Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non

Tại trường Mầm non Thanh Vân. Đội ngũ giáo viên đã thực hiện được

chương trình giáo dục mầm non mới song khi thực hiện giáo dục “Lấy trẻ

làm trung tâm” nói riêng bản thân tôi còn lúng túng, trong cách lựa chọn

biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động sao cho trẻ hoạt động được tích

cực và hứng thú, nói chung còn một số giáo viên chưa có kinh nghiệm thực

tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đa

số còn dạy trẻ theo hướng cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực

hành và trao đổi. Bản thân tôi cũng như đồng nghiệp được tham gia lớp học

bồi dưỡng thường xuyên của phòng giáo dục và Đào tạo Tam Dương trong

đó có module mầm non đề cập đến phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung

tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế

hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi đã nắm

bắt và áp dụng ngay trong trường học nơi đơn vị tôi công tác.

Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi cũng như đồng

nghiệp giáo viên trong trường Mầm non Thanh Vân khi tổ chức hoạt động

cho trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”. Cách tổ chức này đối với đội

ngũ giáo viên trong trường tôi vẫn còn hạn chế. Xuất phát từ những lý do

trên, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường

pdf 37 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1059Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à học dựa trên nhu 
cầu và năng lực của trẻ. 
- Trẻ cùng độ tuổi, luôn đi học chuyên cần. 
Trẻ mầm non rất thích được nghe và làm những cái mới, thích được tìm 
hiểu, sáng tạo dựa trên những điều đã hiểu biết, nên khi đưa trẻ vào các bài 
giảng hay các hoạt động khác như hoạt động góc mà giáo viên nắm được kỹ 
năng, phương thức học “Lấy trẻ làm trung tâm” Thì sự phát triển tư duy của trẻ 
mang lại càng cao. 
Về phía phụ huynh cũng dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến con 
em mình, Phối kết hợp với nhà trường trong quá trình giúp đỡ trẻ học tốt, 
và phần đa phụ huynh đã thừa nhận cách cho trẻ học theo hướng “Lấy trẻ 
làm trung tâm” trẻ phát triển các mặt rất mạnh, đặc biệt ý thức của trẻ phát 
12 
triển vược bật, trẻ ít khi nhờ người khác làm giúp vì trẻ tự giải quyết được 
và tự hòa về điều đó 
* Nguyên nhân khách quan: Giáo viên chưa linh hoạt trong cách tổ 
chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm và sử dụng các biện pháp, thủ thuật 
giúp trẻ phát huy tối ưu khả năng nhận thức của trẻ. 
- Cơ sở vật chất còn thiếu, một số giáo viên còn hạn chế về công nghệ 
thông tin, chưa mạnh dạn cho trẻ tự thảo luận khám phá, đôi khi giáo viên 
còn ôm đồm quá nhiều đồ dùng vào trong tiết dạy nhưng chưa khai thác sử 
dụng triệt để vì cô còn làm nhiều và nói nhiều chưa thực sự lấy trẻ làm 
trung tâm nên chưa mang lại hiệu quả cao trong giờ học, chưa sáng tạo 
trong cách tổ chức tiết học. 
* Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra: 
-Việc xây dựng thiết kế các phương pháp, biện pháp thủ thuật theo 
mục đích lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết, giúp giáo viên xây dựng kế 
hoạch phù hợp với độ tuổi và đối tượng lĩnh hội kiến thức. 
Trong mọi hoạt động nhà giáo dục đều lấy trẻ làm trung tâm thì sẽ 
giúp trẻ hiểu và ghi nhớ rất nhanh những việc tốt, việc gì không tốt, việc 
nên làm, việc không nên làm một cách dễ dàng. Chính vì vậy việc giúp trẻ 
học tốt, thể hiện được nhu cầu hứng thú của chính bản thân điều này giữ 
một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ. 
 Không những nhà giáo dục mà hơn ai hết chính cha mẹ học sinh đều 
mong muốn trẻ hình thành và phát triển nhân cách sớm, đặc biệt là có thói 
quen tốt và hành vi đạo đức tốt, để hình thành nhân cách cho trẻ sau này. 
Với vai trò quan trọng như vậy, nếu chúng ta không làm tốt hoạt động lấy 
trẻ làm trung tâm, giúp cho trẻ thể hiện nhận thức của trẻ thì có mang lại 
được kết quả như mong đợi hay không? Hay chúng ta cứ tiếp tục dạy trẻ 
theo kiểu cô nói trẻ lắng nghe nếu việc dạy học của giáo viên không đổi 
mới kịp thời thì vô tình chúng ta đang kìm hảm sự phát triển về mọi mặt 
của trẻ. Làm sao tiềm năng trong mỗi trẻ được khơi nguồn và phát triển. 
Muốn vậy giáo viên phải lựa chọn những đề tài và hình thức tổ chức 
hoạt động như thế nào nhằm thu hút lôi cuốn trẻ, không để trẻ nhàm chán. 
Vậy muốn trẻ hứng thú không bị nhàm chán trong các hoạt động, trước hết 
chúng ta phải giải quyết các vấn đề trên và thay đổi cách tổ chức giờ học, 
cách truyền đạt, cách đầu tư chuẩn bị đồ dùng, nghiên cứu các đề tài tạo trẻ 
hứng thú hơn với tất cả hoạt động trong một ngày ở trường mầm non. 
13 
Trước đây trẻ chưa làm được thì cô làm thay nhưng khi đã tổ chức hoạt 
động lấy trẻ làm trung tâm thì cô giáo chỉ giữ vai trò tổ chức, gợi mở, cô 
cho trẻ hoạt động: thảo luận theo nhóm, sau đó cho từng nhóm lên thuyết 
trình, các nhóm còn lại lắng nghe, thuyết trình của nhóm bạn để hổ trợ cho 
sự thiếu hụt mà đội bạn chưa tìm ra. 
Lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi giáo viên cần phải giàu tri thức, sáng 
kiến, linh hoạt trong cách tổ chức và áp dụng được những thủ thuật tạo ra 
nguồn cảm hứng cho trẻ, kích thích tư duy trẻ hoạt động, có thể trong một 
hoạt động nhưng quá tình hoạt động của trẻ lại mang lại những nhận thức 
khác nhau cách lĩnh hội khác nhau về nhận thức. 
Qua kết quả trên tôi đã nắm được tình hình thực tế về cơ sở vật chất, 
năng lực giáo viên, sự quan tâm của phụ huynh và khả năng của trẻ khi 
tham gia cùng cô trong mọi hoạt động. Để tôi đề ra những giải pháp sử 
dụng tốt hơn các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi tiềm lực trong 
mọi hoạt động trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm 
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến 
Sau khi biết được ưu, nhược điểm của việc giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm Để góp phần tích cực vào những hạn chế tôi mạnh dạn đưa ra một số 
giải pháp, Các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi tiềm lực trong mọi 
hoạt động trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả như sau: 
7.2.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao trách 
nhiệm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên 
do đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng 
và Nhà nước đều nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban 
bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo 
và cán bộ quản lý giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn, đồng thời 
lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự là 
những “Kỹ sư tâm hồn”. 
Do vậy việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi 
giáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức 
đúng đắn trang bị cho giáo viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên 
môn giúp giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình tổ chức các hoạt động 
chăm sóc giáo dục trẻ. 
Từ nhận thức về ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân 
tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng 
14 
GD&ĐT tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe 
và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với giảng viên, CBQL 
các trường những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan 
tâm về đổi mới phương pháp giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm. 
Xác đinh được mục tiêu, tôi tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một 
việc làm không thể thiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên 
nên tôi đã tìm kiếm những tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng 
dạy lấy trẻ làm trung tâm, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên và tự đọc, tự 
nghiên cứu để rút ra được những vấn đề cần thiết đối với giáo viên trong 
việc đổi mới phương pháp giảng dạy. 
Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng 
và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy và 
người dự đều rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình. Để 
giúp bản thân hiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa 
kiến thức sách vở với thực tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động 
vào đầu năm học tổ mẫu giáo đã phân công tôi, tổ chức một hoạt động góc 
để tổ chuyên môn và đồng nghiệp kiến tập dự giờ, thông qua các tiết kiến 
tập dự giờ, tôi được nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm, 
được nghe các đồng chí CBQL phân tích cụ thể hoạt động đó là: Đã đổi 
mới chưa? Đổi mới ở điểm nào? Đã lấy trẻ làm trung tâm chưa, có gì khác 
so với cách tổ chức hoạt động khác và hoạt động đó đã thực sự mang lại 
hiệu quả chưa?... Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong 
việc đổi mới phương pháp tổ chức giảng dạy và việc vận dụng lấy trẻ làm 
trung tâm vào quá trình hoạt động của trẻ. 
Tham gia các buổi chuyên đề cấp huyện, tìm hiểu và học bồi dưỡng 
thường xuyên đặc biệt là học module mầm non trực tuyến, ví dụ chuyên đề 
được tổ chức ở phòng giáo dục năm học 2017 - 2018 là chuyên đề “Chuyên 
đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Năm thứ hai. 
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một quan điểm dạy học chi 
phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cả quan điểm dạy 
học. Do vậy, để xây dựng được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một 
cách hiệu quả, tôi đã tích cực tham gia và thực hiện một số công việc như sau: 
Bản thân tôi được tham gia xây dựng và thiết kế môi trường giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thanh Vân. 
15 
Hình ảnh tham gia xây dựng vườn hoa, bồn hoa của các cô trường mầm non 
Thanh Vân 
Hình ảnh tham gia xây dựng khu 
vận động 
Hình ảnh tham làm cầu khỉ ở khu 
vận động 
Hình ảnh: Tổ tham gia thiết kế và xây dựng phối hợp với phụ huynh 
xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm 
non Thanh Vân. 
16 
Bản thân tôi cùng tổ thiết kế và xây dựng một số khu vực cho trẻ hoạt động 
trải nghiệm như sau: 
Khu vườn cổ tích 
Khu vận động của bé 
Gian hàng chợ quê 
Còn một số khu vực cho trẻ trải nghiệm như chơi với cát nước; vườn hoa; 
vườn rau 
Ngoài xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tôi tích cực 
nghiên cứu, sáng tạo thiết kế đồ dùng, đồ chơi cho trẻ vừa chơi, vừa học. 
Đồ dùng tự tạo phục vụ các hoạt động giáo dục 
17 
 Đây là hoạt động trong các phong trào của nhà trường. Thông qua hội 
thi giáo viên dạy giỏi mà còn thi thiết kế đò dùng, đồ chơi tự tạo từ các nguyên 
liệu phế thải, vải vụn, nguyên vật liệu thiên nhiên phục vụ cho các lĩnh vực phát 
triển. Qua đó đánh giá được trình độ chuyên môn, khả năng, năng lực của từng 
giáo viên trong sử dụng đồ dùng trực quan, sử lý tình huống, cách đặt câu hỏi 
đàm thoại, kết quả đạt được trên trẻ... 
7.2.2. Biện pháp thứ hai: Xác định mục tiêu cho trẻ hoạt động lấy trẻ 
làm trung tâm. 
Đây là biện pháp quan trọng, mỗi giáo viên cần phải có đó là sự sáng tạo 
trong thiết kế xây dựng, lựa chọn đề tài cũng như tạo dụng cụ dạy học đồ dùng 
đồ chơi, cách sưu tầm tranh ảnh, xây dựng mô hình và lựa chọn môi trường hoạt 
động học trong và ngoài lớp cho trẻ giúp trẻ có điều kiện tiếp cận và trải 
nghiệm. Gây được sự tò mò thích khám phá của trẻ hơn. Bên cạnh đó, để phát 
huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong các hoạt động, cô giáo cần gợi ý một số 
câu hỏi hoặc các tình huống khi trẻ đang trải nghiệm trên một thiết bị nào đó 
hoặc một môi trường nào đó để trẻ suy nghĩ và vận dụng vào thực tể mà trẻ dã 
và đang trải nghiệm. Nêu được cái mà trẻ suy nghĩ và cảm nhận riêng, hay trí 
tưởng tượng sáng tạo của trẻ 
Ví dụ: Tiết khám phá “Một số loại hoa” Tôi tổ chức cho trẻ khám phá trải 
nghiệm khu vườn hoa trong sân trường 
Cho trẻ trải nghiệm ở vườn hoa: Trước khi vào vườn hoa cô giáo dục trẻ 
không đùa nghịch, không hái hoa, bẻ cành hoa sẽ hỏng không còn đẹp nữa. Mà 
các con sẽ nhẹ nhàng cùng quan sát, khám phá xem trong vườn hoa có gì bí mật 
18 
không nhé: Cô nhẹ nhàng gợi ý con vuốt nhẹ lên bông hoa nào! Con cảm nhận 
được diều gì? Ngoài mềm và êm con còn phát hiện có gì khác không nào? Mùi 
hương; còn gì nữa?.... 
Ví dụ; Hoạt động là quen với toán chủ đề thế giới động vật: Sau khi xác 
định dược mục đích yêu cầu của hoạt động tôi nghiên cứu làm nhũng đồ dùng 
sinh động hấp dẫn trẻ. Khi có đủ đồ dùng, đồ chơi để trẻ trải nghiệm thì trẻ thấy 
hứng thú và tích cực hoạt động 
Ví dụ: trong lĩnh vực phát triển nhận thức ở chủ đề TGTV, Tết và mùa 
xuân tôi sẽ chuẩn bị gian hàng ngày tết để các nhóm phân công nhau đi siêu thị, 
sau đó về từng nhóm sẽ kiểm tra xem nhóm mình mua được nhũng gì? Cái đó để 
làm gì? Và được bao nhiêu?... 
Đồ dùng tự tạo Của hàng ngày tết 
19 
Thiết bị dạy học và môi trường giảng dạy là quá trình phối hợp linh 
hoạt và hợp lý sau những trải nghiệm trẻ sẽ đúc kết những kinh nghiệm. 
Tuy nhiên việc đổi mới hình thức trong phương pháp dạy học nhằm tích 
cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích bản thân chủ động, sáng tạo, 
dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng 
của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự khám phá, phát hiện 
những đặc điểm nổi bật của sự viêc, hiện tượng. Từ đó trẻ có niềm tin 
trong lao động, học tập, vui chơi. 
Tổ chức hoạt động tôi xây dựng như sau: 
* Đối với giáo viên: 
- Nghiên cứu kỹ nội dung đề tài, xác định mục tiêu, trọng tâm, kiến thức, 
kỹ năng của hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động diễn ra trong tiết dạy. 
- Chuẩn bị: Môi trường, đồ dùng, trang thiết bị đủ cho hoạt động đó. 
Hệ thống câu hỏi, mục đích giải quyết, dự kiến các tình huống ở trẻ và 
hướng khắc phục. 
- Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với điều kiện cơ sở 
vật chất của lớp, phù hợp với đề tài và lĩnh vực đúng theo kế hoạch. Để 
tổ chức tốt hoạt động, phải tuỳ từng nội dung và mục đích cụ thể của bài 
dạy để xác định cách tổ chức hoạt động cho trẻ như thế nào để có kết 
quả cao nhất. 
* Đối với trẻ: 
- Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô 
và các bạn, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô với trẻ, 
tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi bước vào hoạt động. 
- Giúp trẻ chủ động, tích cực trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức, tạo 
cơ hội cho tất cả trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, 
khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông 
qua các hoạt động cụ thể. 
7.2.3. Biện pháp ba: Thực hiện tổ chức tốt biện pháp giáo dục lấy 
trẻ làm trung tâm thông qua các hoạt động giáo dục 
Ở độ tuổi 5-6 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà 
chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội tri thức 
trong cuộc sống xung quanh trẻ, chương trình giáo dục mầm non mới lấy 
trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực 
phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng được tối đa nhu cầu và 
hứng thú, dựa vào khả năng của mỗi trẻ. 
20 
* Khám phá khoa học: Ví dụ: 1 
Đề tài: Tìm hiểu về lợi ích của nước đối với con người, động vật và cây cối 
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên 
- Khi gây hứng thú xong tôi tiến hành nội dung chính như sau; 
- Bước 1: Cho trẻ quan sát một chai nước lavi 
+ Cô có gì đây, chai đựng gì? 
- Cô rót nước ra cốc 
+ Nước đang chảy như thế nào? 
+ Nước ở thể gì? 
 À nước có thể chảy từ nơi này đến nơi khác, từ nơi cao xuống nơi 
thấp hơn và nó là chất lỏng có thể đựng được vào bất cứ dụng cụ nào như 
chai, bình, cốc xô, chậu, ấm siêu. Vì nó ở thể lỏng nên khi chúng ta cầm nó 
vẫn bị chảy xuống 
- Cho trẻ uống nước? 
+ Bây giờ con thấy trong người thế nào? 
- Cho trẻ nhận xét về màu sắc, mùi vị 
- Giới thiệu nước sạch là nước đã được đun sôi để nguội như nước 
khoáng, nước lọc nước ngọt 
Giáo dục trẻ: Nước tốt cho cơ thể như vậy các con phải làm gì? 
- Uống đủ nước cho cơ thể khỏe mạnh da dẻ hồng hào, không bị khô, 
Khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học tôi đã chia trẻ thành từng 
nhóm, mỗi nhóm nhỏ có một đội trưởng, nhằm cho các thành viên tự 
quan sát, thảo luận, trao đổi. Rồi mời nhóm thuyết trình ý kiến của 
nhóm mình đưa ra. 
- Cho trẻ quan sát các thí nghiệm 
+ Chia tổ (Trẻ tự về đội mình thích, mỗi tổ 8 bạn) 
+ Tổ 1: Thí nghiệm với các chú cá và 2 chiếc bình 
+ Tổ 2 Thí nghiệm với 2 chậu cây xanh 
+ Tổ 3 Thí nghiệm với những chiếc khăn dính bụi bẩn 
- Cho trẻ ở 3 tổ quan sát 
- Mời lần lượt đại diện trẻ của mỗi tổ nêu đối tượng quan sát thí 
nghiệm mà đội mình quan sát 
21 
Hình ảnh trẻ quan sát thí nghiệm theo nhóm tiết KPKH 
- Cô đi từng tổ đưa ra tình huống cần giải quyết 
+ Con quan sát được gì? 
+ vì sao nó lại như vậy? 
+ Gợi ý để trẻ đưa ra phương án giải quyết 
+ Mời trẻ tổ khác đưa ra các thắc mắc Sau đó cho trẻ thực hành thí 
nghiệm. Mở nhạc bài cùng nhau đua tài) 
+ Tổ 1 cho cá vào cả hai bình 1 bình có nước một bình không có nước cho 
trẻ nhận xét và đổ nước vào bình cá 
+ Tổ 2 tưới cây 
+ Tổ 3 giặt khăn với nước 
Nhận xét- Cung cấp kiến thức 
- Hỏi các tổ con đã được thực hành thí nghiệm gì và điều gì xẩy ra 
- Vì sao lại như vậy? 
Cô chốt kiến thức: 
Qua đó giáo viên sẽ là người tổng hợp mọi ý kiến của các nhóm và bổ sung 
ý kiến, đưa ra kết quả chung cho cả lớp hiểu vấn đề: 
 Nước để con người uống cho cơ thể khỏe mạnh nước dùng trong sinh 
hoạt hàng ngày như giặt quần áo, nước giúp các con vật bơi lội nhanh 
22 
nhẹn, các con vật và cây cối cần có nước để duy trì sự sống, cây xanh sẽ 
tươi hơn tốt hơn và lớn nhanh hơn khi được tưới nước đầy đủ. 
Cô sẽ gợi ý cho những trẻ năng động, linh hoạt đóng vai trò chủ đạo, làm 
trưởng nhóm để có thể bao quát, xây dựng trong quá trình chơi của nhóm. 
Hình: Trẻ đại diện trong nhóm nêu ý kiến 
Trẻ đại diện đại diện trong nhóm nêu ý kiến của nhóm mình, và các nhóm 
chú ý, bổ sung ý kiến. 
Tổ chức tốt hoạt cho trẻ theo biện pháp và hình thức lấy trẻ làm trung 
tâm đã tạo ra được một không gian mở cho cô và trẻ. 
Ví dụ 2: Khi cho trẻ trải nghiệm ở vườn rau cô giáo là người tổ chức 
cho trẻ vừa lao động: Như bắt sâu, nhổ cỏ  Qua đó giáo dục trẻ biết 
chăm sóc rau, lựa tay nhẹ nhàng nhổ cỏ, vạch lá nhẹ tay để bắt sâu, nhặt 
lá bỏ lá hỏng  hay trẻ còn biết về công việc của các bác nông dân và 
trẻ biết trân trọng sản phẩm của nghề nông. Thông qua việc trải nghiệm 
trẻ biết đặc điểm của một số loại rau: Như màu sắc, lợi ích của một số 
loại rau: Rau ngót, rau dền, Rau mùng tơi, rau muống  Và trẻ được trải 
nghiệm với thiên nhiên, hưởng không khí củà nắng và gió các buổi trời 
mát hay buoir sang, buổi chiều mát. Cô giáo tổ chức cho trẻ ra trải 
nghiệm vườn rau. 
23 
Hinh ảnh trẻ chăm sóc vườn rau cô và trẻ trường mầm non Thanh vân 
Nhìn chung ở lứa tuổi Mầm non sự hình thành và phát triển nhân cách của 
trẻ diễn ra không phải qua các tiết học của môn khoa học riêng lẻ. mà của người 
dạy hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Các hoạt động này 
giúp trẻ trải nghiệm, lĩnh hội, tích lũy những kinh nghiệm. Khám phá những 
hiểu biết mới về sự tự nhiên xã hội, khoa học, kỹ thuật, bồi dưỡng năng lực nhận 
thức, khả năng vận động để trẻ từng bước hòa nhập vào thế giới xung quanh. Từ 
đó sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức ở các hoạt động tiếp theo 
7.2.4. Biện pháp bốn: Lựa chọn nội dung và trò chơi phù hợp để rèn 
luyện tính tích cực hoạt động của trẻ. 
Nói đến việc giáo dục ở trường mầm non thì không thể không nói đến việc 
thực hiện chương trình, chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục toàn 
diện. Muốn thực hiện tốt chương trình thì đòi hỏi người giáo viên phải nắm 
được nội dung chương trình giáo dục mầm non. 
Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn tôi đã 
xây dựng chương trình, kế hoạch năm, tháng, tuần theo từng chủ đề. Sau khi lên 
kế hoạch xong tôi đã nhờ chuyên môn xét duyệt, góp ý kiến, thống nhất chương 
trình giảng dạy, phù hợp với kế hoạch đã lên của chuyên môn. 
Tôi đã xây dựng mục tiêu chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động, lựa 
chọn các chỉ số, lên kế hoạch hoạt động góc, hoạt động chung và hướng dẫn cho 
khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó áp đặt trẻ. Lựa chọn 
24 
nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ theo độ tuổi tôi phụ trách, nội dung 
phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tất cả những nội dung đó phải 
toát lên được trọng tâm của chủ đề. Lên kế hoạch dạy phải đảm bảo phù hợp với 
thực tiễn của lớp, của trường, địa phương. 
*Trò chơi tích hợp: 
Với đặc điểm chương trình mầm non mới hiện nay, các môn học luôn 
được đan xen, lồng ghép nhằm nâng cao tính hiệu quả, với đặc điểm của giáo 
dục mầm non, cho trẻ học mà chơi, thông qua chơi mà học. Qua trò chơi giáo 
viên có thể đánh giá được kiến thức mà trẻ thu lượm được ở mức độ nào, cao 
hay thấp. Đưa trò chơi vào lớp học là một sự lồng ghép khéo léo, làm sao cho 
giờ học thêm sinh động. Trò chơi dù tổ chức dưới hình thức nào cũng phải đảm 
bảo tính vừa sức và hứng thú đối với trẻ, không lạm dụng, ôm đồm thái quá làm 
nhạt đi nội dung chính của đề tài đặt ra. 
Sau khi trẻ khám phá xong nội dung dạy, để kết thúc bài cô cho trẻ chơi trò 
chơi tích hợp nhằm củng cố kiến thức với trò chơi “Trồng cây, hoa cho từng 
ngôi nhà ứng với số chấm tròn ở mỗi ngôi nhà và gắn số tương ứng” 
Trẻ có nhiệm vụ chọn cây của đội mình bật qua 3 vòng lên trồng cây 
vào vị trí ngôi nhà của đội mình, ứng với số chấm tròn ở mỗi ngôi nhà 
và gắn số tương ứng. 
Hình ảnh trò chơi phục vụ tiết học đếm đến 6, tạo nhóm đối tượng có số 
lượng 6, chữ số 6 
25 
Qua trò chơi này cô giáo đã cho trẻ được học các môn học như: Cảm nhận 
dược âm nhạc

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_cho_tre_5_6.pdf