SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2

Với các biện pháp giải pháp đã nêu trên chúng ta cần thấy được mối tương quan giữa các biện pháp, giải pháp. Từ đó, tìm ra được các điều kiện để thực hiện các biện pháp, giải pháp:

- HS đầu tiên phải nắm được nội dung của các bài, thực hiện được các phép tính về số có 1, 2 và 3 chữ số.

- Cung cấp cho HS các dạng toán cơ bản rồi tới nâng cao.

- Giúp HS định hình được một bài toán cụ thể nằm ở dạng nào.

- Hướng dẫn HS áp dụng vào bài làm một bài toán cụ thể giúp HS hình tượng hóa bài toán một cách đơn giản.

c) Mối quan hệ gữa các biện pháp, giải pháp.

 Để HS tiếp thu được các dạng toán, yêu cầu đầu tiên các em phải thực hiện được các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia thành thạo. Biết cách trình bày bài giải, viết đúng lời giải, phép tính và đáp số. Từ đó, chúng ta mới cung cấp cho học sinh các dạng toán cơ bản. Như vậy, việc cung cấp các dạng toán cho học sinh mới có hiệu quả. Các em mới có thể tiếp thu được các dạng toán. Sau khi cung cấp cho các em các dạng toán, muốn các em vận dụng được vào giải bài toán có lời văn, giáo viên cần đưa ra một số ví dụ cụ thể để học sinh bước đầu định hình được bài toán đó nằm ở dạng nào. Cuối cùng hướng dẫn các em giải bài toán đó theo dạng đã được xác định

 

doc 16 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 7723Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ gây cho các em không ít khó khăn. Yêu cầu học sinh phải sử dụng tối đa khả năng tư duy và ghi nhớ mới có thể làm và giải đúng các bài toán đó. Ở lớp 2 các em sẽ được học thêm: Phép tính nhân và phép tính chia, các đại lượng đo độ dài (đề – xi – mét, ki – lô – mét, mi – li – mét), phép tính cộng trừ số có ba chữ số, cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác học sinh phải hiểu được bài toán để lựa chọn phép tính đúng. Sau đó trình bày bài giải sao cho đúng, đáp ứng yêu cầu của bài toán đưa ra. 
	Trong quá trình dạy học tôi thấy các em hay gặp các vấn đề khi giải một bài toán như: Viết chưa đúng lời giải, lựa chọn phép tính không phù hợp với yêu cầu của bài toán, chưa biết cách trình bày bài giải,Đối với một người giáo viên tôi luôn mong muốn các em có thể học tốt, chiếm lĩnh được tri thức. Vậy để làm sao các em có thể hiểu và làm đúng các dạng bài toán trong chương trình lớp 2 là điều tôi luôn suy nghĩ. Hơn hết đối với học sinh Tiểu học dạng toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Đọc một đề toán để hiểu đã là không dễ đối với các em. Sau đó các em phải tự phân phân tích đề, tóm tắt, viết lời giải, phép tính, đáp số  Hơn nữa địa bàn của trường chúng tôi gồm cả học sinh thiểu số, ngôn ngữ của các em còn rất hạn chế. Làm thế nào để các em đọc hiểu được bài toán, viết đúng lời giải, phép tính và đáp số. Đây là một vấn đề mà tôi luôn trăn trở.
	Qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn làm sáng kiến kinh nghiệm : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2”. Với mong muốn giúp các em có thể giải đúng bài toán, học tốt hơn môn Toán. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a) Mục tiêu:	
	Tìm hiểu, đổi mới phướng pháp, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực dạy học giúp nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh ở dạng toán có lời văn. 
b) Nhiệm vụ:
Tìm hiểu nội dung, chương trình và những phương pháp phù hợp để giảng dạy toán có lời văn.
Tìm hiểu những kĩ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2.
Khảo sát và hướng dẫn giải cụ thể một số bài toán, một số dạng toán có lời văn ở lớp 2, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy học và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu giải toán. 
3. Đối tượng nghiên cứu.
Sáng kiến khoa học này, đối đượng nghiên cứu của nó là các biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2.
4. Giới hạn của đề tài.
- Khuôn khổ: Các biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn.
- Đối tượng: Học sinh lớp 2D trường Tiểu học Lý Tự Trọng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
	- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.
	- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
	- Phương pháp điều tra.
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
	- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
	- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
	- Phương pháp gợi mở - vấn đáp.
	- Phương pháp thực hành và luyện tập:
II. PHẦN NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận:
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2017-2018: Các địa phương cần nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mô hình, các phương pháp dạy học tích cực như: mô hình trường học mới, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, phương pháp dạy học Mĩ thuật mới, dạy học theo Tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục, Thư viện thân thiện,... một cách linh hoạt, phù hợp và hiệu quả; không áp đặt một cách máy móc, khiên cưỡng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lí kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học. Hướng dẫn các địa phương tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành một cách hợp lí: không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả,... nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh.
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng cho môn Toán lớp 2 ban hành ngày 05/05/2006, Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT (gọi tắt là Quyết định 16) về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã xác định rõ mục tiêu của Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Việc giải đúng các bài toán có lời văn là vô cùng cần thiết. 
Càng ngày yêu cầu của xã hội càng cao, chính vì đó chất lượng giáo dục càng phải được chú trọng. Việc trang bị cho học sinh kiến thức về toán học, giúp học sinh áp dụng vào giải toán và thực tế luôn được quan tâm. Qua việc giải toán còn giúp cho các em hình thành và rèn luyện các đức tính như: chăm chỉ, tìm tòi, sáng tạo, kiên trì,...Giúp các em hình thành nhân cách. Thay đổi các phương pháp và hình thức dạy học giúp học sinh tăng khả năng tư duy, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức. 
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
a) Thuận lợi:
* Nhà trường:
 Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy - học.
 Thư viện đáp ứng tương đối đầy đủ đồ dùng thiết bị dạy - học.
 Ban Giám hiệu luôn quan tâm, nhắc nhở giáo viên hoàn thành tốt các công việc được giao.
* Giáo viên: 
 Các giáo viên được đào tạo theo đúng chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các phương pháp giải toán dễ dàng. 
 Hầu hết các giáo viên có lòng nhiệt huyết với nghề, tích cực tìm tòi, học hỏi, vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp để áp dụng vào giảng dạy.
 Chương trình học, kiến thức, kĩ năng được giáo viên thiết kế theo đúng chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo đề ra theo từng môn học, lớp học.
 Giáo viên là người địa phương, có tâm huyết với nghề. 
* Học sinh:
 Đa số các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập.
 Phần lớn các em đều được cha mẹ quan tâm đến việc học.
 Sĩ số lớp hợp lí, dễ dàng trong việc quan tâm, hướng dẫn.
b) Khó khăn:
* Nhà trường: 
 Chi phí còn eo hẹp, một số đồ dùng dạy học chưa đáp ứng đầy đủ.
* Giáo viên:
 Một số giáo viên còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.
 Hoàn cảnh gia đình của một số giáo viên còn khó khăn nên chưa có nhiều thời gian để quan tâm tới học sinh.
* Học sinh: 
 Một số em còn ham chơi, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nên kết quả học tập chưa cao.
 Do trường nằm trong địa bàn có học sinh là dân tộc thiểu số nên ngôn ngữ của các em còn hạn chế.
 Hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn.
 Cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học của con. Thiếu tình cảm của bố mẹ.
	Để biết được thực trạng giải toán có lời văn lớp 2 tôi đã làm phiếu kết quả khảo sát môn Toán lớp 2D về dạng toán có lời văn và thu được kết quả như sau:
Thời gian kiểm tra
Tổng số học sinh
Nữ
Dân tộc
Kiến thức
Hoàn thành Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
Giữa học kì I
18
8
5
1
5,5
14
77,8
3
16,7
	Qua kết quả cho thấy học sinh xếp loại Hoàn thành Tốt còn rất thấp, học sinh xếp loại Chưa hoàn thành còn rất cao. Vậy làm sao để tăng tỉ lệ học sinh xếp loại Hoàn thành Tốt và giảm tỉ lệ học sinh xếp loại Chưa hoàn thành đối với việc giải toán có lời văn lớp 2 khiến cho tôi tìm ra các giải pháp giúp các em học tốt hơn ở dạng toán này.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a) Mục tiêu của giải pháp.
	Giúp học sinh nắm chắc cách trình bày và viết đúng Bài giải. Giúp học sinh xác định các dạng giải toán có lời văn ở lớp 2. Giúp học sinh xác định đúng bài toán ở dạng nào. Từ đó giải đúng được bài toán. 
	Kích thích sự tư duy và ham học môn Toán.
	Nâng cao chất lượng dạy – học toán cho học sinh lớp 2. 
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
b.1) Thống kê các dạng toán có lời văn của lớp 2.
	Qua quá trình giảng dạy khối lớp 2, nghiên cứu chương trình môn toán, và trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã thống kê được các dạng bài toán có lời văn lớp 2 như sau:
Dạng 1: Bài toán về ít hơn.
Dạng 2: Bài toán về nhiều hơn
Dạng 3: Bài toán về tính tuổi.
Dạng 4: Bài toán về hình học (tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, tứ giác).
Dạng 5: Bài toán về tích.
Dạng 6: Bài toán về thương.
	Qua các dạng toán trên người giáo viên phải nắm vững các dạng toán để có cách giải và cách hướng dẫn học sinh phù hợp. Giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và trình bày đúng bài giải.
b.2) Cách trình bày bài giải, viết lời giải, phép tính và đáp số.
	Trước khi áp xác định các dạng toán có lời văn ở lớp 2, học sinh phải nắm chắc được cách trình bày một bài giải và cách viết lời giải, phép tính, đáp số sao cho đúng. Những kiến thức này các em đã được học ngay từ lớp 1. Vậy tôi xin nhắc lại như sau:
	* Cách trình bày: Không được trình bày bài giải mà 3 phần: Lời giải, phép tính, đáp số thẳng một hàng. Tùy vào quy định của từng lớp, giáo viên sẽ cho học sinh trình bày sao cho đẹp. Đối với lớp tôi, lời giải sẽ lùi vào so với ô lỗi 1 ô, phép tính lùi vào 2 ô, đáp số lùi vào 3 ô. 
	* Cách viết lời giải: Dựa vào phần đề toán yêu cầu tìm gì, học sinh sẽ đặt lời giải như sau: 
- Bỏ từ Hỏi
- Thay chữ bao nhiêu, mấy, bằng chữ số
- Bỏ dấu ? thay bằng chữ là:
	* Cách viết phép tính: Học sinh viết phép tính đúng, kết quả tính và đơn vị phù hợp với đề bài. (Đơn vị để trong dấu ngoặc đơn)
	* Đáp số: Viết kết quả và đơn vị. (Đơn vị không để trong ngoặc đơn)
Tôi có một ví dụ cụ thể như sau:
	Có 18 học sinh xếp thành các hàng, mỗi hàng có 2 học sinh. Hỏi xếp được tất cả mấy hàng?
+ Lời giải: Xếp được tất cả số hàng là:
+ Phép tính: 18 : 2 = 6 (hàng)
+ Đáp số: 6 hàng
Vậy ta sẽ có cách trình bày và giải bài toán như sau:
b.3) Cách nhận biết và phương pháp giải cho từng dạng toán.
	Sau khi học sinh đã nắm chắc cách trình bày bài giải, viết lời giải, phép tính và đáp số đã học ở lớp 1. Điều quan trọng bây giờ là giúp cho các em nhận biết được bài toán thuộc dạng nào để giải cho đúng. Chính vì lý do đó tôi đã nghiên cứu và thấy từng dạng toán có lời văn lớp 2 sẽ có dấu hiệu nhận biết riêng. 
	Sau đây, tôi xin trình bày những dấu hiệu nhận biết riêng, cách giải với từng dạng toán:
* Dạng 1: Bài toán về ít hơn.
- Cách nhận biết: + Phần thông tin đã cho có các từ: Có tất cả, ít hơn, cho đi,cắt
	 + Phần bài toán yêu cầu tìm gì có từ: Còn lại,
- Cách giải: Sử dụng phép tính trừ.
Ví dụ:
1. Anh có 12 cái kẹo, em có ít hơn anh 5 cái kẹo. Hỏi em có bao nhiêu cái kẹo?
Bài giải
Em có số cái kẹo là:
12 – 5 = 7 (cái)
Đáp số: 7 cái kẹo
	2. Một mảnh vài dài 9dm, cắt ra 5dm để may túi. Hỏi mảnh vải còn lại dài bao nhiêu đề-xi-mét?
Bài giải
Mảnh vài còn lại dài số đề-xi-mét là
9 – 5 = 4 (dm)
Đáp số: 4dm
* Dạng 2: Bài toán về nhiều hơn.
- Cách nhận biết: Phần thông tin có các từ: Nhiều hơn, cao hơn, nặng hơn,
- Cách giải: Sử dụng phép tính cộng.
 Ví dụ:
 	1. Nam có 10 viên bi. An có nhiều hơn Nam 5 viên bi. Hỏi An có bao nhiêu viên bi?
Bài giải
An có số viên bi là:
10 + 5 = 15 (viên)
Đáp số : 15 viên bi
	2. Bạn Hoa cao 90cm, bạn Hùng cao hơn bạn Hoa 5cm. Hỏi bạn Hùng cao bao nhiêu xăng-ti-mét?
Bài giải
Bạn Hùng cao số xăng-ti-mét là:
90 + 5 = 95 (cm)
* Dạng 3: Bài toán về tính tuổi.
	- Cách nhận biết: Bài toán yêu cầu tính tuổi.
	- Cách giải: Dựa vào dạng 1 và dạng 2 để sử dụng phép tính thích hợp với từng bài toán.
 Ví dụ:
 1. Mẹ năm nay 45 tuổi. Hỏi 5 năm nữa mẹ bao nhiêu tuổi?
	Ở bài toán này tôi cần giải thích cho học sinh hiểu: 1 năm mẹ sẽ thêm 1 tuổi, vậy 5 năm sẽ thêm 5 tuổi. Vậy ta phải sử dụng phép tính cộng.
Bài giải
Năm năm nữa mẹ có số tuổi là:
45 + 5 = 50 (tuổi)
Đáp số: 50 tuổi
Để giúp các em lựa chọn phép tính đúng tôi còn dựa vào dấu hiệu nhận biết Dạng 1 và Dạng 2.
	2. Anh 12 tuổi, em ít hơn anh 3 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi?
Bài giải
Em có số tuổi là:
12 – 3 = 9 (tuổi)
Đáp số: 9 tuổi
	3. Em 10 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi?
Bài giải
Anh có số tuổi là:
10 + 5 = 15 (tuổi)
Đáp số: 9 tuổi
* Dạng 4: Bài toán về hình học (tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, tứ giác).
	- Dấu hiệu nhận biết: Bài toán yêu cầu trực tiếp (Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, tứ giác).
- Cách giải: Sử dụng phép tính cộng.
Ví dụ: 
	1. Tính độ đường gấp khúc:
 Bài giải
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
4 + 3 + 4 = 11(cm)
Đáp số: 11cm
 	2. Tính chu vi hình tam giác:
Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
3 + 5 + 4 = 12 (cm)
Đáp số: 12cm
3. Tính chu vi hình tứ giác:
Bài giải
Chu vi hình tứ giác ABCD là;
2 + 4 + 6 + 3 = 15 (cm)
Đáp số: 15 cm
	* Chú ý: Tùy vào đề toán mà học sinh đặt lời giải có phù hợp. Đối với các ví dụ trên thì đề toán đã cho tên của hình để học sinh quan sát hình giải bài toán. Còn nếu đề không nêu tên hình tam giác, tứ giác thì các em không được tự ý nêu tên vào lời giải. 
	Ví dụ như với đề toán: Tính chu vi hình tam giác có các cạnh là: 20cm, 14cm, 10cm.
	Học sinh sẽ trình bày Bài giải mà phần lời giải không có tên của hình như sau:
Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
20 + 14 +10 = 44 (cm)
Đáp số: 44cm
* Dạng 5: Bài toán về tích.
- Dấu hiệu nhận biết: Bài toán có dạng: Mỗi. Hỏi . (như thế)?
Hoặc: Bài toán cho biết số quả, cây,ở mỗi đĩa, và số đĩa, hàng... Yêu cầu tìm số cây, quả,ban đầu.
- Cách giải: Sử dụng phép tính nhân.
 Ví dụ:
	 1. Mỗi lọ hoa có 6 bông hoa. Hỏi 5 lọ hoa như thế có tất cả bao nhiêu bông hoa?
Bài giải
Năm lọ hoa như thế có tất cả số bông hoa là:
6 x 5 = 30 (bông hoa)
Đáp số: 30 bông hoa
	2. Vườn cây nhà chú Tuấn có 3 hàng,mỗi hàng có 4 cây. Hỏi vườn cây nhà chú Tuấn có bao nhiêu cây?
Bài giải
Vườn cây nhà chú Tuấn có số cây là:
3 x 4 = 12 (cây)
Đáp số: 12 cây
* Dạng 6: Bài toán về thương. 
- Dấu hiệu nhận biết: + Phần thông tin có từ: Chia đều, xếp,
- Cách giải: Sử dụng phép tính chia.
Ví dụ:	
	1. Có 25 cái kẹo chia đều cho 5 người. Hỏi mỗi người có mấy cái kẹo?
Bài giải
Mỗi người có số cái kẹo là:
25 : 5 = 5 (cái kẹo)
Đáp số: 5 cái kẹo
	2. Có 15 quyển truyện xếp vào các ngăn, mỗi ngăn có 3 quyển truyện. Hỏi xếp được vào mấy ngăn?
Bài giải
Xếp được vào số ngăn là:
15 : 3 = 5 (ngăn)
Đáp số: 5 ngăn
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
	Với các biện pháp giải pháp đã nêu trên chúng ta cần thấy được mối tương quan giữa các biện pháp, giải pháp. Từ đó, tìm ra được các điều kiện để thực hiện các biện pháp, giải pháp:
- HS đầu tiên phải nắm được nội dung của các bài, thực hiện được các phép tính về số có 1, 2 và 3 chữ số.
- Cung cấp cho HS các dạng toán cơ bản rồi tới nâng cao.
- Giúp HS định hình được một bài toán cụ thể nằm ở dạng nào.
- Hướng dẫn HS áp dụng vào bài làm một bài toán cụ thể giúp HS hình tượng hóa bài toán một cách đơn giản.
c) Mối quan hệ gữa các biện pháp, giải pháp.
	Để HS tiếp thu được các dạng toán, yêu cầu đầu tiên các em phải thực hiện được các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia thành thạo. Biết cách trình bày bài giải, viết đúng lời giải, phép tính và đáp số. Từ đó, chúng ta mới cung cấp cho học sinh các dạng toán cơ bản. Như vậy, việc cung cấp các dạng toán cho học sinh mới có hiệu quả. Các em mới có thể tiếp thu được các dạng toán. Sau khi cung cấp cho các em các dạng toán, muốn các em vận dụng được vào giải bài toán có lời văn, giáo viên cần đưa ra một số ví dụ cụ thể để học sinh bước đầu định hình được bài toán đó nằm ở dạng nào. Cuối cùng hướng dẫn các em giải bài toán đó theo dạng đã được xác định.
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
	Qua một thời gian nghiên cứu đề ra một số biện pháp giải toán có lời văn ở lớp 2, tôi đã mạnh dạn áp dụng vào thực tế giảng dạy giúp học sinh giải toán tốt toán có lời văn cho học sinh lớp 2D của tôi, trong năm học 2017-2018. Với kết quả rất khả quan như sau: 
Thời gian kiểm tra
Tổng số học sinh
Nữ
Dân tộc
Kiến thức
Hoàn thành
Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
Giữa học kì I
18
8
5
1
5,5
14
77,8
3
16,7
Giữa học kì II 
18
8
5
5
27,8
12
66,7
1
5,5
	Đối chiếu vào kết quả thực tại của HS tôi thấy các em đã có tiến bộ rõ rệt từ giữa kì I đến giữa kì II. Các em đã giải được các bài toán tốt hơn, nhanh hơn và chính xác. Tuy vậy, vẫn còn một số em chưa giải được các bài toán có lời văn vì: Lớp có 5 học sinh là dân tộc thiểu số nên sự tiếp thu của một số em đó còn chậm hơn các bạn trong lớp, một số em chưa thật sự chăm chỉ, các em thực hiện các phép tính còn sai nhiều. Để giúp sáng kiến của tôi hoàn chỉnh hơn, giúp các em hoàn toàn có thể giải được các bài toán có lời văn của lớp 2 tôi sẽ chú ý hơn, kèm cặp các em học sinh xếp loại Chưa hoàn thành ngay từ đầu năm. Từ đó, lấy lại căn bản cho các em rồi sau đó mới áp dụng các phương pháp giúp các em giải tốt các bài toán có lời văn.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
	Qua đề tài nghiên cứu trên, tôi đã thống kê được các dạng bài tập toán có lời văn ở lớp 2. Từ đó, tìm ra một số biện pháp giúp học sinh giải đúng dạng toán này. Thông qua kết quả áp dụng thực tiễn cho thấy học sinh đã học tốt hơn, và giải đúng các bài toán có lời văn. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu của người giáo viên trong quá trình giảng dạy. Luôn muốn học sinh của mình học tốt hơn, giải đúng các bài toán. 
	Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra được nhiều điều lý thú về nội dung và phương pháp dạy toán ở tiểu học. Tôi cảm thấy mình được rèn luyện thêm lòng kiên trì, sự nhẫn lại. Tăng thêm tính tìm tòi, học hỏi, lòng say mê nghiên cứu trong công việc dạy học. Nhằm đem lại niền đam mê học toán và dạy toán cho học sinh và chính bản thân tôi. 
	Đối với đề tài nghiên cứu này, không những tôi mà tất cả các giáo viên ở các trường, các địa bàn khác nhau đều có thể áp dụng. Với sự mong muốn mang đến cho các em sự vui thích, đam mê trong toán học. Tôi chắc chắn các đồng nghiệp cũng có thể đạt được kết quả như tôi và có thể cao hơn đối với mặt bằng học sinh tốt hơn. 
	Tuy nhiên, đề tài này tôi đang trong quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm còn ít nên còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ của Hội đồng khoa học để đề tài của tôi được hay hơn và có kết quả tốt hơn.
2. Kiến nghị.
	Qua thực tế giảng dạy môn toán ở trường tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng. Tôi thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau rồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
	Từ kinh nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy, để giúp học sinh thích học và giải toán có lời văn, tôi thấy các nhà soạn sách giáo khoa đã lựa chọn, sắp xếp hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để các em có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học.
	Đối với giáo viên ở mỗi dạng toán cần hướng dẫn học sinh nhận dạng thông qua các dấu hiệu nhận biết riêng. Để học sinh dễ hiểu, chọn phép tính đúng cho từng bài giải. Không dừng lại ở kết quả ban đầu (giải đúng bài toán) mà nên có yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Có thể yêu cầu học sinh viết lời giải khác, hoặc cho một phép tính yêu cầu học sinh đưa ra đề toán mới.
	Giáo viên phải luôn luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò chơi, đố vui...kích thích sự chủ động, vui thích trong môn học. 	Trong giảng dạy giáo viên cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận logic, giúp các em nắm chắc kiến thức cụ thể. Với bài toán có lời văn, đó là cách giải và cách trình bày lời giải, sử dụng tốt các phương pháp đã nêu ở trên. 
	Qua cách dạy đã nêu trên đây tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài hơn, giải đúng bài toán hơn. Tuy nhiên, đề tài này tôi đang trong quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm còn ít nên còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ của Hội đồng khoa học để đề tài của tôi được hay hơn và có kết quả tốt hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Buôn Trấp, ngày 9 tháng 3 năm 2018
 Người thực hiện
 Thân Thị Tám
NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
....................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTHANTHITAM_CHUYEN MON_LYTUTRONG.doc