có tính thẩm mĩ cao vì đồ dùng rất cần thiết , trẻ nhỏ rất thích những cái đẹp, mới lạ, nhiều màu sắc .Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh.Chính vì thế khi cho trẻ “ vận động” Tôi cho rằng đồ dùng ,dụng cụ trực quan là yếu tố đầu tiên cần chú ý đến. Ví dụ : Trẻ vận động thể dục sáng ngoài sân trường ( chủ đề phương tiện giao thông) Tôi chuẩn bị cho trẻ những chiếc vòng có hình giống “ vô lăng xe ” tạo cảm giác cho trẻ như đang được chơi lái xe ô tô tưởng tượng, trẻ cảm thấy thích thú và thích vận động Ví dụ khác : Với chủ đề mùa xuân tôi cho trẻ sưu tầm hoa khô ,lá cây, hoa nhựa , ....Với cách sử dụng đồ dùng ,dụng cụ đồ chơi sẵn có như vậy tôi thấy có hiệu quả đáng kể.Trước hết là giảm sự đầu tư của nhà trường cũng như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo hẹp và cái được lớn nhất là ở trẻ có hứng thú khi tham gia làm đồ dùng cho tiết học , trẻ sôi nổi hơn vì mình có phần trong đó. Hoặc ví dụ: Khi cho trẻ vận động theo đề tài là “ chui qua cổng” thì có thể dùng các lốp xe máy bỏ, lấy sơn phun nhiều màu khác nhau để tạo thành các cổng chui cho trẻ .Từ đó qua việc trẻ được vận động sẽ giúp trẻ tìm tòi, sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ.hay là đề tài “ trèo lên xuống thang” ngoài các thang thông dụng được đóng bằng gỗ thì có thể dùng dây thừng để đóng thành thang cho trẻ leo trèo. Cũng có thể sử dụng các lốp xe máy ,lốp xê ô tô bỏ sơn nhiều màu nối thành ống dài cho trẻ “ bò chui qua ống” với các dụng cụ mới lạ sẽ giúp trẻ thích thú vận động và từ đó các kĩ năng vận động của trẻ sẽ được nâng cao hơn. Theo chương trình mầm non mới thì việc sử dụng nhạc các bài hát theo chủ đề vui nhộn, phù hợp nội dung vận động giúp cho trẻ hứng thú , tập trung chú ý nhiều hơn vào các hoạt động vận động và cảm thấy hưng phấn hơn , ít mệt mỏi hơn. Ví dụ : Khi dạy trẻ vận động theo chủ đề “ Gia đình” Tôi chọn các bài hát có phần vui nhộn để tập thể dục sáng như : bài hát “gia đình của bé”, “ai thương con nhiều hơn” và một số bài nhạc beat không lời với giai điệu sôi động. Hay ở chủ đề “ Phương tiện giao thông” Tôi chọn bài hát “mời lên tàu”,ở vận động cơ bản tôi chọn bài hát “ Bé tập lái ô tô” ... tùy ở từng vận động mang tính chất vui nhộn hay nhẹ nhàng để chọn các giai điệu cho phù hợp. Kết quả từ việc cô và trẻ cùng sưu tầm đồ dùng học tập và sử dụng các bài hát , nền nhạc theo chủ đề tôi thấy trẻ hứng thú hơn vào tiết học ,bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn , gần gũi trẻ hơn. * Lựa chọn các đề tài hoạt động vận động cơ bản. Cần phải lựa chọn các đề tài vận động cơ bản cho trẻ phải phù hợp theo chủ đề, với độ tuổi ,với khả năng của trẻ và phù hợp với tình hình thực tế ở lớp, ở địa phương.Các bài tập vận động cơ bản được lựa chọn theo hướng nâng cao dần yêu cầu nhiệm vụ vận động giao cho trẻ trên cơ sở tính đến đặc điểm của sự hình thành và củng cố kĩ năng từng loại vận động. Các bài tập vận động được lựa chọn phải tác động vào “ vùng phát triển gần nhất” của từng trẻ/ nhóm trẻ, kéo trẻ đi từ vùng phát triển hiện tại lên “ vùng phát triển gần nhất” và cứ như thế đạt được mục tiêu giáo dục phát triển vận động đặt ra của độ tuổi. Về độ khó của bài tập: từ dễ đến khó hơn, từ đã biết, đã quen đến những vận động mới hơn. Ví dụ: ở chủ đề “ trường mầm non” là chủ đề đầu tiên của chương trình giáo dục thì có thể chọn vận động đơn giản như : tung bóng lên cao và bắt bóng -> Đập và bắt bóng,...chơi các trò chơi vận động nhẹ nhàng như “ chuyền bóng”.sang chủ đề “ gia đình” thì có thể tăng độ khó trong các bài vận động như : bật liên tục về phía trước -> bật tách khép chân qua 7 ô -> bật qua vật cản 15-20cm ...hoặc đến chủ đề “một số nghề” có thể sử dụng các đề tài như : Bò dích dắc qua chướng ngại vật -> Trườn kết hợp trèo qua ghế ... Nâng cao dần về yêu cầu tốc độ , cường độ, nhịp độ luyện tập: Từ chậm đến nhanh hơn, từ cường độ nhẹ đến mạnh hơn , từ chư điều hòa đến điều hòa hơn. Ví dụ: vận động đi có thể chọn theo trình tự: Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối, đi trên dây( đặt trên sàn), đi trên ván dốc, đi nối bàn chân tiến lùi, đi thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh. Vận động chạy : chạy 18m trong khoảng 10 giây, chạy chậm khoảng 100-120m. Vận động bò , trườn , trèo: bò bằng bàn tay và bàn chân khoảng 4-5m, bò dích dắc qua 7 điểm, bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m, trườn kết hợp trèo qua ghế, trèo lên xuống 7 gióng thang... Nâng cao dần yêu cầu về điều kiện thực hiện vận động cho trẻ thực hiện từ cá nhân đến nhóm nhỏ, nhóm lớn và tập thể. Ví dụ: khi cho trẻ vận động “ tung và bắt bóng bằng hai tay” trước hết cho cá nhân thực hiện, cá nhân thực hiện được đến nhóm nhỏ thực hiện theo hình thức thi đua và cả lớp cùng thực hiện Và những chủ đề tiếp theo tôi lựa chọn các đề tài vận động để phù hợp với chủ đề và phù hợp theo sự phát triển các nhóm cơ của trẻ .Kết quả của biện pháp này theo đánh giá đạt 90%. * Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, người ta tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, hội khỏe, giáo dục cá biệt, nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể dục các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên tiết học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cánh lựa chọn các phương pháp dạy học, mà con phụ thuộc đáng kể vào các hình thức dạy học. Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau: - Hình thức tập cả lớp đồng loạt: Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ Trẻ cùng cô nhảy lò cò - Hình thức tập cả lớp – nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 – 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập. - Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm , mỗi nhóm tập bà
Tài liệu đính kèm: